Kaitenage




Kaitenage là 1 đòn hay được dùng để ''hất'' địch thủ ra xa. Đòn này cũng như mọi đòn khác trong Aikido có nhiều cách đánh.

Cái dễ lầm trong Kaiten nage là có nhiều ''loại'' : soto kaiten, uchi kaiten, mỗi ''loại'' thì lại có Ura và omote ... Ngay tới giờ tui vẫn còn lầm .....


Những gì tui biên đây là nhận xét và phân tích cá nhân và có thể không ''thuận'' ý với mấy bạn ...


Soto Kaiten : hay được dùng để quăng/ thẩy Uke ra xa ngay lập tức khi vô đòn. Khi nhìn thì thấy như đánh 1 nhịp.






Uchi Kaiten thì thấy kềm chế Uke trước khi quăng/thẩy. Cách này, khi nhìn thì có cảm tưởng như đòn được đánh trong 2 ''nhịp'' : làm Uke mất thăng bằng Quăng Uke.

]




Căn bản kỹ thuật của Kaiten nage.
Những gì tui biên sau đây là căn bản của võ đường tui! Có thể những căn bản này không được chỉ/ áp dụng ở những CLB khác, nhưng tui nói ra đây vì tui thấy đó là điều bổ ích. Khi mọi người hiểu rõ và nắm vững căn bản thì có thể đánh theo ý riêng.

Như mọi đòn khác trong Aikido, cái khó đầu tiên khi dùng đòn này là làm sao cho Uke mất thăng bằng và Nage đỡ tốn sức.

Đòn này tuy coi dễ, nhưng nếu làm không đúng hay khi Uke không hợp tác thì rất dễ thoát đòn.



Vô đòn Kaitenage có rất nhiều cách và tùy theo thế công. Cái quan trọng cần phải nhớ là :


1- Khi vô đòn thì lúc nào cũng vô phía chân trước của Uke. Nếu vô phía chân sau thì sẽ dễ ăn đấm lắm vì Nage đưa nguyên cái lưng cho Uke.




2- Cách làm mất thăng bằng : Có 3 cách đem tay Uke xuống đất để làm mất thăng bằng.


Cách thông thường đem tay Uke ra khỏi TCT xuống đất và về phía trước uke rồi mới đem về Nage.




Coi chừng đem xuống đất quá thì Uke té luôn .... hết đánh kaiten đó





Cách vô đòn thứ 2 là đem tay uke ra bên hông, xuống đất và áp dụng điểm thứ 3 của tam giác.


Hình sau cho thấy 2 cách: Mầu đỏ là cách thong thường, màu Xanh ve và lơ là cách 2






Cách thứ 2 này làm vòng tròn sang bên hông/ sau lưng uke chứ không làm thẳng trước mặt như cách 1. Cách vô đòn này có thể áp dụng cho đòn Nikkyo hay Sankyo.



Thầy Osawa cho thấy rõ cách thứ 2 này.

Uchi Kaiten


Clip sau thấy rõ góc vô đòn (tam giác, điểm thứ 3)





Soto Kaiten



Cách thứ 3 là đem tay uke xâu ra đằng sau






Cùng cách vô nhưng áp dụng Nikkyo




Cũng cách đó nhưng với Sankyo







3- Để dễ kềm chế và giữa Uke mất thăng bằng, sau khi đem tay Uke xuống đất và trước khi trở lên, nên ''kéo'' tay uke ra sau chút xíu như clip và hình sau. Như vậy Uke vẫn mất thăng bằng






Nếu không làm như vậy, Uke có thể đứng thẳng người lại thì ... hết đánh Kaiten. Clip sau cho thấy vì không kéo, nếu muốn, Uke có thể đứng dậy như không ....




4- Khi trở lên,
a. tay Uke phải chĩa thẳng lên trời,
b. tay Nage cũng phải thẳng, không được cong
c. và đẩy tay Uke về phí bả vai kia của Uke

Nếu làm đúng như đã nói thì Uke sẽ bị chúi nhủi xuống đất và tự động tay còn lại của Uke sẽ phải chạm đất để khỏi té.



Tay thẳng


Nếu làm đúng thì Uke có bự tới đâu cũng chịu thua. Tạy Nage phải thẳng để khi xấn tới, Nage sẽ di chuyển bằng nguyên khối và sẽ không dùng sức cơ bắp.

Tay Uke thẳng lên trời và đẩy về phía bả vai kia để làm Uke mất thăng bằng. Khi đẩy về phía bả vai, thì Uke nếu khg thấp người xuống thì sẽ bị bong khớp xương vai ở cánh tay đang chỉa lên trời.




Sơ hở hay làm :
Nếu không đem tay Uke xuống đất và ra phiá trước như đã nói ở trên thì uke chỉ cần xoay mình 1 vòng là .... đứng dậy và cười hì hì.


Nếu tay Uke không chỉa thẳng lên trời thì Uke sẽ khg mất thăng bằng và có thể chụp chân, đùi Nage như không.

Cái hình sau này thì ''nửa nạc nửa mỡ''. Nage sẽ phải dùng sức cơ bắp nhiều nếu uke không hợp tác.



Không đem tay Uke xuống đất, Uke đâu mất thăng bằng...



Nếu tay Nage cũng không thẳng thì khi đi vô, gặp Uke bự con sẽ phải dùng rất nhiều sức cơ bắp hay .... cười xòa ...




(còn tiếp...)