Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 26

Chủ đề: Khí Kình Lực

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bài này tui viết đã lâu ở Website khác. Website đó hổng có người bàn về võ thuật nên tui cụt hứng giữa chừng. Bây giờ thấy vui vui nên mang ra nói dóc tiếp


    Khí Kình Lực

    Đọc truyện Kim Dung, sách võ hiệp v.v.. Nghe thấy mấy từ Khí, Kình, Lực. Nào cách không đả ngưu, khí công, khinh công v.v.... HS nghe mê quá mới đi kiếm thầy học võ. Học mà hông thấy mí thầy giảng gì về Kình, Khí gì hết. Hỏi thì mỗi thầy nói một đàng làm HS muốn tẩu hoả nhập ma luôn; Vì vây HS học hoài cũng chỉ là sơ cấp. Hôm nay HS uống mật gấu nên mang đề tài này ra bàn. Hy vọng gặp được cao nhân chỉ bảo và kiếm thầy để bái sư.

    Khí Kình Lực được nói rất nhiều nhưng ít ai định nghĩa. Hôm nay HS bạo gan mang những gì suy nghĩ để trình bày. Xin các ban góp ý.

    Trong ba chữ HS xin đề cập tới chữ cuối cùng trước

    LỰC:
    1/ Lực tiếng anh gọi là force. Là tổng (total) áp suât tác động tương đối lên vật. Lực có thể là Lực Thẳng (đấm, đá) hay Lực Xoắn (bẻ, vặn).
    2/Lực chỉ xuất hiện khi có hai hay nhiều vật tương tác (va cham) với nhau.

    **Như vậy khi ra đòn, có trúng địch thủ thì mới có lực tác động và hiệu quả. Không trúng thì chỉ là đánh gió vô ích.

    ** Mục đích của người học võ khi ra đòn là làm sao phát ra lực tác động vào chỗ yêu đối phương càng lớn càng tốt. Khi đỡ đòn thì làm sao cho lực của đối phương hụt hoặc tác động vô người càng ít càng tốt.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Kình

    Thế nào là kình? Cương kình và nhu kình? Tạm định nghĩa như sau:

    Kình là dạng cơ năng được dự trữ ở dạng thế năng (inertia energy)

    Vì vậy những câu như:
    "Vận kình lên vai" là kéo (co) cơ bắp lên để tích tụ thế năng. Giống như lên giây cót đồng hồ
    "Xả kình hoá lực" xả cơ bắp ra đụng vật (người) tạo lực. Cũng giống như xả dây cót đồng hồ.
    "Kình nổi cuồn cuộn" chứng tỏ người có bắp thịt nở nang. Khả năng sản xuất một lực lớn. (Lò xo bự)

    Tương quan giữa kình và lưc:
    Xả kình đụng người (vật) tạo lực

    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Như vậy cương kình là gì?

    Cương kình là dạng năng lượng tích tụ ở dạng gân và cơ, mắt người dễ thấy. Để luyện cương kình thì cử tạ, chạy bộ v.v ....

    Vậy nhu kình là gì? Cương thì dễ thấy, nhu thì khó thấy

    Nhu kình là dạng năng lượng ở dạng trọng lượng cơ thể và độ căng khí ở phổi.

    1/ Độ căng khí ở phổi cũng là một dạng thế năng. Ví dụ ứng dụng như sau.
    a/Thử đưa thẳng cánh tay ra trước. Mũi tay chỉa lên trời. Lòng bàn tay áp vô vai hay lưng người đối diện
    b/Hít đầy hơi vô phổi
    c/Thở mạnh ra hay ho thì bạn sẽ đẩy người đối diện văng ra liên
    2/ Trọng lượng cơ thể Ai nặng mà đạp lên người là biết liền. Vì vậy mấy tay sumo nhật bản luyện kình bằng cách tăng cân.

    ** Xả nhu kình bằng cách hét kiai. Một cú đấm mà không thở ra thi thiếu một phần nhu kình rất lớn. Cú đấm, hay đá mà thở ra mạnh (hét kiai) là cú đấm bao hàm cả cương nhu.
    ** Xả nhu kình bằng chùng người xuống. Khi đấm mà chùng người xuống một chút (đông thời) thi cú đấm mạnh khác thường. Nhiều người hít đất không nổi tới mười cái mà họ đấm một cái mình chịu không nổi là họ biết sử dụng nhu kình.

    KHÍ

    Khí trong võ thuật là gì? Có phải là không khí?
    Đề khí là sao? Trầm khí là sao?
    Khí tiên thiên, Khí hậu thiên là gì?

    Sách vở nói quá chừng chừng. Đủ các bí kíp nhưng HS kiếm hoài cũng không có sách nào định nghĩa chữ Khí cho rõ ràng dễ hiểu. Thôi thì HS mạo muội định nghĩa thử vậy.

    Khái niệm:
    1/ Tại sao người ta biết có không khí? Người xưa quan sát biết được là nhờ gió. Đó là sự Chuyển động của không khí
    2/ Khi người ta luyện Khí Công, Hít vào thở ra v.v .... Tới ngày nào đó thấy có cái gì đó vận chuyển trong cơ thể. Cái gì đó chạy theo một đường nào đó trong cơ thể. Nhờ có sự vận chuyển đó người ta gọi đó cũng là KHÍ.

    Như vậy KHÍ trong võ học là gì?

    KHÍ (võ học) là luồng vận chuyển năng lượng trong cơ thể. Năng lượng này có thể là năng lượng cơ học hoặc năng lượng sinh học.

    Như vây:

    1/ KHÍ (võ học) không phải là không khí
    2/ Luyện khí bằng cách hít thở không khí theo một số quy tắc nào đó. Cộng thêm một số quy tắc nào đó để phát sinh và thúc đẩy dòng năng lượng trong cơ thể chuyển động theo một quy luật nào đó.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    NgDalat ăn phải gì sao bữa nay 'triết lý' wá zậy?

    Tui đọc cái bài này 3 lần rồi nhưng vẫn chưa hiêủ NgDalat muốn nói gì (có thể đây là triệu trứng 'gìa' rồi nên chậm hiêủ) ...

    Thế sao NgDalat khôi đem luôn nội công và ngoại công vô luôn? Cái kình mà NgDalat nói có thể ví như nội / ngoại công đó.

    Thôi không nói nữa tại tui cũng bắt đầu nói dóc như NgDalat rồi! Cái này chắc bệnh truyền nhiễm quá
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Guest
    Guest
    "Văn dốt võ dở" nhưng xin cho em út góp vài hàng ''sưu tầm'' để chung vui với các anh em nhe !

    "Khí" người Trung Hoa phát âm là "Chi" hay "Qi", "Ki" ở người Nhật Bản, "Ghee" ở người Đại Hàn và "Prana" ở người Ấn Độ. "Khí" nghĩa thông thường có liên quan đến "Không khí" hoặc "Chất Hơi", một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó.

    "Công" do chữ "công phu", người Trung Hoa phát âm là "Kungfu", có nghĩa là việc làm được thực hiện trong một số lượng thời gian.

    KHÍ CÔNG: Có thể hiểu là một tiến trình hít thở không khí, để gia tăng nguồn sinh lực của thể chất lẫn tinh thần trong con người. Trong đó, "dưỡng khí" (oxygen)được hấp thụ qua không khí, và "thán khí" (carbon dioxide) được loại trừ ra ngoài cơ thể. Đây là hai yếu tố chính yếu trong việc gia tăng nguồn sinh lực cơ thể. Khí công là công phu tập luyện về hơi thở để điều hòa kinh mạch và khí huyết trong những trường hợp bị nội thương, mệt mỏi hay tâm thần bất an hoặc ngay chính trong trạng thái bình thường. ạt đến mưc cao độ của khí công thì thần sắc luôn luôn điềm tỉnh, vui buồn lo lắng, yêu ghét ít khi tỏ lộ ra bên ngoài. Cơ thể sẽ có một sinh lực dồi dào và khắc phục được bệnh tật.
    Ví Dụ: Thái Cực Quyền (Taichi), Yoga.

    NỘI CÔNG: Nội công là công phu tập luyện dùng Ý - KHÍ chuyển thành sức mạnh tiềm ẩn bên trong. Nhờ đó người tập có thể vận dụng và điều khiển nôi lực để chống đỡ sức mạnh từ bên ngoài đánh vào, bảo toàn được sự lành mạnh cho cơ thể. Sức chịu đựng bền bỉ cũng là một hình thức biểu hiện của nội công.
    Ví Dụ: Bát Đoạn Cẩm, Dịch Cân Kinh v.v..

    NGO I CÔNG: Ngoại công là công phu tập luyện về gân cốt và bắp thịt được gân guốc dắn chắc. Thân thể đanh thép, dắn chắc, nở nang chính là biểu hiện của ngoại công.
    Ví Dụ: Thiết Sa Chưởng, Đấm trụ Marki, Bao cát của Karate hoặc Taekwondo.

    THẦN CÔNG: Thần công là sức mạnh vô biên do công phu tập luyện cao độ có được trong một con người. Sức mạnh tiềm tàng vô biên đó không phải chỉ có sức và Khí lực không thôi, mà còn bao gồm cả sức mạnh vể TƯ TƯỞNG - Ý CHÍ. Trong tư tưởng và ý chí có điện lực cực mạnh phát sinh từ nội tạng và thần nhãn (đôi mắt) tỏa ra để khiếp phục ngoại nhân, ngoại giới. Chính vì thế nếu người tập thiếu chuyên nhất, hoặc giả có nhiều chuyện ưu sầu rối loạn thì khí tận thân tàn, bị giảm sút tinh anh và hao mòn cơ thể. ạt đến mức cao là tâm cơ linh mẫn, ý lực vô biên, ung dung tự tại. Võ gia mà tập luyện - đến mức độ gặp khó không sờn, gặp nguy không núng, thương hàn cảm mạo ít khi xậm nhập được, bi thương của cuộc đời không nhận chìm được, nghịch cảnh gian lao không làm cho mõi gối chồn chân, ấy cũng chính là những biểu hiện của thần công đã đến một mức độ khá cao.

    NG CH CÔNG: Ngạch công là công phu luyện tập thuần cương, dùng khí và lực vận vào gân xương bắp thịt để chống chọi lại sức mạnh từ ngoại giời. GỒNG chính là một hình thức của ngạch công.

    NHUYỄN CÔNG: Nhuyễn công là công phu tập luyện thuần nhu, ẻo lã dẻo dai, nhuần nhuyễn. Thân - thủ - Bộ pháp và Ý lực - Khí lực hoà hợp thành một. ạt đến cao độ thì người tập có sức chịu đựng ghê gớm. XIỆC chính là hậu thân cũa võ thuật và là một hình thái của nhuyễn công.

    TÂM CÔNG: Tâm công vừa chính là một công phu hàm dưỡng lại cũng chính là một chiến pháp cực kỳ cao diệu của VÕ GIA - BINH PHÁP GIA - CHIẾN LƯỢC GIA v.v... trong trường xử thế hay trên trường chiến đấu.

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Hi Hì

    Có người nói dóc cho vui rồi

    Cám ơn anh HCD đã "sưu tâm".

    Đọc xong thì tui xin hỏi:

    1/ Chất khí đó có cân đong đo đếm, phân tich được không? Cái gì có thể chứa nó ? "một chất không hình, dễ di động, dễ phân tán, dễ tích tụ, tính co dãn có thể tạo nên sức ép lớn mạnh, tùy theo số lượng của nó."

    2/ Ngoai Công và Ngạnh công na ná giống nhau luyện về gân cốt và bắp thịt. Có khác là Ngạnh công có thêm "khí"

    3/ Nôi lực là gì ? Khí lực là gì ?

    4/ Liên hệ giữa Khí lưc, Nôi lực và Thần
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #7
    jian87
    Guest
    Tui cũng có hứng thú về khí lắm,tui chỉ xin góp vui,kiến thức nông cạn nên không dám nói nhiều,chỉ nói ngắn gọn vài dòng:
    Tui phân ra làm 2 cách giải nghĩa chữ "khí":
    1/Theo quan niệm tinh thần,tập khí là tậpy1 chí của con người,luyện tập khí đến 1 trình độ nào đó, con người có thể dùng ý chí của mình để chống lại mọi lực tác động bên ngoài, tăng cường sức chịu đựng của cơ thể
    2/Theo quan niệm về sinh học,tập khí là tập cách hít thở,điếu hòa nhip thởkhi vận động nhiều,trong máu sẽ thiếu dưỡng khí(oxi) trong máu.khi tập luyện khí,con người sẽ khắc phục được điểm này,tang độ oxi trong máu,giảm sự mệt mỏi khi vận động...
    kiến thức tui nông cạn mong bà con đừng chê cười... :redface:

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Chào bạn jian87

    Có bạn góp ý là quý lắm rồi. Ai cũng tôn trong và học hỏi nhau ở đây nên không dám cười chê đâu. chỉ cười vui thôi như vầy nè :biggrin: :biggrin: :laugh: :laugh: :laugh:
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #9
    Pikalot
    Guest
    Chời ơi, nếu tui giỏi học văn thì đâu đi học võ mần gì :sad: . Đọc mí đề tài này khó hiểu quá, bạn nào hiểu thì giải thích 1 cách đơn giản cho tui dùm, hế hế.

  10. #10
    Purpleik9
    Guest
    Sao tui thấy giữa nội công và ngoại công trừu tượng khó hiểu quá. Khi mình gồng ( chắc là gồng nội công chứ có ai nói là gồng ngoại công đâu ) thì các bắp thịt ở bụng tay chân cũng săn cứng lại. Vậy rốt cuộc đó là ngoại hay nội công ?

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •