Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Có liên hệ gì giữa Aikido và võ tầu không ?

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy người có nghe tới chuyện này chưa? Tui đã nghe nói tới cũng khá lâu rồi nhưng sau khi tìm tòi thì thấy chuyện đó chỉ là tin đồn nên quên đi và không để ý tới nữa! Gần đây có qua nhà cũ, thấy có 1 TV lại nêu lên chuyện này nên tui biên bài này.


    Những lời đồn :

    Từ khoảng 1 chục năm nay, có tin đồn là Aikido bị ảnh hưởng của võ tầu .... Có nhiều người đã nói luôn là Aikido phát nguồn từ võ tầu hoặc sư tổ đã học võ tầu và đem nhiều kỹ thuật của võ tầu vô Aikido. Tui mở chủ đề này để chia sẻ những gì tui đã sưu tầm tới chuyện đó!



    Nguồn của những lời đồn :

    Tới giờ, sau khi tìm tòi thì tui nhận thấy là những lời đồn phát nguồn từ 2 cuốn sách và 1 bài phỏng vấn với võ sư Abe, và từ đó đã được truyền miệng tới 1 số người học môn võ khác, và có thể vì họ không thích HKD hay vì muốn ''nâng cao'' môn phái mình lên nên những lời đồn đã trờ thành như 1 sự thật. Chuyện này thì cũn không có gì lạ lắm vì cá tình của 1 số nhà võ là lúc nào võ mình cũng hơn mấy môn võ khác ....


    2 cuốn sách mà tui nói là

    1. "Aikido and Chinese Martial Arts" của 2 tác giả Tetsutaka Sugawara và Lu-jian Xing
    2. "Internal Power of Martial Arts" cuả B. K. Frantzis




    "Aikido and Chinese Martial Arts" là 1 bộ 3 cuốn sách và 2 cuốn đầu đã đưọc phát hành. Tất cả 3 cuốn đều có mục đích so sánh Aikido và võ Tầu. Cuốn đầu so sánh triết lý của 2 bộ môn và những đòn tay, cuốn thứ 2 so sánh Jo và Bokken với kiếm và côn của võ tầu, trong khi cuốn thứ 3, vì chưa được phát hành, nên chưa biết sẽ đề cập tới chủ đề gì!

    Những tác giả của cuốn sách này, Tetsutaka Sugawara và Lu-jian Xing đều là dân võ. Tetsutaka đã tập Aikido với sư tổ vào đầu thập niên 60 và cũng có học Karate Goju Ryu và TCQ.

    Lu-Jian Xing học khá nhiều võ tầu và tới năm 1992 thì qua bên Nhật lam uchideshi Aikido ở võ đường của Tesutaka.

    Nhờ cả 2 tác gỉa đều biết Aikido và 1 số võ tầu nên bộ sách này phân tích khá kỹ những kỹ thuật Aikido (chương 2), võ tầu (Ba Gua, TCQ và Gsing-i) (chương 3) và chương 4 thì so sánh 1 số kỹ thuật của 2 môn võ trên. Sự so sánh này là theo sự hiểu biết của 2 tác giả, những so sánh rất hay và đúng, nhưng không thể dẫn tới kết luận là Aikido hay sư tổ áp dụng võ tầu vào Aikido.

    Cũng vì cả 2 tác gỉa đều là cao đồ của những môn võ trên, nên bộ sách này không có rơi vào tình trạng ganh đua, chê bai hay khen ngợi môn phái này hơn môn phái khác.

    Bộ sách này nhấn mạnh tới nguồn gốc của võ Tầu và ảnh hưởng của võ tầu vào võ Nhật. Cũng vì lẽ đó mà 1 số người đã nhẩy tới kết luận là có 1 mối liên hệ giữa Aikido và võ Tầu sau khi phân tích đòn thế của những môn võ đã nêu.
    Xin noí cho mấy bạn biết là 2 tác gỉa hoàn toàn không chê bai hay nói môn võ nào hay hơn môn kia. Họ chỉ phân tích các thế võ mà thôi.


    (còn tiếp ....)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Người ta từng nói "thiên hạ võ học, vạn phái qui tông" cho nên các môn võ trên con đường phát triển của mình thường xuất hiện những điểm tương đồng với những môn khác vì vậy việc Aikido có nhiều kĩ thuật giống võ tàu cũng là đương nhiên. Cũng đâu ai cấm việc chắt lọc, biến đổi những đòn thế hay của môn phái khác để làm phong phú thêm cho môn phái của mình. Như Vĩnh Xuân quyền và Hồng gia quyền cũng bắt nguồn từ Thiếu Lâm nhưng đâu có ai gọi hai môn đó là võ Thiếu Lâm đâu. C.H tin Aikido mãi mãi là Aikido.

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nếu ai cũng nghĩ như CH thì quá hay!!! :no1: :no1: :no1:



    Bài 2:



    Cuốn sách "Internal Power of Martial Arts" cuả B. K. Frantzis cũng theo chiều hướng của cuốn sách trước. Frantzis cũng đã học Aikido năm 1967 ở Tokyo và cũng đã học Ba Gua. Theo lời tác gỉa thì ông ấy đã học với những thầy có tên tuổi trong giới võ lâm Tầu. Cuốn sách nói khá rõ về 1 số môn võ Tầu và kể lại những chuyện hy hữu khi tác gỉa gặp những ''sư phụ''!

    Cuốn sách này có thể tóm tắt là Frantzis sau khi thấy đòn Aikido quá giống Ba Gua đã lấy giaỉ thuyết là Sư tổ đã học Ba Gua ở Mãn Châu khi ông ấy tháp tùng Giáo chủ Deguchi trước thế chiến thứ 2.

    Các bạn có thể đọc 1 vài trang của cuốn sách đó ở link sau

    http://www.energyarts.com/lores/library/masters/ueshiba.html


    Cuốn sách trên tui thấy khá hay về việc phân tích đòn thế, nhưng tui hơi e dè khi tác giả tự nhận là môn sinh của Sư Tổ. Tui đồng ý khi tác giả nói là có học Aikido, nhưng có sự khác biệt giữa học Aikido ở Hombu và là học trò của Sư tổ. Tại sao tui nói như vậy vì Frantzis không có tên trong danh sách những người học trò chính thức của sư tổ do Hombu và Stan Pranin của AikidoJournal kiểm kê.....


    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jun 2006
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Đọc bài của anh psi_ops2001, rất tâm đắc câu:
    "Dù có rất nhiều con đường
    dưới chân núi
    những ai lên đến đỉnh
    cùng thấy một mặt trăng"

    Người ta có thể đưa ra muôn vàn nhận định, đánh giá tùy theo cảm hứng của họ.
    Nhưng cho dù thế nào, đối với mình, Aikido vẫn là một niềm đam mê để đi cùng với cuộc sống.


    "những ai lên đến đỉnh
    cùng thấy một mặt trăng"
    Nếu họ đã thật sự lên đến đỉnh núi và nhìn thấy mặt trăng, họ sẽ không nói như vậy đâu.
    Thân :bigsmile:

  5. #5
    psi_ops2001
    Guest
    bạn donald ới ! câu nói đó bạn cho mình biết là mình đã viết trong topic nào vậy ! ha , viết nhiều quá mù luôn roài:bigsmile: :drinks:
    Thân

  6. #6
    Bushido
    Guest
    Thật là kì cục Sao môn võ nào trên thế giới người ta cũng cứ "chụp mũ" là bắt nguồn từ Trung Quốc ,là từ võ Tàu ,là từ Thiếu Lâm ? Chẳng lẽ trước khi Bồ Đề Đạt Ma xuất hiện lại không có một môn võ nào ? Con người chưa biết tự vệ bằng gì hay sao ?
    Bushido nghĩ chắc mấy người ganh tỵ với Aikido mới chê Aikido là từ võ tàu. Có nhiều người cứ nghĩ Aikido chỉ là màn biểu diễn,sắp đặt trước, và không thể tự vệ được với người biết võ khác ... nên họ chê bai .Tổ sư học nhiều nhưng chắc chắn không dấu diếm việc học võ từ người này người kia đâu.
    À !Cho Bushido hỏi chú Aiki chút:
    Ba Gua- Bát quái quyền ?
    Gsing i - Hình ý quyền ?
    Không biết có phải không ? :bigsmile:

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    À !Cho Bushido hỏi chú Aiki chút:
    Ba Gua- Bát quái quyền ?
    Gsing i - Hình ý quyền ?
    Không biết có phải không ?
    Đúng rồi đó Bushido! :no1: :no1:



    Tiếp Bài 3:


    Cái tin đồn chót phát nguồn từ 1 cuộc phỏng vấn giữa Stanley Pranin và Seiseki Abe shihan.


    Đây là nguyên văn cuộc phòng vấn


    Continental, Determined Martial Art


    Abe: When Mr. Deguchi went to Mongolia (year of 1924), he took close aides along with him. He asked O''Sensei to go with him. It looked as if he was taken as a guard. But, in fact, O''Sensei just wanted to study about continental martial arts furthermore after he went through all martial art schools in Japan.

    He went there as a warrior. He wanted to study continental martial art, what is now called Tai Chi, from Mongolia and after that, he tried to enhance Aikido more.



    --- Do you mean that the trip to Mongolia gave great influence to O''Sensei?

    Abe: Yes, it was for martial arts. I think he had foresight. O''Sensei thoroughly studied Tai Chi. There were many Tai Chi schools, and he had chances to see something great in Mongolia.

    I followed same path (Laughter). The era was different, though. I have visited Beijing two times. The first time was for studying about Calligraphy. I mainly organized the second trip. Although I wanted to know about martial arts and Tai Chi, everyone else went there for Calligraphy.

    When I went there, I said, "I do Calligraphy besides Aikido." and demonstrated Aikido. One of the audiences said to me, "I have studied Tai Chi from my father since I was 2 or 3 years old. As I was very touched your technique, I would like you to see my Tai Chi, please." And he showed it to me. It was completely different from Tai Chi people do at the streets. This was a special technique. It is as same as special technique of Aikido.


    Những lời này khi mới đọc thấy có vẻ đáng tin vì thầy Abe là 1 nhân vật quan trọng trong giới Aikido. Nhưng khi nhìn vô chi tiết thì chúng ta có thể thấy những gì thầy Abe tuyên bố không được ''có lý'' cho lắm! Sau đây là những điểm không được ''kiềm chứng'' hay ''khó tin'':

    Abe sensei bắt đầu học Aikido với Sư tổ vào năm 1952, có nghĩa là sau đệ nhị thế chiến! Làm sao Abe sensei có thể khẳng định là sư tổ đã học TCQ khi sang Mãn Châu trong khi những người con sư tổ và tất cả những người thân cận với sư tổ (lúc sư tổ sang Mãn Châu 1924) không ai hay, hay đả động tới chuyện này! Nếu là chuyện thật và họ có ý đồ dấu diếm thì sau 1 thời gian thế nào cũng có 1 người ''lỡ lời'' ....


    Về lịch sử của Aikido, Daitoryu Aikijujitsu, không ai có thể hiểu biết hơn là Stan Pranin của AikidoJournal. Chính Stan đã phỏng vấn Abe sensei và nếu là sự thật được kiểm chứng rõ rang thì Stan chắc chắn đã tuyên bố tin ''sốt dẻo'' này! Stan đã nói khá nhiều sự thật khác về Aikido, và trong vòng 1 thời gian Stan đã bị 1 số những người có ''địa vị'' trong giới Aikido ''tảy chay''.

    Tất cả những gì Stan tuyên bố đều được dẫn chứng 1 cách cụ thể, có chứng cớ đàng hoàng và chúng ta có thể nói là không có gì là giaỉ thuyết hết. Sau cuộc phỏng vấn này, Stan đã không dịch bài này sang tiếng Anh nhưng chỉ để nó trong bài tiếng Nhật. Cái bài tiếng Anh mà các bạn đọc là được 1 người khác dịch chứ khg phải Stan Pranin dịch.


    Sư tổ chỉ sang TQ có 2 lần. Lần đầu khi bị động viên (1905 hay 1906) và lúc này sư tổ chưa biết võ nhiều và cũng chưa bắt đầu học Aikijujitsu với thầy Sokaku Takeda (2 người này gặp nhau vào tháng 2 1915 ở thành phố Engaru). Lần thứ 2 sang mãn Châu, vào năm 1924 thì sư tổ đi với Giáo chủ Deguchi. Chuyến đi này thì Giáo chủ Deguchi có ý định thành lập 1 thuộc địa/tập đoàn của đạo giáo Omoto ở Mãn Châu. Sự việc không được thực hiện như ý muốn và cả nhóm đã bị bắt vô tù, bị lên án tử hình và chỉ thoát chết nhờ sự can thiệp của chính quyền Nhật. Việc này đã bị làm rùm beng vào thời điểm đó và báo chí Nhật đã đăng khá nhiều bài về việc này.

    Ngoài 2 chuyến đi này sang TQ (mãn Châu) thì tui khg nghe nói tới 1 chuyến đi nào khác của sư tổ hết. Nếu sư tổ có dịp học võ tầu thì chắc vào dịp đi thứ 2 nhưng theo tất cả những tài liệu mà Stan Pranin của AikidoJournal sưu tầm thì khg có ai đả động tới chuyện này.

    Nếu sư tổ có sang TQ sau đệ nhị thế chiến thì chắc chắn sẽ có nhiều người biết, vì lúc đó sư tổ và Aikido đã được nhiều người biết đến (bên Nhật).


    (còn tiếp ...)

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Nếu nói rằng sự giống nhau giữa các môn võ do nó có cùng một xuất xứ thì có lẽ kalarippayatt là gốc của các môn võ. Trong môn này có thể thấy giống jujitsu, Aikido, karate hay thiếu lâm. Nó còn là môn có nguồn gốc rất xa xưa nữa.

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  9. #9
    Guest
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi claude.huynh
    Nếu nói rằng sự giống nhau giữa các môn võ do nó có cùng một xuất xứ thì có lẽ kalarippayatt là gốc của các môn võ. Trong môn này có thể thấy giống jujitsu, Aikido, karate hay thiếu lâm. Nó còn là môn có nguồn gốc rất xa xưa nữa.
    Cái nầylà đề tài tranh luận "hót" trên Net trong mấy năm qua đó bạn !!! Vì Kalarippayatt, tương truyền do 2 lão sư Keikila Soma và Piietasu Patajo, một ông trong đó thuộc Tây phái và theo nhiều đồ đệ viết lại là ông học từ bên tây Tạng theo 1 người tên là Tuburuaisi Naisas... Ấn với Tây tạng sát bên?.. Vậy Tây Tạng từ đâu ra võ? mà thời điểm trước khi Bồ Đề Đạt Ma đến Trung Nguyên thì Tây tạng chính là Ngoại Mông của Trung Quốc?... Vậy Trung quốc có võ thuật hay một kỹ thuật chiến đấu trước khi Đạt Ma đến được Trung quốc không?

    Tương truyền rằng Kalarippayatt có thời gian bị thất truyền hoàn toàn và được nhập lại từ một lão sư người Sri lanka (Tích Lan) qua Trung Quốc làm bảo tiêu về Ấn lập lại môn nầy, nên nó khác với Kalarippayatt chính gốc.

    Thế giới võ thuật đúng là một thế giới khó hiểu ! Lòng vòng...

    Nếu nói Aikido có liên hệ đến võ Trung Hoa, tui nghĩ Mãn Châu là nơi xuất phát của 3 trong 4 phái chính của Thái Cực Quyền (Trần Gia, Dương Gia, Triệu Gia và Ngô Gia), trong trường hợp nhìn thấy được nét của Thái Cực Quyền qua Aikido như sau:

    - Thái cực quyền có cách phát lực theo đường cong và những động tác tránh né rất giống của Aikido.

    - Thái Cực Quyền có 13 động tác căn bản như Né, lướt, ấn, đánh chỏ, chặt chẽ, kéo, huých (đánh, lấn vai), nhìn bên phải, liếc bên trái, tất bộ, thoái bộ và quan trọng nhất là kỹ thuật giử thân bằng trọng tâm giống Aikido.

    - 2 môn phái đều đề cao "Khí" hoặc KI và đặt "khí" làm bước cao nhất của luyện tập.

    - Thái Cực Quyền không có đòn tấn công, chỉ dùng các kỹ thuật như tiếp cận nhập nội, trì níu, khóa khớp, tấn công huyệt đạo và duy nhất chỉ xài 2 loại binh khí Kiếm (Sắt hoặc cây), trường côn tương đương với Bokken và kiếm của Aikido.

    - Căn bản nhất trong kỹ thuật tự vệ của Thái Cực Quyền chính là giử mình thăng bằng trong mọi tình huống, làm đối phương mất thăng bằng bằng chính lực của đối phương...

    Ý kiến của riêng mình nhé các bạn, đó là những điều mình thấy giống giửa 2 môn phái. Trên đời thiếu gì chuyện vô tình mà có những quan điểm tương đồng như ông bà mình có nói "Chí lớn gặp nhau" chăng?

    Nhưng bao nhiêu đó cũng chưa chứng minh được Aikido có liên hệ đến võ Tàu, hoặc ngược lại.. Chỉ là những liên hệ tương quan vì chúng ta cũng thấy Judo và Môn cầm nã thủ, Karate và Thiếu Lâm Nam Quyền... có nhiều nét khá giống.

    Thân mến !:friends: :friends:

  10. #10
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mạn phép các anh cho tui tham gia chút.

    Tui có cơ may luyện tập cả Aikido và Thái Cực Quyền (Dương thức). Tui thấy nguyên lý rất giống nhau. Một người bạn tui học cả hai môn -- Thiếu Lâm ngoại gia (Mã gia) và Aikido -- cũng cho biết các đòn thế cầm nã thủ của Thiếu Lâm và của Aikido rất giống nhau. Vậy thì với tui, sự giống nhau là có thật. Vấn đề là ở chỗ cái nào có trước, cái nào có sau, có sự liên hệ hay không?

    Theo tui biết thì có nhiều giả thuyết cho rằng Karatedo và Taekwondo có nguồn gốc hoặc ít ra cũng chịu ảnh hưởng rất lớn từ Thiếu Lâm. Tui tin rằng võ thuật Nhật Bản, nói chung, không tránh khỏi các ảnh hưởng từ nền võ thuật Trung Quốc, vốn là một nền võ thuật lớn.

    Tuy nhiên, giả thuyết cho rằng tổ sư học võ Tàu từ đầu thế kỷ 20 và rồi từ đó "biến thể" ra Aikido thì tui không tin. Chuyến đi Mãn Châu của tổ sư là có thật, được ghi lại trong nhiều tư liệu. Nhưng làm sao có thể lý giải được các kỹ thuật cầm nã của Daito-ryu, vốn có xuất xứ từ trước thế kỷ 20 rất lâu? Khó có thể chối bỏ rằng đa phần, nếu như không nói là hầu hết, các thế cầm nã của Aikido giống với Daito-ryu Aikijujitsu. Vậy thì không thể nói rằng phải chờ đến thế kỷ 20 võ thuật Nhật Bản mới có các thế bẻ như kotegaeshi hay sankyo được.

    Có thể nói, sự liên hệ giữa võ thuật Nhật Bản và Trung Quốc chắc chắn phải diễn ra từ rất lâu trước khi tổ sư đi Trung Quốc, thậm chí còn trước khi tổ sư ra đời nữa ấy chứ! Quá trình ảnh hưởng đó diễn ra vào lúc nào, và kéo dài bao lâu? Chúng ta phải tìm thêm các sử liệu khác, mà có lẽ là về ảnh hưởng võ thuật Trung Quốc với võ thuật Nhật Bản nói chung, chứ thời xa xưa đã có Aikido đâu mà so?

    Thế kỷ 12, 13, quân Mông Cổ và binh sĩ Trung Hoa đã từng giao chiến với võ sĩ đạo Nhật Bản. Trong lịch sử trước cận đại, Nhật Bản cũng từng tham chiến ở Triều Tiên nhiều lần. Chữ Nhật, nhất là Kanji, toàn là chữ Hán. Rõ ràng sự giao thoa văn hóa Nhật - Trung và giữa Nhật với lục địa là rất lớn. Vậy thì có gì ngạc nhiên đâu nếu như võ thuật Nhật chịu ảnh hưởng của võ thuật đại lục? Và nếu như vậy, phải chăng lại là điều hay?

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •