Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Vai trò Uke trong HKD

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Sau chuyến tập huấn vừa rồi với mấy Shihan Nhật, có 1 số anh em đã nhờ tui viết 1 bài về phưong cách làm Uke vì vai trò Uke trong 1 số CLB tại VN không được ''hiêủ biết'' rõ lắm .

    Công nhận nghĩ lại hồi tui mới đi tập HKD, vô lớp không ai chỉ là Uke phải làm sao. Tui cần 1-2 tháng mới hiểu được chút xíu cách phải cư xử cho đúng. a11 a11

    Trong HKD, tất cả đòn đều do Nage thực hiện. Vai trò của Uke rất quan trọng nhưng hay bị võ sinh ỷ i, coi như không quan trọng và cũng không chú ý tới, như lúc đứng trong phương vị Nage. Nage có thành công hay không đều nhờ Uke. Sau đây là 1 số điều tôi khuyên các bạn khi làm Uke.

    Tui biên bài này theo kinh nghiệm cá nhân và xin ai có ý kiến bổ túc thêm.

    Trong HKD, tui không muốn phân biệt cấp đai, nhưng trong bài này tui đành phải chia ra làm 2. Tui không đả động tới cách Ukemi vì cách té sẽ tùy thuộc vào cách ra đòn của Nage. Ngụ ý bài này là chỉ vai trò Uke và 1 số chi tiết tùy theo thế công.


    Một ít căn bản khi làm Uke cho những người còn ít kinh nghiệm.

    1. Uke phải thật lòng tấn công Nage, nếu không Nage không thể áp dụng đòn được. Đây không có ý nói là đánh để đả thương bạn, nhưng khi tấn công cũng phải có lực chút xiú, không ngừng thế công giữa đường, và nếu Nage không né thì sẽ bị trúng đòn.

    2. Không nên cố ý kháng cự lại và nên nương theo thế đánh của Nage. Không nên đoán trước là Nage sẽ đánh làm sao và làm trước khi Nage ra đòn. Ví dụ không nên té trước khi Uke quăng.

    3. Lúc tấn công phải có dụng ý đánh trúng Uke. Nếu Uke đứng trước mặt mà đánh bên hông thì vô dụng. Nage sẽ khó áp dụng đòn. Nage phải né đòn, nếu Nage né không kịp thì lỗi Nage hoặc nếu Uke đánh quá lẹ, nên chậm lại.

    4. Không nên nhấp hay đổi hướng tấn công khi đánh. Tấn công 1 đòn, không đôỉ đòn công trong khi đánh. Ví dụ đang chém Shomanuchi thì kết thúc bằng shomanuchi chứ không bắt đâù bằng Shomanuchi và đôỉ sang Yokomen.

    5. Lúc tấn công cũng nên áp dụng những phương thúc căn bản như hạ thấp đan điền, đứng vững v..v.... Như vậy sẽ cho nage cảm thấy thực tế hơn và sẽ bắt buộc Nage áp dụng căn bản.

    6. Uke nên cho Nage biết feed back khi bị đánh. Có mất thăng bằng hay không, lúc nào / chỗ nào cảm thấy sơ hở v..v...

    7. Lúc nào cũng phải thả lỏng để tránh bị thương




    Nói tóm tắt lại, với những thế/đòn chưa quen, cứ nên coi như là ăn thông với nhau trước. Tui nói vậy nhưng chớ đánh theo kiêủ Uke trong clip này. Cái này là ''quá ăn thông'' rồi.

    http://www.aceaikido.com/LNKokyuwazaZ.mov




    Đòn aikido là học theo phương thức ''nhìn, thí nghiệm, xửa đôỉ, thí nghiệm lại'' cho tới khi thành công.


    Khi Nage đã thuộc đòn và tới trình độ cao hơn thì Uke cũng nên đôỉ cách tấn công để cho Nage có dịp học hỏi và biết sơ hở của mình thêm. Thế công phải chính xác, nhanh và mạnh hơn và từ từ như vậy, cả Uke lẫn Nage sẽ hấp thụ được thêm về thực tế tự vệ. Đây tui không có ý định nói tới thực chiến (self defense) mà ngụ ý chính, là cho cả 2,Uke lẫn Nage lãnh thụ được thêm cái ''tinh túy'', cái ''tế nhị'' của đòn Aikido.



    1. Áp dụng những gì đã nêu ở trên, nhưng Uke không nên di chuỷên, không ăn thông với Nage, nếu chưa mất thăng bằng. Nếu sau 2 lần mà vẫn cảm thấy như vậy thì coi Nage như chưa thuộc đòn căn bản (mất thăng bằng).

    2. Tấn công mạnh hơn và nhanh hơn nhưng vẫn không có ý đả thương bạn.

    3. Tùy cách/lúc tập, có lúc nên kháng cự để Nage tập chuỷên đòn (henka waza)

    4. Lúc Nage làm mất thăng bằng, ráng nương theo để lấy lại thăng bằng. Cách này là bước đầu cho bài phản đòn (Kaeshi waza)

    5. Ráng chịu đau khi nage đánh đòn để cho quen. Làm như vậy để chuẩn bị cho thế phản đòn.


    (còn tiếp ....)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    (phần chót vai chò Uke ...)


    Các thế đánh (nắm, chem, đấm v..v...):

    Nắm có 3 chủ ý: Nắm kéo tới mình, nắm đâỷ tới trước và nắm ''tại chỗ''. Sau đây tui phân tích các thế công. Xin nhắc là khi tấn công, nên hạ thấp đan điền xuống, như vậy sẽ có lực và thực tế hơn. Làm như vậy thì thế công không có xìu tí nào hết.

    Tui chỉ ở đây, mục đích của 1 số thế công, các bạn khi hiểu rồi thì sẽ áp dụng tùy theo trình độ của bạn tập. Rất nhìêu người hay tưởng là mình hay và ham làm lẹ cho thực tế. Như 1 số bạn trong diễn đàn đã nói, Aikido là tự mình tập cho mình, tôi khuyên nên tập chậm và chừng nào hiểu rõ và thực hành được rồi thì haỹ nên làm theo phương cách ''khó''....

    Tui sẽ không đả động tới cách di chuyển để tấn công (chạy từ xa tới, hay không bước nào hết) vì mỗi 1 võ đường chỉ khác nhau. Chuyện này thì tùy ý võ sinh nếu muốn thực tế hay không! Tui chỉ xin nhắc là nên làm những việc để cho cả 2 cùng học được.


    Nắm tay (Aihamni và Gyakuhanmi ):

    Aihanmi






    Gyaku Hanmi





    Với người có kinh nghiệm, lúc nắm 2 kiêủ trên thì nên nghĩ chỉ là thế nắm đầu tiên trong nhiều thế công liên tục. Ví dụ nắm tay Nage và kéo xuống để đấm Nage với tay kia. Đừng nên nghĩ là chỉ nắm đúng tay Nage và không làm gì khác, nhưng nắm với mục đích để kềm chế và không cho Nage thoát. Với người nào chưa quen đòn thì chỉ nắm thôi (kéo, đâỷ hay tại chỗ), nhưng với những người đã quen thì có thể nắm với mục đích để đấm hay đá.


    Cách nắm:
    Nắm tay y hệt như nắm kiếm. 3 ngón tay chót là chủ yếu. Ngón út (ngón cuối cùng) là ngón chính. Nên lấy ngón tay út ''cuốn'' lấy cổ tay Uke và đem cổ tay Nage nằm trong lòng bàn tay. Bàn tay Uke và cổ tay Nage phải sát nhau, và không được có khe hở.


    Hình nắm theo kiêủ
    Gyakuhamni katate dori



    Morote dori






    Nắm vai



    Nên nắm như hình trên. Không nên nắm ở trên vai. Lúc nắm vai nên nắm bên hông và cũng nên dùng ngón tay út như đã nói ở trên. Nên tránh dùng ngón tay cái vì rất dễ bị kẹt trong aó của Nage và sẽ bị thương.



    Những thế chém và đấm (Shomanuchi, Yokomanuchi và Tsuki)

    Lúc chém shomanuchi, nên nhắm đầu và không nên ngừng ở đầu hoặc trước khi tới đầu. Nên ngừng thế chém ở ngang ngực.

    Trong tất cả cách thế công này, không nên ngừng thế đánh trước khi đụng Nage mà nên nghĩ là phải xuyên qua Uke. Cứ coi như là tập công phá trong TKD hay Karate vậy.

    Shomanuchi thì chém ngay đầu, Yokomen thì ngay màng tang, Tsuki thì có thể nhắm từ bụng lên tới mặt. Lúc đầu thì đấm và để tay đó, khi Nage khá thì có thể rút tay về cho thực tế hơn.


    Chém phải ít nhất tới đầu Uke




    Ushiro : Tất cả những thế nắm đằng sau đều có mục đích kéo Nage ra đằng sau. Như vậy Nage sẽ không vững được.

    Ushiro ryotedori (nắm 2 tay sau lưng)




    Mục đích của thế công này là đem hay tay ra đằng sau như tấm hình cho thấy. Khi bị nắm thì Nage sẽ rang đem tay ra phía trước như trong hình này.




    Lúc này Uke nên sát đầy vô lưng Nage để tránh bị Nage đập đầu ra phiá sau, nên cẩn thận bị lên gót chân vô chỗ đó đó :blink: :blink: và cũng nên chuẩn bị hứng cái chỏ. Tránh cái gót chân thì đứng như trong hình, và tránh chỏ thì hạ thấp chỏ mình xuống.




    Ushiro Kubishime (1 tay xiết cổ, 1 tay giữ tay kia)



    1 tay xiết cổ bằng cách nắm cổ áo và xiết lại, tay kia thì giữ chặt tay còn lại của Nage, không cho đem lên gỡ đòn xiết cổ.

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    He, trước h làm uke mà em cũng ko biết gì nhiều về những nguyên tắc làm uke trên đâu! He, dở quá! Đa số, cái này em nhận thấy là những người mới zo sân tập đó, khi chưa tập lâu và chưa hiểu nhiều đạo lý mà ví dụ như em nè..hehe..khi làm uke lại hay làm khó cho nage lắm! Ví dụ như khi cầm tay thì cầm rất chặt và lại gồng cả người zay. Tất nhiên nage nếu chưa đủ kỷ thuật thì sẽ ko làm được mà như zay thì sẽ làm nản lòng Nage lắm nên em muốn nhắn zoi cac ban moi zo tập aikido thì nên bỏ tính hiếu thắng , thích hơn người đi....(Hehe, em cũng đang tập nè), cố gắng làm Uke thật tốt để người ta zua có cảm tình zoi mình ( nhất là tập zoi mấy bạn gái,...hhahaha) zua có hứng thú tập luyện. Từ từ khi Nage đã có kỹ thuật cơ bản và tương đối hơn thì mình mới nên nắm tay cứng hơn và cứ dần tăng lên! ( Em tập mà cho đến giờ này khi đánh đòn kokyunage nhiều khi Uke cầm tay chặt quá thì em ko tài nào di chuyển được, Nếu Atemi thì Uke cũng biết rồi nên ko bị mất cảnh giác, còn nếu Atemi thiệt sự thì tất nhiên là không được rồi, cho nên em lại kêu Uke thả lỏng lại để em có thể đánh được, ko biết cứ như zi thì khi nào tiến bộ nổi..hehe,..nên anh chị nào chỉ em cách tập kokyu cho tốt zoi hen. Em xin cảm ơn )
    Một chút ý kiên của em, em ko biết em cho ý kiến zi là đúng ko nữa! Nhưng em nghĩ là chắc nên zi hen! Em có nói gì sai thì "chỉnh" lại dùm em hen!
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    2. Không nên cố ý kháng cự lại và nên nương theo thế đánh của Nage. Không nên đoán trước là Nage sẽ đánh làm sao và làm trước khi Nage ra đòn. Ví dụ không nên té trước khi Uke quăng
    Những gì Cucat nói tui ghi đây nè! đúng rồi đó! nhưng khi bắt đầu quen thì nên tìm hiểu làm sao đánh được khi bị nắm mạnh/ chặt. Nhớ là đừng dùng sức cơ bắp ! nếu mà dùng sức cơ bắp thì khg ổn rồi đó! Ráng tập đi!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •