Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 52

Chủ đề: Khí Đạo

  1. #21
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh Liên Châu mến

    Các thầy võ á đông cấp cao một chút đa sô hay nói về Đ O. Kể cả O-Sensei của Aikido. Nhưng khi tui đọc qua những tài liệu như trên thì không hiểu gì hết. Nó giống như nhưng làn mây mờ mờ ảo, không đầu không đuôi.

    Bỏ qua những gì chép lại. Anh có thể trình bày những hiểu biết của anh một cách có hê thống không ví dụ

    1/ Tinh, Khí thần là gì

    2/ Can Chi là gì

    3/ Mạch Nhâm Đốc trong tu đao khác với mạch Y đạo? Tai sao?

    4/ Tại sao học vận chuyển châu thiên có thể thành "Tiên, Phật". Vậy "Tiên, Phật" là gì?

    5/ "Trường sanh bất lão" Có ai trường sanh bất lão chưa?

    Cám ơn anh rất nhiều
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  2. #22
    Guest
    Guest
    Có lẽ mấy câu hỏi của anh NgDalat đã nói hết dùm tụi em rồi đó, những người rất ít có cơ hội hiểu biết về cái chử "Đạo" của đời sống và "Đạo" của võ thuật. Mấy lâu nay đọc vài POST của anh/chị Lienchau thật sự không có hiểu 1 tí gì hết, chắc tại viết cao quá ! Ngoài anh NgDalat, Fourever, Aiki ra chắc ở đâu ít có ai có đủ kiến thức và ngôn ngữ để lảnh hội được. Viết "Thấp" một tí đi anh/chị LienChau... Thấp hay cao cũng là đạo mà.

    Nếu ngày nay Kinh Thánh (Cựu và Tân ước) vẫn còn là Hebrew, là Kinh Phật vẫn còn là tiếng Phạn cổ thì chắc chúng sanh không ai có cơ hội đọc được hết, đạo đâu có truyền được.

    Thân mến.:friends: :friends:

  3. #23
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Cũng tương tự như các anh Ngdalat va dch, tui thấy cách giải thích về Khí công theo lối xưa thật mù mờ khó hiểu. Tui chủ quan tin rằng cùng một vấn đề nhưng có nhiều cách khác nhau để giảng giải, giống như cùng một bài học nhưng mỗi giáo viên có một cách giảng bài khác nhau, miễn sao học trò hiểu là được. Ngày nay cũng rất nhiều người nghiên cứu khí công, nhưng coi bộ ít người sử dụng ngôn ngữ và kiến thức thời nay để truyền đạt môn học này, chẳng lẽ chỉ có duy nhất một cách diễn đạt mờ mờ ảo ảo mới truyền dạy được sao ? Hay đấy là một cách thử thách để gạt ra ngoài những học trò thiếu căn cơ và kiên nhẫn ?

  4. #24
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chào mọi người, rất vui vì mọi người đã để tâm theo dõi. Thực ra Liên Châu cũng mới bước đi trên con đường tu đạo thôi, nên hiểu biết vẫn còn rất hạn hẹp. Liên Châu sẽ cố gắng hết sức trong khả năng của Liên Châu.

    Thứ nhất, về khí. Trong đạo môn chỉ nói đến duy nhất một loại khí, đó là khí tiên thiên, thứ khí được bẩm sinh từ trong bụng mẹ, thứ khí có được trước khi sinh ra đời. Trong thời gian thụ thai, Huyền Quang Khiếu (HQK) của thai nhi mở ra một lần, thai nhi hấp thụ tiên thiên khí, sau đó HQK đóng lại và tất cả các thứ khí sau này thai nhi hấp thụ đến lớn lên đều là khí hậu thiên, không có chuyện khí hậu thiên chuyển hóa được thành tiên thiên khí. Việc khai mở trở lại HQK từ xưa cho tới nay đều được giữ bí mật, nó là con đường duy nhất để tu luyện thành Tiên, Phật.

    Khí tiên thiên hay còn gọi là ngoại dược được thu vào qua cửa ngõ duy nhất là huyền quan khiếu, nó là thứ duy nhất giúp nâng cao năng lực trí tuệ và cải tạo sinh mệnh lưc. Các dòng khí công không thu tiên thiên thì không bao giờ thực sư nâng cao được sinh mệnh lực. Tuy nó có thể chữa bệnh , khai thông huyệt đạo, kinh mạch, đẩy lui nhiều chứng bệnh do tà khí xâm lấn hoặc do nội thương thất tình uất kết bên trong nhưng sức khoẻ của sinh mệnh không thay đổi, các cao thủ khí công thuộc dòng này vẫn phải chết khi đã hưởng hết tuổi trời. Chúng ta có thể thấy khá nhiều khí công sư hoặc các vị thầy có khả năng chữa bệnh có tuổi thọ khá khiêm tốn.

    Khí tiên thiên không bao giờ có khả năng truyền từ người này qua người khác, nếu nó truyền được thì người truyền khí có khả năng đột tử bất cứ lúc nào. Khí tiên thiên dự trữ ở đan điền và phát huy tác dụng khi vào tuỷ sống và bộ não, nó làm người ta mạnh khoẻ cả thể chất lẫn tinh thần, khí hậu thiên có thể đi vào tuỷ sống nhưng không hề có tác dụng gì cả mặc dù biểu hiện của nó khá giống với khí tiên thiên. Đặc biệt khi nó vào não bộ thì gây ra bệnh nhức đầu tạm thời, nhưng sau một thời gian nó sẽ tự rút đi qua các khiếu tai mũi họng, ngược lại khí tiên thiên rất thích đi vào đầu , nó làm trí lực phát triển, xương đầu nở to ra, và giúp cho người ta có ý chí, tác dụng của nó là cực kỳ nhanh chóng.

  5. #25
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Tiếp theo về đạo lộ và vòng tiểu châu thiên,Liên Châu đã post ngay ở bài viết đầu tiên của topic này:

    ạo lộ: Là hai đường mạch âm dương. Nhâm ốc trong người, dùng để Thể nội dược, để điều hiệp âm dương, để luyện trường sinh, để vận Châu Thiên, để nối liền hai mạch. Chủ yếu là khai thông con đường này để dẫn Xá lợi quá quan.
    Khi còn nhỏ, đứa trẻ vận đốc mạch tự nhiên, cửa vĩ lư mở sẵn thông thẳng vào nê hoàn, mạch nhâm hoàn toàn đóng kín, không có tiết lậu (xuất tinh). Khi này vòng tiểu châu thiên vận hành tự nhiên, tiên thiên khí từ đan điền do hoả tụ hút về hội âm rồi theo vĩ lư thẳng vào nê hoàn, hoàn tinh bổ não tự nhiên.
    Sau 16 tuổi dương cực âm sinh, vĩ lư đóng lại, đốc mạch bế mà vận nhâm mạch , huyệt hội âm không thông với vĩ lư mà thông thẳng vào dương quan, như vậy là có lậu tiết.

    Các bạn để ý, tại sao chúng ta lại buốn ngủ vào buổi đêm và buổi trưa? Nếu quan sát thì những đứa trẻ nào ít ngủ trưa khi lớn lên sẽ kém thông minh, và khi lớn lên một chút nữa chúng sẽ ngủ trưa li bì để bù đắp lại. Nhưng quá trình phát triển của tự nhiên đã đi qua (sau 16 tuổi vòng vận hành đã thay đổi như đã nói ở trên), và phần lớn những người này khi trưởng thành đều kém thông minh, thiếu năng lực so với những người mà thời thơ ấu ngủ trưa đủ giấc. Trẻ em ngủ trưa đủ giấc khi trưởng thành lại có năng lực hoạt động cao và ít có nhu cầu ngủ trưa hơn. Vấn đề này có lẽ chưa được khoa học nghiên cứu thấu đáo.

    Nguyên nhân được giải thích theo lý luận của sư vận hành khí như sau:

    Khi ta ngủ một giấc từ tối đến sáng thì dương khí sẽ bắt đầu từ vĩ lư dâng lên đến ngọc chẩm thì ngưng. Sau đó ta sẽ có giấc ngủ ngắn buổi trưa tiếp tục khiến dương khí từ ngọc chẩm dâng lên nê hoàn cung. Quá trình thoái âm thì trong giấc ngủ trưa, âm khí thoái từ nê hoàn xuống sơn căn, và với giấc ngủ đêm, âm khí thoái từ sơn căn xuống hội âm.
    Như vậy nếu một đứa trẻ thiếu giấc ngủ trưa thì chúng sẽ thiếu hai tiến trình trong vòng tiểu châu thiên tự nhiên liên qua đến sư phát triển trí tuệ là dương khí tiến vào nê hoàn và âm khí thoái xuống sơn căn.

    Vì vậy, việc tu luyện trước tiên là phải biết cách làm nghịch chuyển kinh mạch để đưa cơ thể trở lại với sự vận hành quen thuộc thời thơ ấu.

    Thánh nhân vì thương người mới dạy: Phải nghịch chuyển Hà xa, là dạy ta con đường vận Châu Thiên, mục đích cao tột là đạt chứng chánh quả trường sinh bất tử.
    Câu này ý là vậy!

  6. #26
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    5/
    "Trường sanh bất lão" Có ai trường sanh bất lão chưa?
    Các bạn để ý một chút là có rất nhiều tích về các bậc tu luyện đắc đạo như: Lão tử, Bát tiên, Thich ca mâu ni phật, Đạt Ma tổ sư...... còn rất nhiều rất nhiều nữa.
    Đọc các tích này, sẽ không ít lần các bạn thấy viết "tiên ông râu tóc bạc phơ, da mặt vẫn hồng hào như trẻ thơ. Người bình thường khi còn trẻ con gặp như thế nào, đến khi già gặp lại vẫn vậy...."

  7. #27
    Guest
    Guest

    "Tích" mà anh Lienchau? Thích ca mâu ni, Đạt ma sư tổ.. Lảo tử toàn là truyền thuyết về tuổi thọ của họ không mà anh? đâu có ấn chứng được là Trường Sinh Bất Lão đâu?

    Còn Bát tiên thì chuyện thần tiên nên cũng khó thấy được thuật đó có thật hay không nửa?

    Riêng các cụ có tóc bạc phơ... là già chứng tỏ "lão" quá rồi đó anh.

    Thân mến:friends: :friends:

  8. #28
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Chào DCH, tất nhiên bây giờ không thể gặp lại họ để xem ấn chứng được. Cái này cũng là do nhận thức của con người, với vốn tri thức của mình nếu không giải thích được một hiện tượng, thường sẽ có xu hướng phủ nhận hiện tượng đó. Do vậy, những truyện này có là "truyền thuyết" thì cũng dễ hiểu thôi.
    Có lần cũng đã hỏi thầy về Trụ nhan thuật này. Nó là công phu tiên thiên cao cấp thuộc đệ nhị hầu trong thất hầu: sắc phản đồng nhan.
    Nói chung thì nguyên nhân làm cho con người già xấu là do huyệt đạo thoái âm bế tắc, dương khí ngày càng suy giảm theo tuổi thọ nên không đủ nuôi dưỡng làn da. Chuyện này giải quyết rốt ráo bằng khí tiên thiên.

  9. #29
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Diễn giải thật là khó. Xin đưa ra theo các đan kinh và bài giảng của thầy HQT:

    Muốn học được môn cùng lý tận tính chí mệnh thì phải hiểu nhiều danh từ đạo môn, sau phải đọc sách nhiều, phải hiểu được các vấn đề sau: huyền quan khiếu, tiên thiên khí, chân diên,chân hống, ngọc dịch luyện hình,thế nào là hoạt tý thời,nhất dương lai phục, khảm ly giao cấu, nội giao hợp, ngoại giao hợp,kim dịch hoàn đan,kim đan,đến đây gọi là liểu mệnh, tiếp đến là càn khôn giao cấu, trưởng dưỡng thánh thai, từ đây trở đi là tu tính cho đến khi xuất anh nhi, rồi luyện thần hoàn hư, luyện hư hợp đạo là đắc phật quả.
    Last edited by LienChau; 06-12-2013 at 04:24 PM.

  10. #30
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    4.Huyền quan lộ xuất: nay lại nói thêm về huyền quan, sách ''Tính mệnh khuê chỉ'' viết:
    "Khiếu này gọi là tổng trì môn, là kinh đô vạn pháp, nó không có biên cương, không trong ngoài. không dùng hữu tâm mà giữ được, không dùng vô tâm mà cầu được.
    Lấy hữu tâm mà cầu, sẽ sa vào sắc tướng, lấy vô tâm mà cầu sẽ lạc không vong. Như vậy phải làm sao, thầy có khẩu quyết là:
    Khiếu này trống rỗng không bờ bến
    Biết mà không giữ ấy công phu


    Trương Hoà Cảnh nói:
    Hỗn độn khiếu kia gọi tiên thiên
    Trong thấy hư vô hợp tự nhiên
    Từ trước khi sinh tìm ra được
    Biết ra chắc phải đại la tiên


    Tư Mã Tử Vi nói:
    Hư vô một khiếu gọi huyền quan
    Giữa lòng trời đất với nhân gian
    Tám vạn bốn nghìn phân thương hạ
    9,3,5,6 liệt tuần hoàn
    Lớn trùm pháp giới không lưu vết
    Nhỏ nhập trần ai, chẳng thấy nhan
    Cái đó gọi là chân tổ khiếu
    Trường sinh, linh bảo vốn hàm tàng


    Tiết Tử Hiền viết:
    Thiên địa không trung như lò bễ
    Thổi được bễ này sẽ là ai
    Căn nguyên động tĩnh là do đó
    Bạn muốn thử xem hãy giơ tay


    Huyền quan khiếu là ngôi trung nằm giữa cảnh tiên thiên và hậu thiên, con người và thiên địa đều thuộc cảnh hậu thiên, cùng chung khiếu này giao với tiên thiên là cái có trước thiên địa nhân. Thánh nhân ví huyền quan khiếu như ống bễ mà con người và thiên địa củng thổi chung thông với tạo hoá. Vì thế trong lúc ''hoạt tí thời'', con người và thiên địa đồng điệu thổi chung ống bễ huyến quan, trong thời khắc mà nhìn thấy cả tiên thiên và hậu thiên, cho nên phát hiện ra ngôi trung này, gọi là'' huyền quan lộ xuất'', nó thông với tạo hoá, nên gọi là không có biên cương là vậy.

Trang 3 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •