Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 32

Chủ đề: ??Ý NGHĨA 1 CÂU NÓI CỦA TỔ SƯ!!??

  1. #21
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Câu nói của tổ sư làm mình nhớ lại chuyện ông giao đấu với người thợ săn ??? nổi tiếng ở Nhật Bản, biết mình không nhanh hơn ánh mắt của đối phương nên ông tự nhận là thua cuộc. Như vậy có phải là kết thúc trước khi bắt đầu không ?

    Sư tổ theo thiền học nên lý luận theo hướng này cũng nhiều, Mẹ thiên nhiên vĩ đại có cách giải quyết xung đột của mình, sức mạnh của bão tố, động đất (người Nhật hiểu cái này hơn ai hết ) sóng thần, núi lữa... không có gì cản nổi. Ai chống lại cân bằng của tự nhiên thì sẽ chuốc lấy thất bại !

    Không biết tui hiểu sư tổ được mấy phần nhỉ ? :biggrin:
    Hiệp khí vi thượng sách.

  2. #22
    phamtatdac86
    Guest
    câu nói đó của tổ sư càng đọc càng khó hiểu bởi vậy mình không dám hiểu. Chỉ thích được tập aikido thui, không dám mơ ước gì nhiều! Các câu nói củ Cao nhân, kẻ Hạ nhân như tụi mình hiểu làm chi cho mệt óc rùi đâm ra tò mò, hiểu tùm lum có khi lại tẩu hỏa nhập ma nữa.
    Tập võ phải tập cho nhuyễn, đặc biệt là những môn tự vệ như aikido vì chúng ta không biết đối thủ của mình như thế nào...Mình ghét nhất là vào sân mà chẳng tập tành gì hết mà còn hay lên giọng với người khác (khoe mẽ)...Mình thích anh tdkid vì kinh nghiệm chiến đấu nhiều và cũng là dân tập võ lâu năm :focus: cứ tập đi rùi chừng nào về tụ họp với Tổ sư, sau đó thắc mắc gì về aikido thì hỏi rùi báo mộng lại cho anh em ở trên này biết :blink:

  3. #23
    Steven
    Guest
    Thật sự phải nói nếu muốn tự vệ, học 1 môn võ thôi thì khá là khó, ngoại trừ phải tập thật hăng say và có năng khiếu!

    Ví như tổ sư cũng vậy! các đại đệ tử của tổ sư v.v... người nào cũng có 6,7,8 Dan của những môn võ khác! Thầy Phong của mình cũng vậy!

    Nhưng cái hay của Aikido là những vị võ công càng cao (những môn võ khác) khi tiếp cận với Aikido đều thấy rất thích, thậm chí có một số người e được biết thì đã theo Aikido luôn! cái gì làm nên sức mạnh như vậy nhỉ!

    Hix hix, để biết được tại sao chắc cũng ít nhất cũng 2/3 cuộc đời chứ không phải chơi!:sad:

  4. #24
    tkdkid
    Guest
    Mình thích anh tdkid vì kinh nghiệm chiến đấu nhiều và cũng là dân tập võ lâu năm cứ tập đi rùi chừng nào về tụ họp với Tổ sư, sau đó thắc mắc gì về aikido thì hỏi rùi báo mộng lại cho anh em ở trên này biết.
    Phamtacdac86: Cám ơn những chia sẽ của em nhé, gặp Sư tổ rồi mê quá không biết có thời gian vào thăm anh em ở HKD.COM không nhưng chắc chắn sẽ giới thiệu diễn đàn với bà con, Tổ sư, quý Thầy trên đó, anh em nào muốn thì lên tập và họp chung nhe. hehehe !

    Thân mến.

    Nhưng cái hay của Aikido là những vị võ công càng cao (những môn võ khác) khi tiếp cận với Aikido đều thấy rất thích, thậm chí có một số người e được biết thì đã theo Aikido luôn! cái gì làm nên sức mạnh như vậy nhỉ!
    Chào Steven !

    Câu nầy không bạn biết lấy từ thống kê hay từ đâu mà Steven dám đưa ra ý nghĩ đó ?, nhưng nó thật sự là đúng, rất đúng không sai được.

    Đoạn dưới là một buổi nói chuyện với võ sư Kim Song Hok, một võ sư Taekwondo 7 đẳng đã chuyển qua tập Aikido tại Úc hiện nay. Hoàn toàn là do ý kiến của ông khi tui hỏi tại sao "Không luyện tiếp môn Taekwondo, mà sang tập Aikido làm gì?" trong chuyến seminar ngồi nói chuyện trong tình Thầy trò.

    Khi tập một môn võ nào đó đạt tới mức cao một chút (xin nói về thời gian, quá trình chứ không nói về đai đẳng - Vì cái đai 6 đẳng tốt mua không trên $20 USD thiêu luôn thật xinh xắn chỉ có tổng cộng 32 đô thôi !) thì hầu hết các môn võ khác bắt đầu chuyển hướng sang Nhu. Xin lấy Taekwondo làm thí dụ: Bài quyền SIPJIN trở lên đâu có đấm đá như Koryo, Kimgang hồi còn 2,3 đẳng đánh toàn cương mãnh nửa. Người tập bắt đầu lấy Nhu làm chuẩn nên đòn thế bắt đầu chậm lại, tập trung sức mạnh nhều hơn, đòn đánh ra mang tính chất hợp lực nhu trong cương, ăn nói không ồn ào như hồi là huấn luyện viên đứng lớp.

    Người tập từ từ nếu tinh ý sẽ nắm bắt được cái khẩu quyết muôn đời "nhu thắng cương" và bắt đầu thích đi theo một môn võ có tính chất nhẹ nhàng, nhưng tại sao không sang Thiếu Lâm Wushu, Hình Ý Quyền, Đường Lang, Vịnh Xuân ?. Câu trả lời là tập luyện môn võ cương đến mức cao cấp 1 tí thì cái truyền thống kỹ luật, mạnh, tôn trọng người trên kẻ dưới, biết thấm nhuần cái đạo trong võ nó ăn vào máu và lúc đó thì môn Aikido đã đáp ứng được điều đó, đúng ngay điều họ đang cần. Nói như thế không có nghĩa là môn Aikido hay hơn các môn võ bên trên về chuyện kỷ luật, kỷ cương, luật lệ nhưng vì nó là môn võ Nhật, ít nhiều sang tập từ môn võ Nhật, Hàn Quốc nên có chút căn bản không khó lắm khi hòa nhập.

    Trong đây có nhiều anh em từ môn võ khác qua, có thấy chập chờn vài hình bóng và ý tưởng của mình không ?

    Thân mến và chúc ACE cuối tuần vui vẽ.


  5. #25
    Ovaltin
    Guest
    Cháu thì kiến thức hạn hẹp nên ko hiểu ý của Tổ sư nhưng cũng có nghe ở đâu 1 câu: dám lùi bước,chấp nhận thất bại cũng cần có sự dũng cảm nhất định,thừa nhận mình sai khó hơn là việc cố cãi chầy cãi côi,ôm khư khư ý kiến cá nhân. Tránh được rắc rối trước khi nó đến thì rõ ràng tốt hơn là đối mặt với rắc rối

  6. #26
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Con người lúc sinh ra là Nhu, lớn lên cứng cáp trưởng thành thì Cương, về già thì ốm yếu nên Nhu trở lại. Tự nhiên sao thì võ thuật cũng vậy thôi.
    Hiệp khí vi thượng sách.

  7. #27
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Em chưa thuyết phục lắm với ý kiến của anh TheVagrant, hehe, em nghĩ cái nguyên lý "nhu thắng cương" cũng không hẳn là chính xác. Bởi nguyên lý nhị nguyên, bản chất cái gì cũng 2 mặt, tốt xấu, thiện ác, nhu cương vốn là luôn song hành cùng với nhau. Không tách ra được, nếu không có cái kia thì lấy cái gì để xác định được cái này,..ai cũng tốt hết thì lấy đâu ra cơ sở để so sánh cái gọi là tốt đó.

    Theo quan điểm của em, thì không có nhu hay cương phân biệt như vậy, cả 2 cái nên hòa quyện ở một mức độ hài hòa và thích hợp nhất thì hay hơn khi lệch hẳn về 1 bên.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  8. #28
    Steven
    Guest
    uh!Đúng thật là tự nhiên!
    Hì hì, suy nghĩ của em được khẳng định hơn khi biết được anh !^^ Tkwkid ạh^^ :biggrin:

  9. #29
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    Em chưa thuyết phục lắm với ý kiến của anh TheVagrant, hehe, em nghĩ cái nguyên lý "nhu thắng cương" cũng không hẳn là chính xác.
    " Nhu thắng Cương" là ý kiến của anh tkdkid đó cucat ơi. Mỗi người một sở thích và năng khiếu, nếu thấy thích hợp với bên nào thì theo thôi, phải có định hướng và chính kiến cho cuộc sống và võ thuật, chung chung quá rồi chẳng đi đâu cả.

    Hiệp khí vi thượng sách.

  10. #30
    tkdkid
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi cucat

    Theo quan điểm của em, thì không có nhu hay cương phân biệt như vậy, cả 2 cái nên hòa quyện ở một mức độ hài hòa và thích hợp nhất thì hay hơn khi lệch hẳn về 1 bên.
    Chào Cucat ! Khỏe không em ?

    Nếu được như Cucat nói thì quá tuyệt vời và đó chính là cái tiêu điểm, là đỉnh cao nhất của võ thuật, giống như môn Thái Cực Quyền trong sự thành công của nó chính là sự hòa hợp của cương nhu bất phân, Võ đang với thuyết "nhị hợp" hòa chung một mối nên một Trương Tam Phong mới vang danh từng được xem là ngang hàng với Thiếu Lâm... Nhưng hì hì ! Anh em chúng ta vốn là con người của trái đất, không được như người xưa nên giửa 2 con đường chúng ta đành phải khởi đầu bằng 1 con đường.

    Còn chuyện Nhu Thắng Cương thì tạm thời lấy theo Đạo Đức Kinh của Đức Lão Tử mà nói:

    Nhu thắng cương: Mềm thắng cứng.

    Nhược thắng cường: Yếu thắng mạnh.

    Người ta sanh ra thì yếu mềm, khi chết thì đờ cứng. Cây cỏ vạn vật mới sanh thì mềm dịu, khi chết khô cằn. Cho nên, cứng mạnh là con đường chết, yếu mềm là con đường sống. Thế nên, binh mạnh ắt không thắng, cây cứng ắt bị đốn. Cứng phải luôn thẳng để phát lực, mềm thì như nước với năm bảy đường đi.


    Không biết có sức thuyết phục không ? Nhưng người xưa nói chắc chắn có lý do của nó !

    Thân mến.

Trang 3 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •