Bài anh Fourever biên rất hay! Tiếp tục nữa đi anh!

Tui lúc di chuyển thì làm như anh fourever nói nhưng lúc quăng thì hơi khác. Lúc mới lướt vô thì 2 chân dưới đất và trọng lượng trên ức bàn chân, lúc chiếm đan điền Uke thì ngón châm 'bám' xuống đất và khi 'đầy' Uke thì như trong hình NgDalat post và khi Uke ra bay ra xa rồi thì trở lại bình thường như anh Fourever viết.

Lúc 'đẩy' uke ra thì gót chân sau nhấc lên vì xoay hông và đòn này khi vô thì đang trong thế chủ động.

Cái chân sau như cái lò xo, đẩy tới lúc quăng và trở về chỗ cũ khi quăng xong. cái chân sau khi 'về chỗ cũ' là đễ lỡ Uke kéo mình theo thì mình lấy lại thăng bằng.

Anh Fourever, anh đã học với Kanai sensei, thì cái cách anh nói khác cách Kanai chỗ nào. Theo tui hiểu thì cách anh nói là khi di chuyển chứ không phải lúc quăng phải không?


@tất cả các TV khác: Nếu tui không lầm thì trong những thế di chuyển trong aikido, nên tránh để trọng lượng lên gót chân. Trong hầu như tất cả các môn thể thao, hầu như lúc nào 1 phần trọng lượng cũng trên ức chân hay ngón chân. Như vậy thì mình sẽ trong tư thế chuẩn bị và dễ di chuyển hơn với chân trước hơn.

Trong aikido, vì tránh lùi nên nếu để lên gót chân sẽ không khó đánh. Khi quay tenkan, chân trên làm trục để quay, nếu để trọng lượng ra gót thì sẽ khó tiến lên vô đòn.

Cái lúc duy nhất mà tui hay thấy trong aikido mà dùng gót chân nhiều là đòn Kotegaishi khi quay tenkan 180độ rồi quăng Uke.

Xin phê bình!