Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 52

Chủ đề: Khí Đạo

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cảnh sầm nói:
    Người nay học đạo chẳng biết chân
    Chỉ vị xưa nay nhận thức thần
    Thức thần vốn dĩ sinh tử bản
    Người khờ tưởng ấy bản lai nhân


    Phật giáo nói:
    Phật tại linh sơn , khỏi tìm đâu
    Linh sơn ở tại nhữ tâm đều
    Ai ai cũng có linh sơn tháp
    Hãy hướng linh sơn tháp mà tu


    Lão giáo nói:
    Đại đạo căn cơ ít kẻ hay
    Hằng ngày dùng nó vẫn không hay
    Vì ngươi, chỉ rõ 'thần tiên quật '
    Cong cong một khiếu tựa lông mày


    Cổ tiên viết:
    Đại đạo dạy người tiên chỉ niệm
    Niệm đầu chẳng trụ mới là hay


    Linh nhuận thiền sư nói:
    Vọng tình dẫn dắt khi nào hết
    Uổng thay ánh sáng của linh đài


    Trương bình thúc nói:
    Chỉ vị đan kinh không khẩu quýêt
    Khiến ông không cách kết linh thai


    Thái huyền chân nhân nói:
    Phụ mẫu sinh tiền một điểm linh
    Không linh chỉ tại kết thành hình
    Thành hình, khuất lấp quang minh chủng
    Nếu thoát hình hài triệt để thanh


    Tam mao chân quân viết:
    Linh đài trong vắt tựa băng hồ
    Chỉ có nguyên thần được trung cư
    Nếu để vật chi vào trong đó
    Sẽ không chứng đạo hợp thanh hư


    Chủ kính đạo nhân nói:
    Tâm khi chưa phát, tâm là tính
    Khi đã phát rồi, tính là tâm
    Chỗ tâm tính khởi suy chẳng thấu
    Dấu vết tìm chi, uổng sưu tầm


    Vô tâm chân nhân nói:
    Vọng niệm dấy lên , thần tức thiên
    Thần thiên , lục tặc loạn tâm điền
    Sáu nẻo luân hồi thấy nhãn tiền


    Thái ất chân nhân nói:
    Một điểm viên minh tựa thái hư
    Chỉ vì niệm khởi kết thành khu
    Nếu biết bỏ thân, hồi quang chiếu
    Sẽ thấy bên trong vẫn thanh hư


    Sách chỉ huyền thiên viết:
    Tâm mà không tịch, khổ còn đâu
    Không còn sinh tử, không vướng mắc
    Một ngày nào đó, buông áo xác
    Sẽ sống tiêu diêu đời trượng phu


    Đoàn chân nhân viết:
    Quán chiếu nội tâm tìm bản tâm
    Vọng tâm mà biến, hiện chân tâm
    Chân tâm rạng rỡ , thông tam giới
    Thiân ma ngoại đạo chẳng dám xâm


    Trương viễn tiêu nói:
    Chân tâm nguyên thị vốn là chân
    Như ngọc dạ quang người không biết
    Phàm phu uổng sống qua nhiều kiếp
    Ngọc nằm trong khoáng, chẳng sao ra


    Tiết đạo quang nói:
    Đạo đức năm nghìn xưng diệu quýêt
    Âm phù tam bách ấy chân thiên
    Chỉ cần tâm ý không một chữ
    Chẳng cứ tham thiền, vẫn công phu


    Vô cấu tử nói:
    Học đạo trước tiên phải biết tâm
    Tự tâm thâm kín khó mà tầm
    Nếu mà tìm tới vô tầm xứ
    Sẽ thấy phàm tâm giống phật tâm


    Tiêu diêu ông nói:
    Trừ xong lục tặc, thấy tâm cơ
    Vinh nhục bi hoan dạ chẳng lo
    Dùng thần ngự khí quy nội cảnh
    Tự nhiên tâm địa có ma ni


    Trương tam phong nói:
    Vô cực chân tâm chẳng bến bờ
    Muôn vàn thần thánh phát sinh ra
    Thế nhân mê mẩn hình hài tạm
    Chân thể ngọc châu lại bỏ lơ .



    (Trích: Tính mệnh khuê chỉ)

  2. #12
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sách "Tính mệnh khuê chỉ" , phần ''Chính tà thuyết'' viết rằng:

    Ngày nay những người học đạo, đội mũ cao, mặc bào vuông, tự mãn, tự túc, không chịu hạ mình đến xin thầy ta chỉ cho thứ tự tu trì, như mù lại giắt mù, chạy vào đường ngang ngõ tắt, há chẳng biết đại pháp có 3600 thứ, với 24 phẩm đại đơn, tất cả đều là bàng môn, chỉ có đạo kim đơn này mới là tu hành chính lộ, trừ đạo này ra, không có đường nào khác để thành tiên thành phật.

    Chung Ly Quyền nói:

    Đạo pháp ba nghìn sáu trăm môn
    Mỗi người nắm được một miêu côn
    Hay đâu là khiếu huyền quang đó
    Không thấy có trong 3600 môn


    Vì đại đạo huyền quang khó gặp dễ thành, bàng môn tiểu thuật thì dễ học khó thành. Cho nên những kẻ hiếu sắc tham tài thường thường mê muội và chẳng giác ngộ.

    Trong đó có số người thích lô hoả ( luyện ngoại đơn hoàng bạch hay kim ngọc), có số người lại thích nữ sắc để thái âm hộ dương, có người chuyên ngó đỉnh môn(thượng đơn điền), có người chuyên giữ gốc rốn, có người chuyển vận đôi mắt để luyện công, có số người chuyên trì thủ ấn đường, có số người chuyên chà xát vành rốn, có người thích lắc giáp tích, có người thích xoa bóp ngoại thận để tồn thần dưỡng khí, có người thích vận chuyển chân khí, có người thích dùng gái trinh để thái âm, có người thích bú sữa tại phòng trung, có người thích bế tức hành khí, có người ưa co duỗi để hành khí, có người thích vận động tam đan điền, có người thích hóp bụng co hậu môn để khỏi mất tinh(thở nghịch), có người thích hơ lưng nằm tuyết để tu luyện, có người thích ăn linh chi và bạch truật, có người thích thôn khí yết tân( nuốt nước miếng, có người thích nội quan tồn tưởng(quán tưởng), có người thích hưu lương tịch cốc, có người chịu lạnh và ăn bẩn, có người thích ban tinh vận khí, có người nhìn mũi điều hoà hơi thở, có người bỏ vợ vào núi, có người định quan giám hình, có người hùng kinh điểu thân ( tập ngũ cầm hí), có người nuốt sương và thực khí, có người chuyên ngồi không nằm, có người lo trừ thất tình, tảo trừ tạp niệm, có người thiển định bất ngữ, có người trai giới đoạn vị, có người thích mộng du tiên cảnh, có người yên lặng chầu về thượng đế, có người luyện mật chú trừ tà, có người luyện kiến văn chuyển tụng, có người ăn tinh khí mình để hoàn nguyên, có người bế huyệt vĩ lư để khép đóng dương quan, có người nấu luyện tiểu tiện gọi là thu thực, có người thu kinh nguyệt đàn bà mà họ gọi là hồng diên, có người luyện chế nhau người làm tử hà xa để làm thuốc cường dương, có người dùng chân khí để thông kinh hành khí, trợ giúp cho việc vợ chồng, có người nhắm mắt minh tâm để luyện bát đoạn cẩm, có người thổ cố nạp tân dùng hư ha hô hi suy, có người chuyên diện bích có chí muốn hàng long, phục hổ(đem nguyên thần xuống hạ đơn điền để phát động thận khí), có người tập khinh công để đạp gió cưỡi rồng, có người muốn hấp thụ tinh hoa của nhật nguyệt, có người ưa đạp cương lý đẩu để xem sao, có người nương theo các quẻ truân mông để luyện hoả hầu, có người luyện thuật kim ngân hoàng bạch, thiêu mao lộng hoả, có người mong trường sinh bất tử, có người muốn bạch nhật siêu thăng lên trời, có người chấp sắc tướng không muốn hoá, có người tu trì hư tĩnh cho khí tán không trở lại ( thiền định), có người giữ giới định tuệ để mong giải thoát, có người muốn trử sân si để cầu thanh tĩnh, có người khi còn sống mà muốn siêu thăng tây vực phật giới, có người nguyện lên thiên đường khi chết......phân phân loạn loạn như vậy không sao kể xiết.

    Có nhiều người theo đạo theo Thích, chỉ theo một thuật một quyết như vậy, mà cho đó là kim đơn đại đạo, ô hô, họ như bọn quản trung thiết báo(dùng ống quản mà xem beo), đáy giếng nhìn trời, quấy dẫn trăm mối, chi ly vạn trạng, đem chí đạo phá đoạn phân môn, lấy mê dắt mê, manh tu hạt luyện, dẫn người vào đường tà.

  3. #13
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sách "Tham đồng khế trực chỉ tiên chú" viết rằng:

    Thị phi sách còn ghi
    Có kẻ thích nội quan
    Chân bước theo khôi cương
    Lại thích luyện lục giáp
    Có người luyện phòng trung
    Chín nông, một lần sâu
    Có người vận hô hấp
    Có người tu luyệt lương
    Ngày đêm không chịu nằm
    Suốt tháng không ngừng nghỉ
    Thân thể yếu mòn dần
    Hoảng hốt như điên cuồng
    Tạng phủ muốn sôi lên
    Lòng không được thanh thản
    Có người thích lập đàn
    Sáng chiều lo tế tự
    Bè bạn cùng ma quỷ
    Những muốn được trường sinh
    Đi sai ngược đường trời
    Thân hình sẽ hủ hoại
    Tà thuật có rất nhiều
    Đều ngược với Hoàng Lão
    Rốt cuộc sẽ tử vong
    Người hay biết yếu chỉ
    Sẽ hiểu rõ đầu đuôi

    Người học đạo thời nay, không gặp được chân sư, nên chạy vào bàng môn, có người thì định tâm chỉ niệm, tập nội quan, có người thì bước theo sao bắc đẩu và luyện lục giáp, có ngừơi theo tà thuật cửu nhất, có người thì vận hô hấp, có người thì tuyệt lương, có người thì ngày đêm không nằm, lúc nào tinh thần cũng hoảng hốt như điên cuồng, có người thì tí ngọ hành khí, làm cho bách mạch như sôi lên vậy, có người đáp đất lập đàn bè bạn cùng ma quỷ.

    Những người như vậy lập ra nhiều chuyện, đi ngược đại đạo, mong được trường sinh mà trái lại làm cho mình bị thương tổn, tự chuốc lấy tai họa của cửu đô, những người đó há không biết thế gian còn có thất phản cửu hoàn, kim dịch hoàn đơn chi đạo, có thể biến nữ thành nam, cải lão hoàn đồng, trường sinh bất tử hay sao?Nếu có bậc minh triết chí sĩ, lại gặp được chân sư và biết được yếu chỉ của đại đạo, thì sẽ biết rằng đạo tu chân không ở trong 3600 pháp môn tà đạo vậy.


    Đoạn khác lại viết rằng:

    Khi thần minh muốn dạy người
    Thì tâm linh sẽ tự ngộ

    Hãy tìm cho ra manh mối
    Sẽ thấy rành cửa ngõ

    Thiên đạo vô tư, thường truyền cho các bậc hiền tài, vì đạo là điều quý báu của trời đất, không phải người đại trung đại hiếu thời không truyền, không phải đại đức, đại hạnh thời không trao. Nếu quả là người hiền đức thì có bao giờ lại không chịu truyền trao?



  4. #14
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Sách "Châu dịch xiển chơn" phần "Trung đồ" viết rằng:

    Một chữ trung này , sau như trước, là việc quan trọng nhất của kẻ tu hành, trúc cơ tại đó, thể dược tại đó, phanh luyện tại đó, ôn dưỡng tại đó, tiến đơn tại đó,thối âm tại đó, kết đơn tại đó,thoát đơn tại đó. Trong phép thất phản cửu hoàn, chẳng có việc gì mà không ở tại đó.
    Nhưng chữ Trung nhày người không dễ thấy, cũng không dễ biết, chẵng khá dùng hữu tâm mà cầu, chẳng khá lấy vô tâm mà giữ.
    Hữu tâm mà cầu nó thì ngã về nẻo sắc tướng, vô tâm mà gồm nó thì đoạ vào chỗ lặng không, cả hai đều chẳng phải là trung đạo, là ngôi trung chơn chánh.
    Nó chẳng phải có, chẳng phải không, mà tức có tức không, nó chẳng phải sắc chẳng phải không mà tức sắc tức không.
    nó chẳng chênh lệch theo mặt nào, phải cầu nó trong cảnh hoảng hốt, phải tìm nó trong chỗ yểu minh, mới là mong gặp được nó.
    Thiên hạ học đạo mà chẳng biết chữ trung này là vật gì; hoặc gọi là huyệt huỳnh đình; hoặc gọi là huyệt thiên cốc; hoặc gọi là huyệt bá hội; hoặc gọi là giáng cung; hoặc gọi là minh đường; hoặc gọi là yết hầu; hoặc gọi là khoảng giữ hai thận.
    Họ nắm giữ huyệt khiếu ở trong huyễn thân, mà gọi là ''bảo trung thủ nhất''. Họ mong đặng trường sinh,mà chẳng những không đặng sống lâu, lại còn chết gấp là khác, buồn thay.


    Phần "Kim đơn đồ" lại viết rằng:

    Kẻ thế không rõ kim đơn là việc gì, là vật chi, nên độ chừng nó ở trong thân thể có hình có dạng của ta đây, hoặc tưởng nó là loài kim loài đá luyện thành; hoặc tưởng nó là khí huyệt của con trai con gái kết nên; hoặc tưởng nó là cái tâm giao cùng cái thận mà đọng kết lại; hoặc tưởng nó là do tinh thần quy tụ mà có; hoặc cho nó ở tạo đơn điền, khí hải; hoặc cho nó ở huỳnh đình, nê hoàn; hoặc cho nó ở minh đường, ngọc chẩm; hoặc cho nó ở khoảng giữa hai thận.
    Những điều sai lầm như thế, không sao kể xiết, đều là chuyện đưa gạch mà gạt là ngói, nhìn giả mà gọi là chân. cho nên nói: "Người học đạo như lông trâu, còn kẻ thành đạo như sừng lân" là vậy!



  5. #15
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mời các bạn tìm đọc thêm các bộ đơn kinh do người xưa đắc đạo viết (Sư phụ nói vậy):
    Tính mệnh khuê chỉ, Tham đồng khế, Chu dịch xiễn chân, Huyền diệu cảnh, Huệ mạng kinh, Thủ lăng nghiêm kinh...

    Bài của Liên Châu đến đây là hết. Liên Châu cũng mới trên con đường đi tìm Huyền Quang Khiếu thôi. Mong rằng cũng sẽ gặp được người có duyên đi cùng đoạn đường chứ nhỉ :drinks:

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn LC post những bài trên! Chắc phải cần 1 thời gian dài mới đọc và hiểu hết được! Nhiều cái khó hiểu quá!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Cám ơn LC post những bài trên! Chắc phải cần 1 thời gian dài mới đọc và hiểu hết được! Nhiều cái khó hiểu quá!
    Hallo aiki! Ở đây mình chỉ dám viết những gì mình đã chứng nghiệm rồi thôi, nên cũng không có gì nhiều để chia sẻ với bạn. Hic hic. Bạn có thể tham khảo topic chính mà thầy Huyenquangtu đăng trên ttvnol, ở đó bạn sẽ được biết nhiều hơn:

    Những sai lầm trong khí công hiện đại: http://www5.ttvnol.com/Yoga/588356.ttvn

    Mình hiện giờ mới chỉ tìm được 4 quyển trong số đan kinh kể trên. Ngâm cứu cũng thú vị lắm :laugh:


    Thân!

  8. #18
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Những vấn đề liên quan đến huyền quan khiếutiên thiên khí:

    Vấn: Tiên thiên khí được hấp thu như thế nào?

    Đáp: Tiên thiên khí được hấp thu qua khiếu huyền quan, nhờ bắc thượng thước kiều nên nó chạy dọc theo lưỡi có cảm giác như một dòng nước mát , đến gốc lưỡi thì trong miệng tự nhiên tiết ra rất nhiều nước bọt, đây là dấu hiệu duy nhất để nhận biết tiên thiên khí có được hấp thu hay không, tiên thiên khí lúc này nhập vào trong nước bọt, khi đầy miệng thì hành giả nuốt xuống, tiếng nước bọt này đi xuống có thể tạo thành tiếng sôi ùng ùng trong bụng, trạm dừng chân đầu tiên cvủa TTK là giáng cung, chứ không phải là trung đan điền tại huyệt đản trung như các sách vẫn nói, tại đây nó tập trung lực lượng, thường thấy khu vực này nhảy nhót,sôi như sấm động, khi đủ lực lượng rồi thì lưu thông xuống hạ đan điền, lúc này thấy hạ đan điền động khí, thường phát động tình dục, toàn thân bốc nóng,sau khi TTK vượt qua vĩ lư quan thì các hiện tượng trên đều giảm hẳn, quá trình tích luỹ TTK lại liên tục như vậy thông quan huyền quang khiếu, thực hiện quá trình thủ khảm điền ly, nếu không biết cách hấp thu TTK qua huyền quang khiếu thì lực lượng khí tại đan điền chỉ đủ lực lượng cho một lần vượt vĩ lư duy nhất sau đó đan điền sẽ trống rỗng, lúc này nếu tiếp tục ý thủ đan điền sẽ thấy cơ bụng bị nén chặt như thể đan điền đang cố sức hút một cái gì đó, đây là đều đáng lo chứ không phải đáng mừng.con đường vận hành của TTK từ huyền quang khiếu như vậy giống như đường vận hành của hệ tiêu hoá chứ không phải là vận hành theo mạch nhâm ở ngoài da.


    Vấn: Xin chỉ dẫn về huyền quan khiếu
    Đáp: Trả lời thật khó, xin tạm mượn lời của Ngộ Nguyên Tử Lưu Nhất Minh vậy

    "Sở chỉ chi phương là Tiên thiên nhất chi khí, đó là tổ khí sinh muôn vật, xưa nay các bậc tiên chân đều hái tổ khí đó, để liễu tính, liễu mệnh. Cho nên nói: đắc kỳ nhất, vạn sự tất vậy, đó là nói tới khí đó.
    Kim đơn tử thư không dám khinh truyền cang tinh là cái gì, nhất khí là ở nơi đâu, sợ rằng người không ra gì sẽ được, và sẽ bị trời quở trách, Ngộ Nguyện Tử xem sao là do Tổ sư truyền chân tả thần, nếu có tiết lộ đôi chút thiên cơ, mà có chí sĩ nào biết, thì là do họ tâm tri mặc hội, đó là do quỷ thần dạy họ chứ không phải là tội của Ngộ Nguyên vậy"
    ( trích "Tham đồng khế trực chỉ")

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Xin anh Liên Châu post lại cái hình huyệt mạch được không? Có vài lỗi kỹ thuật ở Web này. Khi tui xóa cái post của tui cho đỡ tốn chỗ. Cái POST của anh cũng bị xóa luôn vì có quote cái post của tui.

    Thành thật xin lỗi anh rất nhiều. Xin anh thông cảm.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đồ hình đây thưa anh NgDaLat :bigsmile:

    Quang Khiếu Đồ:


    Can chi bát quái đồ:


    Thiên can địa chi:


    Đại châu thiên đồ:


    Đây là các đồ hình trong "Huyền diệu cảnh", các đồ hình này để minh họa cái gì thì đọc ở Huyền Diệu Cảnh nhé. Link đây:
    http://saigonline.com/caodai/ebooks/huyen_dieu_canh.pdf


Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •