Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 30

Chủ đề: Ikkyo Ura

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2007
    Bài viết
    55
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Ura và Omote theo ý riêng của tui là 2 dạng đánh khác nhau.....

    Cũng có thể là cách đứng của nage ở 1 trạng thái mà chỉ có thể áp dụng hoặc omote hoặc ura......

    Trong lúc tập, võ sinh được chỉ di chuyển làm sao (thế chân) để vô đòn 1 cách dễ dàng. Chính vì vậy mà thấy nhiều thế chân khác nhau. Vả lại tùy theo thể trạng của Uke và Nage, cách di chuyển/bộ pháp cũng có thể khác chút xíu!
    Cám ơn anh aiki và anh 4ever đã trả lời em. Chiều nay em vừa thi 5kyu, trước 2 tiếng mới đọc đc bài của 2 anh.

    Từ trước đến nay em luôn nghĩ 2 đòn ikkyo omote và ura là chuyển đòn của nhau nên cố đánh nhịp đầu thật giống nhau, lúc nào cũng bướcrộng 1 chân về hướng trước mặt đối thủ. Khi đó em đánh ikkyo ura luôn bị khớp và nhiều lúc thấy đòn quá rườm rà và vô lý.

    Đọc bài anh aiki đc 5 lần em cũng có hiểu hiểu (nhưng k biết có hiểu đúng k :laugh: ). Trong đợt thi này em đã thử luôn và coi 2 đòn là 2 dạng khác nhau như anh aiki đã nói, chủ động đón đòn bằng 2 thế riêng như trong clip và thấy đòn đánh mượt hơn hẳn (tuy vẫn còn trâu bò lắm :biggrin: )

    Tuy nhiên em vẫn không thích cách nghĩ nage sẽ chọn trước nên dùng ikkyo omote hay ura tý nào vì đòn nào cũng như thế thì aikido k linh hoạt như em tưởng. Thế là em vừa nghiên cứu lại bài viết của anh 4ever chắc sẽ tìm đc tư thế thích hợp để chuyển đòn.

    Trích dẫn Gửi bởi 4ever
    o Phim Ura: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:31 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:35 chân trái bước tới thêm để vào chiêu thức Ura
    o Phim Omote: Chân trái bước tới và ở thời điểm 0:35 cánh tay trái chạm vào khủy tay Uke, ở thời điểm 0:45 chân phải bước ngang để vào chiêu thức Omote (dựa trên căn bản vật lý học, để có sức chịu đựng khi cánh tay trái chạm vào khủy tay của Uke, chân trái của Nage phải ở phía trước - tại đây đạo chủ có bước chân lên gần ngang với chân phải, nên sức chịu đựng của tay trái không được tốt)
    Tóm lại em nên vào đòn như lối đánh Ura của đạo chủ cho đến 0:31, tùy theo lực tấn công cảm nhận được từ tay trái, em sẽ di chuyển qua Ura hay Omote.
    Đọc đi đọc lại em mới hiểu đc 1 chút chút :blink: Nhưng em vẫn thấy lối đánh của đạo chủ trong mỗi đòn đều khó có thể chuyển sang đòn khác được, ngay từ nhịp đầu tiên, nhất là tại 0:31 của đòn ura mà anh bảo em nên theo



    Em thấy ở tư thế này đạo chủ đã bước hẳn ra ngoài nên dù lực đánh không mạnh lắm cũng không thể chuyển sang omote được

    Thêm 1 cái nữa là anh có thể nói làm sao để tránh đc cái bad habit kia không ạ :biggrin:

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi bluemoutain
    Chiều nay em vừa thi 5kyu,

    Từ trước đến nay em luôn nghĩ 2 đòn ikkyo omote và ura là chuyển đòn của nhau nên cố đánh nhịp đầu thật giống nhau, lúc nào cũng bướcrộng 1 chân về hướng trước mặt đối thủ. Khi đó em đánh ikkyo ura luôn bị khớp và nhiều lúc thấy đòn quá rườm rà và vô lý.

    Đọc bài anh aiki đc 5 lần em cũng có hiểu hiểu (nhưng k biết có hiểu đúng k :laugh: ). Trong đợt thi này em đã thử luôn và coi 2 đòn là 2 dạng khác nhau như anh aiki đã nói, chủ động đón đòn bằng 2 thế riêng như trong clip và thấy đòn đánh mượt hơn hẳn (tuy vẫn còn trâu bò lắm :biggrin: )

    Tuy nhiên em vẫn không thích cách nghĩ nage sẽ chọn trước nên dùng ikkyo omote hay ura tý nào vì đòn nào cũng như thế thì aikido k linh hoạt như em tưởng. Thế là em vừa nghiên cứu lại bài viết của anh 4ever chắc sẽ tìm đc tư thế thích hợp để chuyển đòn.
    Nhưng em vẫn thấy lối đánh của đạo chủ trong mỗi đòn đều khó có thể chuyển sang đòn khác được, ngay từ nhịp đầu tiên, nhất là tại 0:31 của đòn ura mà anh bảo em nên theo



    Em thấy ở tư thế này đạo chủ đã bước hẳn ra ngoài nên dù lực đánh không mạnh lắm cũng không thể chuyển sang omote được

    Thêm 1 cái nữa là anh có thể nói làm sao để tránh đc cái bad habit kia không ạ :biggrin:
    Lối đánh của đạo chủ không có ý định chuyển giửa Omote và Ura, tôi phải chỉ ra điểm tương đồng là tại 0:31 khi đánh Ura, nhưng chân trái bước lên nên ở phía trước chân phải của Uke để để dàng chuyển qua Omote hay Ura.
    Để tránh "bad habit" không phải dể dàng, vì mình làm sao biết "habit" nào xấu để tránh ở đây :wacko:
    Đang nói về kỹ thuật đạo chủ đánh Omote và Ura tại đây. Như tôi có nói ở trên, đạo chủ có lẽ tập đánh Ikkyu Omote theo cách đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt Uke (rất có nhiều người tập như trên) khá lâu, nên nay đánh Omote hay Ura, dầu đánh khác nhưng động tác chính vẩn là tay trái tiếp xúc với cùi chỏ của Uke trước, tay phải sẻ cắt cánh tay phải của Uke sau (xem đoạn phim quay chậm của đạo chủ). Đây là "bad habit" vì rất khó lòng để Nage phản ứng sau và kịp thời để dùng tay trái đón khủy tay phải của Uke.

    Để tránh "bad habit" từ thời xưa, võ sinh đi tìm người đã giỏi võ, rồi nhờ người đó góp ý là mình nên đi học với thầy nào. Chứ tự chính mình thì khó lòng phân biệt.
    Thí dụ anh Aiki có nói về kỹ thuật thả lỏng anh mới cảm nhận. Nên nhớ anh Aiki đã tập Aikido cả mấy chục năm nay, chắc chắn anh Aiki đã thử qua biết bao nhiêu phương cách để thả lỏng, mổi lần tìm được một phương cách hiệu quả, thì dể dàng tin rằng đây là cách đúng nhất, cho đến khi gặp được phương cách khác :smile: Mọi người đều trải qua các giai đoạn như vậy, người may mắn gặp được thầy hay, họ ít cần thay đổi hơn những người khác. Các đệ tử của O'sensei đều học võ với sư tổ trung bình khoảng 4 đến 6 năm mà thôi.
    Mổi khi thay đổi kỹ thuật, võ sinh cần phải quên đi cách cũ trước khi nhớ cách mới, có người sẽ quên rất nhanh, nhưng cũng có người không bao giờ quên được cách cũ, khi đang đánh đột nhiên nó lại xuất hiện
    Do đó mổi khi học "sai", sẽ tốn rất nhiều công sức, thời gian để sửa đổi.

  3. #13
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2008
    Đang ở
    Bài viết
    14
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Đang nói về kỹ thuật đạo chủ đánh Omote và Ura tại đây. Như tôi có nói ở trên, đạo chủ có lẽ tập đánh Ikkyu Omote theo cách đẩy cùi chỏ của Uke vào mặt Uke (rất có nhiều người tập như trên) khá lâu, nên nay đánh Omote hay Ura, dầu đánh khác nhưng động tác chính vẩn là tay trái tiếp xúc với cùi chỏ của Uke trước, tay phải sẻ cắt cánh tay phải của Uke sau (xem đoạn phim quay chậm của đạo chủ). Đây là "bad habit" vì rất khó lòng để Nage phản ứng sau và kịp thời để dùng tay trái đón khủy tay phải của Uke.
    Tôi hiểu được lối đánh trên có một số "bad habit" như anh nói. Nhưng, thế nào mới gọi là đánh đúng ?
    Rất biết ơn nếu anh giải thích thêm. :friends:

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong lúc chờ anh 4ever trả lời, xin nhắc lại là trong HKD ít đúng sai lắm! tới mỗi lúc, võ sinh sẽ tự khám phá ra 1 cách đánh mới và sẽ từ từ thay đổi lối đánh của họ!

    Cá nhân tui đổi cách đánh khá nhiều lần và bậy giờ kỹ thuật tui như là nổi lẩu lớn vậy đó, hầm bà làng đủ thứ hết, nào là thầy Kanai - Yamada - Tamura - Saito - Chiba - Doran - Waite - Bernath - Saotome -..... và mới nhất là Endo.

    Năm nay thế nào cũng có 1 ít của thầy Tissier nữa vì thầy sẽ sang Mỏnteal vào cuối tháng 8 này.

    Hấp thụ nhiều mà đánh khg ra hồn gì hết mới chết chứ!!! :laugh: :laugh: :laugh: :friends:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Đúng và sai ở đây, có lẽ cho mổi cá nhân. Mổi người có mổi trường hợp khác nhau về sức mạnh, độ nhanh nhẹn, có thể bị thương tật như bị đau cùi chỏ đầu gối ở một bên. Cá nhân sẽ sửa đổi chiêu thức cho phù hợp với thể lực của mình. cũng có những trường hợp khác, như ra đòn theo phương cách không tốt lắm nhưng cơ thể không bỏ được. Đôi khi, cá nhân trên có thể sẽ sửa đổi các phương thức thủ thế để che chở cho sự sơ hở của mình. Thí dụ nếu nhìn vào các clips của sensei Tissier, khi đánh đòn Kote-Gaeshi, sensei luôn gập lưng xuống để tăng lực của cánh tay. hay Kanai sensei lúc đánh đòn Seio Otoshi, thì một chân sẽ quỳ xuống đất để tạo lực kéo Uke. Nếu chỉ đánh với 1 Uke thì không sao hết. Trong khi nguyên lý Aikido là khả năng chống đở nhiều Uke, tình trạng trên có thể tạo nên sơ hở để Uke khác tiến vào. Nếu không cần phải đánh nhiều người một cách nghiêm túc thì vấn đề trên là không quan trọng.
    Bây giờ, tôi nói về Ikkyu, đây chỉ là ý kiến cá nhân mà thôi:
    (dùng video clips của đạo chủ, với Uke tấn công shomen uchi bằng cánh tay phải.)
    1- Nage: tay phải và chân phải tiến tới để ngăn đòn
    2- Nage: gần cùng một lúc, tay trái đón cùi chỏ của Uke và chân trái lướt (slide) ngay sau chân phải (bàn chân phải và bàn chân trái rất gần nhau)
    3- Nage: Cảm nhân lực đánh của Uke
    a) Nếu Uke lướt người tới trước, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage ít hơn lực áp vào tay phải của Nage: Chân phải của Nage chịu lực nhiều hơn chân trái, nên chân trái sẽ dễ dàng bước tới bên hông Uke để đánh Ura
    b)Nếu Uke giử tấn vững, chém mạnh từ trên xuống, lực từ cùi chỏ ấn xuống tay trái của Nage mạnh hơn lực áp vào tay phải của Nage: Bây giờ chân trái của Nage phải chịu nhiều lực, không di động được, chân phải của Nage sẽ bước ngang để đánh Omote.
    Nage tập cảm nhận lực giửa 2 cánh tay để quyết định đánh về hướng mình có thể di chuyển dễ dàng, không có suy nghỉ tại đây.
    Trên sân tập, Uke không có đánh mạnh, nên Nage gần như có thể đánh Ura, hay Omote đều giống nhau. Đến khi cần thì không thể quyết định nhanh chóng được vì thiếu đi thói quen (muscle memory).

    Bây giờ nói về lối đánh đẩy cùi chỏ của Uke mà nhiều người thường tập. Lối đánh nầy rất quan trọng khi Uke và Nage ở vị trí swazi waza cho Ikkyu, trong khi đứng thẳng thì không tốt, vì Uke lao người đến, lúc đó Nage không thể phản ứng kịp thời.

  6. #16
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Cám ơn anh Fourever . Bài của anh hay quá. Đọc bài này em hiểu thêm 01 số điều mà trước nay chỉ đánh đòn theo khuôn mẫu.

    Anh cho em hỏi 01 câu với: Khi thực hiện đòn Ikkyu theo cách này Nage có phải di chuyển tránh đòn chém của uke trước khi áp dụng kỹ thuật Ikkyu (mà anh đã mô tả) không?

  7. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    em có 1 ý tưởng khác để hiểu cách đánh ura theo kiểu : khi bị tấn công con người hay chọn cách trốn chạy và ura là cách né tránh trước rồi sau đó chỉ là tiện đường kéo theo uke đi ( do uke mất mục tiêu và đang đà lao nên sẽ bị theo) , làm được điều này thì nage phải có sự linh hoạt nhanh nhưng lại chưa đủ khả năng để có thể vào omote 1 cách an toàn ( hay khi uke từ xa lao tới mà đã dứ sẵn tay ở trên cao ). Đến khi nage có đủ tốc độ để di chuyển "thần tốc" vào trong uke ngay khi họ tấn công thì lúc đó nage mới ra đòn omote được, hay khi khoảng cách giữa uke và nage quá gần đến độ khi uke chém thì ko đủ thời gian để nage xoay vòng ra đánh ura nhưng lại có cơ hội lao ngay vào trong uke thì cũng dùng omote.
    :laugh:

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi David
    Khi thực hiện đòn Ikkyu theo cách này Nage có phải di chuyển tránh đòn chém của uke trước khi áp dụng kỹ thuật Ikkyu (mà anh đã mô tả) không?
    1- Trong trường hợp Ikkyu:
    Khi gặp các đòn tấn công từ Uke, như Shomen... Nage phải di chuyển ngay vào hướng đánh của Uke. Nage di chuyển thẳng trực tiếp vào cánh tay Uke, tương tự, với Yokomen Uchi, Nage di chuyển xéo đối diện trực tiếp với hướng đánh của tay Uke - mục đích là cánh tay, con mắt, đan điền hướng về phía lực đánh của Uke (không dùng Ikkyu ở đây, Yokomen là để giải thích về hướng di chuyển).
    Cùng một lúc với sự di chuyển như trên, cánh tay của Nage phát lực ra để lướt vào cánh tay của Uke (hai tay của Uke và Nage lướt vào nhau như hai thanh kiếm hay giống như 2 lưởi kéo cắt vào nhau. Vì lướt vào nhau, nên Nage chỉ cần chịu đựng khoảng 20% lực từ Uke)
    Sau đó cánh tay khác của Nage mới đưa ra để tiếp giáp với cùi chỏ của Uke.
    2- Với các chiêu thế khác như Kokyu nage, Kaiten nage ... Nage sẽ di chuyển để tránh trực tiếp lực đánh của Uke, nhưng cánh tay của Nage sẽ đưa lên để "giúp" cánh tay Uke tiếp dục di chuyển theo quỉ đạo củ làm Uke mất đà, sau đó mới thực hiện các chiêu thức.

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Em cám ơn anh Fourever nhiều. Em sẽ nghiên cứu tập lại đòn Shomen Ikkyu theo cách mới này. Khi nào em bị kẹt chỗ nào thì sẽ hỏi anh tiếp nhe :smile:

  10. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2006
    Bài viết
    79
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    trong thế quỳ đánh ickkyo ura em thấy có 1 vấn đề đó là đa phần khi đánh nêu uke theo thì ko sao, có thể đánh khá nhẹ nhàng nhưng nếu chỉ cần uke ko quỳ xuống ngay khi bị xoay tenkan mà cứ giữ đứng chân trước gần như với thế thủ và gục người xuống thì đảm bảo nage 100% mệt nghỉ cò cưa ko được :laugh: , ko biết các anh có thể có cách nào xử lý sao cho ép được uke quỳ gối ( ko phải nói nhỏ vào tai bảo họ cứ quỳ :laugh: ) hay xoay được uke (nhất là uke to hơn mình) khi họ giữ chân vững như thế :suicide:

Trang 2 của 3 Đầu tiênĐầu tiên 123 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •