Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 27

Chủ đề: Khóa Nikkyo

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    David nói đúng đó! Tấn kỵ mã như hình trên có thể bị uke bự con đẩy làm nage MTB vì khg giữ được TCT. Tui post mấy hình đó vì có nguyên xê ri hiìh lúc vô đòn. Bên tụi khi khóa Nikkyo thì tấn như hình sau.



    Tui tấn như vậy và khi uke mạnh quá và đẩy tới, lớ mớ là tui cho ăn đá luôn ...:laugh: :laugh: :smile: :smile:

    Gặp Uke có cổ tay bự phải biết vài mánh mới khoá được :laugh: :laugh:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Đúng rồi anh Aiki. Sử dụng tấn theo như hình của anh post sẽ giúp Nage có lợi thế hơn:

    - Giữ được TCT, sử dụng sức mạnh của TCT, sử dụng sức mạnh của toàn thân
    - Khi khóa tay chỉ nắm chặt, bẻ cũng ít thôi, sử dụng sức mạnh đôi chân là chủ yếu. "Chân luôn mạnh hơn tay".

    Rất nhiều người không chú ý đến điểm này nên khi gặp người tay khỏe, (mặc dù 6 dan) bẻ hoài vẫn không làm đau được uke
    :unsure: .

    Do trong Aikido thường sử dụng sức mạnh của toàn thân và TCT nên ít thấy sử dụng "trung bình tấn". Hình như là không sử dụng thì phải. Nếu cao cấp rồi thì đánh sao cũng được :biggrin: .

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Bên tui thì trung bình tấn mới là nhịp đầu tiên (first stroke) để làm uke mât thăng bằng, nage đang từ đinh tấn xoay hông chuyển qua trung bình .
    Nhịp thứ hai là khi uke mạnh quá, cổ tay bự nhỏm dậy thì nage nhỏm theo và từ trung bình chuyển qua đinh tấn trở lại.

    Tui thấy nhiều người đánh đòn này khi uke đã nằm dưới đất rồi mà còn ráng kéo uke lên để đánh nhịp thú hai cho giống bài bản (!!??) Thực ra như ở một topic đã bàn. Nikkyo là môt biến đòn khi đánh hut ikkyo. Tay đang khống chế cùi chỏ uke thì bị trượt ra chay tuốt xuống cườm tay uke nên nắm luôn theo uke là nhip thứ hai.

    Tương tự như vậy với sankyo, yonkyo ... Tất cả là biến đòn của ikkyo
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #14
    Totoro_san
    Guest
    Chào các ACE

    Không dám múa rìu qua mắt các ACE trong diễn đàn, nhưng để trao đổi một chút ý kiến với các ACE trong diễn đàn về đòn này, theo quan điểm của T., T. nghĩ là đòn khóa số 2 này có rất nhiều biến thể và được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể dựa trên nguyên lý khóa zig zag khớp cổ tay của uke. Tùy theo tương quan về cả thể trạng và kỹ năng giữa tori và uke, tori sẽ có các phương thức khác nhau để thực hiện: có thể là khóa rời vai (chỉ sử dụng khi nắm vững nguyên lý khóa của đòn. khóa cục bộ vùng cổ tay) hay khóa tỳ vai xoắn gài (các ACE đã trình bày rất rõ ràng trong các rep ở trên, khóa xoắn phần cổ tay - khớp chỏ - cánh tay) (gồm 2 kỹ thuật tay xoắn gài có thể ở trong hay ngoài vai) và cũng có thể tỳ vai cuộn đè (dùng cho người yếu dùng thể trọng của bản thân để đánh uke có thể trọng to lớn hơn, "gối" khớp chỏ, hao hao giống với đòn khóa số 5 - Gokyo) hay có thể khóa rời sau khi kết thúc đòn trước đây thường được gọi đùa là "bẻ đầu vịt" (nếu có dịp tui sẽ làm thử cho các anh em xem thử). Trong đó, có một điểm theo kinh nghiệm của T. là cách "gối và nhồi" khớp vai hợp lý nếu không sẽ bị thoát khóa và bị tấn công vùng "hạ bàn" nếu chưa kịp "khóa đòn hoàn chỉnh".

    Các ACE thông cảm vì T. không có hình ảnh minh họa (chỉ trình bày bằng lời) và được xem là người "ngoại đạo" có thể các ACE chỉ cho là nói lý thuyết suông.

    Rất mong được các ACE chỉ giáo thêm!
    Thân ái.


  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đọc mấy lần mà vẫn khg hiểu Totoro hỏi cái chi chi??:blink: :blink: :smile: :smile:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tui thấy khóa Nikkyo là khóa hữu hiệu nhất trong Aikido vì rất khó thoát. Còn chuyện đổi tay để khóa lúc uke nằm xuống đất thì tui không rành vì thực ra mà nói tui chẳng bao giờ muốn áp dụng kiểu đó...Nếu đánh được uke nằm xuống rồi thì có nhiều thứ khác ta có thể làm...khỏi khóa chi mất công :laugh:

    Sory các mod nếu thấy tui spam thì xóa đi nhé.

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi caimatkhongchoiduoc
    Tui thấy khóa Nikkyo là khóa hữu hiệu nhất trong Aikido vì rất khó thoát. Còn chuyện đổi tay để khóa lúc uke nằm xuống đất thì tui không rành vì thực ra mà nói tui chẳng bao giờ muốn áp dụng kiểu đó...Nếu đánh được uke nằm xuống rồi thì có nhiều thứ khác ta có thể làm...khỏi khóa chi mất công :laugh:
    Hình như anh caimatkhongchoiduoc muốn nói, khóa là phương cách để trả đòn hay đánh lại đối thủ, và Nikkyo là phương cách hửu hiệu nhất. Sau khi đối thủ bị té nằm xuống đất rồi, thì lúc đó không cần khóa làm gì nửa, vì có nhiều thứ khác :biggrin:
    Theo những gì tôi được biết, quan niệm trên rất phổ biến trong Nhu thuật (jujutsu). Còn trong Aiki-jujutsu hay Aikido, lại khác hẳn. Khóa là phương cách kìm chế đối thủ sau khi đã chiếm thượng phong. Các đòn khóa Nikkyo và Sankyo hơi đặc biệt, đây chỉ là khóa tạm thời (unstable equilibrium) để tạo cơ hội ra đòn kế tiếp để đưa Uke vào vị trí hoàn toàn thất thế và Nage sẽ khóa Uke trong tình trạng ổn định.
    Aikido là môn võ của Samurai, sự so sánh về trình độ võ công dựa vào khả năng bắt sống và không làm tổn thương địch thủ, còn chém và giết thì dể hơn nhiều. Quan niệm về khóa khác hoàn toàn với Nhu thuật hay lối tự vệ của người dân thời xưa.
    Chỉ đoán mò câu nói, nếu tôi đoán sai, anh caimatkhongchoiduoc nên giải thích dùm.

    thân,

  8. #18
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever

    Hình như anh caimatkhongchoiduoc muốn nói, khóa là phương cách để trả đòn hay đánh lại đối thủ,

    Theo những gì tôi được biết, quan niệm trên rất phổ biến trong Nhu thuật (jujutsu). Còn trong Aiki-jujutsu hay Aikido, lại khác hẳn.

    Aikido là môn võ của Samurai, sự so sánh về trình độ võ công dựa vào khả năng bắt sống và không làm tổn thương địch thủ
    anh fourever ới ời,

    Anh nói rất đúng về Aikido đó chớ, ý kiến của tui ở trên là một quan niệm cá nhân mà thôi, không có ý nói rằng Aikido là phải như vậy đâu ... :biggrin: :biggrin:

    Thực ra anh em ta ở đây ai mà chả tập khóa các kiểu, và đã là khóa thì chỉ dùng để kiềm chế, để ... khóa mà thôi. Tất nhiên mục đích cuối cùng của các kỹ thuật bất động hóa (osae) là làm cho uke bị khống chế hoàn toàn và bị bất động.

    Ngay cả việc Aikido có phải là môn võ của samurai hay không thôi là đã có thể tranh luận được rồi. Aikido ra đời năm nào? Aiki-jujitsu và Jujitsu có từ thời nào và được ai sử dụng? Đại loại thế, nhưng tui cũng hiểu ý anh là Aikido muốn có "tinh thần samurai" - vì đỉnh cao của võ thuật là chiến thắng mà không cần tiêu diệt tàn phá địch thủ.

    anh aiki,

    Hình như có kiểu khóa nikkyo (khi xuống đất) mà không cần phải chuyển tay mà?

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Cám ơn anh caimatkhongchoiduoc hiểu được khái niệm tôi viết ra. Lúc đó, đang làm việc, không có thời gian, nên không thể viết nhiều.
    Thật ra, những gì anh viết, có rất nhiều võ đường Aikido tập luyện theo phương hướng đó. Cơ bản, chiêu thức dựa vào khả năng khóa để làm Uke đau đớn, sau đó Nage có cơ hội để ra chiêu vật Uke xuống đất rồi dùng khóa bất động.
    Lối đánh tôi đang luyện tập là, dùng kỹ thuật MTB để ra chiêu thế, sau đó mới đến khóa.
    Thật ra, lối đánh nào có hiệu quả cho mình là tốt thôi, do đó rất khó lòng để nói đúng và sai tại đây.
    Thân :friends:

  10. #20
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Khóa Nikkyo mà gặp người có cổ tay dẻo thì cũng khó đó. Gặp trường hợp như vậy, Nage phải đánh như thế nào? Xin anh em giúp với.

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •