Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 52

Chủ đề: Khí Đạo

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Em lập topic này để không làm đứt mạch topic "Nội công" của anh fourever.

    Chào anh fourever, về khí công, nội công, em cũng có một vài nhận định khác, rất vui được cùng trao đổi với anh và mọi người. Em sẽ lấy một số lời dạy của Đan kinh do tiền nhân để lại để thay lời.


    Trong "Kim tiên chính luận" có nói:

    ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
    Dẫn Khí:

    ốc mạch khởi hành vào giờ Tí, bắt đầu từ huyệt Ngân xỉ lên Sơn căn, lên Thiên môn, ra ngọc Chẩm, xuống Giáp tích, rồi xuống Trường cường là chấm dứt cơ hiển hành của đốc mạch, theo đường rỗng của cột sống. ến ây thì nó vi hành vào con đường bên trong.
    Nhâm mạch khởi hành vào giờ Ngọ, bắt đầu từ huyệt Hội âm lên quang nguyên, lên Thập Nhị trùng lầu, lên Thừa tương, đến Ngân xỉ, rồi trở xuống theo đường trong mà về ngôi cũ.

    Chúng ta nên biết: Hai mạch này vận hành như trên đã nói, là vận hành theo cơ vận chuyển của âm dương Hậu Thiên nên con người có sanh tử.
    Hai mạch vận hành như trên là tà cơ, nên Thủy Hỏa đều tà. Do đó Càn cung bị tà thủy ô nhiễm gây cho trí tuệ con người bị mất dần dần!.
    Còn Tà hỏa thì xuống thiêu đốt tạng thận, làm cho tuổi thọ con người dần dần giảm thiểu!

    Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
    Nghịch chuyển hà xa còn gọi là cơ vận chuyển của Trung Thiên giáo phát.
    Thể thủ do cơ nghịch chuyển mà vận.
    Châu thiên do cơ nghịch hành mà chuyển.
    Suốt thông được lý này, pháp này, thì Kim đơn sẽ thành.



    Trong "Tính mệnh khuê chỉ" ( http://www.nhantuvan.com/tmkc.html , có nói Đường vận chuyển của chân khí :

    Đường vận chuyển của Chân khí có hai khoảng đứt quãng: Trên là Mồm, dưới là Cốc đạo hay hậu môn. Muốn cho mạch đến được liên tục cần phải lấy lưỡi đưa lên cúa để cho liền mạch nơi mồm tức là bắc Thượng thước kiều, Và cần phải khép kín hậu môn lại gọi là bắc Hạ thước kiều. Người xưa đã tóm tắt công phu vận khí điều tức tiên thiên khí bằng bốn chữ: Hấp (hô hấp); Để (đưa lưỡi lên cúa để khóa môn 'miệng' ); Toát (khép kín hậu môn); Bế (nhắm mắt, ngậm miệng) .

    Như vậy, người luyện nội công, khí công, trước tiên phải biết vòng vận chuyển nhâm đốc, sau đó biết cách nghịch chuyển vòng châu thiên này theo hướng "đốc thăng, nhâm giáng". Lưỡi chạm hàm trên (bắc thượng thước kiều), và co nhíu hậu môn (bắc hạ thước kiều) chỉ thực hiện lúc hành công, khi chân khí vận chuyển thì tự động bắc thượng hạ thước kiều. Lúc bình thường không được tự ý đưa lên. Lưỡi chạm hàm ếch vào lúc bình thường là mở đường cho tâm hỏa theo nhâm mạch mà đột nhập vào nê hoàn.

    Trong "Khí đạo - Truyền thụ sai trong khí công" có đoạn luận về bắc thượng hạ, thước kiều:

    Cái sai của viêc "Lưỡi đặt lên vòm hàm trên"

    *Lưỡi đặt đúng sai
    -"Bắc cầu (đáp tước kiều)", vốn là năng lực tự nhiên, cần gì phải mượn đến vai trò của con người?
    -Cong lưỡi khép khiếu vốn là động tác do con người nghĩ ra như vậy, vì thế mà làm thiên cơ tự tuyệt!


    Cái mất của việc đặt lưỡi:
    -Lưỡi chống lên trên lâu và cong thì khiến mạch khí đều khép lại;
    -Mạch không thông thì khí cơ không vận hành được, bởi vậy mà xôi hỏng bỏng không!


    Giải thích (Lục Lưu): Người xưa nói: Thiên cơ không thể tùy tiện tiết lộ ra ngoài, lời nói bừa ra
    ngoài chỉ là lời quái gở! Chẳng biết ai đã tiết lộ huyền cơ "Đáp tước kiều", khiến cho kẻ
    phàm phu ngỏng hêt cả lưỡi lên, chuẩn bị trước cho việc "chống lưỡi lên vòm hàm trên".
    Họ không biết rằng "nhân cơ động thì thiên cơ bât động", người bình thường tự gây
    nhiễu cho mình, thực là sai lâm quá lắm!

  2. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Năm 1997, NXB Mũi Cà Mau có ấn hành cuốn ''Khí đạo'' của tác giả Lục Lưu, một khí công sư Trung Hoa đắc chân truyền của thái cực môn có nhiều nhận định rất chính xác, phần ''sai lệnh khi luyện khí công'' viết rằng:

    * Khả năng sai lệnh:
    - Tu sơ cấp khí tụ như kênh lạch, sai lệch vô hại
    - Tu trung cấp khí tụ như sông hồ, sai lệch ít di hại
    - Tu cao cấp khí tụ như biển cả, sai lệch có hại

    Giải thích (Lục Lưu): luyện khí như tụ nước, lúc đầu còn vơi, rót vào thoải mái không sao.Đến mức lưng lửng đã phải chú ý. Khi nước đã cao, sông đã quá đầy thì thành tai họa lụt lội, đến lúc đó mới xảy ra sai lệch đáng kể...

    * Phân biệt công pháp chân thật:
    - Quyết pháp không thấy trong sách cổ kim
    - Công pháp chân thật không giống với những gì viết trong sách cổ kim

    Giải thích: Tất cả những gì xưa nay đã công bố ra cho công chúng đều là nền tảng của pháp phổ truyền.Tất cả những gì thuộc về bí pháp của các đại tông phái đều không công bố rõ cho đời nên dù có sao chép được cũng khó mà biết được. Dùng cách này soi vào nội hàm của các công pháp thì phát hiện được ngay dấu vết của việc sao chép, thật giả sẽ được phân biệt.

    Phần sai về" ý thủ đan điền" viết:
    * Lò lửa lư đỉnh đan điền:

    - Lò lửa: chỗ bắc bếp nổi lửa, lò lửa có vị trí xác định
    - Đan điền: chỗ lạc hoàng kết thành đan, đan điền không có vị trí xác định

    Giải thích: Ngày nay nhiều người cho rằng tập trung ý niệm vào bụng dưới là "ý thủ đan điền" đó là một quan nệm rất sai lầm? Ở bụng dưới đó chỉ là chỗ "bắc bếp nổi lửa", cần có "phi đan", "lạc hoàng", rồi khi ấy mới có thể định vị đan điền được.Nay đan vẫn chưa ló ra, làm sao có đan điền được.

    * Chỗ bắc lò nổi lửa:
    - Không phải là kết cấu thực thể, chẳng rơi vào cảm xúc bên ngoài
    - Trước thận sau rốn, dưới ly trên khảm
    giải thích; ngày nay mọi người lấy một điểm nào đó ở mặt da rồi cho đó là nơi thủ khiếu, thật là sai lầm lớn! tiếp xúc của con người vốn ở mặt ngoài của da, nếu thủ ý như vậy càng làm cho khí thường tụ đến mặt da, tiết ra ngoài mà hao tổn dần.Tu vốn là việc tụ khí để tăng tinh, vì sao lại tự mở đập chắn để xả nước?

    * Cái mất của thủ khiếu:
    - Thủ ý tiếp xúc ở bên ngoài sẽ tạo ra khai khiếu phóng khí
    - Tụ hoả nhiệt thì lửa bừng lên tiêu hao hết khí
    giải thích:"thủ ý đan điền" lúc cảm thấy nóng, lúc cảm thấy lạnh, lúc thấy khí hành, lúc không thấy, khí tụ thì nóng, khí trệ thì lạnh; tụ nhiều thì thấy trôi chảy dào dạt, thoát ra thì mất. Vì vậy có người thủ khiếu đến hàng chục năm mà vẫn không có công phu. nay xin vạch rõ để uốn nắn, người luyện công pháp này cần hết sức tránh phạm sai lầm đó!

    Cái sai của việc "lấy ý lĩnh khí":

    * Quy luật vận hành của khí":
    - Khí thịnh thì tự vận hành; nếu khí không vận hành thì dẫn nó phỏng có ích gì?
    - Khí vận hành hợp với đường của nó, có đường rồi còn đặt thêm đường vào đâu nữa?

    Giải thích: Khí vận hành một cách tự nhiên, hình thành trước sau, chủ thứ, hướng đi thuận nghịch, cần chi phải dẫn dắt nó để phạm đến tính tự nhiên của khí?

    * Sai lầm của việc đạo dẫn khí:

    - Lấy mạch của ý gia thay cho mạch tu vận hành chắc phải sai
    - Biến khí nội tu thành khí ngoại tản, tu chính khí không thành!

    Giải thích; vòng vận hành của khí đều có đường đi riêng của mình, mạch của đông y là mạch sinh lý bệnh lý, mạch của phật, đạo là mạch công lý tu lý, nguồn cội của chúng hoàn toàn khác nhau, không thể lẫn lộn. Khí của con người thường phát tán ra ngoài, nên cần phải luyện tu, khiến cho khí quy trở bvề tụ ở giữa, nay lại dẫn khí tuần h2nh theo mạch y học mà đưa ra bề ngoài, há chẳng phải là tự làm hao mất khí đã tụ hay sao? vậy ai còn nói theo cái sai đó, thì nên sửa ngay đi!

    * Dẫn khí bị mất:
    - Khí không đủ mà dẩn sẽ bị hư dương manh động
    - Khí thinh tụ m2 dẫn thì sẽ bị hao tản ra ngoài
    - Khí tĩnh ở trong mà dẫn thì sẽ làm loạn cơ chế khí

    Giải thích: vốn dĩ khí đang tĩnh mà lại dẫn bửa đi, sẽ làm cho khí bị nhiễu loạn, huống hồ còn nỗi lo, khí bị tiêu hao, tản ra ngoài?

    * Dẫn bừa nên gây ra bách bậnh:
    - Khí không tuân theo đường đi chính thường mà đi ngược ngịch
    - Khí không chạy theo đường của nó mà cướp đường đi chéo
    - Khí dẫn bừa vào chổ bí kết đút nút lại

    * Ba thuyết chu thiên:
    - Phù dương chu thiên: vòng vận hành chỉ trên phần ngoài (biểu), là ngụy(giả) chu thiên
    - Thần khí chu thiên: vòng vận hành lưỡng nghi, là tiểu chu thiên
    - Nguyên thần chu thiên: vòng vận hành tam giới - đại chu thiên

    Giải thích: Ngày nay người ta thường lấy noãn khí phù dương tuần hành trên mặt da, chỉ vận hành nổi theo mạch nhâm đốc của y gia, mà gọi là đại tiểu chu thiên, sai lầm quá lắm.

    * Cái mất của vòng vận hành nổi (phù chu)
    - Lấy ý dẩn khí phạm vào tính tự nhiên
    - Nội hkí ngoại dẫn, phạm vào hoà âm dương
    - Do con người tuần kinh vận hành, lấy mạch của y gia thay cho mạch tu đạo

    Giải thích: Pháp ý thủ hạ nguyên để "bắc lò nổi lửa" là giai đoạn ban đầu xây dựng nền móng của đan đạo môn, lúc này khí phù dương ít tụ mà thường tuần vận.Tuy vậy chuyện khí phù dương thông suốt dồi dào chỉ mang tính nhất thời, cần phải dẫn chúng quy trở về, chớ có dẫn vận làm chúng hao tán mất, tự mình phải biết mà bớt lửa lò! người đời nay không hiểu rõ lý này, khi hkí phù dương mới động đã dẫn hoả vận hành theo đường tròn, còn tự cho đó là "đại tiểu chu thiên". chao ôi, thật ngu lắm! những ai mới học cần chú ý phân biệt!

    * Phù dương thông biểu:
    - Một là bị hao tán
    - Hai là trở ngại đối với việc tu
    - Ba là khó bảo toàn
    - Bốn là khó chữa bệnh

    Giải thích: vòng vận hành của khí phù dương, đối với lĩnh vực tu hành không được tính là nhập môn, đối với công phu không được coi là có trình độ. Cái chính là giữ cái hoà của việc thông biểu. cách làm này khó duy trì được lâu, cần tránh sa vào sai lầm này!

    * Tu và động tác:
    - Hễ do nội khí dẫn động tạo ra động tác thì đều gọi là tu luyện
    - Hễ do con người tạo tác ra động tác thì đều không gọi là tu luyện!

    Giải thích: có tu nên mới có tư thế ngoại động, thì tư thế đó chính là tư thế tu, những tư thế của người không tu, chỉ là tư thế bình thường! cho nên tu với không tu, là do bên trong chứ không phải do bên ngoài. Ngày nay người đời thường chấp vào động tác khí công, đúng là bỏ gốc lấy ngọn, bởi vì họ chưa biết vận động vốn không phải là lối tu chân chính của khí công! than ôi, giới nhân sĩ khí công thời nay, mỗi khi soạn động tác, đều đưa thuyết " ý thủ đan điền", "lưỡi chống lên vòm hàm trên", "lấy ý lĩnh khí","đại tiểu chu thiên","động công", "tĩnh công", rồi tự sáng tác công pháp, viết thành sách tung ra cho đời, chỉ đạo tập luyện. Ôi chao! nếu gọi đấy là khí công tu chân thì làm sao mà lại không đạt kết quả? nếu đúng như họ nói thì nhày múa ca hát, ăn mặc đi lại đều là công pháp cả ư! Khí công đến mức này đúng là lạm phát quá quẩn.

  3. #3
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tu luyện khí công là quá trình phục hồi và phát triển khí tiên thiên, cải tạo lại tình trạng bẩm sinh của con người, là quá trình rèn luyện thần khí, tiêu chuẩn để phân biệt một khí công sư với người thường trước hết là sự khác biệt về thần khí, người xưa thường mô tả những người tu luyện khí công là tiên phong đạo cốt, thần khí khác phàm, mắt sáng, nhãn thần mạnh, tiếng nói mạnh...những người tự nhận là khí công sư hoặc chức danh tương tự mà không đạt tiêu chuẩn về thần khí thì không đáng tin, dẫu cho họ có công năng đăc dị đi nữa, về bản chất công năng đặc dị và tiên thiên khí không có quan hệ hai chiều, luyện thành tiên thiên khí thì sẽ phát sinh công năng nhưng có công năng không hẳn là đã luyện thành khí tiên thiên, có nhiều quy luật về luân hồi nhân quả nghiệp báo chi phối điều này.
    ngay tại trung quốc, nơi có số lượng khí công sư đông nhất thế giới nhưng số người thực sự luyện được tiên thiên khí là rất ít, phần nhiều đều là những người có mang theo công năng đặc dị bẩm sinh, rồi tự mình sáng chế công pháp dạy người mà thôi, những thứ công pháp đó chỉ thích hợp với riêng vị đó chứ không thích hợp với tất cả mọi người, thật đáng buồn khi chúng ta đọc tin thấy một khí công sư chuyên phát khí chữa bệnh mà lại chết vì bệnh đứt mạch máu não khi chưa tới tuổi thất thập cổ lai hy, cách đây mười năm tôi thật sự thất vọng khi tham gia lớp học về năng lượng khi thụ giáo với những vị thầy mà thần khí tối tăm lạnh lẻo hơn ngừơi thường, thậm chí có vị chỉ trước sau một năm chữa bệnh cho người mà tóc đen hoá bạc trắng cả đầu...

    (trích: Những sai lầm trong khí công hiện đại - Huyenquangtu)

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài hay lắm LC ơi! Nhưng chắc cần 1 thời gian khá lâu để đọc và hiểu!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    "Kim tiên chính luận - Thích nghĩa chính văn"


    Muốn học đạo, phải học Chân đạo, Chân đạo nếu bất thành cũng nên được người có nhân phẩm cao thượng, và có thể trường sinh bất lão.
    Còn học giả đạo, chẳng những được hồi đầu theo nẻo dại, mà cuối cùng có thể mất đi kiếp làm người.
    Nếu quyết tâm theo học Chân đạo, tự nhiên biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa. Gặp cơ duyên có thể kết ơn thành Xá lợi.
    Còn học giả đạo dù cho biết Tánh biết Mạng, đắc Dược đắc Hỏa, cuối cùng cũng chẳng thành công.

    Tu theo ại đạo, nhớ một bí quyết: Chỉ có Thần Khí mà thôi.
    Trước phải hiểu về cơ tạo hóa và biết có đục có trong, thì Tinh sanh mới có thể hạ công Thể thủ.
    Tiếp đến phải minh về cơ hô hấp, lại phải suốt thông ở tiết tự công phu, thì Thần ngưng Khí mới tự luyến hấp.
    Sau đó hai khí Tiên Thiên và Hậu Thiên phải khế hợp, thì tinh mới hóa thành Khí.
    Ta thấy người đời cũng biết dưỡng sinh, nhưng luyện Tinh mà Tinh chẳng trụ, Kim đơn chẳng thành, đều do chẳng biết quy luật Tự nhiên phải như vậy. Cũng đều do cái lỗi Thể lầm Luyện lộn!
    Còn về cổ thư, vốn đã tạo ra nhiều tên thí dụ, như Lư đảnh, như ạo lộ, rồi có kẻ mượn Lư đảnh, đạo lộ mà mê hoặc người. Thí dụ Hống, Diên, Dược vật, cũng có kẻ mượn đó mà phĩnh phờ người.
    Cho nên hễ giả đạo càng sáng, thì Chân đạo càng tối.
    Người đời mượn thí dụ mà mê hoặc người, lôi cuốn kẻ mê để trục lợi đồ danh, kể ra cũng vô số!
    Theo đó mà quán xét: Bậc Trí thì được gặp, Chân sư thì hiểu rành Chánh đạo.
    Còn kẻ mê si, phải gặp tà sư, mà bị lỗi lầm. ều do chẳng hiểu được phần dạ lý của quần thư giản dị mà phải mất đi phần Chánh lý.



  6. #6
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Bác Sĩ Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ - Người dịch các tác phẩm đạo Lão.

    Càng ngày tôi càng trông tỏ hai nẻo đường, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua:

    1.- Nẻo đường hướng ngoại: để thích ứng với hoàn cảnh.
    2.- Nẻo đường hướng nội: để tiến hóa; để đắc Đạo, phối Thiên.

    - Nẻo đường 1, tôi gọi là Âm Lộ, vì càng ngày nó càng tiến vào hôn trầm, ám muội.nẻo đường 2 là nẻo đường tiến vào tâm linh, sẽ đưa đến giải thoát con người. Tôi gọi con đường này là Dương Lộ, vì càng ngày nó càng tiến tới ánh sáng, tới quang minh.

    Hai nẻo đường trên người Trung Hoa xưa đã đề cập đến:

    Nơi đầu quyển Kỳ Môn Độn Giáp, ta đọc thấy:

    "ÂM DƯ NG THUẬN NGHỊCH BẤT ĐỒNG ĐỒ."
    (ÂM DƯ NG XUÔI NGƯỢC KHÁC ĐƯỜNG NHAU).

    Chương 33 Trung Dung viết:

    "Thơ rằng:

    Gấm mặc trong, ngoài phủ áo sa,
    Là vì ngại gấm đầy hoa lòe loẹt.
    Nên đạo quân tử ám nhiên, ẩn ước,
    Sau dần dần mới sáng rực mãi lên.
    Đạo tiểu nhân mới ngó ngỡ là đèn,
    Nhưng càng ngày càng tối đen tối sẫm..."

    Nẻo đường hướng ngoại suy cho cùng trớ trêu thay lại là nẻo đường của các đạo giáo công truyền trên thế giới. Phẩm chất của các đạo giáo công truyền, của các "NGO I Đ O" này là những phẩm chất ngoại tại: Thượng thần ngoại tại, chân lý ngoại tại, luật lệ ngoại tại, quyền uy ngoại tại, thưởng phạt ngoại tại, đền đài miếu mạo ngoại tại, kinh sách ngoại tại, định luật nhân sinh toàn là những qui ước ngoại tại. Những người đã bước chân vào con đường này dần dần bị cấm suy, cấm nghĩ, cấm so sánh, càng ngày càng bị "viễn cách chỉ huy" (remotely controlled), và dần dà trở thành những hình nộm trên sân khấu đời...mang danh đi đạo, mà suốt đời chẳng biết thế nào là đạo.

    Con người được đổ vào những khuôn sáo mà xã hội đã tạo dựng nên. Những khuôn sáo này chính là chiếc giường cố định của Procruste. Ai lùn, ai ngắn thì kéo cho xương khớp lìa tan, miễn là phải vừa với khổ giường; ai dài, ai lớn, thì chặt bớt đi cho ngắn lại. Đi vào con đường này, chỉ thấy toàn là kỷ luật, còn tự do, hạnh phúc chỉ là những danh từ hão, hữu danh vô thực.

    Những đạo giáo công truyền này hết sức khác biệt nhau, nhưng đều được giảng dạy cho con người từ lúc ấu thơ, từ khi còn ấu trĩ. Chính vì đối tượng của chúng là CON NGƯỜI ẤU TRĨ nên dĩ nhiên chúng cũng phải ấu trĩ.

    Suy kỳ cùng, chúng cũng có ích cho nhân loại, vì chúng đóng góp nhiều vào công cuộc giữ gìn an ninh trật tự xã hội, giúp con người đối xử hẳn hoi với con người, giúp con người ăn ngay ở lành, ít là trên hình thức bên ngoài, và theo tầm nhìn lối nghĩ của các giáo hội.

    Theo đạo giáo công truyền cũng là một cách thích ứng với ngoại cảnh, và cũng thỏa mãn phần nào niềm khao khát siêu nhiên của con người.

    Con đường thứ hai, là con đường hướng nội, là con đường giải thoát thực sự, mà Ấn Độ xưa đã dùng những tiếng như là Yoga, Moksa, Kriya Yoga, mà ngày nay người ta dùng những tiếng như là SELF-REALIZATION, hay GOD-REALIZATION (THỰC HIỆN TỰ TÁNH, THỰC HIỆN THIÊN CHÚA) v,v...

    Phẩm chất của đạo giáo mật truyền này - một NộI GIÁO duy nhất của nhân quần - là phẩm chất nội tại: Thượng thần nội tại, chân lý nội tại, luật lệ nội tại, quyền uy nội tại, thưởng phạt nội tại, kinh sách nội tại, đền đài miếu mạo nội tại: Thượng thần chính là Căn Nguyên con người, Nguồn sinh con người; kinh sách, lề luật chính lương tâm con người; tất cả đều là thiên nhiên, vĩnh cửu. Đền đài chính là thân tâm con người. Con người được khuyến khích suy tư, khuyến khích tìm cầu, khuyến khích thoát khỏi những gì tù túng, trói buộc thân phận con người. Nó có mục đích giúp con người vươn vượt lên trên thân phận con người, trở thành thần minh, ngay từ khi còn ở gian trần này, hưởng hạnh phúc tâm linh ngay từ khi còn ở gian trần này: Thực vậy, muốn biết mình chứng đạo hay không chỉ cần kiểm điểm xem mình có được hạnh phúc thực sự hay không, quang minh chính đại hay không, tiêu sái hay không, hồn nhiên hay không.

    Vì nó không đòi hỏi con người phải sống cố định theo những khuôn khổ gian trần nào, mà chỉ đòi hỏi phát huy những khả năng vô biên vô tận sẵn có nơi mình, thực hiện tinh hoa còn tiềm ẩn nơi mình, nên con người càng ngày càng cảm thấy mình có thể triển dương, tiến hóa vô biên tận.

  7. #7
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Loại đạo giáo này dành cho những tao nhân, mặc khách, những tâm hồn cao siêu, khoáng đạt. Con người thường chỉ tìm ra được NộI GIÁO này lúc đầu đã hoa râm, lúc tuổi đã khoảng 40, và thường là có may mắn gặp được chân sư chỉ dạy.

    Những đạo giáo công truyền ngày nay có rất nhiều. Nguyên Thiên Chúa Giáo cũng có vô số giáo phái. Ngoài ra chúng ta còn có Phật giáo, Ấn Giáo, Bà La Môn giáo, Hồi giáo. Mới nhìn, ta thấy chúng hết sức khác nhau. Nhưng suy nghĩ thêm một chút, ta thấy chúng rất là giống nhau.

    1- Trước hết chúng là đạo giáo của đại đa số quần chúng. Đạo nào cũng hãnh diện vì có hàng triệu triệu tín đồ.
    2- Đạo nào cũng có đền đài miếu mạo.
    3- Đạo nào cũng có một vị Thượng thần, hay nhiều vị thần; nhiều vị Phật, hay nhiều vị thánh để ca tụng, tôn thờ, hương hoa cúng quải.
    4- Đạo nào cũng có những nghi lễ để hành, những kinh để đọc, những bài ca để hát, cũng xì xụp van vái.
    5- Đạo nào cũng đòi hỏi sự đóng góp của giáo dân: xem lễ, dự lễ, cầu kinh chung, góp công, góp của.
    6- Đạo nào cũng thường có những lễ nghi đặc biệt để đánh dấu các thời điểm quan trọng của cuộc đời như: tử, sinh, quan, hôn, tang, tế v.v...
    7- Đạo nào cũng tạo ra những thiên đường riêng, những địa ngục riêng, và cũng có những vị thánh thần, hay những yêu ma, quỉ quái, đầy nhóc trong đó. ở thiên đừờng thì ca hát, ở địa ngục thì khóc than. Cả ở hai nơi, cuộc sống đều vô vị, vô ý nghĩa như nhau.
    8- Đạo nào chung qui cũng cốt là để Thờ TRỜI, Thờ ALLAH, Thờ PHẬT.

    Tất cả những đạo giáo trên đều có giáo trình, giáo sử, và theo đà thời gian cũng có thăng trầm, và rồi ra cũng có thể có sinh, có diệt.

    Có điều lạ là đạo nào cũng cho mình là Chân đạo, còn đạo khác là tà đạo, là ngoại đạo, mặc đầu chính bản chất của mình vốn là tà đạo, là ngoại đạo: tà đạo vì không nhìn ra được chân bản thể của con người, chân bản thể của vũ trụ, chân giá trị của con người, mục đích chân chính của cuộc tiến hóa quần sinh; ngoại đạo, vì chỉ biết những lễ nghi hình thức hời hợt bên ngoài, chạy theo những gì phù phiếm, phiến diện bên ngoài, mà ù cạc về những điều trọng yếu, những lý sự tiềm ẩn bên trong vũ trụ và con người.

    Từ năm tôi 36 tuổi, tôi bắt đầu tìm ra được con đường nội giáo:

    - Tôi cảm nghiệm một cách mãnh liệt rằng con người có Thiên tính.
    - Tôi xác tín rằng con người phải đi vào tâm mà tìm Đạo. tìm Trời.
    - Con người có giá trị vô biên và có những khả năng vô biên, vô tận, cần được khai thác.
    - Con người vì có hai phương diện nội ngoại, hằng biến, nên có nhiều loại bổn phận:

    a- Thích ứng với ngoại cảnh, khai thác ngoại cảnh, để sống một cuộc đời vật chất sung sướng, khỏe mạnh, thoải mái.
    b- Ăn ở cho xứng đáng với danh nghĩa con người, có một đời sống cá nhân, gia đình, xã hội, quốc gia, quốc tế hẳn hoi trật tự trong một bàu không khí, tương ái, tương kính, tương thân, tương trợ.
    c- Vươn vượt lên trên thân phận con người, thoát vòng kiềm tỏa của không gian thời gian, của biến thiên, ảo hóa, để sống một cuộc đời thần linh, siêu tuyệt.

    Đại Đạo Tâm Linh này chỉ có một mục đích duy nhất là THÀNH PHẬT, THÀNH TRỜI, THÀNH THẦN, chứ không chủ trương L Y TRỜI, L Y PHẬT, LÀM TÔI TỚ CHO TRỜI, CHO PHẬT.

  8. #8
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nó không có lễ nghi, hình thức, nó không chủ trương xì xụp van vái, mà chỉ có chủ trương sống với mọi người, với quần sinh vũ trụ, thế nào cho hay, cho phải, chỉ chủ trương tương kính, tương ái, tương thân, và hợp sức cùng nhau cải thiện ngoại cảnh, tổ chức gia đình xã hội, quốc gia cho ngày một thêm hoàn mỹ. Chưa thực hiện được một cuộc sống cá nhân và cộng đồng lý tưởng, chưa lơi công trình...

    Nó chỉ có một mục đích duy nhất là giúp con người tìm cho ra cái bản chất thần linh siêu tuyệt nơi mình. Chúng ta muốn gọi cái Bản thể thần linh ấy là gì cũng được: Là Tuyệt đối, là Chúa, là Allah, là Oum, là Brahman, là Atman, là Chân Như, là Đạo, là Nhất, là Hư, là Vô, hay là Không. Danh hiệu không cần, nhưng đừng bao giờ quên nó, xa lìa nó, chối bỏ nó...

    Cũng nên nhận chân rằng con đường đi vào nội tâm mà tìm Đạo, tìm Trời là một con đường có thực, nhưng rất ít người tìm ra.

    Không tìm ra được, vì nhiều lý do:

    1- Con người đã bị thôi miên, bị nhồi sọ từ tấm bé bằng cái đạo công truyền sẵn có ở xã hội bên ngoài.
    2- Lười biếng không chịu tìm cầu. Sống phù phiếm, không biết trầm tư mặc tưởng.
    3- Không có căn cơ, hay chưa có cơ duyên.
    4- Cho rằng đi vào tâm để tìm Đạo, tìm Trời là điều không tưởng.
    5- Cái đạo cao siêu này thường chỉ truyền thụ cho những người thực tâm tha thiết tìm cầu, chứ không vơ bèo, gạt tép, truyền dạy ẩu tả.

    Huyền thoại Ấn Độ có ghi: Xưa kia mọi người đều là thần minh. Nhưng vì ăn ở bất xứng, lạm dụng danh tước đó, nên Tối Thượng Thần Brahman nhất định cất bản chất thần minh ra khỏi con người. Nhưng đem bản chất thần linh đó ra rồi, sẽ đem dấu cất nơi đâu. Chúng thần bàn tới, bàn lui, đề nghị dấu trên đỉnh non cao, hay chôn trong lòng đất, hay thả chìm đáy biển. Thượng Thần Brahma nói dẫu dấu chỗ nào bên ngoài con người cũng đều không ổn, vì một ngày nào đó, con người sẽ tìm lại được, chi bằng đem dấu vào một chỗ kín đáo nhất mà không bao giờ con người có thể nghĩ tới mà đi tìm, đó là dấu ngay ở chính giữa lòng sâu tâm hồn con người...

    Mặc dầu các vị giáo chủ đã cố giảng dạy rằng Chúa, rằng Trời, rằng Nước Trời ở ngay trong ta, nhưng chẳng có ai tin. Chẳng những thế lại cho rằng tin như vậy là lầm lẫn lớn. Thật đáng buồn thay!

    Từ đây sắp xuống tôi sẽ bàn về mục đích cuộc đời, về cái nhìn siêu tuyệt của những bậc thượng trí thượng nhân từ cổ chí kim, không phân biệt đông tây, về Nội Giáo mật truyền của thiên hạ.

    Thực ra, từ trước đến nay, dù nói xa, nói gần, tôi vẫn thường đề cập đến cái Đại Đạo tâm truyền ấy, khi thì tôi gọi đó là Đại Đạo, khi thì tôi gọi đó là Tinh Hoa các tôn giáo, khi thì tôi gọi là đạo Huyền Đồng. Cái Đạo này thực ra nó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng mọi người, tôi chỉ muốn khơi động nó lên, chứ thực ra nó đã có từ muôn thủa.

    Cái Đại Đạo này bắt đầu có từ khi mà Bản Thể vô biên tế của vũ trụ này bắt đầu phóng phát, tán phân, bắt đầu hình hiện thành quần sinh vũ trụ.

    Khi đã phóng phát, tán phân thành quần sinh vũ trụ này rồi, thì Đại thể vô biên, linh minh huyền diệu ấy lại tiềm ẩn sẵn trong lòng sâu của vũ trụ, quần sinh và của con người.

    Như vậy vũ trụ, quần sinh, và con người có hai bình diện:

    - Một là bình diện Bản thể, duy nhất bất khả phân, thường hằng vĩnh cửu, siêu việt, tuyệt đối. Tùy cung cách trình bày, cảm nghĩ của các bậc thánh hiền, mà Bản Thể đấy mang nhiều danh hiệu: Hư, Vô, Vô Cực, Thái Cực, Chân Tâm, Chân Như, Thượng đế, Allah, Trời, Jehovah, Elohim, Adonai, Ahura Madza, Brhaman, Atman, Niết Bàn, Nước Trời v.v...Đó cũng là Cõi Thiêng, siêu sinh tử, siêu không gian, thời gian...

    - Hai là bình diện Hiện Tượng, hình tướng biến thiên, đa tạp, lệ thuộc vào vòng hình danh, sắc tướng, không gian, thời gian, vòng duyên nghiệp, sinh tử, luân hồi, có danh mà không có thực, phù du, hư ảo, như những áng mây bồng bềnh trên khung trời thẳm, hay như những bọt bèo biến hiện trên mặt trùng dương vô biên, vô tận. Đây là thế giới của cá nhân, cá tính, của những gì vô minh, của những gì hư ảo. Đây là 'Nước thế gian', theo danh từ Tân ước; hay Cõi Tục, hay hồng trần tục lụy, bể khổ bến mê, nói theo kiểu Á Đông.

    Khi đã nhìn tỏ được hai phương diện này, tự nhiên một câu hỏi được nêu lên: Giữa cái Khổ và cái Lạc, cái Biến và cái Hằng, cái Giả và cái Chân nói trên, ta sẽ chọn cái gì?

    Dĩ nhiên là ta phải chọn cái gì là Thường Hằng, vĩnh cửu, cái gì là Chân thực, cái gì là Quang Minh Chính Đại, cái gì là Lý tưởng.

    Tất cả những phương tiện dẫn từ Phù Sinh, đến Trường sinh, từ Hiện Tượng tới Bản Thể, đó gọi là Đại Đạo, vì nó là con đường duy nhất, mà nhân loại bắt buộc phải băng qua để tiến tới trường sinh vĩnh cửu.

    Các đạo sư Ấn Độ là những người có công đi tiên phong trong công cuộc tìm Đạo, tìm Trời nói trên. Bộ Veda, bộ Upanishads, bộ Bhagavad Gita là những bộ kinh cổ xưa đã cho ta rất nhiều chi tiết về con đường thành chân, chứng thánh đó. Ấn Độ, ngay cả bây giờ vẫn còn có những đạo sư, những kỳ nhân đóng vai hướng đạo thế giới trên con đường tâm linh...Nói thế không có ý nói rằng chỉ có Ấn Độ giáo mới có nhiều vị thánh hiền. Nếu chúng ta chịu tìm cầu, thì đâu đâu cũng gặp những bậc siêu nhân như trên. Đọc Đạo Tạng của Lão Giáo, khảo các Mật Tông ÂSu Châu như Kabala, Free-Masonry, Rosicrucianism, Theosophy, Gnosticism, Neo-Platonism, Transcendentalism, ta thấy tràn đầy những tư tưởng đó...

  9. #9
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tiên triết nói:
    Thân người khó được, nay đã được
    Đại đạo khó hay nay đã hay
    Thân này chẳng hướng kiếp này độ
    Đợi đến kiếp nào, mới độ đây?


    Hồi quang tập có câu:
    Ngàn năm cây sắt hoa nở dễ
    Một thân đã mất , khó mà tìm


    Ngộ chân thiên có câu:
    Bạc vàng ví chất cao như núi
    Nhưng qủy vô thường mua nổi không?


    Lữ thuần dương viết:
    Muôn kiếp ngàn đời được cá nhân
    Mới hay kiếp trước đã gieo nhân
    Hãy thoát mê tân mau giác ngộ
    Tránh khỏi luân hồi, khỏi khổ tân


    Trương tử dương nói:
    Đuốc kia sao gió đừng thổi tắt
    Sáu nẻo luân hồi chớ trách trời


    Đạo đức kinh viết:
    Người thượng đẳng khi nghe biết đạo
    Liền ân cần tiết tháo khuôn theo


    Trần nê hoàn viết:
    Ta xưa tu hành được chân quýât
    Đêm ngày công phu, không đoạn tuyệt
    Một hôm hành mãn, không ai biết
    Chỉ thấy hào quang sáng tứ vi


    Mã đơn dương viết:
    n thầy sâu rộng sao đền đáp
    Nguyện xin diện bích luyện chí chân


    Lữ tổ nói:
    Khổ sở một vài năm
    Sung sướng muôn vạn kiếp


    Chung Ly Quyền nói:
    Đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
    Mỗi người nắm được một miêu côn
    Hay đâu là khiếu huyền quan đó
    Không thấy có trong 3600 môn


    Trương bình thúc cũng viết:
    Học tiên phải học thiên tiên
    Phải học kim đơn mới chính truyền



    (Trích Tính mệnh khuê chỉ - Nhân tử Nguyễn Văn Thọ dịch)

  10. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Hỏi: -Làm sao được phép huyền diệu?


    áp: -Muốn biết tâm pháp huyền diệu phải có thầy truyền phép ấy, là trao lời khẩu quyết. Khẩu quyết là lời nói miệng truyền miệng với nhau đặng chỉ cho tột chỗ. Huyền diệu có nói tại ơn kinh chớ đâu. Vậy cho nên phải tìm kiếm minh sư chỉ bày tỏ rõ phép huyền diệu thì đại đạo thành được. Kim đơn kiết đặng, thánh thai cũng khá đặng, dương thần khá xuất, thì học Thiên tiên đại đạo sẽ thành Tiên, Phật được.


    Tôi học đơn kinh hơn 20 năm mà còn chưa rõ thấu máy huyền diệu, nên không có hiệu nghiệm chi hết. Sau gặp người chí nhơn chỉ bày tôi mới rõ. Tôi lại suy xét thêm mấy năm nữa, mới rõ thấu huyền vi nhiệm mầu. Quả nhiên cũng đồng một lẽ với đơn kinh chẳng sai. Thì tôi mới hiểu phép tắc tu luyện.


    ời thượng cổ, các thánh nhơn lấy lời nói mà truyền phép tu luyện cho nhau, chớ chẳng bày tỏ sự huyền diệu trong các đơn kinh xưa. Qua đời trung cổ, thánh nhơn có bày khẩu quyết nơi kinh sách mà chẳng dám nói ra. Còn đời hiện tại bây giờ, chẳng những các vì thánh nhơn để lời khẩu quyết trong kinh điển, mà lại còn vẽ hình đồ làm cho kẻ nào muốn tu cho thành linh đơn thì coi đơn kinh cho thiệt kỹ lưỡng, rồi cầu minh sư truyền cửu khiếu chánh chơn (chánh pháp nhãn tàng). Lo rửa lòng trong sạch, ra công mà tu luyện.

    (Trích: Huyền diệu cảnh - Huyền diệu luận)

Trang 1 của 6 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •