Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 13

Chủ đề: Một tháng ở Dojo của thầy Saotome ở Washington DC

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tui có đến tập ở Shobukan, gần ga Takoma ở Washington DC, thuộc Aikido schools of Uyeshiba do thấy Mistugi Saotome chủ trì. Phải nói ngay là trong suốt thời gian này, tôi không được gặp thầy Saotome, vì ông đi lại như con thoi giữa các võ đường tại Mỹ.

    Võ đường nằm trong khu da đen. Lối vào rất hẹp, một bên là căn nhà, một bên là hàng cây cao hơn đầu người. Tuy nhiên, đường vào có dáng dấp gì đó của vườn cảnh Nhật Bản, mọi thứ nhỏ xinh và sạch sẽ. Sàn tập rộng, nhưng ở giữa lại có 2 cái cột. Hai cái cột này tuy đã được bọc các lớp giảm chấn động nhưng cũng khá vướng víu. Thảm tập được bọc một lớp vải bạt màu trắng, nên tôi không biết bên dưới lót cái gì. Khu vực thay đồ nằm dưới tầng hầm, khá rộng rãi, sạch sẽ, có cả nhà tắm riêng cho nam và nữ. Nói chung là sạch sẽ, tươm tất. Khu vực bàn thờ tổ trang trọng, các huấn thị, tranh ảnh về Aikido cũng được treo trên bức tường lát gỗ trông khá đẹp mắt.

    Tôi tập với HLV tên Eugene Lee. Anh này nhiệt tình đến mức cho tôi mượn một bộ đồ tập cũ, và giảm giá cho tôi xuống gần một nửa sau khi tôi bảo anh ấy là tôi từ Việt Nam qua.

    Chà, lại bận việc chút xíu rồi, hẹn các bác bữa sau kể tiếp...

  2. #2
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Bài viết
    290
    Thanks
    0
    Thanked 5 Times in 5 Posts
    có thời gian rảnh lại post tiếp nghen bác, nếu có thêm hình nữa thì tốt quá :laugh:
    Practice Make Perfect

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Nhớ biên tiếp nhe anh CMKCD!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    psi_ops2001
    Guest
    ui chà ! nghe hấp dẫn thật !! mà tiếc không gặp được thầy saotome:bigsmile: ! tiếp tục nha bác :bigsmile:

  5. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Tiếp đây ... (à, cái Gif Animation của bác Psi là hình thầy Saotome đó, không biết bác liên hệ thế nào với phái này?)

    Có lẽ xin kể tập trung vào những điều khác biệt giữa Shobukan và các võ đường mà tui đã từng đến tập.

    Điều đầu tiên là ... vóc dáng của võ sinh. Với các anh chị em tập ở nước ngoài thì có lẽ chẳng có gì lạ, nhưng với tui thì đó là điều rất ấn tượng. Võ sinh Tây thì cũng cao to như Tây, dĩ nhiên. Trong lớp tui tập ở Shobukan có khoảng 20 người, kể cả HLV. Trong số đó, tui là thấp bé nhẹ cân nhất (tui cao 1m69, nặng 72kg). Có một anh da đen để tóc xoăn tít, lại có cái đuôi gà phía sau cũng quăn, râu dê, ria mép tỉa tót đàng hoàng trông rất vui. Một anh Mễ (đại loại là anh này nói tiếng Tây Ban Nha chứ không rõ chính xác gốc ở đâu, bên Mỹ hay gọi là "Mễ") thì đầu trọc, mặt rất ngầu, nhưng hóa ra hiền khô. Anh này không quá cao nhưng tướng tá thì chắc nịch. HLV Eugene Lee thì cao to, tóc lại bồng bềnh trông khá nghệ sĩ, chỉ phải tội là có tật nói lắp. Các cô võ sinh cũng cao nhưng thanh mảnh hơn. Nói chung là họ cao hơn mình, to hơn mình nhiều. Bên Mỹ cũng có người thấp, nhưng lớp tui học thì lại không có.

    Một điều tui thấy ấn tượng nhất ở Shobukan là không khí và phương thức luyện tập. Trong một buổi tập, tất cả mọi người, bất chấp cấp đai, đều học đòn như nhau. Đai đen cũng học đòn đó, đai trằng cũng vậy. Võ sinh 20 năm cũng tập cùng 1 đòn với võ sinh mới vào ngày đầu. Khi chỉ đòn, tất cả võ sinh ngồi xuống, HLV chỉ đòn vài lần, rồi tất cả đứng dậy bắt cặp tập đòn đó. Tui để ý thấy lúc ấy mỗi người tự đánh theo cách cảm nhận của mình: đai trắng thì nguều ngoào, lọng cọng, đai đen thì trơn tru thuần thục hơn, nhưng mọi người cứ thế mà tập. Đây là cách giống với võ đường Aikido Takeda-ryu tại Hokkaido, Nhật, nhưng rất khác với các võ đường Việt Nam ở trong nước cũng như tại Tenshinkai dojo ở Westminster, California mà tui cũng có dịp ghé. Cách này lợi thế ra sao, bất lợi thế nào, có lẽ tui sẽ đem ra một topic để anh chị em trên diễn đàn thảo luận xem. Riêng tôi thì thấy cũng thích thú, vì nó xóa nhòa cảm giác phân biệt đẳng cấp trong võ đường. Nó tạo ra cho võ sinh một trạng thái bình đẳng, thoải mái. Anh cũng như tôi, tôi cũng như anh. Có một kỹ thuật trước mặt, anh có thể thu nhận nhiều thì anh được lợi nhiều, tôi thu nhận ít hơn thì tôi lợi ít hơn, nhưng rồi nếu tôi tập 10 năm sau thì tôi thu nhận ngày càng nhiều, mà lại vẫn bình đẳng. Đây cũng phù hợp với lối sống và cách hành xử tại Mỹ: tức là đấy, lợi ích nó nằm sờ sờ ra đấy, tôi tạo điều kiện về quyền được hưởng của các anh là như nhau, anh nào muốn hưởng ra sao cũng được, anh giỏi thì anh hưởng nhiều, anh dở thì hưởng ít. Anh dở quá thì anh chả được lợi gì, nhưng anh chả trách ai được ngoài chính anh. Cách này còn tránh được tâm lý "cha chú" trong võ sinh, mà tui thường thấy ở nhiều võ đường. Võ sinh cũ, lâu năm hay chỉ vẽ võ sinh mới, lẽ ra thì cũng hay, nhưng thường là bị lạm dụng. Nhiều lúc rối tinh rối mù, mấy tân môn sinh không biết nghe ai nữa.

    Trong buổi tập, uke đổi nhau liên tục. Cứ mỗi lần HLV chỉ đòn xong là đổi uke, mà mọi người tự động đổi. Thành ra cả buổi tập 2 tiếng thì tui được tập với tất cả các võ sinh khác trong võ đường. Thôi thì đủ loại uke, chiều cao cân nặng khác nhau, chân tay dài ngắn khác nhau. Về khía cạnh rèn luyện kỹ thuật, tôi thấy đây là cách rất hay vì có lẽ mọi người đều đồng ý là Aikido phải biết điều chỉnh phù hợp với từng uke. Và khi đổi uke liên tục như vậy thì các cấp đai tập lộn xộn với nhau, đen với trắng, nâu với xanh, xanh với đen v.v. Và tất cả cùng tập một đòn. Khi đó, đai cao có điều kiện đánh nương tay với đai thấp, và làm uke tốt cho đai thấp. Đai cao được lợi là học cách xử lý cách phản ứng bất thường (mà đôi khi là rất tự nhiên) của uke mới tập.

    (tạm dừng đây, khi nào có thời gian lại viết tiếp)

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong buổi tập, uke đổi nhau liên tục. Cứ mỗi lần HLV chỉ đòn xong là đổi uke, mà mọi người tự động đổi. Thành ra cả buổi tập 2 tiếng thì tui được tập với tất cả các võ sinh khác trong võ đường. Thôi thì đủ loại uke, chiều cao cân nặng khác nhau, chân tay dài ngắn khác nhau. Về khía cạnh rèn luyện kỹ thuật, tôi thấy đây là cách rất hay vì có lẽ mọi người đều đồng ý là Aikido phải biết điều chỉnh phù hợp với từng uke. Và khi đổi uke liên tục như vậy thì các cấp đai tập lộn xộn với nhau, đen với trắng, nâu với xanh, xanh với đen v.v. Và tất cả cùng tập một đòn. Khi đó, đai cao có điều kiện đánh nương tay với đai thấp, và làm uke tốt cho đai thấp. Đai cao được lợi là học cách xử lý cách phản ứng bất thường (mà đôi khi là rất tự nhiên) của uke mới tập.


    Cách tập anh CMKCD nói là cách tập của hầu như 80% võ đường aikido ở ngoại quốc! Cá nhân tui tui thì thích tập kiểu như vầy hơn vì với thời gian, 1 đòn mình sẽ đánh khác với kinh nghiệm. Tui cũng đã đề cập sơ sơ tới cách tập này trong 1 vài bài rồi (khg nhớ rõ bài nào nữa)!

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    67
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    (Tiếp tục, không biết bà con có muốn đọc nữa không...)

    Ngồi hỏi chuyện các bạn tập, thì có người đã tập hơn 10 năm rồi, có người mới lên sân ngày hôm qua. Lạ một điều là họ không hề cảm thấy thắc mắc gì về chuyện này cả: mới tập hay tập lâu rồi cũng vậy mà thôi, tôi với anh bình đẳng. Tui nghĩ đây là điều rất hay và rất khó tạo ra trong các võ đường ở Việt Nam. Ngay cả ở võ đường Nhật mà tui từng tập cũng vẫn có cảm giác "trên, dưới" (trong xã hội Nhật thì cảm giác này rõ lắm, tôn tin trật tự đâu ra đó). Có một số võ sinh từ tận Texas hay Oklahoma lên đây tập (chắc là cũng có việc lên DC nên ghé qua như tui).

    Võ sinh trong buổi tập không nói chuyện với nhau nhiều, chỉ hì hụi tập và té đùng đùng. Nói thẳng ra là không có kiểu "nghiên cứu" như ở Việt Nam, tức là không có ai đứng trơ trơ ra bảo nage là đánh thế này sai rồi, không đánh được đâu. Không có cảnh đai trên giảng đạo cho đai dưới là phải đánh thế này thế nọ, vì lý do thế này thế nọ. Việc đó - ở Shobukan - là việc của HLV, và HLV cũng chỉ đưa ra nhận xét và làm mẫu trước toàn thể lờp chứ không đi đến tận nơi mà chỉ bảo từng cá nhân. Kiểu này lợi hay hại chỗ nào, xin miễn bàn và nhường cho anh chị em tự có quan điểm.

    Một trong những quy định mà tui thích ở Shobukan là khi kết thúc buổi tập, tất cả các võ sinh ngồi thành hình bán nguyệt quanh kamiza. Đây là lúc mọi người "muốn nói gì thì nói", chia sẻ suy nghĩ sau buổi tập (thí dụ: trời, hôm nay tay tui đau quá, hoặc đòn cuối cùng hôm nay tên tiếng Nhật là gì vậy, v.v.). Sau đó mọi người xưng tên, chào nhau, cám ơn, rồi đứng dậy, lại đi chào nhau từng cặp một (vì trong suốt buổi tập đều có tập với nhau ít nhất 1 lần).

    Trong thời gian tui tập ở Shobukan, không thấy có phần khởi động tập trung trên sân. Ai tự làm nóng lấy, bên ngoài sân, và tui thấy người ta làm nóng cũng sơ sài lắm. Phần Aikitaisho không thấy ai chỉ dạy cũng như luyện tập. Ở võ đường Tenshinkai của thầy Phong ở Westminster thì khác: có khởi động, té, aikitaisho đầy đủ như ở Việt Nam. Ở võ đường Nhật bên Hokkaido thì cũng có khởi động, và khi hết giờ cũng có thả lỏng.

    (Tạm thời vậy, hôm sau sẽ tiếp ...)

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Lạ một điều là họ không hề cảm thấy thắc mắc gì về chuyện này cả: mới tập hay tập lâu rồi cũng vậy mà thôi, tôi với anh bình đẳng. Tui nghĩ đây là điều rất hay và rất khó tạo ra trong các võ đường ở Việt Nam. Ngay cả ở võ đường Nhật mà tui từng tập cũng vẫn có cảm giác "trên, dưới"
    Chuyện 'trên dưới' thì bên Bắc Mỹ này ít có và bình đẳng là thông thường ...



    Võ sinh trong buổi tập không nói chuyện với nhau nhiều, chỉ hì hụi tập và té đùng đùng. Nói thẳng ra là không có kiểu "nghiên cứu" như ở Việt Nam, tức là không có ai đứng trơ trơ ra bảo nage là đánh thế này sai rồi, không đánh được đâu. Không có cảnh đai trên giảng đạo cho đai dưới là phải đánh thế này thế nọ, vì lý do thế này thế nọ. Việc đó - ở Shobukan - là việc của HLV, và HLV cũng chỉ đưa ra nhận xét và làm mẫu trước toàn thể lờp chứ không đi đến tận nơi mà chỉ bảo từng cá nhân
    Cái này thì tùy võ đường và liên hệ giữa 2 người tập với nhau. Phần đông thì ít nói trong lớp 'regular'. Trong lớp 'beginer' thì chuyện đó có nhiều hơn. Việc HLV thì cũng tùy theo người. Trừ khi HLV thấy nhiều người làm cùng 1 sơ hở thì HLV sẽ ngưng lớp, cũng có HLV vô làm Uke cho võ sinh để xem đánh có đúng không, và cũng có người khác chỉ 'riêng' với 1 và võ sinh để cho họ hiểu rõ hơn.
    Bên Pháp thì võ sinh 'nghiên cứu' là chuyện thường, có lẽ vì dân Pháp .... nói nhiều ...:laugh: :laugh:

    Một trong những quy định mà tui thích ở Shobukan là khi kết thúc buổi tập, tất cả các võ sinh ngồi thành hình bán nguyệt quanh kamiza. Đây là lúc mọi người "muốn nói gì thì nói", chia sẻ suy nghĩ sau buổi tập (thí dụ: trời, hôm nay tay tui đau quá, hoặc đòn cuối cùng hôm nay tên tiếng Nhật là gì vậy, v.v.).
    Cái này cũng tùy võ đường luôn. Có chỗ thì làm trên thảm, có chỗ thì làm ở .... quán bia ... :lol: :lol: :lol: :lol:

    Sau đó mọi người xưng tên, chào nhau, cám ơn, rồi đứng dậy, lại đi chào nhau từng cặp một (vì trong suốt buổi tập đều có tập với nhau ít nhất 1 lần).
    Chào nhau kiểu này thì hầu như chỗ nào cũng làm hết để 'làm wen, giao lưu và cám ơn' nhau!

    không thấy có phần khởi động tập trung trên sân. Ai tự làm nóng lấy, bên ngoài sân, và tui thấy người ta làm nóng cũng sơ sài lắm. Phần Aikitaisho không thấy ai chỉ dạy cũng như luyện tập.
    Khởi động cũng tùy theo võ đường, nhưng phần đông là có (nhiều ít tùy nơi). Aikitaiso bên tui cũng không làm thường xuyên! Hoàn toàn tùy theo HLV đứng lớp!

    Ở võ đường Tenshinkai của thầy Phong ở Westminster thì khác: có khởi động, té, aikitaisho đầy đủ như ở Việt Nam.
    Chuyện này thì đối với tui là đương nhiên rùi. Cách tập bên VN là theo cách thầy Phong dạy trước 1975 nên phải giống nhau chứ!

    Tường thuật hay lắm anh CMKCD! Tiếp nữa đi!

    Thân
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    129
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Các bài tường thuật 'dế mèn aikido phiêu lưu ký' này hay quá, mong anh cmkcd tiếp tục nhé.
    Vấn đề phân biệt đai đẳng thứ bậc có lẽ cũng do khác biệt văn hóa nữa phải không các bạn ? Người tây phương trong quan hệ hàng ngày thường khá bình đẳng, chẳng hạn nhân viên thường có quyền nói chuyện với giám đốc thoải mái, không khép nép sợ sệt. Con cái được quyền giao tiếp thẳng thắn với cha mẹ ông bà, học trò được phép tranh luận với thầy cô v.v... Trong giao tiếp xã hội nói chung không có những ngăn cách giới hạn quá lớn vì cách biệt tuổi tác hay địa vị, do đó trong võ đường người mang đai cao ít có tâm lý cho mình là một cái gì ghê gớm và có quyền đi đứng khệnh khạng, nhìn các đai thấp bằng nửa con mắt. Với tâm lý bình đẳng trong xã hội như vậy, những võ đường nào mang nặng tính chất đai đẳng khó mà thu hút được đông học viên bản xứ. Tui tin rằng học (văn lẫn võ) trong một môi trường bình đẳng thông thoáng sẽ giúp học viên thoải mái và thu thập hiệu quả hơn trong một môi trường nặng tính thứ bậc, "chiếu trên, chiếu dưới".

  10. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Bài viết
    5
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Theo anaki nghĩ, cách tập ở Shobukan rất hay,còn ở VN, cũng có cái hay riêng.Khi được các sư huynh chỉ dẫn, mình cũng vỡ lẽ ra nhiều thứ lắm.Đúng là mỗi người chỉ theo cách cảm nhận riêng của họ, nhưng từ đó mình cũng sẽ rút ra cái gì đó riêng của mình chứ. Còn việc đai cao lên mặt tùy vào tính cách của mỗi người, không phải ai cũng vậy, phần đông các đai cao hướng dẫn phụ thầy,giúp người đi sau đánh đúng đòn thế mà thôi.
    Cám ơn CMKCD đã kể cho mọi người nghe nha.
    Hy vọng được theo dõi tiếp câu chuyện của CMKCD.
    Thân,

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •