Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 52

Chủ đề: Khí Đạo

  1. #41
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh Liên Châu ui

    Nếu được xin anh trình bày từ căn bản cho người chưa biết gì từ thuyết Âm dương, ngũ Hành v.v... thì may ra mới hiểu được. Chứ đọc mấy bài của anh POST muốn tẩu hỏa quá.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #42
    Guest
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi LienChau
    Xin lỗi DCH, Liên Châu cũng chưa đọc được tài liệu nào về KI của AIKIDO cả. Ngay trong box này cũng không thấy ai dán bài luận thuyết về KI của AIKIDO cả nên nếu có khác mong các bạn thông cảm nhé!

    Những điều Liên Châu post lên đều đã có người chứng nghiệm rồi, ngay cả bản thân Liên Châu, tuy rằng tu luyện chưa đến đâu nhưng cũng đã xác thực được đan kinh mỗi từ đều không lừa ai bao giờ đâu.:laugh:

    DCH có thể biên mấy bài về "khí" của võ gia, của AIKIDO cho Liên Châu xem đi! Chắc cũng không có nhiều khác biệt đâu.

    Nếu chưa tiếp nhận được những thuật ngữ trong topic này, DCH cứ hỏi, Liên Châu sẽ cố gắng trả lời trong phạm vi hiểu biết của Liên Châuops:
    Chào anh Lienchau !

    Nếu mà cái thằng DCH mắc dzịch nó viết được một cái bài nào về "khí" hay biết gì về "khí" của Aikido thì nó đã lấy cái NICK là Forever_2 hay là NgDalat_2 rồi đó anh Lienchau chứ lấy cái tên DCH làm gì hehehe !

    H tin chắc là bài của anh có giá trị lắm nên anh mới bỏ công đánh máy post lên, với tấm lòng như vậy là quá đáng quý rồi nhưng H thấy được là anh em không ai hiểu vì nó cao quá, hoặc anh dùng thuật ngữ chuyên môn quá nên làm anh em khó theo dõi được.

    Như Anh NgDalat nói anh có thể viết căn bản từ thấp đến cao, cho anh em hấp thụ được tinh túy bài viết thì bravo anh 100 cái.

    Thân mến bắt tay anh.:friends: :friends:

  3. #43
    master
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi LienChau
    Xin lỗi DCH, Liên Châu cũng chưa đọc được tài liệu nào về KI của AIKIDO cả. Ngay trong box này cũng không thấy ai dán bài luận thuyết về KI của AIKIDO cả nên nếu có khác mong các bạn thông cảm nhé!
    Tài liệu viết về Ki trong Aikido thì có mà anh Liên Châu.
    Em xin post lên đây 1 bài Thiền trong Aikido

    Thiền trong Aikido
    Có thực sự thiền đưa đến sự phát triển của tinh thần

    ( Dịch từ bài: " Meditation in Aikido của Đại sư Tohei" - tạp chí Blackbelt )
    Tất cả các trẻ em sinh ra đều sử dụng bụng và cơ hoành cho việc thiền trong ba tháng đầu và tự động chuyển sang bằng ngực khi lớn. Hình như không có ai biết rõ lắm về nguyên nhân của sự dịch chuyển này. Nhưng những người theo học Aikido, Zen hay Yoga thì cơ chế thở bằng bụng là cơ chế thở tốt nhất mà chúng ta cần thực hiện.
    Thở sâu hay thở có kiểm soát cần phải phân biệt rõ trong thiền. Các bài tập thở sâu đang ngày càng được áp dụng rộng rãi tại Mỹ chỉ là mục đích bồi bổ sau những căng thẳng trong công việc mà thôi, không có gì mới. Như các ca sĩ áp dụng bài tập này từ lâu. Bài tập này bằng cách thở rất chậm thông qua miệng. Sự thở này không giống như bạn thổi bóng mà tương tự như bạn đang làm sạch họng. Hít vào thông qua mũi cũng rất chậm. Đường đi của khí là qua mũi và qua họng. Bạn cảm giác hơi căng trong cổ họng khi khí bị hít vào.
    Nếu bạn là người mới: cố gắng thực hiện bài tập này trong khoảng đếm 8 lần cho cả thở và hít vào. Sau một thời gian bạn có thể tăng lên 10. 12. 15 và hơn nữa. Lúc đầu mỗi ngạy phút tập là đạt yêu cầu. Sau này bạn có thể tăng thời gian tập khí lên. Tư thế trong khi tạp tốt nhất là tư thế ngồi, nhưng bạn có thể thực hiện trong tư thế nằm hay đứng. Với mọi tư thế bạn chọn, chỉ cần lưu ý rằng lưng phải thẳng.
    Nếu bạn thực hiện bài tập một cách đúng đắn, bạn sẽ cảm thấy bụng bạn di chuyển trong khi tập. Thiền , như chúng ta thường thực hiện ngày nay, thì mắt nhắm , chân bắt chéo, và thầm cảm ơn đến thưọng đế toàn năng.
    Trong Zen, thiền được thực hiện với vị trí ngồi bất động cả giờ, nhắm mắt, chân bắt chéo và giữ cho tinh thần sâu vô tận. Trong trường hợp bạn bị mất kiểm soát hay sự tập trung, các thầy tu của Zen sẽ giúp bạn. Họ sẽ đánh nhẹ vào vai bạn bằng gậy gỗ... việc này sẽ giúp cho bạn trở lại trạng thái tập trung.
    Có rất nhiều cách tiếp cận với thiền. Mỗi một nơi có cách tập riêng của mình. Giống như Yoga và Aikido áp dụng tập trung tinh thần thông qua việc thở có kiểm soát ( như mô tả ở trên ). Mặc dù cả 2 như cùng thực hiện một phương pháp, nhưng đối tượng của chúng ta tập trung ý nghĩ theo các hướng khác nhau.
    Trong Aikido, ý nghĩ luôn luôn tại vị trí điểm dưới rốn ( seika-no-itten ). trong yoga, vị trí này thay đổi theo các truờng tập Yoga.
    Trong Aikido, khi bạn hít vào thở ra phải luôn tập trung tinh thần vào điểm dưới của bụng. Để làm được bạn có thể ấn nhẹ vào điểm đó trong quá trình tập. Cũng như trên, tốt nhất là bạn tập trong tư thế ngồi, với 1 căn phòng thoáng đãng, nhưng bạn có thể tập nó trong tư thế đứng hay nằm.
    Tập thiền là 1 quá trình nặng nhọc, bạn phải tự đề ra nguyên tắc cho chính mình nếu bạn muốn tiến xa hơn nữa.
    Một lưu ý cho các bạn nhiều tham vọng: đừng tự ép mình trong khi hô hấp. Một vài võ sinh Aikido quá tích cực trong tập luyện nó một cách khắc nghiệt. họ nghĩ rằng họ có thể tăng cường sinh lực một cách mạnh mẽ bằng việc thở ra một cách đầy sinh lực. Sau vài lần, bạn có thể mắc bệnh trĩ.

    - Bắt đầu tập với việc thở ra chậm bằng mốm, giữ lưng thẳng và tập trung tinh thần vào nhất điểm.
    - Sau khi bạn thở ra, dừng vài giây trước khi hít vào.
    - Hít vào phải rất chậm qua mũi, bạn vẫn phải giữ điểm duy nhất.
    -Dừng lại vài giây sau hít như khí đi vào bụng. sau đó lập lại từ đầu


  4. #44
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này
    Last edited by LienChau; 06-12-2013 at 04:26 PM. Lý do: Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

  5. #45
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này
    Last edited by LienChau; 06-12-2013 at 04:26 PM. Lý do: Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

  6. #46
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này
    Last edited by LienChau; 06-12-2013 at 04:26 PM. Lý do: Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

  7. #47
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này
    Last edited by LienChau; 06-12-2013 at 04:27 PM. Lý do: Bài cần sửa... thông tin kiến thức cần kiểm chứng lại. Mong mod xoá hộ bài này

  8. #48
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Các bạn có hứng thú với tiên thiên, có thể tham gia tập CTNC. CTNC sẽ tạm thời làm nghịch chuyển kinh mạch. Tập tốt nhất trước 16 tuổi.

  9. #49
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Lần trước đã viết đến 7:Khảm ly giao cấu, lần này viết nốt cho hoàn thành bài giảng của thầy.

    Tu luyện đến mức chân tâm thuần dưa, xưa nay được coi là mục tiêu cao nhất của ngoại đạo theo cách gọi của Phật bao gồm các đạo bà la môn, yoga, tu thần tiên....tu luyện đến mức này thì lên được tầng cao nhất của cõi vô sắc giới gọi là phi tưởng phi phi tưởng xứ, rồi không thể lên cao hơn được nữa, lúc này hành giả triền miên trong thiền định nhưng không làm sao tách chim chân tâm ra khỏi hư không được, vì càng dụng tâm để tách rời thì càng sa vào sự phân biệt đối đãi nên rốt cuộc lại từ từ sa xuống các tầng thấp hơn, vậy đến đây phải làm sao? đó chính là lý do mà Phật xuất hiện ra đời để chỉ giáo cho ngoại đạo biết con đường phải đi tiếp ra sao, phải làm sao nhảy thoát ra ngoài tam giới thì mới viên mãn được, đức Phật đã chỉ dạy thế nào?

    Kinh Thủ Lăng Nghiêm viết:
    "Lại nữa, A-nan, từ chỗ cao nhất của sắc giới, lại có hai đường trẻ.Nếu nơi tâm phóng xả, phát minh được trí tuệ, trí tuệ sáng suốt viên thông, thì ra khỏi cõi trần, thành vị A-la-hán, vào Bồ-tát-thừa: một loài như thế, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.
    Nếu nơi tâm phóng xả, khi thành tựu được sự phóng xả rồi, lại cảm thấy cái thân làm ngăn ngại và tiêu cái ngăn ngại ấy vào thiên không, thì một loài như thế gọi là không xú.
    .................................................. ......................."

    Đoạn kinh trên Phật dạy rằng, khi chân tâm thuần dương thì sẽ gặp hai con đường trẽ tại đỉnh cao nhất của sắc giới, nếu tại đây hành giả thấy cái thân còn ngăn ngại bèn tiêu luôn thân vào hư không thì bước tiếp vào vô sắc giới, ngược lại theo con đường khác thì sẽ bước vào Bồ tát thừa, gọi là Hồi-tâm-đại-a-la-hán.
    Vậy Bồ tát thừa là gì? đó là con đường đi ngược trở xuống nhân loại, thậm chí vào cảnh địa ngục để độ tận chúng sinh
    Thật là một sự trùng hợp thú vị giữa tư tưởng đại thừa của nhà Phật và chặng đường tu tâm của Đạo gia gọi là càn khôn giao phối, lấy chân tâm thuần dương trở ngược xuống giao phối quẻ khôn thuần âm.




  10. #50
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    8.Càn khôn giao cấu:

    Sách "Tính mệnh khuê chỉ" viết:
    "..............
    Cho đến khi khói tan lửa tắt, khoáng tận, kim thuần.bấy giờ mới được một hạt long hổ kim đơn, tròn tròn, sáng rở rở, như sương , như điện, không phải sương mù, không phải khó, huy hoàng rực rỡ, chói lọi Côn Lôn.Phóng ra khai thông thiên địa huyệt, thu lại thì ẩn tại Thúy Vi cung( thượng đan điền)
    Lúc này dược không sinh cũng chẳng chuyển, tân dịch không đi xuống, lửa chẳng bốc lên,Ngũ khí đều chầu về thượng dương, tam hoa đều quy tụ về đỉnh đầu.Lúc ấy âm tận dương thuần, đơn thục, châu linh,

    Tử Dương Ông viết:
    Quần âm tiêu tận, đan thành thục
    Chuồng lồng thoát khỏi, thọ muôn năm


    Cho nên Đường Tống chư tiên, chủ trương thoát xác (nguyên thần xuất khiếu, bỏ lại nhục thể) có đường lối hẳn hoi, có thể tùy ý hoá thân, tự do xuất hiện tiêu thất......................

    Nhưng châu ở Côn Lôn (đỉnh đầu), làm sao xuống dưới để kết thành thánh thai? Nhất định phải nhờ mũi, rồi trộm Linh Dương Chân Khí để đẩy ép nó, dùng thái dương chân hoả để ép nó xuống.Thúc ép lâu dần, linh đan sẽ tự rơi xuống, sẽ chui xuống miệng, trực xạ xuống đan điền. Khoảnh khắc mây tuôn mưa rải, sấm chớp rền vang, đánh tan hết âm khí, và bách linh sẽ quy tụ cả về, y thức như các tai hoa xe đều gom về trục xe, và thất bửa trong con người cũng đều quy tụ nơi đó vậy.
    .................................
    Khi mà hai dương trong ngoài kết hợp, khi thánh thai vừa kết, thì phải thường thường quan tâm, cẩn cẩn hộ trì, như rồng con dưỡng ngọc, như thiếu nữ mới có thai, phải đóng chặt đan điền không được cho nó thấm lậu ra ngoài......

    Lại trong mọi thời khắc, phải cận thận đi, đứng, nằm, ngồi, lúc nào cũng lưu tâm chú ý như vậy, như tại mẫu thai, phải như si ngốc không biến cải, không được gián đoạn khi nào"

    -----------------------------------
    Đoạn trên sách ''tính mệnh khuê chỉ'' viết tối nghĩa, chỉ nêu hiện tượng còn lý luận chưa rõ ràng, không những tính mệnh khuê chỉ mà cả các sách đan thư khác cũng không sao chỉ rõ được tại sao mà càn khôn giao cấu kết thánh thai thì nhảy ra ngoài tam giới, nay tôi (huyenquangtu) đem kiến giải của mình tạm giải thích như sau:
    -chân tâm: 3 hào dương
    -hư không: 3 hào dương
    Như vậy quá trình thủ khảm điền ly hoàn tất thì chân tâm thuần dương thực chất là 6 hào dương ( vì chân tâm và hư không vẫn còn dính mắc vào nhau )
    -quẻ khôn: 3 hào âm
    Trong pháp giới có một lý tự nhiên nhi nhiên , không biết sao ra vậy, đó là âm dương hễ găp nhau thì giao cảm phối ngẫu bên nhau, do đó:
    -càn khôn giao cấu: 6 dương phối với 3 âm nên 3 âm của hư không tách rời 3 dương của chân tâm phối với 3 âm của quẻ khôn tạo thành một vòng hư vô là thánh thai
    Tại sao vậy, đây là đạo đi ngược, hư vô thuận sinh ra thái cực là chân âm chân dương, nay thái cực đi ngược thì trở lại vô cực, vậy là chân tâm thuần dương tách khỏi hư không liền nhảy vào vòng tròn vô cực này, ra khỏi tam giới( tam giới chính là thái cực)

Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •