Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 31

Chủ đề: Liên hệ giữa Daito-ryu Aikijujitsu và Aikido

  1. #11
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh Levan biết không, đối với tui võ là võ, chứ chả có võ tình thưong gì hết ráo! Hiền hay khg là tùy mình!

    Với tui, muốn tiến bộ trong Aikido thì mình phải biết đòn nó hiểm ra làm sao! Như Ikkyo, đòn căn bản, rất nhiều người khi kết thúc là để tay Uke xuống đất liền! Tui thì lúc nào cũng kê cánh tay Uke lên đùi để nếu gặp Uke láu cá hay lôi thôi là 'a lê hop' bye bye cái chùi chỏ! tui kèm uke cứng ngắc, và sau đó tui mới đẩy tay Uke xuống đất như mình hay thấy!

    Trong tất cả mọi đòn, khi tui tập lúc nào tui cũng nghĩ như sau:

    - Khi làm Nage, tui xem lúc nào có thể atemi địch và để ý xem sơ hở của mình là chỗ nào và lúc nào tui cũng hoỉ Uke xem liệu hắn có thể phản đòn vô mấy chỗ tui nghĩ là hở

    - Khi làm Uke, lúc nào tui cũng nghĩ tới làm sao phản đòn! Cảm nhận những chỗ tui cảm thấy có thể thoát được và ráng tránh những lỗi đó khi tới lượt tui làm Nage.

    Tui tập như vậy trong vòng 5-6 năm.Tới lúc đó, khi tui thấy là mỗi lần vô đòn mà Uke bị 'dính đòn' cứng ngắc thì lúc đó tui mới nghĩ tới 'nhẹ tay' và kềm chế.

    Đối với tui 'võ tình thương' là mình c1 thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo mình. Cái khác giữa Aikido và mấy võ khác là chỗ đó thôi (theo định nghĩa nông cạn của tui). Mấy võ khia thường thường là hạ địch không à!

    Tập aikido mà khi nghĩ ngay từ lúc đầu là 'võ tình thương' thì sẽ chả đi xa đâu! Lõ đụng chuyện mà phải dùng tới võ thì sẽ bị đánh phù mỏ luôn đó! Tui biên câu này, mấy người đừng có hiểu lầm và nghĩ là tui khuyến khích mấy người mới tập, đánh vũ phu đâu nhe, nhưng chỉ khuyên là nên nhìn 1 cách thực tế chút xíu!

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #12
    Guest
    Guest
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Anh Levan biết không, đối với tui võ là võ, chứ chả có võ tình thưong gì hết ráo! Hiền hay khg là tùy mình!
    Tui thì lúc nào cũng kê cánh tay Uke lên đùi để nếu gặp Uke láu cá hay lôi thôi là 'a lê hop' bye bye cái chùi chỏ! tui kèm uke cứng ngắc, và sau đó tui mới đẩy tay Uke xuống đất như mình hay thấy!
    Đọc câu trên thấy Anh Aiki.... tàn nhẩn quá... lạnh lùng quá...hehehe !!! Nói vui thôi chứ như vậy mới đúng là tập võ, Akikai ở chổ tui tập... Mấy ông thầy kêu... Thấy mắt đối thủ có vẻ đau, thua là mình nên nương tay... để đúng nghĩa với võ Harmony...

    Nếu anh Aiki va Levan có đi coi tụi Muay Thai đánh nhau trên đài ở Phuket ! Mấy anh sẽ thấy hàng chử "Muay Thai Toku Kihoom Mon" tức là "Quyền Thái bằng ánh mắt từ bi" treo lùng lẳng ở chổ bán vé... Quỳ lạy Phật trước khi đấu... Sau đó đánh nhau gần chết máu me tùm lum...Võ từ bi mà "Từ bi" kiểu đó không ham rồi !!!!

    Thân mến.

    :friends: :friends:

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Anh Aiki viết bài hay lắm :no1: :no1:
    Khi thấy anh Levan cùng với anh nói chuyện về môn võ tình thương, tôi xin mạn phép góp chút ý kiến vào.

    O'Sensei thường nói Aikido là "loving protection of all things from God", tôi xin dịch ra là tình thương bảo toàn cho muôn vật của thượng đế. Từ quan niệm trên, O'Sensei chọn lựa và không dùng các chiêu thức trong Jujutsu hay từ Aikijutsu tạo ra sự tổn hại cho đối phương một cách hoàn toàn (irreversible).
    Tất cả những khóa tay chân trong Aikido luôn luôn trải qua giai đoạn kiềm chế tạo ra sự đau đớn rồi từ từ mới đến trạng thái đưa đến gảy tay chân. Nhiều chiêu thế khóa tay trong Judo, Jujutsu sẻ làm Uke gảy trước khi cảm nhận được sự đau đớn. Nếu Nage dùng các chiêu thức nầy, Nage không còn phương cách nào khác ngoài sự bẻ gảy cánh tay của Uke. Nói theo sinh hoạt hằng ngày, Aikido giống như máy nhạc ta có thể chỉnh mức độ to nhỏ, so với một số võ phái khác, chỉ có 2 tầng, OFF và ON. Trong Aikido khi ta chỉnh mức độ to, sự nguy hiểm cũng giống như mức độ ON của các môn võ khác thôi. Do đó võ tình thương nầy không có nghĩa là kém hiệu quả. Cũng giống như chiêu thế của O'sensei từ những năm 1930s rồi thay đổi dần qua những năm 50s và 60s. Có người cho là nó kém hiệu quả, có người thì cho rằng chiêu thế trưởng thành (mature) hiệu quả còn cao gấp bội và không còn các sơ hở như lúc xưa.

    Cám ơn anh Aiki lắm, tôi được biết thêm nhiều chi tiết thú vị :bigsmile:

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Đối với tui 'võ tình thương' là mình c1 thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo mình. Cái khác giữa Aikido và mấy võ khác là chỗ đó thôi (theo định nghĩa nông cạn của tui).
    Có người dạy tui là: 'võ tình thương' là mình có thể kềm chế địch thủ hay hạ địch tùy theo đich thủ. Đich thủ muốn chết thì cho nó chết. Nó muốn sống thì để cho nó sống.

    Đến bây giờ tui cũng chưa cảm được thế nào là võ tình thương.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  5. #15
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    C.H xin góp ý kiến nhe!
    C.H tập aikido chưa lâu nên cũng chưa hiểu hết ý nghĩa của "võ tình thương" là thế nào. Nhưng theo suy luận nông cạn của C.H thì "võ tình thương" là điều mà O.sensei mong muốn các võ sinh luôn tâm niệm. Tuy ai cũng cảm thấy vô lý nhưng đó là tinh thần của aikido. Aikido luôn nhấn mạnh sự hòa hợp của thể xác và tinh thần. Aikido là một cũng là một môn võ nhưng điểm khác biệt nhất của aikido với các môn võ khác chính là tinh thần dựa trên tình thương yêu vạn vật của aikido. O.sensei luôn nhắc nhở rằng "không nên gây ra những thương tích đáng tiếc cho đối phương": đó chính là tình thương. Không ai cấm việc tự vệ bản thân nhưng cũng đừng vì vậy mà ra tay quá nặng "tha được thì cứ tha". Nếu ta có thể công nhận điểm này thì ta mới thật sự đi trên con đường của aikido. :neutral:
    Đây là cảm nhận của C.H. Nếu có gì không đúng xin mọi người chỉ bảo thêm. :friends:

    "...Xưa nay nhân giả là vô địch.
    Lọ phải khư khư thích chiến tranh."

  6. #16
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    hanoi
    Bài viết
    110
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cảm ơn anh Aiki vì đã cho nhiều thông tin về lịch sử và mối liên hệ của Aikido và những môn khác.Vì thấy các anh nói về quan điểm "võ của tình thương" nên cũng nhào vô chút xíu!
    Mỗi người có cảm nhận khác nhau và mục đích tập luyện Aikido khác nhau, tuy nhiên theo ngu ý của tôi thì có lẽ đến giờ phút này Aikido phát triển thành một phong trào mạnh tại các nước phương tây là một phần rất lớn nhờ vào tôn chỉ của Aikido là "tình thương và sự hòa hợp".
    Qua nhiều bài viết của các anh có thể thấy rõ ràng Aikido hiện đại ngày nay những đòn thế hiểm phục vụ chức năng chiến đấu để tiêu diệt kẻ thù đã được loại bỏ vậy thì không thể nói những người đến tập luyện Aikido với mục đích tìm kiếm những thế võ hiểm phục vụ chiến đấu.
    Có lẽ tất cả các anh chị đều đồng ý với tôi rằng không gì quí hơn sự sống mà tự nhiên ban cho, dù đây đó cuộc sống có vất vả, đau khổ, bệnh tật thì bản thân mỗi chúng ta vẫn cố vươn lên cho sự sống hoàn thiện hơn.
    Nói thì nói vậy nhưng để đạt được mục đích "tình thương và sự hòa hợp" thì sự rèn luyện bản thân trong cuộc sống hàng mỗi giây mỗi phút đều trở nên quan trọng và không biết liệu lúc chết mình có ngộ ra điều đó là gì hay không nữa!
    Chia sẻ một chút cùng các anh.
    Thân

  7. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài chót ...


    Sau đây là sự khác biệt giữa Aikido và daitoryu Aikijujitsu:


    Đòn DRAJJ bắt nguồn từ kiếm ra. Kiếm thuật của DRAJJ là theo phái Ono-ha Itto-Ryu. Muốn hiểu và thành công đòn tay của DRAJJ thì phải biết đòn kiếm. Đòn kiếm đầu tiên của Ono-ha itto Ryu cũng là đòn tay đầu tiên của DRAJJ. Bên Aikido hồi xưa, sư tổ không bao giờ nhắc hay đả động tới đòn kiếm. 1 số võ đường vẫn còn giữ cách dạy này cho tới bây giờ.


    Bên DRAJJ, Ikkajo có 30 thế: 10 thế ngồi, 5 thế quỳ, 10 thế đứng và 5 thế tư đằng sau (ushiro). Mỗi một thế có tên riêng. Tất cả các đòn Ikkajo bắt nguồn từ 1 đòn căn bản tên là Ippondori. Ikkyo bên Aikido chỉ là đòn Ippondori.


    Đòn Nikkyo và Sankyo bên Aikido cũng chỉ là 1 đòn bên DRAJJ. Tương đương là Nikkajo và Sankajo (cũng khoảng 30 thế khác nhau).


    Yonkajo bên DRAJJ thì có 15 thế, trong khi Gokajo thì có 13 thế. Khi học xong các đòn từ Ikkajo cho tới Gokajo thì võ sinh sẽ được bằng SHODEN MOKUROKU (118 Kỹ thuật).


    Tóm tắt lại, từ 118 kỹ thật DRAJJ, khi sang aikido, chỉ còn 5 đòn : Ikkyo, nikkyo, Sankyo, Yonkyo và Gokyo.


    Tất cả những đòn này có luôn những đòn chống vũ khí như, Kiếm, gậy, dao và 1 số vũ khí khác hay được dùng vào thời gian đó.


    Bên DRAJJ thì khi quăng địch thủ, có thể quăng 5 hướng (đông, tây, nam, bắc và ngay ở giữa). Các đòn Ikkajo, Nikkajo và sankajo cũng có thể quăng 5 hướng như mới nói.


    1 đặc điểm của DRAJJ là quăng địch thủ trong lúc đứng dậy (đang ngồi và quăng khi đang đứng). Những hệ phái khác thì có đòn ngồi, đòn đứng chứ không có từ ngồi thành đứng.


    Đòn nào trong DRAJJ cũng có atemi. Atemi nằm trong chương trình của DRAJJ. Trong chương trình có nghĩa là tập đấm, đá, chem., v.v.... Bên aikido thì không có dạy 1 cách chính thức.


    Bên DRAJJ thì những thế đánh lien hoàn. Ví dụ đánh ngã địch thủ, và kết thúc với 1 hay 2 kỹ thuật khác, và vì áp dụng lúc xưa nên rất ít khi ''tha thứ''. Những đòn kết thúc thường thường là cưá cổ, đánh gẫy xương hay làm bong gân địch thủ. Đòn Aikido thì đánh từng đòn một và kết thúc khi Uke xuống đất (khoá tay là cùng).


    Đòn DRAJJ hay có màn cứa cổ. Tuy thời buổi bây gìơ không còn ''man rợ'' nữa, nhưng DRAJJ lúc nào cũng nhắc các võ sinh phải sẵn sang và nên đề phòng địch thủ. Các đòn lúc nào cũng phải mạnh mẽ và võ sinh lúc nào cũng được nhắc nhở tới, vì vậy cách tập của DRAJJ tương đối khá ''vũ phu'' so với Aikido.


    DRAJJ gọi đòn quăng Kokyunage là Aiki Nage. Đòn Tenchinage bên Aikido chỉ là 1 thế của Aiki nage bên DRAJJ.


    Đòn Koshi nage bên aikido thì được gọi là Koshi Guruma.


    Những người đã học DRAJJ thì nói là đòn Aikido không thực tế.


    Trong DRAJJ không có randori. Cách tập tương đương với Randori là như sau: Uke phải tấn công (atemi hay đá) liên tiếp/ liên hoàn Nage phải né, đỡ, chụp tay/khoá tay hay nhập nội để quăng và tuyệt đối không có quyền atemi lại! Cách tập này khá ''mạnh bạo'' và bị thương là chuyện thường tình.




    Sau đây là 1 chuyện thật đã được 1 HLV Aikido người Anh kể lại về sự khác biệt giữa cách tập Aikido aikijujitsu và aikido tân thời.

    Vào 1 ngày đẹp trời của năm 1957, người HLV này (lúc đó đang học Judo và Karate với thầy Kenshiro Abbe ở Anh Quốc) được sư phụ Abbe cho hay là vừa nhận được thư của sư tổ Ueshiba cho phép Sensei Abbe dạy Aikido cho bất cứ người nào thích học Aikido ở Anh Quốc.

    Lúc đó ở xứ này thì chưa có ai nghe tới môn võ này, và 1 trong những người học trò chính của thầy Abbe đã ''gom góp'' 1 số ít võ sinh Judo của thầy Abbe để lập 1 nhóm võ sinh ''nồng gốc'' Aikido tạo Anh quốc.

    Nhóm này gồm tất thẩy 8 người! Sau 1 thời gian luyện tập gắt ghe, thì những người này đã được thầy Abbe cấp đai đen. Cách luyện tập lúc đó rất khắt khe và chú trọng vô thể lực (ví dụ 200 cái hít đất, chạy bộ vài cây số, ...) và kỹ thuật của Aikijujitsu mà thầy Abbe đã được Sư tổ dạy lúc trước.

    Thầy Abbe áp dụng cách tập mà thầy đã ''nếm'' khi còn là học trò của sư tổ :

    Vô đòn thì đánh hết mình (không có võ tình thương gì hết ráo)

    Khi làm uke thì không để Nage quăng mình một cách dễ dàng, chỉ nên té khi không còn cách nào khác.

    Khi làm Uke hay nage, đánh mạnh là 1 cách để chứng tỏ sự nể nang của võ sinh đối với thầy hay bạn tập vì mình không ''khinh bỉ'' họ!

    Cách dạy của thầy Abbe cũng rất nghiêm. Thầy hay dùng cây kiếm tre (shinai) trong lúc dạy. Thầy hay nói : ''Anh văn của tao có thể kém, nhưngcây shinai này nói tiếng Anh rất lưu loát''. Đối với thầy Abbe, thầy có thể nhắc cả chục lần nhưng võ sinh vẫn không nhớ, nhưng khi cây Shinai nói 1 lần là võ sinh ''nhớ'' liền. Và như vậy thầy dạy, và cho tới ngày nay, những đệ tử ruột của thầy Abbe cũng áp dụng cách đó luôn với những người đai cao.

    Thầy Abbe hay nhắc nhở là Nage phải vững (good posture and balance), và Uke cũng phải vũng luôn trong thế công để cho thực tế chút xíu.


    Khi 8 người này được đai đen thì họ được gửi đi khắp nước Anh để biểu diễn và quảng bá môn võ này với mục đích thu nhập thêm võ sinh. Những người này bỏ cả việc làm và xả thân vào việc quảng bá Aikido. Họ đi nay đây mai đó, kiếm việc làm part time và biểu diễn Aikido.

    Lúc đó thì không có seminar và 8 người nồng cốt đó chỉ biết những kỹ thuật mà thầy Abbe đã chỉ. Với thời gian thì những người này được lên đai và số môn sinh aikido cũng tăng lên chút xíu.

    Tới 1 hôm thì thầy Abbe mời thầy Masahiro Nakazono từ Nhật sang để tập huấn. Đây là lần tập huấn đầu tiên mà những võ sinh Anh tham dự. Seminar lúc đó không như bây giờ. Seminar lúc đó y hệt như seminar lúc trước chiến tranh, có nghĩa là 2 tuần seminar liên tiếp chứ không phải 1-2 ngày vào cuối tuần như bây giờ.

    Các võ sinh đều ''le lưỡi'' khi tham dự 2 tuần seminar đó. Mỗi ngày họ tập 3g buổi sáng, 3 giờ buổi trưa, và từ đai đen trở lên, thì thêm 3g vào buổi chiều. Có nghĩa là 9g tập/ ngày. Trong kỳ seminar đó, chấn thương là chuyện thường ....

    Khi cho seminar, thầy Nakazono bị shock vì thấy tất cả võ sinh của thầy Abbe ''không nể nang'' thầy tí nào. Thầy Nakazono vì từ Hombu sang nên đã bắt đầu áp dụng kỹ thuật Aikido ''tân thời'' chứ không áp dụng những cách đánh của Aikijujitsu nữa! Chính vì vậy thầy mới bị shock vì tưởng là những võ sinh muốn ''thử sức'' thầy.

    Nhưng sau khi được thầy Abbe giải thích thì chuyện đâu đã vào đó. Tất cả các người tham dự seminar cũng đã phải thay đổi cách tập của họ để cho đúng ''tiêu chuẩn'' của Hombu dojo. Tất cả những người tham dự buổi seminar đều thấy sự khác biệt của cách tập và của đòn thế Aikido! Daitoryu thì mãnh liệt và ''không tha thứ'', trong khi aikido tân thời thì ''lưu loát, nhẹ nhàng'' nhưng vẫn mạnh mẽ như thường.

    Sau kỳ seminar đó thì tất cả những đai đen mà được thầy Abbe thăng đai đã phải thi lại để theo đúng tiêu chuẩn của Hombu. Trong số 8 người ''nồng gốc'' thì chỉ có 1 người bị ''lọt sổ'' và tất cả mọi người đều bị xuống ít nhất 1 cấp (có nghĩa là từ 2 dan xuống 1 dan).

    Đa số những người nồng gốc đó bây giờ tui đã gìa, nhưng vẫn giữ và nhớ 1 phần cách tập và đòn thế Aikijujitsu của thầy Abbe. Họ vẫn dùng và áp dụng nó trong lớp của họ, tuy không ''thực chiến'' như lúc với thầy Abbe nhưng vẫn hơn đon thế của Aikido tân thời ...


    Hết!!!:drinks: :drinks: :drinks:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #18
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Bài hay quá anh aiki :no1: Mấy ông thầy này còn dạy không ạ ? Nếu được xem phim để thấy họ đánh ra sao chắc thích lắm. Kể ra thời nay mà đánh vũ bão như xưa chắc cũng không hợp, học trò và phụ huynh thấy ớn mà các hãng bảo hiểm cũng ngại ngần, tuy nhiên đánh lờ vờ kiểu ôm nhau múa đôi thì cũng khó coi, có lẽ cộng hai thứ rồi chia đôi là vừa phải ?

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mấy ông thầy này còn dạy mà anh! Bây giờ cũng hơn 60 hết rùi! Anh không cần coi mấy ông ấy đâu, chỉ cần coi mấy người aikido khá cũng đủ thấy! Anh mà có dịp qua bên tui cũng đủ thấy rồi đó.

    Khi quay video thì họ không có làm như họ nói đâu. Ví dụ bên tui, lâu lâu khi lớp ít người, đai cao nhiều và nếu là võ sinh mà HLV tin, HLV sẽ chỉ 1 số đòn rất thực chiến chứ khg như đòn thường (hay đòn thường mà áp dụng bạo hơn thường ngày).

    Cái cường độ tập cũng biểu hiệu đó anh! Coi mấy học trò của Kanai và Chiba cũng đủ thấy ớn xương sống rùi.

    Có 1 vài khúc mà tui khg kể là khi mấy thầy Ăng Lê đó gặp lại thầy Nakazono vào thập niên 1990, họ hoàn toàn không ngờ khi thấy sự thay đổi nơi người thầy đó! Cách đánh tuy vẫn còn sắc bén nhưng rất hiền so với lần tập huấn họ đã 'nếm mùi' hồi xưa, họ đã tự hỏi là cái đó có phải là vì tuổi già không, và sư tổ chắc hồi xưa cũng đã như vậy khi chấp nhận aikido trở thành 'võ tình thương'.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  10. #20
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Cám ơn anh Aiki. Những bài viết của anh trên đây đã trả lời đúng vào thắc mắc của tôi bấy lâu nay về tính thực chiến của Aikido.

Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •