Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 18

Chủ đề: Funekogi - Động tác chèo thuyền

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trước nhất xin nói cho mấy người biết trước là chỗ tui tập không có làm nóng người như bên VN và 1 số võ đường khác. Tụi tui cũng tập những đòn đó nhưng dưới 1 thể thức khác, phần đông là dưới hình thức cho dãn lưng hoặc tập lực hông. :lol: :lol:

    Muốn biên 1 bài về đòn mà dễ hiêủ thì khá khó. ''1 tấm hình rõ hơn cả ngàn câu'' nên tui phải kiếm ra 1 số clip cho mấy người hình dung rõ cái gì phải làm hoặc không nên làm. Clip trên mạng thì có, nhưng clip mà làm đúng thì hơi hiếm. :-? :-?

    1 chuyện nữa là tên đòn. Nhiều khi lùc nhìn thấy thì tui biết là gì nhưng tên mỗi nơi có thể gọi 1 cách khác. Tui chỉ biên những gì tui biết và hiêủ, và rất có thể những gì tui biên hoàn toàn khác những gì mấy bạn tập bên VN.



    Phần mở đầu và đính chính xong rồi, bây giờ vô phần chính:

    Vì cách tập có thể khác nhau, mục đích của chủ đề naỳ là cho mấy người hiêủ tại sao mình làm những động tác đó và lúc áp dụng vô đòn thì làm sao. Tui mong rằng nếu hiêủ lý do và nguyên lý thì các bạn sẽ mau thành công hơn. :lol: :lol:

    Đối với tui, võ là võ thuật chứ không phải là võ học. Mỗi người có thể áp dụng 1 cách khác nhau, tùy theo thể trạng cá nhân. Xin nhớ rõ luôn là tui không muốn thế HLV.... :P :P



    Có nhiều cách làm nóng người/ khởi động: trong đó Funekogi, sayo undo là mấy căn thế căn bản. Những thế này có thể tập 1 mình hoặc 2 người.

    Tập 1 mình thì dụng ý chỉ cho tân môn sinh

    1- đan điền ở đâu
    2- Hít hơi vô đan điền
    3- Chuyển tấn/ trọng lượng từ chân trước sang chân sau.
    4- Giữ đan điền thấp để không mất thăng bằng.


    Tập 2 người thì ngoài những mụch đích đã nêu, còn có mục đích
    5- Làm dãn lưng
    6- Dùng hông và lực hông để làm mất thăng bằng bằng cách di chuỷên Uke và lúc quăng để kết thúc đòn.


    (còn tiếp...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Funekogi


    Những thế này nếu hiêủ và làm đúng sẽ là cái móng cho những kỹ thuật đòn thế về sau. Cái mục đích của những đòn căn bản này là để cho võ sinh không mất thăng bằng và làm cho mình vững. Đan điền mà càng thấp thì mình càng vững....

    Caí link sau đây cho mấy người thấy 2 đòn: Funekogi và Furidama. Link này bên Nga nhưng cách làm thì giống Aikikai nhất. Xin nói trước là link này lúc chạy lúc không.

    http://aikido.43n39e.ru/fune/fune.htm
    Hình bên tay phaỉ là chỉ cho biết đan điền ở đâu. Động tác này là hít hơi vô xong nén xuống đan điền. Lúc hít hơi vô, 2 tay đánh vòng lên đầu (như tài chi) và chặp hai tay lại và đem xuống rốn cùng lúc hít hơi vô. Động tác đó nhắc là đem hơi xuống bụng dưới và giữ hơi lại đó, vì vậy mà 2 tay chập lại và ''lắc lắc''. :P :P

    Hình bên tay trái là Funekogi. Có nhiều cách làm động tác chèo thuyền. Nhìn kỹ cách chuyển tấn từ chân trước ra chân sau. Lúc kéo tay ra sau thì hít vô và đâỷ ra thì thở ra. Làm lâu thì ráng lúc hít vô, thì phì bụng dưới (đan điền). Lúc đầu hơi khó 1 chút.

    Cái link này rất rõ, ông này làm đúng. Lúc đầu nên làm chậm như vậy để cho đan điền thấp xuống xong hãy thở hay hít vô. Lúc đầu thì nên 'cứng' như ông ấy, nhưng lúc quen rồi thì nên Relax chút xíu.

    http://senkai.ru/rus/aikido/study/sabaki/fune-kogi/fune2.avi



    Lúc làm nên giữ cùng 1 độ cao, tránh nhô lên nhấp xuống.

    Link này là hình chụp từng động tác một.









    Nhìn cái bàn chân trái, có người đứng như vậy, ngưòi khác thì bàn chân thẳng chứ không ''bẻ'' ngang vậy. Họ đứng như vậy cho vững hơn nhưng ngược lại thì hơi khó di chuỷên. Cái này thì tùy võ đường và cá nhân võ sinh.

    Đây là 1 link khác cũng chèo thuyền, nhưng kỹ thuật không bằng link trên vì là tân môn sinh thứ thiệt.

    http://www.aikido-world.com/highlights/technical%20_tips/rowing-side-profile1a.htm


    Cái động tác chèo thuyền này khi hiêủ rõ sẽ áp dụng cho lực hông và lúc quăng Uke.




    Thay vì kéo tay vô/ra, mình cũng cò thể đưa tay lên khi hít vô và hất tay xuống khi thở ra.



    Có nhiều người chèo kiêủ này. Họ thuộc hệ phái khác (Ky Society).

    http://www.aikiaulnay.com/aiki-taiso.htm



    Cá nhân tui thì khuyên không nên làm vậy vì khi nhâỷ như họ, mình không có giữ trọng tâm thấp được và có thể mất thăng bằng khi áp dụng vô đòn.

    Tui không kiếm thấy 1 clip nào tập 2 người hết nên không biên thêm về phần tập 2 người vì nếu có biên cũng chả ai hình dung ra đuợc đâu.

    (còn tiếp...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  3. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  4. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Sayo undo

    Cũng lá 1 cách chuỷên tấn và quay hông. Thế Sayo undo này hay áp dụng cho kỹ thuyật Kokyunage. Trong link thì không thấy nhưng thiệt ra lúc áp dụng vô đòn thì quay hông (dùng lực hông) lúc đụng vô Uke.

    Sayo undo cũng có thể tập 1 mình hay 2 người. Tập 1 mình thì cho nóng xương sống, còn tập 2 người thì 'uke' sẽ được dãn lưng trong khi Nage thì tập tấn và đan điền.

    Có nhiều cách làm. Cách thứ nhất là như sau.




    Không đẹp lắm, chỉ có chuỷên tấn chứ không có quay hông gì hết. Lúc áp dụng vô đòn thì giống cái hình bên tai phaỉ của cái link đó luôn (aikido photo).

    Cách khác (không có clip nào chỉ hết) thì giống cái clip trước, nhưng lúc chuỷên tấn thì quay hông và chân đổi từ phương thế tấn kỵ mã (2 chân song song) sang tấn đinh (chân trước chân sau).

    Tấm hình này cho thấy. Từ tấn kỵ mã như clip phiá trên chuyển sang tấn đinh.



    Mới kiếm ra cái clip này. Thường thường tui tập kiêủ này cho dãn lưng. Tập 2 người.
    http://aikidojo.nl/uploads/images/242/kokyu_rokyu_kokyoho_sm.WMV



    Áp dụng vô đòn thể.

    1 tấm hình khác khi áp dụng sayo undo



    Lúc 2 hông đụng nhau mà quay hông nữa thì Uke chỉ có té thôi.

    Và video

    http://www.aikido-world.com/highlights/technical%20_tips/Movies/Ushiro-Hijitori-Kokyunage1b-sayo-undo.avi



    http://www.aikido-world.com/highlights/technical%20_tips/Movies/ushiro-hijitori-kokyunage3c.avi



    http://www.myaa.info/media/A_Celebration_of_Yoshinkan_Aikido.wmv




    Đánh theo kiêủ ''võ tình thương'' thì như mấy link và hình trên còn theo kiêủ ''giang hồ'' thì ''lót'' cái chỏ hay cánh tay vô cổ trước khi quay hông. Tay kia thì tha hồ ''đấm bóp'' bụng hay ba xườn Uke.

    Mấy người đừng hiêủ lầm là tui vũ phu, tui chỉ muốn cho mấy người biết nếu phải áp dụng thật sự thì nên làm làm sao.


    Tuần này tui làm 'bổn phận công dân' rồi đó ... :lol: :lol: Mới thứ 2 mà đã biên 2 bài rồi. Anh chị em tập từ từ nhe, hỏi nhiều quá là không được đâu đó ...

    Hết.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Hình bên tay phaỉ là chỉ cho biết đan điền ở đâu. Động tác này là hít hơi vô xong nén xuống đan điền. Lúc hít hơi vô, 2 tay đánh vòng lên đầu (như tài chi) và chặp hai tay lại và đem xuống rốn cùng lúc hít hơi vô. Động tác đó nhắc là đem hơi xuống bụng dưới và giữ hơi lại đó, vì vậy mà 2 tay chập lại và ''lắc lắc''.
    Cách này là mấy ông Nhật ... dấu nghề. Lắc như vậy 10 năm cũng không ăn thua.

    Theo tui hiểu thì không phải tay lắc đâu mà là lắc cái bụng dưới bằng cách nhún chân rất nhẹ (không để ý không thây). Hai tay chắp ở ngoài thì tư động rung nhiều hơn vì là ngọn của cái gốc (Đan điền)

    Mấy người làm thử xem có khác không. Không thì cứ coi như tui nói xạo cho vui nha. hì hì
    Last edited by NgDaLat; 01-09-2011 at 05:40 AM.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  6. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Tui chưa bao giờ làm đứng hết! Chỉ làm lúc quỳ thôi! Hôm nào thử sẽ cho NgDalat hay! Họ nói làm như vậy cho biết đan điền ở đâu!

    Còn mánh gì nữa không, chỉ tiếp đi!

    Ai có thêm ý kiến xin bổ túc nhe!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Ngày xưa tui cứ nghĩ nào là "nén khí"..... nên tập thiếu điều muốn tẩu hỏa. Không khí, khí thiên tiên, khí hậu tiên là cái quái gì? Sau này sau khi được thầy hướng dẫn cặn kẽ thì mới hiểu tàm tạm là cái khí (Ki) đó là sóng cơ học (người xưa cứ cảm thấy cái gì chuyển động là KHÍ bởi vì để nhận biết không khí là nhờ gió)

    Vì KHÍ là sóng cơ học nên năng lượng cơ học được vận chuyển từ đan điền (trọng tâm của cơ thể) ra quyền qua xương sống tới vai -> Cánh tay -> bàn tay

    Ngoài ra năng lượng còn đươc tích ở phổi khi lá phổi căng. Khi thở ra cũng là cách xả năng lượng nên đấm đá thì thở mạnh khi chạm mục tiêu.

    Khi lắc như vậy (nhún nhè nhẹ), drop người xuống thì thở nhẹ ra, búng người lên thì hít nhẹ vào (tui gọi là búng vì khi làm đông tác này phải coi người như cái lò xo). Đừng nén hơi mà tội nghiệp cái tim (vì tim và phổi liên quan rất mật thiêt). Nén khí có thể bị "tâu hoả" vì loan nhịp tim. Người khoẻ thì không thấy rõ nhưng người yếu như tui là thấy liền. Nhiều phương pháp tập có nén khí như thế chém kiếm thứ 2 hay 3 của aikido. Cái nén đó là một cách tích trử năng lượng để xả mạnh khi chém chứ không phải nén là để nén. Không nên nghĩ là phải nén cho khí xuông đan điền bởi vì không khí chỉ có ở phổi chứ không thể chạy xuống đan điền . Cái mà gọi là KHÍ chạy tới đan điền thì chỉ như một luồng hơi mát chạy thông xuống đan điền (chỉ là cảm giác)

    Phương pháp nhún nhè nhẹ đó ở môn phái khác thì người ta để tay ngữa trước bụng như bưng vật gì. Khi nhún thì thở ra phát tiếng kêu khè khè giống con khỉ nên gọi là HẦU CÔNG. Khi tập đông tác này lâu năm nó có tác dụng masage cái xương xống rất tốt bỏi vì sóng cơ học chạy qua xương sống làm co giản xương sống nhè nhẹ. Vì masage xương sống hằng ngày như vậy nên nó có tác dụng nhuân tuỷ (Tẩy tuỷ kinh ?). Thầy tui nói như vậy. Tui không có ý kiến.

    PS: Vài dòng nói dông dài đỡ buồn. Ba cái vụ sóng cơ học là tui chế ra chứ thầy tui không có nói (chăc ổng đâu có học Vật Lý) Bài này tui viết là 6 phần tui chế còn 3 phần thì .... nghe lóm
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  8. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Tui thì hồi xưa khi học Yoseikan, ông thầy có học võ tầu trước nên chỉ cách nén khí. Tui phải tập hơn 4 tháng mới cảm thấy được và từ đó trở đi tập the kiêủ dưỡng sinh chứ không giám tập theo kiêủ khí công.

    Tui thấy có hiệu quả, còn áp dụng cho aikido thì thấy đan điền thấp là khá đủ. Lúc đánh Kokyunage mà ép khí xong thở ra tui thấy ít tốn sức và mấy thằng tây Uke tui thì nó nói là thấy bị tui quăng rất mạnh.

    Không biết là mình làm đúng kỹ thuật hay tại có khí!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #8
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Như vậy Sayo Undo mình có cần phải hất 2 tay mạnh ra sau và xoay hông lúc đó luôn phải ko mấy anh, zoi lại chuyển sang đứng tấn luôn ????
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  10. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nhiều cách làm lám! cách đó là 1! Lúc vô, nhớ để 2 hông đụng nhau xong rồi mới quay và 'nhấn' tới, đan điền thấp xuống! Như vậy tập cho cách chiếm đan điền luôn đó!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  11. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    động tác chèo thuyền Funekogi.

    1/ Thế tấn Han-mi . Bàn chân trước phải thẳng băng trùng với đường thẳng theo hướng bắc nam (mặt quay hướng bắc). Bẻ thẳng như anh Aiki nó chứ không co bẻ ngang như trong hình. Cái này là tối quan trọng trong IWAMA. (HLV của tui nhắc hàng ngày). Bàn chân sau tạo thành góc 30 độ với phương ngang. Khi kéo bàn chân trước về thì gót chân trước phải nằm giữa bàn chân sau (phần giữa của ức và gót)

    2/ Khi đong đưa thân người thì lưng luôn luôn tạo với phương đứng khoảng 10-15 độ (nhìn hình mẫu của anh Aiki sẽ thấy)

    3/ Cánh tay đong đưa là nhờ thân người đong đưa chứ không phải cánh tay tự đưa ra. Nếu để ý sẽ thấy cánh tay đưa ra hợi chậm sau thân người, kéo lại cũng vậy. Nhiều người không biết nên không có sư điều hợp đó

    Ngày xưa khi tập tui nghĩ thầm động tác này có quái gì hay đâu. Qua bao nhiêu năm bây giờ mới thấy động tác này là kết tinh bao nhiêu tinh hoa đòn thế aikido. Người mới tập hoặc không am hiểu (như tui) nghĩ nó không là cái gì hêt.

    Để nói tới cái hay của nó các ban hãy tưởng tượng bạn có một cái xe hơi chết máy nằm dọc đường. Bây giờ bạn phải đẩy nó đi.....

    Trước tiên là bạn phải đứng hơi nghiêng phía trước, chân trước chân sau (tấn hanmi) tay đưa ra chạm vào xe rồi đẩy nó bằng cả thân người. Bạn có thể đẩy một cái làm cho cái xe di chuyển được không. Chắc không rồi! Bạn đẩy nó, nó đẩy ban lùi lại, ban lại đẩy nó ..... cứ như vậy từng nhịp nhưng người bạn và xe luôn dính vào nhau qua ban tay của bạn và cuối cùng bạn có thể đẩy cái xe cả tấn di chuyển.

    Vì vậy khi tập Funekogi bạn nên làm sao? theo tui nghĩ là :

    1/ Phải nghe ngóng sư thay đổi trong tâm của thân người, điều hợp với đôi tay. Khi điều hợp rồi thì muốn làm nhanh và mạnh làm sao cũng được. Không thì vô ích.
    2/ Không có chuyện ưỡn lưng ra sau hoặc lưng thẳng mà đẩy được xe phải không. lưng phải hơi nghêng phía trước khoảng 10-15 đô. Khi đánh đòn Aikido cũng vậy. Ông Sensei của tui đặc biệt nhấn mạnh điểm này

    Khi tập Funekogi đến mức thượng thừa rồi thì bạn có thể làm như trong movie này

    http://www.youtube.com/w/shioda-gozo---yoshinkan-aikido?v=wITJvYmf-bU&search=gozo%20shioda

    Vì vậy khi ban đi đâu có xe chết máy. Còn ngại ngùng gì nữa, xắn tay áo lên. Aikido trong đời sống hằng ngày mà
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •