Trang 1 của 3 123 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 24

Chủ đề: Võ sư Đặng Thông Trị người sáng lập phong trào Aikido Việt Nam

  1. #1
    Guest
    Guest
    Võ sư Đặng Thông Trị sinh năm 1930 tại Việt Nam. Thủơ còn học trung học, ông đã được hướng dẫn học các môn võ thuật, đặc biệt là Hàn Bái Đường, với lão võ sư Vũ Bá Oai là người đã chấn hưng lại môn phái này vào những năm 1939 1940. Võ sư Đặng Thông Trị cũng được người anh rể là bác sĩ Nguyễn Anh Tài ân cần chăm sóc, chỉ dạy. Bác sĩ Nguyễn Anh Tài là một võ sư Hàn Bái và một nhân vật nổi danh trong giới võ lâm Việt Nam thời đó. Ngoài môn Hàn Bái ông còn nghiên cứu các bộ môn võ thuật khác như Nhu Đạo, Thiếu Lâm, và lẽ tất nhiên là Hiệp Khí Đạo.

    Trong bộ môn này ông lại được em vợ mình là võ sư Đặng Thông Trị khai tâm. Sau khi đậu tú tài, võ sư Đặng Thông Trị qua Pháp theo học khoa luật tại đại học Sorbole ( paris ) và tốt nghiệp vào năm 1952. Trong thời gian lưu lại Pháp những năm tiếp đó ông học Judo và Aikido, đặc biệt là với các võ sư Tadashi Abe và Mutsuro Nakazono. Do thiên khiếu bẩm sinh và cũng được luyện tập từ lúc tuổi trẻ, đồng thời được chân sư dẫn dắt nên võ sư Đặng Thông Trị đã nhanh chóng được các võ sư Nhật chú ý và cân nhắc. Vào những năm 1957 1958, ông được võ sư Nakazono mời làm phụ tá và dạy Aikido ở miền nam nước Pháp cho đến lúc trở lại quê hương.

    Năm 1958 ông về nước và hăng hái đem sở học của mình để truyền lại cho thanh thiếu niên Việt Nam. Do chưa có điều kiện nên không thể thành lập một sân tập riêng. Ông được bác sĩ Nguyễn Anh Tài dành cho một số buổi tại trụ sở hội võ thuật Hàn Bái để truyền bá Aikido. Sau đó ông cũng được mời dạy tại trung tâm huấn luyện thanh niên ở đường Nguyễn Trãi, Chợ lớn và năm 1960.

    Cũng vào năm đó, " Cái nhà của Hiệp Khí Đạo Viêt Nam " mà sau này thường được biết với danh hiệu là đạo đường Aikido được xây dựng tại số 94 Phan Thanh Giản (nay là Điện Biên Phủ) , Dakao. Tiếp đó và cuối năm 1960, Hội Hiệp Khí Nhu Đạo Việt Nam chính thức ra mắt và bắt đầu thu hút thanh niên Việt Nam. Đầu năm 1961, đại sư Mutsudo Nakazono 8 đẳng Aikido - đến Việt Nam để đóng góp vào việc xây dụng phong trào Aikido Việt Nam.

    Ông lưu lại suốt một năm rưỡi tại Sài Gòn và truyền bá Aikido tại nhiều trung tâm khác nhau. Đến lúc ông ra đi vào giữa năm 1962 thì Việt Nam đã có những huyền đai Hiệp Khí Đạo đầu tiên huấn luyện tại bn xứ : bác sĩ Thái Minh Bạch, ông Lê Xuân Phong, Nguyễn Thành Nhơn, Bùi Duy Cảnh, Trần Kỉnh và Đặng Thông Phong.

  2. #2
    Guest
    Guest
    Từ năm đó cho đến khi ông rời Việt Nam, võ sư Đặng Thông Trị đã không ngừng đào tạo các huấn luyện viên tham gia các sinh hoạt võ thuật xây dựng Hiệp Khí Đạo. Năm 1964 ông được trường Nhu đạo Monterey California mời qua dạy Nhu đạo. Trước khi rời Việt Nam võ sư Đặng Thông Trị đã trao đạo đường Aikido lại cho em ruột của mình là võ sư Đặng Thông Phong và trung tâm thể dục thể hình cho võ sư Bùi Duy Cảnh đảm trách. Cuối tháng 10 năm đó trên đường sang Châu âu cùng vợ và đứa con trai nhỏ của võ sư Nakazono, Đại sư Tamura đã ghé lại Sài Gòn và mở một khoá huấn luyện đặc biệt cùng với một kỳ thi cuối khoá.

    Tại trường Monterey, ngoài môn Nhu Đạo võ sư Đăng Thông Trị còn dạy thêm Aikido. Theo dự kiến ông chỉ lưu lại đây trong một thời gian ngắn rồi trở về Việt Nam. Nhưng " mưu sự tại nhân... " ông đã ở lại California cho đến hết đời, ngoại trừ một số lần chu du tại các quốc gia, trong đó có một lần về lại thăm quê hương và Đạo đường cùng các môn sinh của mình.

    Năm 1965 ông sang Hawai, tại đó ông đã được đại sư Tohei Koichi hướng dẫn và mời tham gia huấn luyện các khoá tập huấn với sự hiện diện của nhiều môn sinh thuộc các quốc tịch khác nhau. Cũng vào năm đó võ đường Tohei Koichi cùng với phái đoàn đã đến thăm võ sư Đặng Thông Trị tại võ đường của ông.

    Song song với việc phổ biến Aikido trên đất Mỹ võ sư Đặng Thông Trị còn ghi danh học tại đại học Califorlia và tốt nghiệp B.A và M.A vào các năm 1971, 1972.

    Sau đó võ sư Đặng Thông Trị lui về quy ẩn ở Sacramento. Tại đậy ông có một võ đường nhỏ với một số võ sinh hạn chế. Dù là một người bạn của đại sư Tohei Koichi, võ sư Đặng Thông Trị vẫn liên hệ chặt chẽ với tổng đàn Aikikail Honbu Dojo. Võ sư được phong lục đẳng huyền đai và được giới Aikido thế giới hết lòng ngưỡng mộ về kiến thức uyên thâm về võ thuật và nhất là tấm lòng thành khẩn đối với các môn sinh và các bạn đồng môn. Ngoài môn Aikido, võ sư Đặng Thông Trị còn dạy Thái Cực Quyền, Hình ý Quyền, và Bát Quái Quyền.

    Võ sư Đặng Thông Trị mất tại Sacramento ngày 12 - 10 1995, thọ 66 tuổi. Ông đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp giáo dục, lấy võ đạo làm phương tiện để dẫn dắt các môn sinh trên đường tìm đến chân lý.
    (nguồn Đồng Tâm Hội http://www.dthoi.com)

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mới kiếm ra 1 site của 1 người đệ tử của thầy DT Trị! Cái hình giống thầy Phong như Đúc!

    http://members.aol.com/budocenter/sifubackground.html
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    master
    Guest
    Tôi xin đính chính 1 chút: Giáo sư Đặng Thông Trị sinh năm 1928 chứ không phải 1930.

  5. #5
    Guest
    Guest
    Tùy tài liệu nào anh xem anh Master ơi ! Có nơi nói là Thầy ĐTT sinh năm 1930 theo tài liệu và các bài viết của Thầy Đặng Thông Phong, còn theo tài liệu của Hàn Bái Đường thì Thầy ĐTT sinh năm 1928 do tài liệu của người anh rể là bác sĩ Nguyễn Anh Tài cho biết. Sự nghiệp người khi ra đi để lại gì cho hậu thế mới là điều quan trọng, ngày sinh tháng đẻ chỉ là chuyện bên lề miễn đừng quá sai lạc đúng không anh?.

    Thân mến:friends: :friends:

  6. #6
    psi_ops2001
    Guest
    có câu chuyện nào nói về thầy phong chống ai chưa mấy anh :bigsmile:

  7. #7
    Guest
    Guest

    Nhân trại hè Thẳng Tiến 4 của Phong Trào Hướng Đạo Việt Nam Hải ngoại tổ chức tại Hoa Kỳ năm 1986, may mắn được tham dự một buổi hội thảo về hiện trạng đất nước trong thời kỳ 1930-1945 do nhà văn kiêm huynh trưởng Hướng Đạo kỳ cựu của Việt Nam Cung Vũ Nguyên, nhà văn Trần Đại Sĩ, Nguyễn Ngọc Bích thuyết trình và được góp sức của nhiều nhà nghiên cứu sử học Việt Nam tại nam Cali. Sau buổi đó tối đến thì mấy Thầy tụ họp lại với nhau tại nhà của Thầy Nguyễn Văn Bé dân Vovinam tại Mỹ, trong đó có Võ sư Hàn Bái là Sư huynh Vũ Khánh Chi một người bạn/sư huynh của Thầy Đặng Thông Trị, ban đầu nói về sử học Việt Nam riết lang bang sang chuyện võ thuật, lúc đó (và bây giờ vẫn vậy !) mình thuộc loại cắc ké ngồi há mồm nghe các thầy, các cụ kể lại chuyện võ học, dù không thông minh cho lắm nhưng có chút trí nhớ dai nên nhớ vài chuyện sau đây.

    Chỉ nhớ khi nói về hiện trạng khi Nhật Bản xâm chiếm Mãn Châu (Machuria) vào thời điểm 1931 1932, khi Nhật rút khỏi Mãn Châu thì rất nhiều người dân Trung Hoa căm thù người Nhật đã nổi loạn lên giết chết rất nhiều kiều dân Nhật để trả thù, nhất là việc họ đã họp sức giết nhiều võ sinh gốc Nhật hay gốc Trung Hoa học các môn võ Nhật Bản và phá hủy nhiều võ đường mang dấu ấn lịch sử của Nhật trên đất Trung Hoa. Ngày xưa khi thời vàng son của Nhật tại đây rất nhiều võ sinh gốc Trung Hoa học các môn võ Nhật thường được nhiều ưu đãi nhất là việc làm cho sở nội an (cảnh sát), giám thị, thông ngôn cho Nhật rất là hống hách đối với người Trung Hoa đồng chủng. Khi Nhật rút khỏi Mản Châu những người nầy thường lảnh án treo cổ và trong miệng thường được nhét miếng giấy ghi câu "Đông Á Bệnh Phu" Đây là câu nói ngày xưa khi Nhật chiếm Trung Hoa họ hay nói, với phong cách dân đi đô hộ họ cho là dân tộc Trung Hoa là một loại dân hèn yếu bệnh hoạn tại Á Châu, nhiều khu công viên, nhà hàng họ thường cấm tuyệt đối người Trung Hoa vào. Có vài người bên Nhật hiện nay vẫn còn giữ những cây kiếm cùn mà họ cho là trong thời gian chiếm đóng tại Nhật ông nội/ngoại họ đã xái để xử tử dân Trung Hoa bằng cách chém đầu, có những ngày lính Nhật gian ác đem cả ngàn, chục ngàn người Hoa ra chém đến nổi kiếm của họ vì chém nhiều quá cùn đi phải đi mài lại nhiều lần để cho dễ chém hơn, chỉ cần ra đường gặp người Nhật không nhìn bằng cặp mắt đàng hoàng kính nể là có thể bị lôi ra chém không thương tiếc rồi.

    Trong khi đó tại Việt Nam, mối căm thù và ảnh hưởng của người Nhật không kém khi miền Bắc có hàng triệu dân chết đói khi quân phiệt Nhật ra lệnh cho dân Miền bắc bỏ lúa để trồng cây đai, hình như dùng để làm thuốc nhồi súng gây nên bao nhiêu cảnh tang thương trên quê hương vốn dai dẳng chiến tranh liên tiếp từ thời Trịnh-Nguyễn phân tranh. Nhưng dân Việt Nam lại không có chuyện đến nổi giết và trả thù dân Nhật hoặc gây nên thù oán các môn võ Nhật. Các nhà sữ học cho là hầu hết các nhà võ Nhật khi sang Việt Nam họ ít có khuynh hướng hợp tác với chính quyền quân phiệt Nhật, mà đôi lúc còn binh vực cho người Việt Nam chống cả Pháp và Nhật. Vài người lấy tên Việt, lập gia đình với người Việt Nam để sinh sống như một người dân Việt như Ông Suzucho tại Huế, Kaolube tại Sài Gòn v.v... Kể cả về sau những võ sư Việt Nam nổi tiếng tiên phong trong các môn phái Nhật bản như Hồ Cẩm Ngạc, Phạm Lợi, Thích Tâm Giác, Đặng Thông Trị.v.v.. là những người rất khiêm tốn và hy sinh rất nhiều cho nền võ học Việt Nam. Các môn phái võ Việt Nam từng tố chức biểu tình chống các môn phái Đại hàn (Hàn Quốc) như Vovinam chống Taekwondo, Võ Bình Định chân truyền đi chống lại nhóm Võ Tàu của Cụ Tàu Sáu dạy võ Tàu nhưng lấy tên là "Võ Bình Định" tại An Thái Trung Phần Việt Nam. Nhưng trong khi đó nền võ thuật Nhật bản vẫn nở rộ mạnh mẻ tại quê hương chúng ta ít có gây nên những đụng chạm có tầm mức lớn như sắc tộc, môn phái, cái đó là những điều hay vô cùng trong nghệ thuật xử thế của những người trong thế hệ của Thầy Đặng Thông Trị, Đặng Thông Phong của Aikido Việt Nam. Mình có nghe kể mấy câu chuyện về cách sống và sự giao tế khá tế nhị của Thầy Đặng Thông Trị và Thầy Phong do chính người trong cuộc là Thầy Trần Huy Phong của Vovinam - Việt Võ Đạo kể lại rất là hay khi Thầy Trị dạy Nhu Đạo tại trường hiến binh Thủ Đức (sau nầy là trường Sĩ Quan Thủ Đức) đụng chạm với các Thầy bên Vovinam và mấy Ông Hàn Quốc dạy Thái Cực Đạo, với bản tính khiêm nhường, điềm tĩnh của một cao thủ Thầy Trị /Thầy Phong đã không những xoá tan những hiềm khích giửa Võ Việt Võ ngoại quốc mà trở thành những người bạn thân thích và là khách quý của Võ Sư chưởng môn Lê Sáng "Vovinam - Việt Võ Đạo", chưởng môn Mai Văn Phát của môn phái "Trung Sơn Võ Đạo". Chuyện còn nghe kể vào đầu thập niên 1960 trong một cuộc đụng độ gây hấn rất giang hồ của vài Võ sư Thiếu Lâm tại Chợ lớn với môn võ Nhật là Hiệp Khí Đạo mới dạy tại Việt Nam, chính nhờ sự khéo léo xoay chuyễn tính hình mà cuối cùng Thầy Đặng Thông Trị được những người ban đầu chống đối, thách đấu, khi dễ mình mời làm huấn luyện viên giảng dạy võ thuật tại trung tâm thanh niên tại đường Nguyễn Trải tại Chợ Lớn, một trái tim của người Hoa tại Việt Nam.

    Vài hàng chia sẽ với ACE.

    Thân mến.:friends: :friends:

  8. #8
    Guest
    Guest
    Một cuốn sách hay của Thầy Đặng Thông Trị mà thấy nhiều người điểm sách khen rất là hay dù được viết đã khá lâu, trong đó có một câu viết của Thầy Trị được mọi người cho là "chân lý" đó là:

    "In the martial arts, the relationship of Master and disciple is a peculiar one. At the beginning, we may find the training not alluring and exciting, but boring. We would be wise to remember that the beginning is but the foundation of what can become a great edifice."

    TRI THONG DANG, Beyond the Known


    Anh em ở Việt Nam trong 4rum chúng ta có rất nhiều người giỏi nhiều ngôn ngữ và Anh văn, dịch dùm đi nhe, chứ tui thua rồi !

    Thân mến:friends:

  9. #9
    psi_ops2001
    Guest
    -Cuốn Beyond The Known ở việt nam không có bán rùi hic hic tiếc quá
    Trích dẫn Gửi bởi DCH
    "In the martial arts, the relationship of Master and disciple is a peculiar one. At the beginning, we may find the training not alluring and exciting, but boring. We would be wise to remember that the beginning is but the foundation of what can become a great edifice."
    hì ! nhờ anh DCH dịch tiếng việt nhe anh ! em dốt tiếng anh lắm hì
    :bigsmile:
    Thân

  10. #10
    Bushido
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi DCH
    "In the martial arts, the relationship of Master and disciple is a peculiar one. At the beginning, we may find the training not alluring and exciting, but boring. We would be wise to remember that the beginning is but the foundation of what can become a great edifice."

    TRI THONG DANG, Beyond the Known
    Trong võ thuật mối quan hệ giữa người thầy và môn sinh là một trụ cột.Khi khởi đầu ta tìm thấy sự huấn luyện không hấp dẫn và hứng thú , buồn chán . Nhưng chúng ta phải suy nghĩ sâu hơn là những gì học được ban đầu sẽ là nền tảng cho những thành công sau này.

    Không biết dịch vậy có sát nghĩa không nữa

Trang 1 của 3 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •