Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Kết quả 21 đến 27 của 27

Chủ đề: Khóa Nikkyo

  1. #21
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh David nói chơi hay nói giỡn vậy? Hình như đã đề cập rồi mà. Khóa trong Aikido không có mục đích để làm đau mà là để connect. Dẻo thì cũng tới một góc độ nào đó không bẻ thêm được nữa. Nhờ cái góc chết đó Nage mới truyền lực qua cánh tay rồi vô thân người Uke để làm Uke mất thăng bằng.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #22
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Hỏi thiệt đó chứ anh NgDalat. Cái gì David chưa hiểu kỉ thì hỏi . Hi hi hi. Mong mấy anh em hiểu biết hơn chỉ vẽ đó mà.

    Theo David hiểu thì mục đích của kỹ thuật Aikido là làm Uke mất thăng bằng. Người giỏi đánh Uke té mà không hiểu tại sao mình té. Kỹ thuật Nikkyo -ura (Sankyo) thì hơi khác . Vì kỹ thuật này sẽ làm uke mất thăng bằng bởi sự đau đơn trong chốc lát, Nage lợi dụng khoảng thời gian này để tiếp tục làm uke mất thăng bằng thiệt sự.

    Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè :sad: . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .

    Sự hiểu biết của David cũng hạn hẹp, có chổ nào sai mong các anh em chỉ vẽ cho với.

    Thân :friends:

  3. #23
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    David hỏi là lúc còn đứng chứ chưa phải lúc uke đã xuống đất và khóa đó phải khg?

    Gặp người dẻo thì khó nói lắm. Tùy theo vị trí/cách đứng của Nage và uke, có thể khóa/ để sức ép vô cùi chỏ nhưng rất khó tả qua văn và cũng có thể khg có hiệu nghiệm tùy góc độ!

    Đòn nào cũng vậy hết, có lúc áp dụng được, lúc khg! Khg dám nói bậy bạ vì có thể hiểu lầm lắm:biggrin: :biggrin:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #24
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi David
    Kỹ thuật Nikkyo -ura (Sankyo) thì hơi khác . Vì kỹ thuật này sẽ làm uke mất thăng bằng bởi sự đau đơn trong chốc lát, Nage lợi dụng khoảng thời gian này để tiếp tục làm uke mất thăng bằng thiệt sự.

    Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè :sad: . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .
    Nikkyo, Sankyo, và Yonkyo có 2 lối đánh.
    1- Đau đớn đưa đến mất thăng bằng
    2- Không đau nhưng mất thăng bằng
    Hầu hết các võ đường đều dựa vào cách số 1. Ngay như đạo chủ Kissumaru Ueshiba rất chuộng lối đánh số 1, nhiều Uke bị bẻ tay một lần đều nhớ suốt đời :biggrin: . Có người nói, lối đánh số 1 nên dùng để đánh người quen mà thôi! với người quen, Nage biết ai chịu đựng được thì không dùng các đòn thế trên. Có thể có các phương cách để làm Uke đau, nhưng vì sức chịu đựng của mổi Uke khác nhau, nên rất dể dàng chấn thương Uke lạ.
    Lối đánh thứ 2 hơi khó giải thích, khi off-line có dịp làm Uke mới nhận biết được và dể dàng hiểu được cách đánh. Giải thích qua ngôn ngử quả thật khó khăn :unsure: Cách đây khá lâu, tôi có nói đến vấn đề trên
    Tôi luôn luôn đánh cách thứ 2, sau khi Uke mất thăng bằng, nếu không muốn đổi qua lối khóa quỳ, thì mình đổi qua lối số 1 để điều khiển Uke ngoài ra làm cho Uke không biết được lối đánh của mình khác hẳn với lối đánh thông dụng. Họ chỉ biết các đòn khóa trên luôn luôn hửu hiệu, không thành vấn đề Uke dẻo tay hay không (sau khi MTB, Uke có dẻo tay hay không cũng bị đau như thường nên dể dàng điều khiển mức độ đau đớn của chiêu thức). Đây là nguyên lý, các bạn có thể tự nghiệm ra.

  5. #25
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nếu khóa Nikkyo (ura ) mà không đau Uke uýnh lại chết. David bị rùi giờ mới hỏi mấy anh nè sad . Khóa Nikkyo là nhắm vào cổ tay, nếu uke dẻo, vô góc chết Nage cũng khó lòng connect được với uke - do còn cả cánh tay, cẳng tay mà trong trường hợp này cánh tay và cẳng tay gập lại rồi, không bị khóa .
    Cách mà tui học khác hẳn cách thường thấy ở VN. Cách ở VN ngày xưa tui học một tay của nage khống chế bàn tay uke, một tay khống chế cùi chỏ. Cách tui hoc bây giờ thì một tay khống chế bàn tay uke luôn áp sát vô vai của mình. Tay kia khống chết cườm tay (chổ đeo đồng hồ) và cũng bảo đảm lưng bàn tay uke luôn áp sát vô vai mình. Hai tay khống chế hoàn toàn góc độ bàn tay và cánh tay uke nên không sợ uke dẻo hay không.

    Ngoài những điều trên thật ra cách đánh Nikkyo Ura chỗ tui thì Uke đã phần nào bị mất thăng bằng rồi sau cái đánh ikkyo bi trượt tay. Trong quá trình Uke đang biến đòn để lấy lai thăng bằng và phản công thì nage cũng biến đòn thành Nikkyo. Tương tư như vậy với Sankyo....
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #26
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts



    Dạ vâng anh Aiki. Ý em nói khóa khống chế theo hình như vậy né .

    @ anh Fourever: Cám ơn anh nhiều. Em sẽ suy nghỉ về lối đánh thứ 2, đồng thời cũng để dành tiền luôn. Nếu nghỉ không ra thì kiếm cách đi off-line với mấy anh :laugh:

  7. #27
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    33
    Thanks
    5
    Thanked 11 Times in 9 Posts
    Clip Thầy Saito hướng dẫn 1 số cách khóa Nikkyo


  8. The Following User Says Thank You to maimai For This Useful Post:


Trang 3 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •