Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 51

Chủ đề: Tấn trong Aikido

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Theo tui, tấn mà không có áp lực bàn chân trên mặt đất thì đâu phải là tấn! Áp lực càng mạnh khi Uke càng bự! cái vụ này tui sẽ biên trong bài 'chiếm đan điền' !

    Anh Ngdalat cho thêm ý kiến đi!

    @psyosp: khg có ai chạy lùi trong aikido hết. Lúc lùi là mất tự đặt vào thế thụ động và Uke chiếm thời cơ. Taisabaki có cách lùi 45 độ để né đòn, tên gọi là tenshi.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Theo tui nghĩ thì aikido xoay rất nhiều cho nên
    1/ Khi bước thì áp lực bàn chần trên ức bàn chân là 9 phần còn trên gót chỉ 1 phần, như vây thì bàn chân và thân xoay rất dễ dàng
    2/ Khi xoay thì áp lực hoàn toàn trên ức bàn chân
    2/ Ap lực trên gót chỉ cao khi đánh đòn hông (koshi nage)
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    "Vụ án " này hay đây. Xin mấy anh có hiểu biết sâu về vấn đề này cho thêm ý kiến nhe.
    - Xem trong đĩa của Đạo chủ khi đi Taino henko thì lúc kết thúc ,bàn chân trước của Đạo chủ hơi nhón gót (-> áp lực dồn lên ức bàn chân.
    - Trong tài liệu của Đại sư Shioda cũng có nói đến việc "bấm ngón chân cái" để sử dụng phản lực của mặt đất " (?) -> chắc cũng là cách dồn áp lực lên ức bàn chân.
    - Xin mấy anh giải thích thêm vì sao khi xoay thì áp lực lại hoàn toàn trên ức bàn chân (cả hai chân)? Ưu điểm của cách này so với việc xoay trên gót bàn chân?

    Mong được chỉ giáo.

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    164
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Xin mấy anh giải thích thêm vì sao khi xoay thì áp lực lại hoàn toàn trên ức bàn chân (cả hai chân)? Ưu điểm của cách này so với việc xoay trên gót bàn chân?
    Khi xoay thì áp lực hoàn toàn trên ức bàn chân với mục đích tạo cho ta di chuyển nhanh nếu dùng cả lòng bàn chân thì sự di chuyển sẽ rất chậm và không được linh hoạt (giống như những vận động viên chạy nước rút vậy họ chỉ áp lực trên ức bàn chân)

  5. #15
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    199
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 1 Post

    Dude có đọc một bai` phỏng vấn một Sensei la` học tro` của O-Sensei , ma` vi` lâu quá nên không nhớ la` ai phỏng vấn, va` ngươi` được phỏng vấn la` Sensei nao` :biggrin: Trong đó, Sensei đó có nói răng` O-Sensei khi xưa, lúc lên san` tập hay mang vớ trắng. Nhiêu` học tro` để ý thấy khi sau buổi tập, lúc nao` đôi vớ trắng của O-Sensei cũng bị dơ ở hai ức ban` chân rất nhiêu`, con`hai long` ban` chân thi` bị dơ rất ít, hai gót chân cũng bị dơ nhưng ít hơn ở ức ban` chân.

    Dude nghĩ cũng tại do minh` di chuyển nhiêu`, với lại đứng va` chuẩn bị trên hai ức ban` chân thi` nhanh nhẹn, phản xạ nhanh hơn la` đứng trên cả ban` chân. Ví dụ : giống trong Tennis, lúc ngươi` A giao banh, ngươi` B luôn chuẩn bị ở tư thế mắt nhin` thẳng, hạ trọng tâm va` trọng lượng cơ thể hâu` như đặt trên hai ức ban` chân để sẵn sang` di chuyển đến banh va` đánh trả.
    "Aikido is Commitment and Perseverance"

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Theo tui hiểu thì:
    1/ Ức bàn chân có diện tích rộng hơn gót
    2/ Điều quan trong hơn là bàn chân có cấu tạo như một lò xo. Điều đó rất quan trọng trong bộ pháp. Nếu đứng trên ức thì lò xo đó có "tác dụng" hơn
    3/ Cảm nhận: Ức bàn chân có nhiều cảm nhận với mặt đất hơn.

    Các bạn nghĩ sao ?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Võ sinh Aikido học bộ pháp từ Iaido hay Aikiken và Aikijo. Bộ pháp luôn luôn di chuyển một cách tự nhiên như đi du ngoạn trong vườn (walk in the park).

    Chỉ có hai vị trí khởi đầu cùng với kết thúc là tỉnh (static), ngoài ra các vị trí ở giửa (intermediate) là động (dynamic). Vị trí khởi đầu tôi gọi nó là cân bằng không ổn định (unstable quilibrium) vì nó chỉ tạm thời đợi cơ hội để di chuyển đến vị trí mới. Trong khi vị trí kết thúc tôi gọi nó là cân bằng ổn định (stable equilibrium) vì ở vị trí nầy, năng lượng của Nage đước phát ra để đánh ngả Uke, Uke có thể níu kéo vào Nage, nên sự cân bằng rất càn thiết trong khi đó không cần di chuyển ngay tức khắc.
    Nhìn hình các bạn sẻ thấy tại sao nó gọi là cân bằng không ổn định ngay, nhưng nó rất hiệu qủa để tiến xéo một góc 30 độ đối với Uke, từ chân phải hay chân trái.
    Khi kết thúc chiêu thế, tùy theo trường hợp đinh tấn, hay trung bình tấn, đều có thể dùng.
    Võ sinh Aikido cần tập cho nhuần nhuyên bokken và Jo, vì các Kata ( 31 Jo kata, or 36 jo kata) trong vủ khí là nơi luyên bộ pháp (hảy nhìn bộ pháp từ mấy hình của Ueshiba sensei mà anh Aki posted lên bên mục hình tổ sư).
    Bước chân của Aikido hoàn toàn tương tự như chân của Thái Cưc Quyền, sức nặng nằm ở ức bàn chân, trong khi gót chân phải cảm thấy như mình đứng trên mây (cloud) Nên nhớ gót chân vẩn chạm đất bình thường nhưng sức nặng chỉ chịu đựng tại gót khoảng 20%. Từ ngoài nhìn vào thì không biết được. Trong hình vẻ, trọng tâm ở thế tấn khởi đầu là 50% giưa hai ức bàn chân.
    Có một vài phim ảnh của Ikeda sensei chỉ cách xoay ngươì bằng gót chân, chắc chắn nó không phải là Fourever-Ryu rồi. :tongue:
    Khi lên sân tập, mình phải lùn đi khỏang 5 cm và di chuyển hoàn toàn từ ức bàn chân là chính.
    Những vấn đề nầy, ít có thầy người Nhật nào nói ra, tôi quen rất nhiều người 5,6 dan người Mỹ nhưng họ rất là mất căn bản về bộ pháp, lâu ngày nó trở nên tập quán xấu. Khi biết ra thì đã trải qua 30 năm, rất khó mà sửa. Cách di chuyển nầy cần tập khi đi đứng bình thường, lúc chạy lên/xuống thang lầu để nó hoàn toàn trở nên bản năng (second nature) của mình.
    Thân

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Không ngờ những suy nghĩ của em lai hợp với Fourever-Ryu :smile0:

    Chắc em phải khăn gói quả mướp tới Boston xin thầy Fourever nhận làm đệ tử. (nói nghiêm chỉnh).Thầy Fourever có nhận đệ tử "chân truyền" không ?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Đúng là lời của mấy cao thủ có khác. Đi Taino Henko, xoay Tenkan trên ức bàn chân (phần gần các ngón chân ???) rất nhanh và thoải mái. Lỡ học đi Taino Henko dùng gót làm tâm quay rồi sao bây giờ :huh: :huh:
    Hiệp khí vi thượng sách.

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nhìn hai hình này là biết ngay họ để trọng tâm trên gót của chân trước. Chân sau lại nhón gót. :ihmm: :ihmm: :ihmm:




    Như anh fourever đã nói ở trên. Tuy đa phần áp lực để trên ức bàn chân nhưng gót chân luôn luôn phải chạm đất

    Khi sensei của tui đi semina có gặp một shihan khá nổi tiếng (tui quên tên rồi) chỉ đòn thế. Sensei của tui mới lấy hình hồi xưa shihan đó đánh đòn mà nhón chân sau lên trông rất oai phong. Shihan đó mới nói:
    --Mày còn mấy cái hình đó hả. Làm ơn cất đi, đùng cho ai thấy hêt.:nea: :nea: :nea: :nea:

    Bữa nọ tui đi qua Carolina ghé tăm một dojo. Thấy họ cũng đánh giống như hình trên (nhón gót). Có lẽ học từ thời đó ra

    Đã quen rùi thì rất khó sửa. :danger: :danger:
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •