Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: IAIDO - HỌA KIẾM Đ O

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    IAIDO - HỌA KIẾM Đ O


    Iaijutsu , sau này là Iaido hình thành từ thời cổ đại , nhưng mãi đến thế kỷ XVI , mới trở thành một nghệ thuật trác việt tại Nhật Bản , nhờ công sức nói riêng của Miyamoto Musashi ( 1584 - 1645 ) . Tương truyền , mới 13 tuổi , ông đã chiến thắng một kiếm thủ cực kỳ điêu luyện trong một cuộc đọ gươm , và sau đó mở trường dạy kiếm đạo theo nghệ thuật của chính ông . Musashi vốn tôn thờ phép nhập định , nên ông đã chọn Thiền làm căn bản tinh thần cho hệ thống tu tập kiếm đạo . Nhiều người nói toàn bộ cuộc đời ông là một chuỗi dài nối tiếp nhau những giờ phút nhập định nên đường kiếm nào của ông cũng cực chuẩn xác . Về điểm này , ông từng viết như sau : " Khi tôi đứng trước địch thủ với thanh kiếm trong tay , tôi như quên hết mọi thứ trên đời , ngay cả địch thủ nữa . Toàn bộ con người tôi và ngoại giới lúc đó tựa như đã hội nhập làm một " .


    Chân dung tự họa của kiếm sư Miyamoto Musashi trong những năm cuối đời . Tài sản này thuộc về viện bảo tàng mỹ thuật Shimada .


    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  2. #2
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Iaido lấy Thiền làm căn bản tinh thần cho hệ thống tu tập kiếm đạo . Điểm chung của Thiền và Kiếm Đạo cũng như nhiều nghệ thuật khác ở Nhật Bản là luôn cố gắng đưa về sự giản dị . Bên cạnh đó là khái niệm về " chốn an bình " vĩnh cửu của vạn vật . . Cả hai điều ấy - sự giản dị và sự an bình có thể cô đọng trong bốn nhịp kiếm :


    Tuốt kiếm
    Chém xả
    Vẩy máu
    & Tra kiếm vào bao



    Hình ảnh một cuộc đọ gươm















    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  3. #3
    psi_ops2001
    Guest
    chà , môn iaido hình như chú trọng vào cái rút kiếm ban đầu sống hay chết nhớ cái ban đầu , hình đẹp lắm bạn :drinks:

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    http://www.hiepkhidao.com/Default.aspx?g=posts&t=353

    Bài trên cũng nói sơ sơ về Iaido! Trong 4rum có anh 4ver có thể giải nghĩa rõ hơn về Iaido nếu ai có thắc mắc!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    noncasper
    Guest
    trời mấy anh làm em ghiền quá trời,mấy anh biết chỗ nào ở TPHCM để học Iaido hoặc kenjitsu ko?em ko học kendo đâu nha!

  6. #6
    nhhung
    Guest
    Iaido thi thì tui biết một chổ ở TP HCM day.
    Ở CLB Aikido-Kendo Nguyễn Bỉnh Khiêm có day. Nhưng lớp cũng ngừng hoạt động được gần 5 tháng rồi. bạn cứ đến hỏi thử xem.
    và trước kia tui học Iaido thì được biết Iaido dịch qua tiếng Việt là " Cư Hợp Đạo" tức là con đường hòa hợp với bản thân chứ đâu phải là "Hoa Kiếm Đạo" như Harakure viết.

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    anh nhhung nói đúng rồi đó :ismile:

    Iaido trong Kanji viết là : ???
    ? gọi là Cư như từ "an cư lạc nghiệp"
    ? gọi là hiệp (hợp) như từ "liên hiệp quốc"
    ? gọi là đạo trong từ "đạo lý"
    Nếu dịch sát nghĩa phải gọi là Cư Hiệp (hợp) Đạo

    Iaido rất khác với Kendo (Kenjutsu). Kenjutsu có từ lâu đời (1000 năm trước), chủ yếu là các kỹ thuật chiến đấu dành chi binh sỉ ở ngoài chiến trường.Kendo hay Kenjutsu không chú trọng về các kỹ thuật rút kiếm hay tra kiếm vào vỏ. Iaido được phát triển khi các chiến sỉ nầy trở thành giới lãnh đạo Samurai, từ thế kỷ 15, 16. Mục đích dùng kiếm là để tự vệ, chiêu thức bao gồm kỹ thuật rút kiếm, tấn công hay tự vệ, làm sạch máu trên kiếm, tra kiếm vào vỏ. Lúc xưa người ta gọi là Iaijutsu, đến đầu thế kỹ 20, lúc đó mới đổi thành Iaido cho có vẻ "trí thức" :sbiggrin: . Giới lảnh đạo Samurai dư thì giờ nên bỏ công sức ra nghiên cứu và áp dụng thiền học vào trong IaiJutsu để tạo ra phong cách, lể nghi mới khi cần giết người.
    Sau khi Minh Trị Thiên Hoàng cấm toàn dân mang kiếm trong người (1868). Các Samurai thất nghiệp, họ về vườn, dùng Iaijutsu để huấn luyện cho khả năng tự giác và tăng trưởng đạo đức con người. Danh từ Iaido được dùng khoảng năm 1932 cho đến nay.

  8. #8
    noncasper
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi nhhung
    Iaido thi thì tui biết một chổ ở TP HCM day.
    Ở CLB Aikido-Kendo Nguyễn Bỉnh Khiêm có day. Nhưng lớp cũng ngừng hoạt động được gần 5 tháng rồi. bạn cứ đến hỏi thử xem.
    và trước kia tui học Iaido thì được biết Iaido dịch qua tiếng Việt là " Cư Hợp Đạo" tức là con đường hòa hợp với bản thân chứ đâu phải là "Hoa Kiếm Đạo" như Harakure viết.
    Trời anh nói vậy em biết đường tìm mới ghê,chưa chắc cái clb ...NBK là trên đường NBK,và nếu đúng là trên đường đó thì anh cũng ko cho địa chỉ cụ thể,hoặc chí ít cũng phải chỉ cho em biết nó ở khúc nào chứgần ngã tư gì gì chăng?) Thanks you trước hihi

  9. #9
    nhhung
    Guest
    CLB Nguyễn Bỉnh Khiêm thì năm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm đó. Chính xác vị trí là số 25 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q1, đối điện trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm luôn. Tốt nhất bạn đến vào tối 2,4,6 lúc 7h chắc ăn.

  10. #10
    The Last Samurai
    Guest
    Xin thêm một số chi tiết về Iaido mà mình sưu tầm được như sau:

    Iaido - Cư Hợp Đạo

    Môn Iaido (thường được gọi tắt là Iai) là một tập hợp những kỹ thuật chiến đấu về kiếm dài Nhật Bản (Katana) nhằm huấn luyện rút kiếm và xuất chiêu cùng trong một chuỗi động tác.

    Đòn tấn công đầu tiên thường nhắm vào thái dương hoặc mắt đối thủ.

    Các kỹ thuật gồm có những đòn sát thủ công, thủ, phản, biến.

    Sau đó, là kỹ thuật "chùi" gươm vấy máu (chiburi) và tra kiếm vào bao (noto).

    Môn Iaido bắt nguồn từ thời chiến tranh Trung Cổ Nhật Bản (Sengoku-jidai, thế kỷ 14 đến thế kỷ 17).

    Sự an ninh thời ấy rất là bấp bênh nên các võ sĩ (samourai hay bushi) thường đeo kiếm trong người, lưỡi kiếm hướng lên trời.

    Các võ sĩ nhận chân rằng khi đối phó với các đòn tấn công bất ngờ (ở góc đường, trong nhà), sự bạt kiếm và xuất chiêu một cách nhanh chóng sẽ tạo lợi thế căn bản cho trận đấu. Những nhận xét này đã đưa đến sự hình thành của môn Iaido.

    Lịch sử

    Truyền thuyết cho rằng Hayashizaki Shinsuke Shigenobu, sanh vào khoảng 1542 tại Shinzaki, Dewa, là người đã bắt đầu hệ thống hóa môn Iaido.

    Hayashizaki đã lập ra hệ phái Iaido đầu tiên gọi là Hayashizaki-ryu, (cũng được gọi là Shinmeimuso-ryu hay Jushin-ryu). Ông truyền dạy cho đến quá 70 tuổi.

    Một trong những đệ tử của Shinsuke là Tamiya Heibee Shigemasa lập ra hệ phái Tamiya-ryu, rất được các Shogun (sứ quân?) ưa chuộng, một trong những truyền nhân của Shigemasa là Narimasa đã dạy Iaido cho shogun Tokugawa Ieyasu.

    Sau đó, truyền nhân đời thứ 7, Hasegawa Chikarasuke Hidenobu phát triển hệ phái Hasegawa Eishin-ryu.

    Vào năm 1688, truyền nhân đời thứ 9 là Omori Rokkotai Morimasa sáng lập hệ phái riêng đặt tên là Omori-ryu dựa theo hệ phái Eishin-ryu và những bài quyền của hệ phái Kiếm thuật Sinkage-ryu bằng cách thêm vào nghi thức Seiza (quỳ gối) của hệ phái Ogasahara-ryu.

    Những trường hoặc hệ phái này (Ryu, Ryuha) thường được gọi với danh xưng Cựu Phái (Koryu).

    Sau khi suýt soát bị thất truyền qua cuộc canh tân thời Minh Trị (Meiji) (1868) và lệnh cấm đeo kiếm (1876), môn Iaido được tái phát triển nhờ một trong những đại kiếm sư thời Minh Trị là Nakayama Hakudo. Sau khi học hệ phái Eishin-ryu, ông sáng lập ra hệ phái Musoshinden-ryu vào năm 1933.

    Môn Iaido hiện nay được phát triển và bành trướng mạnh mẽ tại Nhật Bản và toàn thế giới.

    Sự thành công bất ngờ của một môn võ thuật được xem như mang nhiều tính cách bí truyền này có thể giải thích được bằng 2 lý do chính sau :

    Các cựu võ sư thời Minh Trị nhận định rằng môn Iaido sẽ bị thất truyền nếu các hệ phái tiếp tục bế môn không chịu mở rộng đón nhận quần chúng.

    Các sáng lập viên ra môn Kiếm Đạo (Kendo) hiện đại không muốn thấy môn này biến thái thành một môn thể thao. Để các kiếm đạo sinh sử dụng thanh shinai (gươm bằng tre đan) như là một thanh kiếm chứ không phải như một cây côn, cần phải gìn giữ truyền thống nguồn gốc của Kiếm Đạo sinh động bằng cách sử dụng kiếm thật.

    Seitai-Iai

    Nhằm mục đích thống nhất và để cho tất cả kiếm đạo sinh có một căn bản chung, các võ sư lão luyện của Liên Đoàn Kiếm Đạo Nhật Bản (Zen Nippon Kendo Renmei - ZNKR) đã khai triển ra một trường phái mới tên là Seitei-Iai gồm có 12 bài quyền (Kata) trích từ những bài quyền của những Cựu Phái (Koryu).

    Những bài quyền này được mô tả rất chi tiết trong những tài liệu chính thức của ZNKR, và được một hội đồng võ sư các Cựu Phái cập nhật nếu xét thấy cần thiết. Như là số bài quyền, khởi thủy là 10 bài, được tăng lên 12 bài kể từ tháng 4 năm 2001.

    Muốn thi lên đai thì phải biết những bài quyền này, thông thường ban giám khảo chọn 3 trong 5 bài quyền dự thi của trường phái Seitai-Iai, còn lại 2 bài thì do thí sinh tự chọn trong những bài quyền của môn phái mình. Cho nên, trừ trường hợp ngoại lệ, song song với trường phái Seitai-Iai, kiếm đạo sinh thường học thêm một hệ phái cũ (Koryu).

    Koryu

    Dù là lịch sử chính thức của Iaido thường đề cập đến hệ phái Musoshinden-ryu, ngày nay vẫn còn rất nhiều cựu phái.

    Phần đông chỉ quy tụ vài trăm kiếm đạo sinh trong khi những hệ phái được nhiều người biết đến như Musoshinden-ryu, Eishin-ryu, Tamiya-ryu quy tụ hầu hết số lượng kiếm đạo sinh và tương đối có một hệ thống tổ chức khá đầy đủ (huấn luyện, tu nghiệp võ sư, tài liệu, cả đến băng video nữa).

    Đa số các Cựu Phái có khoảng vài chục bài quyền chia thành 3 nhóm mà sự khó khăn luyện tập tiến dần từ thấp lên cao :

    Shoden cho cấp nhập môn,

    Chuden cho cấp trung đẳng,

    Okuden cho cấp cao đẳng.

    Tuy nhiên cũng nên hiểu rõ thế nào là sự khó khăn. Vì thật ra kỹ thuật của mỗi bài quyền tự nó thường không có gì là rắc rối cho lắm, nhưng cái khó là ở cách diễn quyền (sự chính xác, sự trung thực của chuỗi động tác, tập trung tinh thần, vv...)

    Tập luyện Iaido

    Võ phục của Iaido gồm 1 cái áo trắng hoặc xanh dương đậm và một cái quần ống rộng gọi là hakama, màu đen, xanh dương đậm hoặc trắng.

    Một sợi đai bản rộng và mềm (obi) được thắt ở eo lưng dưới cái hakama, và kiếm đạo sinh sẽ nhét thanh kiếm vào cái đai này.

    Trong những buổi biểu diễn (Enbu), tranh giải (Shiai), hay các buổi họp quan trọng, các võ sư cao đẳng (thông thường từ lục đẳng trở lên) vận y phục cổ truyền (Montsuki-Hakama) gợi lại hình ảnh các võ sĩ thời quá khứ. Trên ngực áo thường có thêu huy hiệu của gia tộc (mon).

    Về phương diện thể lực, môn Iaido không cần một khả năng đặc biệt nào và bất cứ tuổi nào cũng có thể tập luyện được.

    Phụ nữ và trẻ em vẫn thường tập luyện môn này.

    Sự tập luyện sẽ gìn giữ cơ bắp và phát triển sự phối hợp thể chất. Môn Iaido, cũng như nhiều môn võ thuật khác của Nhật Bản, cũng có phương diện tinh thần và triết lý mà các kiếm đạo sinh có thể tìm hiểu thêm.

    Nghi lễ

    Hơn hẵn những môn võ thuật khác, nghi lễ của Iaido rất là chọn lọc, tỉ mỉ, mang rất nhiều điểm tôn kính (đối với thanh kiếm, đạo đường, vv...)

    Đối với người võ sĩ, thanh kiếm có một uy lực đáng sợ. Đó là một vũ khí rất nguy hiểm có thể giết người và người võ sĩ phó thác sinh mạng mình cho nó. Cho nên ta không lấy làm ngạc nhiên khi thấy các cung cách trang nghiêm khi sử dụng thanh kiếm.

    Những dấu hiệu tôn kính kia là một phần cố hữu của nền văn hóa cổ truyền Nhật Bản. Một phần cũng tự từ thanh kiếm. Trong chiến trận, việc sử dụng kiếm có thể đưa đến một sự bạo tàn tột bực. Nghi lễ là một phương tiện để trở về với nhân tính.

    Chắc hẵn là vì lý do đó cho nên những buổi huấn luyện võ thuật Nhật Bản, nhất là Kendo và Iaido luôn bắt đầu và kết thúc bằng những cái chào.

    Cuối cùng lưỡi kiếm sắc bén của thanh katana rất dễ gây thương tích khi sử dụng không đúng cách. Cho nên nghi lễ cũng là một cách để áp dụng tự động một số quy tắc an ninh.

    Cấp bậc, chức vị

    Khi xưa các Cựu Phái cấp cho môn sinh một chứng chỉ khả năng (Menkyo).

    Ngày nay hai hệ thống đồng nhất với Kiếm Đạo được áp dụng song hành :

    Một là hệ thống cấp bậc chia thành Kyu (cấp) (từ 10 đến 1) và sau đó thành Dan (đẳng) (từ 1 đến 8) để chứng nhận trình độ kỹ thuật của thí sinh. Một thời gian tối thiểu được quy định giữa 2 kỳ thi, cho nên phải cần hơn 20 năm luyện tập để đạt đến thất đẳng. Trong một buổi thi tiêu biểu, các thí sinh (thường là nhóm 4 người) trình bày 5 bài quyền (3 bài thuộc hệ phái Seitai-Iai, 2 bài thuộc Cựu Phái).

    Hai là hệ thống chức vị để phân định khả năng giáo huấn, hiểu biết lý thuyết và khả năng trọng tài. Có 3 chức vị từ thấp lên cao Renshi, Kyoshi và Hanshi. Mỗi năm có 2 kỳ thi được tổ chức tại Nhật Bản.

    Kiếm để tập Iaido

    Một trong những lợi ích lớn khi tập Iaido là việc sử dụng kiếm (katana) thật.

    Tuy nhiên, món vũ khí này rất đắc tiền (những thanh kiếm xưa được xem như là một công trình nghệ thuật hơn là vũ khí) nên những kiếm đạo sinh từ lúc nhập môn cho đến ngũ đẳng có thể dùng một thanh kiếm "giả" (Iaito hay Mogi-to). (đúng ra đó là một thanh kiếm được chế tạo y như thanh kiếm thật, nhưng lưỡi kiếm không có và không thể mài bén mà thôi)

    Như vậy kiếm đạo sinh có thể tập luyện mà không bị nguy hiểm cho bản thân cũng như tạo nguy hiểm cho đồng bạn.

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •