Em lập topic này để không làm đứt mạch topic "Nội công" của anh fourever.

Chào anh fourever, về khí công, nội công, em cũng có một vài nhận định khác, rất vui được cùng trao đổi với anh và mọi người. Em sẽ lấy một số lời dạy của Đan kinh do tiền nhân để lại để thay lời.


Trong "Kim tiên chính luận" có nói:

ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
Dẫn Khí:

ốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống. ến ây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.

Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói, là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà. Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!

Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
Suốt thông được lý này, pháp này, thì Kim đơn sẽ thành.



Trong "Tính mệnh khuê chỉ" ( http://www.nhantuvan.com/tmkc.html , có nói Đường vận chuyển của chân khí :

Đường vận chuyển của Chân khí có hai khoảng đứt quãng: Trên là Mồm, dưới là Cốc đạo hay hậu môn. Muốn cho mạch đến được liên tục cần phải lấy lưỡi đưa lên cúa để cho liền mạch nơi mồm tức là bắc Thượng thước kiều, Và cần phải khép kín hậu môn lại gọi là bắc Hạ thước kiều. Người xưa đã tóm tắt công phu vận khí điều tức tiên thiên khí bằng bốn chữ: Hấp (hô hấp); Để (đưa lưỡi lên cúa để khóa môn 'miệng' ); Toát (khép kín hậu môn); Bế (nhắm mắt, ngậm miệng) .

Như vậy, người luyện nội công, khí công, trước tiên phải biết vòng vận chuyển nhâm đốc, sau đó biết cách nghịch chuyển vòng châu thiên này theo hướng "đốc thăng, nhâm giáng". Lưỡi chạm hàm trên (bắc thượng thước kiều), và co nhíu hậu môn (bắc hạ thước kiều) chỉ thực hiện lúc hành công, khi chân khí vận chuyển thì tự động bắc thượng hạ thước kiều. Lúc bình thường không được tự ý đưa lên. Lưỡi chạm hàm ếch vào lúc bình thường là mở đường cho tâm hỏa theo nhâm mạch mà đột nhập vào nê hoàn.

Trong "Khí đạo - Truyền thụ sai trong khí công" có đoạn luận về bắc thượng hạ, thước kiều:

Cái sai của viêc "Lưỡi đặt lên vòm hàm trên"

*Lưỡi đặt đúng sai
-"Bắc cầu (đáp tước kiều)", vốn là năng lực tự nhiên, cần gì phải mượn đến vai trò của con người?
-Cong lưỡi khép khiếu vốn là động tác do con người nghĩ ra như vậy, vì thế mà làm thiên cơ tự tuyệt!


Cái mất của việc đặt lưỡi:
-Lưỡi chống lên trên lâu và cong thì khiến mạch khí đều khép lại;
-Mạch không thông thì khí cơ không vận hành được, bởi vậy mà xôi hỏng bỏng không!


Giải thích (Lục Lưu): Người xưa nói: Thiên cơ không thể tùy tiện tiết lộ ra ngoài, lời nói bừa ra
ngoài chỉ là lời quái gở! Chẳng biết ai đã tiết lộ huyền cơ "Đáp tước kiều", khiến cho kẻ
phàm phu ngỏng hêt cả lưỡi lên, chuẩn bị trước cho việc "chống lưỡi lên vòm hàm trên".
Họ không biết rằng "nhân cơ động thì thiên cơ bât động", người bình thường tự gây
nhiễu cho mình, thực là sai lâm quá lắm!