Tui biên bài này để nói lên sự liên hệ giữa Aikido, Daito-ryu Aikijujitsu nhưng không biết là nên để box 'Giai Thoại', 'aikido tổng quát' hay 'Võ thuật'. Nếu các mod nghĩ nên dời chủ đề này sang 1 box khác cho hợp lý thì cứ tự tiện!

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




Hầu như ai tập aikido cũng biết là Sư tổ của môn phái này là thầy Morihei Ueshiba. Một số khác thì có nghe nói là sư tổ Ueshiba học từ Sokaku Takeda ra, và một số khác thì cũng được nhắc tới là Aikido phát nguồn hay chì là 1 phần của môn võ từ Daito-ryu aikijujitsu.

Tui biên bài này để cho ACE thấy sự liên hệ giữa Aikido, Daito-ryu aikijujitsu. Bài này là tổng hợp từ 1 số bài tui đã sưu tầm từ 1 thời gian khá lâu. Tui không biết sự đúng / sai của nó, nhưng tóm tắt lại đây để ACE biết thêm về mối liên hệ giữa 2 môn võ trên.




Nguồn gốc Daito-ryu.

Theo lịch sử thì nguồn gốc cuả Daitoryu bắt nguồn từ thế kỷ thứ 11 do Yoshimitsu Minamoto và người em Yoshiie, người nối dõi của hoàng đế Seiwa. Hai anh em đã mổ xẻ tử thi để coi và học hỏi những yếu điểm của cơ thể con người : huyệt, khớp xương, v.v.... và áp dụng chiêu thức của 1 số đòn võ cho thêm hiệu quả.





Yoshimitsu khám phá khái niệm hiệp khí sau khi quan sát cách 1 con nhện nhỏ có thể bắt 1 con mồi to và cái đó tượng chưng cho 1 người nhỏ có thể đánh bại một người bự con hơn mình. Yoshimitsu cũng nhận thấy sự hoà hợp giữa những vũ điệu múa của vũ nữ với tiếng nhạc đệm. Khái niệm aiki/ hiệp khí bắt nguồn từ đó ra.

Cũng theo lời truyền thì tên Daito bắt nguồn từ tên lâu đài mà Yoshimitsu cư ngụ. Từ từ, Yoshinitsu cũng đã áp dụng những điều mới khám phá vô môn võ thuật gia chuyền của phái Minamoto. Môn võ này bao gồm so-jutsu (thương), To- ho (kiếm), and Tai-jutsu (võ tay không), và bắn cung. Từ đó trở đi, môn võ đó đã được ''cha chuyền con nối'' trong giòng họ Minamoto trong vòng mấy thế kỷ.

Một trong những con trai của Yoshimitsu, Yoshikyio, đã di cư tới thành phố Takeda thuộc tỉnh Kai (tên hiện thời là quậnYamanashi), và an cư luôn ở đó. Sau này, con cháu Yoshikyio đổi luôn họ với tên của thành phố Takeda. Từ đó dòng họ Takeda tu bổ và sáng chế thêm nhiều đòn võ gia chuyền. Lúc này thì có nhiều người gọi là binh pháp hơn là võ thuật vì môn võ gia chuyền đó, bao gồm cả chiến thuật bố binh, phục kích, đặc công, công binh v.v... Những môn này được biết dưới tên ''heiho'' và ''gunpo''.

Sau vai thế kỷ hưng thịnh, tới năm 1582 thì con cháu Yoshikyo bị hoàn toàn huỷ diệt khi Takeda Katsuyori, người nối nghiệp cuối cùng của dòng máu Kaigenji Takeda, phải tự sát theo kiểu Seppuku sau khi thua trận chiến với hợp quân của shogun Oda và Tokugawa.



Aikijujitsu và Takeda ryu

Một người họ hàng của Katsuyori, Kunitsugu Takeda đã thoát chết và chốn sang tỉnh Aizu. Kunitsugu đã trở thành 1 cố vấn cho quan Hoshina Masayuki của Shogun Hidetada.

Theo lời truyền thuyết của Daitoryu thì để mưu sống, Kunitsugu Takeda đã truyền lại Daitoryu aikijujitsu cho Hoshina Masayuki, và vị quan này đã phối hợp những kỹ thuật của phái ''Aizu'' với đòn thể của Takeda để áp dụng nơi cung điện.

Xin nhắc lại là luật lệ của phái Aizu thời bấy giờ là không 1 ai có 1 quyền mang bất cứ 1 vũ khí khi vào yết kiến Shogun. Luật này được áp dụng cho 1 số nơi trong cung điện và những người có chức tước chỉ có thể đem theo 1 con dao ngắn (tanto). Cũng vì lẽ đó mà những kỹ thuật tay không và chống vũ khí như tước dao, kiếm, kềm chế của daitoryu rất được ưa chuộng. Những thế võ này được gọi là Oshikiuchi.

Tất cả những kỹ thuật này từ từ được dạy cho những tầng lớp quý tộc của tỉnh Aizu và cho nhóm cận vệ thủ tín của Shogun của tỉnh Aizu.

Kunitsugu cũng là người đứng đầu dòng ''Aizu Takeda'' và cũng chính vì thế nên Daitoryu aikijujitsu từ lúc đó cũng được biết dưới tên là Takeda Ryu.

Bắt đầu từ đây, môn võ Daitoryu đã chia thành 2 nhánh: Daito-ryu được dạy cho quan quyền tỉnh Aizu và Daito ryu vẫn được duy trì trong dòng họ Takeda ở tỉnh Aizu. Để dễ hiểu, tui sẽ gọi Aikijujitsu môn võ được dạy cho Aizu và Takeda-ryu, môn võ của dòng họ Takeda.

Ở tỉnh Aizu, phong chào võ thuật được bành chướng 1 cách rầm rộ. Hơn 90 võ đường được mở trong khắp tỉnh Aizu và 1 võ đường chính thức được mở để huấn luyện cho con cháu tầng lớp quý tộc. Võ đường này, vừa dạy võ, vừa dạy đạo lý, xây vào nằm 1664 và được gọi là ''Nishikan''.

Ở võ đường Nishikan, 5 hệ phái kiếm thuật và 2 hệ phái Jujitsu được dạy một cách chính thức: MizunoShinto-Ryu và Shinmyo Ryu. Một vài môn võ chỉ được dạy cho tầng lớp quý tộc và được gọi là ''Otome ryu'' hay ''Goshikiuchi''. Những môn võ này chỉ được dạy và chuyền cho những gia đình ở 1 địa vị nào đó trở lên, và tuyệt đối cấm không được biểu diễn nơi công cộng hoặc trước mặt là môn sinh của môn võ đó. Aikijijitsu và Aizu Misogucchi ha Itto Ryu là 2 môn võ bắt buộc phải theo quy định này.

Cũng từ lúc đó mà kỹ thuật của Daito-ryu ''Minamoto'' đã được ''trộn lẫn'' với võ thuật của phái Aizu và có thể vì vậy mà 1 số đòn tương tự như những thế võ Daitoryu đã xuất hiện trong 1 số Ryu khác chăng?

Trong vòng mấy thế hệ, 2 ''chi nhánh'' Aikijujitsu và Takeda-ryu vẫn phát triển và được truyền thụ song song với nhau.

(còn tiếp ....)