Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối
Kết quả 21 đến 30 của 42

Chủ đề: XIN ĐẶT CÁC CÂU HỎI VỀ VÕ THUẬT T I ĐÂY.

  1. #21
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Thanh liễu kiếm mà ta thường thấy trong các giải kiếm quốc tế được gọi tên theo hình dạng của thanh kiếm.Vậy nếu xét theo công dụng và cách đánh của các kiếm sĩ thì có thể gọi nó là kiếm"chọt" không?
    ':funny:

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  2. #22
    Guest
    Guest

    Nếu bạn nói kiếm "Lá liễu" hay "Liễu kiếm" theo như hình trên - Người ta còn gọi là European Fencing hoặc Classical Fencing (nhiền người Việt Nam vẫn quen gọi là kiếp Tây phương hoặc kiếm Tây) thì DCH xin được góp ý. Vì theo trong võ thuật Trung Hoa cũng có 1 loại kiếm gọi là "Liễu Kiếm" mà thường được mang và sử dụng bởi các giang hồ hiệp khách cổ đại, kiếm chính thức có 2 loại: Thư Kiếm và Hùng kiếm. Thư kiếm sử dụng 1 tay bởi phái nữ hoặc các nhu phái (Tai chi, Wudang v.v..), trong khi Hùng Kiếm có vẽ nặng nề hơn, đòn thế cương mảnh điển hình sau nầy là kiếm của Thiếu Lâm, kiếm Nhật. Trong võ thuật Trung Hoa và Việt Nam "Liễu kiếm" chính là 1 loại trong nhiều loại thư kiếm.

    Liễu kiếm dùng trong môn Taichi - Thái cực quyền.

    Những người thầy chuyên về phong thủy, thầy pháp trừ tà vẫn gọi kiếm mình xài là "Liễu kiếm" hoặc "Kiếm nhất tâm"
    "Kiếm Chọt" có lẽ là một cách nôm na người ta gọi môn kiếm tây Phương theo hành động đâm - chọt nếu chỉ nhìn thấy về một mặt của nó chọt - đâm về phía trước của người sử dụng kiếm thì có lẽ đúng, nhưng nếu nhìn các khách quang hơn thì đó là cách duy nhất để người dùng kiếm tây phương lấy được điểm dễ dàng nhất khi song đấu, đầu kiếm trong khi thi đấu thường được gắn 1 hệ thống cảm nhận (push-sensor) chỉ khi đâm tới đầu kiếm được đụng vào và lấy điểm, tuy nhiên đó chỉ là một phần nhỏ của môn kiếm nầy, nó còn có rất nhiều kỷ thuật khác như Conceul (lách kiếm), coutour (đưa kiếm), block class (đở kiếm), ngoài ra có 3 loại kiếm khác nhau như "foil" (hình lá liễu), "épée" (dài hơn Foil), "sabre" (bản dầy hơn, nhưng ngắn 1 tí) đâu phải loại nào cũng có thể dùng hành động "chọt" như một cách nói bao quát được và khi tính điểm các kiếm sĩ vẫn được tính thêm điểm kỹ thuật khác chứ không nhất thiết đâm và "thọt" nhiều kiếm vào mình đối phương là lấy điểm hoàn toàn, trong cuộc thi đấu tại Thế Vận Hội Sydney 2000 tại Úc kiếm thủ Ivanic Leon của Ý đâu thằng điểm được dù đâm - chọt khá trúng vào người kiếm thủ Hoa Kỳ nhưng cuối cùng vẫn thua vì kỷ thuật yếu trong cách lướt kiếm, do trọng tài ở 2 góc tính.


    Bộ áo và kiếm được gắn điện tử hóa.

    Dụng cụ kiếm thuật Tây Phương được tính điểm hoàn toàn bằng máy.

    Có mặt được ghi nhận tại Hungary cách đây 500 năm, nhưng có mặt tại Thế Vận Hội lần đầu tiên vào năm vào năm 1896. Thế Vận Hội kết tiếp vào năm 2012 tại Luân Đôn chúng ta sẽ thấy được các tính điểm khác hay hơn, các nhà kiếm thuật Nhật đã sáng chế được 1 máy có thể dùng Infra-red tính được điểm cho tất các tấn, hoặc thế gạt đở rất độc đáo của môn kiếm thuật tây Phương.

    Vậy các bạn có thể gọi môn kiếm Tây phương này là "Kiếm Chọt" được không?, cách suy nghĩ va áp đặt của chúng ta mỗi người khác nhau, nếu ta gọi kiếm nó là "Kiếm chọt" thì chúng ta cũng phải gọi là kiếm Nhật là kiếm "CHÉM" hay kiếm Trung Hoa là kiếm "ĐÂM" chăng?, mà chọt cũng có nghĩa là đâm...

    Vài hàng góp ý thô thiển xin các bạn góp thêm ý kiến nhe.:friends:

  3. #23
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Mình cũng rất thích "kiếm quốc tế" nhưng không biết tpHCM có nơi nào dạy không?

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  4. #24
    Guest
    Guest
    Hình như tại Sài Gòn có trường Đại Học Công Lập Văn Lang có lớp tập Kiếm thuật, do Thầy Trịnh Anh Thư đứng lớp và do một Huấn Luyện Viên người Pháp làm việc tại Tòa Đại sứ trợ huấn phần chuyên môn. Bạn có thể đến đó tìm hiểu xem.
    Ngoài ra Việt Nam hiện có Liên Đoàn Kiếm Thuật (Vietnam Fencing Federation) chính thức đặt tại Hà Nội ở địa chỉ:
    Hanoi Sport Department
    No. 10 Rod Hoai Duke Street
    HANOI
    Tel.84: + 4 846 46 39
    Fax84: + 4 823 44 57/823 74 74

    Bạn chắc chắn sẽ tìm được một địa chỉ thích hợp để tập luyện tại Sài Gòn nếu bạn chịu khó liên lạc với họ. Tìm anh Võ Hoàng Huân ở số điện thoại trên nhe.
    Thân mến và chúc bạn may mắn.:friends:

  5. #25
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cảm ơn anh DHC!:no1:
    Cho C.H hỏi về nguồn gốc môn Capoiera từ đâu vậy?

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  6. #26
    Guest
    Guest
    Capoiera chắc chắn là ở đây anh em nhiều người biết qua. Riêng DCH vài ngày nửa sẽ post bài CAPOIERA lên nhe !

    Mỗi lần muốn viết về điều gì, học thêm được nhiều kiến thức rất hay và mới lạ.

    Thân mến.

  7. #27
    Bushido
    Guest
    Anh DCH cho Bushido hỏi chút : định nghĩa chính xác và đầy đủ thế nào về võ cương - võ nhu .Bushido đã đọc ở một trang web người ta định nghĩa: cương đánh thẳng còn nhu thì đánh vòng tròn. Vậy có thể kết hợp cả cương và nhu để đánh không ?

  8. #28
    master
    Guest
    Nhớ cách đây khoảng 5, 6 năm có cơ may được gặp 1 anh và ngồi đàm đạo về võ thuật. Được biết anh này khi xưa ( hồi còn học cảnh sát và làm công an, chứ bây gìơ là đại gia rồi:bigsmile có được học một số môn, đặc biệt có môn ma quyền. Khi nói đến chuyện cương nhu trong võ thuật thì ông chỉ nói với mình 1 câu mà mình chỉ nhớ mang máng thế này:
    Võ thuật nói chung ( không phân biệt môn phái ) thì sự khởi đầu bao giờ cũng là cương, tiếp diễn là nhu và kết thúc lại là cương. Thế nên trong võ thuật thì trong nhu có cương , trong cương có nhu, cương nhu phối hợp.Vì vậy người học võ không nên phân biệt võ cương hay võ nhu làm gì.
    Nói thật là cho đến tận bây giờ thì mình vẫn còn lơ mơ về điều này lắm:sad:. Hôm này post lên đây nhờ A/C/E trên này phân tích bình luận hộ mình về câu nói trên :drinks:
    Cảm ơn A/C/E!

  9. #29
    psi_ops2001
    Guest
    Đã được xóa trắng bởi psi

  10. #30
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi psyops
    ... nhưng đa số nếu giỏi thì người võ nhu sẽ thắng cương ! nhu luôn hơn cương...
    Sao tui có cảm tưởng như từ 1 thời gian gần đây, cậu út nhà ta nói chuyện có vẻ tự mãn quá vậy ... Xin yêu cầu cậu út đừng nói như trên ở trong 4rum này nữa vì những lời nói đó dễ gây ác cảm và tranh luận! Tuy là Psy nói chơi nhưng khi đọc thì thấy tự cao và không có tự trọng gì hết ... Chữ ''Dao'' trong aikido bắt đầu từ đây đó!

    Trích dẫn Gửi bởi master
    Võ thuật nói chung ( không phân biệt môn phái ) thì sự khởi đầu bao giờ cũng là cương, tiếp diễn là nhu và kết thúc lại là cương. Thế nên trong võ thuật thì trong nhu có cương , trong cương có nhu, cương nhu phối hợp
    .
    Cá nhân tui thấy câu này rất đúng tùy theo thời điểm! Không phải lúc nào cũng cương hay lúc nào cũng nhu hết. Lúc công thì cương, lúc thủ thì nhu ... Câu trên chỉ áp dụng khi giao đấu!

    Trích dẫn Gửi bởi master
    Vì vậy người học võ không nên phân biệt võ cương hay võ nhu làm gì.
    Câu này thì tui khg đồng ý nếu dùng để so sánh khác biệt giữa các môn phái! Còn nếu dùng nó trong 1 phạm vi nào khác thì tui khg có ý kiến ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 3 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 12345 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •