Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 42

Chủ đề: XIN ĐẶT CÁC CÂU HỎI VỀ VÕ THUẬT T I ĐÂY.

  1. #11
    Guest
    Guest
    Kungfu là danh từ chỉ 1 loại võ của Trung Hoa, được English hóa từ từ thập niên 60... Công-phu là tiếng Hán-Việt chỉ các hàng động chuyên cần tập luyện một bộ môn nào đó, luyện võ, luyện kinh trong chùa cũng được gọi là công phu...

    Tui đi chùa ở Sydney:
    "Anh tìm ai?..
    "Dạ bạch Thầy con tìm Thầy Thích Phước Huệ !
    "Thầy đang bận công phu sáng"...

    Lúc đầu tưởng thầy luyện Kung-fu, chắc ông nầy giỏi võ lắm vì sáng sớm lúc 8.00 sáng mà đi luyện rồi, nhưng hỏi lại thì không phải... Có nghĩa là Thầy đang đọc kinh gỏ mõ cho nhân thế an bình.
    Nếu Anh Bushido hỏi câu để luyện võ thì ý mình như vậy, nếu văn chương chử nghĩa thì mình đầu hàng nhe... Tui rời quê hương từ khi 5-6 tuổi nên tiếng vốn liếng tiếng Việt thật là yếu khi nói về chữ nghĩa !
    Thân mến.:friends: :friends:

  2. #12
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Anaki có nghe về môn võ Abukido (ko biết viết có đúng ko), hình như môn này cũng tương tự như Aikido nhưng có phần thiên về thi đấu hơn, không biết sự giống nhau và khác nhau giữa 2 môn võ này ra sao?
    Thân,

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Có lẽ bạn muốn nói đến môn AIKIBUDO (tên cũ là Yoseikan) ? Nếu vậy bạn hãy vào phần "Yoseikan và khác hệ phái khác", có một số bài về aikibudo trong đó.

  4. #14
    Guest
    Guest
    Sư huynh Levan viết và nói đúng 100%, nhưng cho em út góp chút ý kiến nhe:
    Yudo viết theo Hán tự cũng giống như JUDO, cà 2 điều có nghĩa là NHU Đ O, nhưng JU phát âm theo tiếng Hàn Quốc còn có nghĩa là "Vị chủ nhân, giáo chủ" mà nếu chử JU trong chử JUDO có nghĩa như vậy thì nó là "Con đường của chủ nhân" mà JUDO là của dân Nhật, với mối thù truyền kiếp nghe như vậy tức không chịu nổi nên các vị Hàn Quốc đổi lại thành YUDO, đó là nói theo ý của một anh đang dạy YUDO tại Hoa Kỳ. Trong các ngôn ngữ Á Châu ý tưởng (Idea) trong chử nghe quan trọng hơn là âm thanh (Sound) nói, trong khi trong các ngôn ngữ Âu Châu thì ngược lại.

    Nói theo dân nhà võ Hàn Quốc, JUDO chính là Nhu Đạo được sáng chế tại Nhật nhưng nó đã được biến đổi sau Thế chiến thứ II để trở thành 1 môn thể thao Olympic, trong khi đó YUDO Hàn Quốc vẫn giử được nguyên tính cách của nó bằng cách coi như là 1 môn võ thuật chứ không thuần túy là thể thao như Judo bên Nhật, họ chia nó thành 2 phái, đó là YUDO theo từ biến đổi của JUDO như "International JUDO Federation" (IJF) vẫn không ngừng phát triển nó như tại chính Nhật Bản, tập luyện để tham gia vào liên hiệp hội các nước đấu Judo tại Thế Vận Hội.

    Riêng YUDO thì theo "Korean Yudo Association" hay "International YUDO Federation". Hàn Quốc vẫn coi YUDO là một môn võ cận chiến được dạy thêm trong quân đội và dân chúng, nhưng không tham gia thi đấu các giải Thế Vận của International Olympic Committe (IOC) hay các cuộc thi đấu tranh giải như nhiều môn phái khác. Sự khác biệt không nhiều nhưng người ta vẫn nói YUDO có nhiều đòn giống Ju-Jitsu (Nhu thuật) hơn là Nhu Đạo của vị sáng tổ Kano Jigono.

    Với lý do đó rất nhiều nhà sử học Hàn Quốc nói rằng, môn YUDO có trước khi Nhật có JUDO và Ju-Jitsu, môn YUDO được đến Hàn Quốc từ nước láng giềng Trung Hoa vào thời đại KORYO (Triều Tiên), sau đó từ Hàn Quốc mới thật sự truyền dạy sang Nhật trong thời kỳ xâm lăng của Tướng Hideyoshi qua Hàn Quốc vào năm 1592-97. Môn YUDO bị thất truyền trong thời đại Choson, sau đó chính YUDO lại được truyền sang lại Hàn Quốc từ Nhật vào năm 1910, theo dạng JUDO của Nhật với kỹ thuật rất ư là Nhật Bản....thuộc kiểu như quay về nguồn !

    Nhiều người Hàn Quốc tin rằng YUDO và JUDO là một anh em song sinh.. Nhưng hê !!! Anh em sinh đôi còn đôi lúc không giống nhau chút nào hết, đứa trai đứa gái nữa là khác... thì nói chi đến 2 môn võ, cùng 1 giòng máu tuông chảy, nhưng 2 người vẫn là 2 người với 2 trái tim và sự suy nghỉ khác nhau hoàn toàn... cùng tên nhưng lý tưởng, đòn thế khác nhau.

    Theo các nhà Võ sử học Nhật Bản thì chính vị sáng tổ của Judo đã cố gắng đưa môn Judo do ông sáng chế sang Hàn Quốc, ông từng đưa kiến nghị cho bộ giáo dục Hàn Quốc bổ sung Judo vào chương trình giáo dục học đường, tại Kodokan Võ Sư Kano từng là nơi khuyến khích, và ưu ái cho bao nhiêu nhân tài Yudo của Hàn Quốc khi được tập luyện hoàn toàn miễn phí tại đây, chính sau cái chết của Kano, những môn đồ của Ông người Hàn Quốc đã chia ra nhiều mảnh khác nhau, nhóm đi theo Kodokan thì lập ra liên đoàn JUDO Hàn Quốc. Nhóm không thích dân Nhật (Gọi là nhóm Phản đồ ; Nippon- Rebellion) thì lập ra YUDO, nhóm nầy biện hộ là họ theo đúng đường lối của Thầy Kano hơn vì chính ông cũng đã từng chống đối chuyện môn JUDO của ông đổi từ một môn võ thuật chính thống sang thành 1 môn thể thao theo thị hiếu thế giới. Vì vậy hiện nay các võ sinh tập môn JUDO tại Hàn Quốc vẫn được Liên đoàn JUDO Nhật công nhận mọi bằng cấp và hàng năm vẫn được tham gia các giải đấu Judo của Nhật hay thế giới, trong khi đó các môn đồ YUDO thì không được tham gia.

    Theo 1 số tài liệu thấy được YUDO có dạy thêm 1 số kỷ thuật về cận chiến ác liệt hơn là Judo dù đòn thế rất giống nhau, đai đẳng thì y hệt chỉ có cao đẳng của Judo thì mang đai đỏ nữa trắng nữa đỏ, còn YUDO thì toàn đai đen.

    Thân mến:friends: :friends:

  5. #15
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn anh DCH đã cho hay những chi tiết và khác biệt giữa Yudo và Judo. Từ trước tới giờ tui cứ tưởng là 1 thôi!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #16
    Bushido
    Guest
    Hì hì !Cám ơn anh đã giải đáp . Bushido thắc mắc cũng là do đọc báo Ngôi sao võ thuật thấy họ ghi "Thiếu lâm công phu Kiến An" trong khi ở ngoài nhà sách thì có bán cuốn "Thiếu lâm Kiến An Kungfu Việt Nam" ??? Thật tiếc là Ngôi sao Võ thuật đình bản rồi ! Đây là tớ báo chuyên về võ thuật của Việt Nam .Không biết bao giờ VN lại có một tờ báo chuyên võ thuật đây ?

  7. #17
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    164
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Anh DCH cho em hỏi cái này. Anh có thể giải thích vì sao ở các quốc gia khác nhau dùng kiếm khác nhau không. Như Phương Tây thì dùng loại kiếm lưỡi mỏng và nhọn chuyên dùng để đâm như mấy cuộc thi đấu kiếm, Trung Quốc lại xài kiếm dẹp đầu nhọn có 2 lưỡi và có loại có đọ dẻo, Nhật Bản thì dùng kiếm cong 1 lưỡi, các nhóm thuộc Ả Rập thì xài loại ngắn và cong . . . Mỗi cái đều có cái hay riêng của nó.

    Theo khả năng em hiểu thì TQ sử dụng kiếm như vậy do trình độ võ thuật của họ đòi hỏi kỹ thuật khá cao như độ dẻo và sự chuyển biến linh hoạt khi ra đòn thế nên sử dụng kiếm như vậy là hợp lý
    Nhật Bản thì độ khéo không bằng nhưng lại thiên về sức mạnh, điển hình là khi cầm cây Katana luôn cầm 2 tay với lực của 2 tay sẽ mạnh hơn 1 tay, nhưng sự linh hoạt không bằng vì 2 tay khó chuyển hơn 1 tay :bigsmile:
    Phương Tây do thể trạng nên họ không có độ khéo léo như người Châu Á và họ thiên về thực tế hơn nên sử dụng phương pháp nhanh-gọn-lẹ do đó họ sử dụng mũi kiếm làm chính và đánh vào điểm yếu đối phương để hạ
    Còn về Ả Rập thì em đành chịu thua :bigsmile:

  8. #18
    Guest
    Guest
    Một cái là tên ở Việt Nam và 1 cái là tên ở nước ngoài nhưng nó y chang nhau... Cùng 1 võ sư Nguyễn Lâm sáng chế ra.
    Đọc lại cuốn sáng "Lôi Vũ Quyền" của Kienando tại US xuất bản thì hiểu ra như thế nầy !, Cuốn sách giới thiệu về môn phái "Thiếu Lâm Kiến An Kung Fu Việt Nam" được viết và in ấn bản đầu tiên tại Westminster, California bởi Võ Sư Nguyễn và con trai út là Hồng Ngọc Đại Nghĩa được lấy tên theo nước ngoài "Thiếu Lâm Kiến An - Kung Fu Việt Nam" và được gọi tắt là KIENANDO. Cuốn sách được đem về Việt Nam in bởi nhà sách Ngọc Trâm (410D Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3. TP HCM) nhưng lấy tên sách y như tên tác giả đã in ấn ở nước ngoài. Những bài báo nầy nói về "Kiến An Thiếu Lâm" dùng tên chính thống từ khi Võ Sư Nguyễn Lâm còn ở Việt Nam và khai sáng môn phái là "THIẾU LÂM CÔNG PHU KIẾN AN" và có lẻ sợ rằng sẽ làm khó hiểu cho 1 số độc giả tại Việt Nam nếu dùng chữ KUNGU chăng?
    Mình may mắn năm ngoái về VN mua được ấn bản cuối cùng của NSVT.. May quá.

    Thân mến.:friends: :friends:

  9. #19
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Tui nghĩ sự khác biệt giữa các loại kiếm dài/ngắn, cong/thẳng, một/hai lưỡi, đâm/chém ... tùy thuộc vào nhiều yếu tố chứ không chỉ vì người sử dụng kiếm khéo vụng hay mạnh yếu. Tại Âu châu, lính thời La Mã đã dùng kiếm ngắn hai lưỡi, hiêp sĩ thời Trung cổ dùng loại kiếm hai lưỡi to nặng, '3 chàng lính ngự lâm' (thế kỷ 17) dùng kiếm đâm, đến quân đội thời Napoleon lại dùng kiếm cong một lưỡi v.v... Các võ sĩ Trung hoa có người thích kiếm (hai lưỡi), có người thích đao (một lưỡi). Thời chống Mông cổ người Nhật còn xài kiếm thẳng 2 lưỡi, về sau mới chuyển qua loại cong một lưỡi. Ngoài ra, loại kiếm sử dụng còn phụ thuộc các yếu tố thực tế như đối phương mặc loại áo giáp gì, người dùng kiếm là bộ binh hay kỵ binh, nguyên liệu sắt thép ra sao, kỹ thuật rèn kiếm giỏi hay dở ... Còn những yếu tố xã hội nữa, như thời Thập tự chinh các hiệp sĩ Âu châu cầm gươm dài thẳng hình dạng thánh giá trong khi quân Ả rập dùng gươm cong hình bán nguyệt tượng trưng cho Hồi giáo. Dù biết rằng gươm hình cong cũng có nhiều ưu điểm nhưng các hiêp sĩ thánh chiến nhất định không chịu xài vì không muốn giống ''bọn tà giáo Ả rập''. Nói chung thì qua các thời đại, mỗi nơi đều có nhiều loại kiếm khác nhau, tùy theo tình trạng xã hội, kỹ thuật, chiến tranh ... mà các loại kiếm cũng biến đổi theo.

  10. #20
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Các môn võ từ trước đến nay vẫn nổi tiếng với các lối di chuyển, tránh né và ra đòn hiệu quả và đẹp mắt. Sắp tới đây sẽ có một phim tài liệu nhan đề "Fight Science", trong đó các động tác võ thuật sẽ được "cân đo đong đếm" để xem nhanh mạnh và chính xác tới mức nào. Phim có sự góp mặt của nhiều võ sĩ nổi tiếng thuộc nhiều môn phái như karate, taekwondo, boxing, muay thai, jiu jitsu ... trong đó có một võ sĩ wushu gốc Việt tên Alex Huỳnh. Anh chị em nào có truyền hình cáp (cable) và xem được đài National Geographic Channel nhớ đón xem phim này (bắt đầu trình chiếu từ ngày 20/8). Nếu có điều kiện thì xin thâu lại để phổ biến cho bà con cô bác luôn.:bigsmile:

Trang 2 của 5 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •