Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 26 của 26

Chủ đề: Khí Kình Lực

  1. #21
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Đinh nghĩa 2

    Lâu lắm rồi tui có đọc tài liệu của VVD nói về Khí Tiên Thiên, Khí hậu thiên

    Theo tài liệu đó thì

    Khí Tiên Thiên là dưỡng chất mà ta ăn vô trong cơ thể
    Khí Hậu Thiên là không khí ta hít thở từ mũi vào


    Theo tài liệu đó thì luyện nội công là phương pháp tập để trôn lẫn khí tiên thiên và khí hâu thiên thành nguyên khí (chân khí) đi nuôi cơ thể. Trong phương pháp đó có đoạn hít hơi dốn xuống đan điền rồi lấy tay xoa xoa để trôn hai loại khí như nhồi bột mì với nước.


    Kể ra lý thuyết đó cũng có lý phần nào. Vì thật ra nếu nói:

    **Nguyên Khí là năng lượng sinh học dự trữ để sẵn sàng mang ra sử dụng. Nguyên khí chứa trong máu, được máu đưa đi khắp cơ thể.

    Thì nguyên khí phải bao gồm rất nhiều thứ. Không khí, dưỡng chất v.v... hòa lẫn trong máu.

    Chính vì vậy có cách bổ nguyên khí bằng cách ăn tiết canh v.v... Uống máu con vật hiếm nào đó

    Nhưng về phương pháp tập của VVD tui hoàn toàn không hiểu chút nào "hít hơi dốn xuống đan điền rồi lấy tay xoa xoa" thì được ích gì. Không khí ở phổi chứ đâu chạy xuống đan điền. Không khí chỉ có thể hòa lẫn vào máu qua phổi thôi
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #22
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nghĩ tới nghĩ lui thì thấy hai câu định nghĩa này giống nhau:

    NÔI CÔNG:

    1/Là công phu về nội tạng (Tim Gan Phèo Phổi Thận v.v...) và hệ thống trao đổi chất trong người (Tuần Hoàn, Tiêu hoá, Bài tiết, v.v...)

    2/Nội công là công phu để bồi dưỡng nguyên khí.

    Bởi vì nội tạng khỏe thì mới có khả năng sản sinh ra nguyên khí. Nội tạng yếu thì có bồi bổ sâm nhung cũng không làm ăn gì được

    **Nguyên Khí là năng lượng sinh học dự trữ để sẵn sàng mang ra sử dụng.



    Còn câu này chắc phải sửa lại.

    KHÍ (võ học) là luồng vận chuyển năng lượng trong cơ thể. Năng lượng này có thể là năng lượng cơ học hoặc năng lượng sinh học.
    Sửa lại là:
    Khí là nguồn năng lượng trong cơ thể. Năng lượng này có thể là năng lượng cơ học hoặc năng lượng sinh học. Nhận biét nguồn năng lượng này khi nó biến đổi, chuyển hóa, di chuyển
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #23
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trong người ai cũng có khí (năng lượng). Không có khí thì người ta đã chết queo. Các bộ máy (nôi tạng) để sinh ra nguyên khí làm việc tốt thì người khỏe mạnh. Khi nó "trái gió trở trời" thì người ta bịnh. Khi nó không làm việc nữa thì người ta .... chết.

    Để các bộ máy làm việc sản sinh ra nguyên khí. Các bô máy đó cũng cần nguyên khí. Tim có động mạch vành để đưa máu nuôi chính cơ tim. v.v... Khi các bô máy đó trục trặc thí càng cần nhiều nguyên khí để phục hồi nó

    Người có nội công cao khi nội tạng khỏe và các đường dẫn nguyên khí (mạch máu, kinh mạch) trong cơ thể vân hành tốt.

    Như vây ta có thể tam định nghĩa như sau:

    Khí Công là công phu để vận chuyển nguyên khí luân lưu trong cơ thể

    Thật khó mà phân biệt động tác (bài tập) nào chuyên vế khí công và đông tác nào chuyên nội công. Khi tâp khí công thực sự cũng giúp nôi tạng khỏe lên. Khi tập nội công cũng cần phải dẫn nguyên khí trở lai nuôi nôi tạng.

    Để nôi tạng hoạt đông tốt. đường dẫn nguyên khí hoạt đông tốt. Cà hai đều cần hệ thống thông tin liên lạc (thần kinh) hoạt đông hữu hiệu. Hệ thần kinh này có head quater nẳm ở cột sống và tiểu não. Đó là hệ thần kinh "không tư duy" của con người.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #24
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Anh NgDaLat có phải anh Khôi tập thái cực quyền ở Đà Lạt đây không?:icool:

    Nhưng mà mấy chữ đỏ đỏ của anh bên trên đó, lung tung quá :ieek: .Đọc nổ đom đóm mắt

    Tiên thiên là gì? Là khí có trước cả khi có trời, đất. Tất cả khí có sau khi đã có trời và đất đều là khí hậu thiên , chữ hậu thiên có được là do có sau trời đất.

    Cái này theo đạo gia mà nói, thì vạn vật sinh ra từ cõi hư vô, cõi hồng mông, mờ mịt, tất cả những gì trong cõi này đều chưa có tên, không thể diễn tả lại bằng lời [danh tướng, "Danh khả danh, phi thường danh"]. Do không thể diễn tả lại được nhưng lại muốn truyền cho người đời nên Lão tử mới miễn cưỡng gọi nó là Đạo.

    Đạo sinh nhất, nhất là thái cực. Thái cực vốn nó không có âm dương. Thái cực cũng ở cõi trước khi sinh ra trời đất, trong "Khí đạo" của tác giả Lục Lưu, thì thái cực nằm ở Vô hữu giới. Nằm giữa hữu và vô.
    Theo em đánh giá thì tiên thiên khí nó nằm ở vô hữu giới này. Tiên thiên khí chỉ có một, trong nó đã bao gồm cả âm cả dương, nói thế không chính xác cho lắm mà phải nói là khí này không có đối đãi âm dương.

    Nhất sinh nhị, thái cực sinh lưỡng nghi gồm 1 âm, 1 dương. Dương nhẹ, nổi lên thành trời. Âm nặng, trầm xuống thành đất. Từ đây bắt đầu có đối đãi (Âm dương chính là đối đãi).
    Cũng do có đối đãi nên đã có 1 âm, 1 dương rồi thì phải có cái nửa âm nửa dương, là con người. Nhị sinh tam.
    Do hậu thiên có đối đãi nên khí hậu thiên cũng có nhiều loại khác nhau gồm dương khí, âm khí,thiên khí, địa khí, khí thuần âm từ địa ngục.......

    Do hậu thiên có đối đãi, (đối đãi hiểu sơ lược là 1 cặp mâu thuẫn tương sinh tương khắc). Nên sẽ có một quá trình phân hóa từ 2,4,8,.......vạn vật và có một quá trình phản hóa đi ngược lại 1;0,5;0,25 .... đến hư vô ( đạt Đạo). Do vậy nên mới tu được và cũng gọi là nghịch tu.

  5. #25
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Về vấn đề danh tướng khí công, tác giả Lục Lưu cũng đưa ra một vài phân loại, điều đó cũng chẳng đáng để để ý, nhưng tiện tay post lên luôn vậy.
    Tu luyện khí công là nhập vào môi trường tu, nhập vào cõi tinh thần.
    Còn thể dục cổ điển: thái cực quyền, dịch cân kinh, bát đoạn cẩm... có khí cảm, có tác dụng kiện thân, kiện thể, nhưng không phải là khí công.
    Thể dục hiện đại không có khí cảm, tán khí, hao khí.
    Luyện khí công phải ngày càng giảm dùng lục căn là : mắt, mũi, tai, miệng, thân, ý mà nhập vào cảnh tinh thần.
    Thể dục hiện đại lẫn cổ điển thì phải dùng lục căn, nên không gọi là khí công. Cho nên, khiêu vũ, nhảy múa, đi, đứng, nằm, ngồi....... không phải là khí công.

    Phân loại này khá hay, em post lên để mọi người cùng tham khảo.
    Phần ý kiến của em cho rằng, nhập cảnh tu luyện khó có thể diễn tả bằng lời nói, hai từ "khí công" cũng chỉ do miễn cưỡng mà gọi thôi.

  6. #26
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    :dazzler: còn việc tìm pháp nào tu luyện thì mọi người tự đi tìm nhé. Ở Việt Nam bây giờ cũng đang nở rộ. Hi vọng các bạn gặp được pháp của mình.:drinks: :friends:

Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •