Kết quả 1 đến 7 của 7

Chủ đề: Luyện tập cùng thầy Đặng Thông Phong và thầy Hòa Newens ở Cali

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts

    Luyện tập cùng thầy Đặng Thông Phong và thầy Hòa Newens ở Cali

    Chào ace.
    Tháng 1 vừa qua mình có qua Davis, California 4 tuần. Nơi mình ở khá gần võ đường của thầy Hòa Newens (7 dan) nên mình đã đăng kí tham gia tập 1 tháng. Mình cũng tranh thủ 1 cuối tuần đến thăm võ đường thầy Đặng Thông Phong (7 dan) ở Westminster. Nay xin viết bài này chia sẻ với mọi người vài cảm nhận sau khi tập với 2 thầy - 2 người VN đai cao nhất hiện nay được Aikikai công nhận (http://hiepkhidao.net/showthread.php?t=1098)

    Về võ đường thầy Phong thì CT xin cảm ơn chú H. và chú Đ. hướng dẫn đi lại và đưa đến võ đường. Buổi tập 2 ngày cuối tuần ca người lớn bắt đầu khá sớm, từ lúc 7h, nhưng vẫn rất đông người tham gia. Nhiều em tử lớp trẻ em (8h30) cũng đến sớm tập cùng. Thầy Phong rất hiền, thân thiện và vui tính. Thầy tuy lớn tuổi nhưng vẫn rất nhanh nhẹn. Mình được làm uke cho thầy 2 lần. Dù thầy khá nhỏ bé và thực hiện động tác nhẹ nhàng nhưng vẫn làm mình mất thăng bằng, ngã dúi dụi. Hai buổi cuối tuần thầy chỉ hướng dẫn 2 đòn Irimi và Sankyo cùng vài biến thể sankyo. Võ đường thầy Phong khá lớn với đông thành viên, nhiều đai đen. Mọi người tập luyện rất hăng say, vui vẻ. Tiếc là mình phải trở lại Davis sớm để làm việc trong tuần nên không tập thêm được với thầy và các sư huynh trong dojo để học hỏi nhiều hơn về mặt kĩ thuật.



    Võ đường thầy Hòa thì gần ngay nơi mình ở, chỉ cách khoảng 2km, nên mình cố gắng tham gia hầu hết các buổi tập trong tuần. Thông tin chi tiết về võ đường các bạn có thể xem trên website: http://aikidodavis.com/index.html.

    Thầy Hòa theo phong cách Iwama nên khá coi trọng kĩ thuật vũ khí. Mỗi tuần có 2 buổi tập vũ khí. 1 buổi do thầy đứng lớp, 1 buổi do sư huynh đứng lớp. Ở đây từng động tác jo, ken, được phân tích rất chi tiết, tập từ từ từng bước nên mình có thể hiểu sâu hơn về đòn đánh. Cả các đòn tay không (Taijutsu) cũng được phân tích chi tiết như vậy. Trên youtube có vài video quay thầy Hòa hướng dẫn lớp, các bạn có thể xem tham khảo. Thầy phân tích đòn kĩ từng bước một, có khi hơn nửa buổi chỉ tập nhập nội, đỡ đòn. CT thấy cách này giúp mình hiểu hơn về căn bản.

    https://www.youtube.com/playlist?lis...ksmIl7bpWFYYjz

    Nói về cách tập thì CT khá bất ngờ vì dojo tập rất nhẹ nhàng, từ tốn chứ không mạnh bạo như mình tường tượng. Đa số mọi người tập chậm, vừa tập vừa cảm nhận từng bước một. Khi tập vũ khí, sau mỗi động tác đều ngừng lại 2 giây, chỉnh lại tư thế, hướng kiếm,… rồi mới tiếp tục.

    Cuối giờ thì mọi người thường ở lại tự tập khoảng 30 phút - 1 tiếng. Đây là lúc các thành viên trao đổi về đòn đánh, tập thêm để chuẩn bị thi lên cấp,…không khí rất cởi mở. Mình thường ở lại muộn, nhờ các đai đen chỉnh lại động tác, đặc biệt là các thế kiếm gậy, qua đó mình học được thêm nhiều chi tiết mà thầy mình ở Nhật k có chỉ.





    Vào buổi tập cuối của mình, thầy Hòa nói thời gian tới có thể sẽ về VN chơi. Mình hi vọng thầy sẽ qua thăm các võ đường ở VN, để mọi người biết thêm về thầy cũng như phong cách Aikido Iwama.





    Tủ sách tham khảo và bảng thông báo seminar ở võ đường thầy Hòa
    Last edited by chithanh; 02-08-2019 at 04:05 AM.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to chithanh For This Useful Post:


  3. #2
    Surfgrass
    Guest
    Không biết chithanh có gặp 2 người bạn của Sourgrass khi tập ở Davis với thầy Hòa không? Một người tên là Eric Winters (godan) và một người Việt tên là Teri Phan (sandan). Thầy Phong vẫn còn khỏe quá, hơn 80 mà còn đứng lớp.

  4. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Không biết chithanh có gặp 2 người bạn của Sourgrass khi tập ở Davis với thầy Hòa không? Một người tên là Eric Winters (godan) và một người Việt tên là Teri Phan (sandan). Thầy Phong vẫn còn khỏe quá, hơn 80 mà còn đứng lớp.
    Chào anh Surfgrass. CT có gặp và tập cùng 2 người đó. Xem trên web của dojo thì anh Eric đã lên 6 dan và anh Teri lên 4 dan rồi. CT rất ấn tượng với kĩ thuật của anh Eric, ảnh đánh gọn gàng đơn giản mà mình vẫn ngã bầm giập

  5. #4
    Surfgrass
    Guest
    Anh Eric là người sư huynh và Teri là người sư đệ trong môn Shindo Yoshin ryu anh đang tập. Anh không còn tập aikido nữa nên không để ý hai anh đó đả lên đai. Khi nào gặp 2 người đó chắc phải uống một hai ly mừng.

  6. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    CT thấy cách tập khác nhau nhiều há? Giữa cách thầy Phong, thầy Hòa và bên Nhật. CT hên quá tập được với 2 thầy cao đẳng nhất VN hiện nay!

    Iwama từ trước tới giờ theo tui biết thì vẫn tập chậm mà!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #6
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    CT thấy cách tập khác nhau nhiều há? Giữa cách thầy Phong, thầy Hòa và bên Nhật. CT hên quá tập được với 2 thầy cao đẳng nhất VN hiện nay!

    Iwama từ trước tới giờ theo tui biết thì vẫn tập chậm mà!
    Chào chú Aiki, cháu chỉ tập với thầy Phong 2 buổi nên chưa có cảm nhận nhiều. Nhưng thấy có vẻ giống cách tập ở nhiều clb tại VN.
    Trước giờ cháu cứ nghĩ Iwama tập phải ngã nổ ầm ầm, vì xem họ biểu diễn đánh khá nặng tay, tới chỗ thầy Hòa mới biết họ tập chậm



    Sau đây CT xin kể thêm 1 chút về cách tổ chức lớp. Khi chào đầu giờ và cuối giờ, ở lớp thầy Hòa, mọi người xếp thành 1 hàng theo cấp đai. Ở chỗ thầy Phong cũng làm vậy. Nhưng khác là ở lớp thầy Phong, đai đen ngồi 1 hàng riêng bên trái kamiza. Ở lớp thầy Phong, khi vào muộn thì phải đến trước mặt thầy cúi chào, sau đó đến cúi chào từng đai đen. Ở lớp thầy Hòa thì người đến muộn chỉ chào ở mép thảm và hô Onegaeshimasu, người hướng dẫn cũng hô Onegaeshimasu đáp lại. Bên Nhật và chỗ CT tập ở VN thì đơn giản hơn: ngồi tự do và đến muộn chỉ cần cúi chào ở góc thảm là đc.

    Ở lớp thầy Hòa, sau khi chào cuối buổi thì mọi người ngồi thành phòng tròn. Ai có thông báo, thắc mắc hay ý kiến gì thì có thể lên tiếng. Rồi tất cả, từng đôi một lần lượt gọi tên, chào và cảm ơn nhau bằng tiếng Nhật. Cách này giúp mọi người nhớ tên nhau và cảm thấy gần gũi hơn. Ở lớp thầy Phong thì không có chào như vậy, vì lớp khá đông, hơn 20 người chào nhau vòng tròn chắc mất cả buổi.

    Ở dojo thầy Hòa, sau khi chào xong thì mọi người quét dọn dojo. Quét thảm tập, lau kamiza và hút bụi là công việc buổi nào cũng làm. Ngoài ra còn có 1 số việc khác như hút bụi phòng thay đồ, quét trần nhà, lau gương, lau thảm thì làm xen kẽ trong các buổi khác nhau.

    Thầy Hòa có 1 phòng riêng trong dojo. Phòng nhỏ, bày trí kiểu Nhật. Thầy thay đồ trong phòng riêng. Lúc nào thầy cũng mặc áo phông lót trong áo tập.

    Do mình có nhiều thời gian tập luyện và trao đổi về kĩ thuật ở võ đường thầy Hòa, mình có nhận ra 1 vài điểm khác biệt so với những gì mình học trước đây:
    1. Buổi tập tay không nào cũng tập Tainohenko và ryotedori Kokyunage. Khi kết thúc đòn thì hô to. Thầy Hòa so sánh Tainohenko với ngã mae ukemi, cả 2 đều dùng lực từ chân sau, qua hông, đến tay trước để tạo đà rồi xoay...
    2. Irimi thì tập irimi omote, đánh trực tiếp là chính. Mình đánh irimi kiểu ura với 1 anh kyu 5 anh này bảo là chưa thấy đòn này bao giờ trong hơn 1 năm tập ở đây.
    3. Khi đánh Irimi omote thì nhiều người túm vai áo/cổ áo uke thay vì đặt tay vô cổ.
    4. Khi đứng tấn thì trọng tâm vào giữa hai chân. Ở VN nhiều chỗ dạy đứng tấn 60-40, dồn trọng tâm vào chân trước nhiều hơn như Yoseikan.
    5. Đòn đánh vô có vẻ trực tiếp hơn, các bước rõ ràng, không phải di chuyển vòng vòng tự do nhiều.
    6. Khi nắm ryote thì uke atemi vào hông tori rồi mới nắm.
    7. Về jo, ở Nhật thầy mình thường chỉ động tác vung jo từ phía sau lên, đánh ngang vào jo/ken của đối phương để đỡ đòn, theo xu hướng đánh văng jo/ken của đối phương. Ở chỗ thầy Hòa thì không vung jo rộng qua 2 bên như vậy. Thầy nói đánh như vậy sẽ bất lợi khi vào không gian hẹp và nếu đánh trượt sẽ nguy hiểm. Ở Davis mọi người đánh jo/ken theo xu hướng tăng tiếp xúc/ hòa hợp với jo/ken của đối phương, lái lực của đối phương đi chứ không đánh mạnh, đánh văng vũ khí của đối phương.
    Last edited by chithanh; 02-18-2019 at 01:09 PM.

  8. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  9. #7
    Surfgrass
    Guest
    Nhắc tới thầy Hòa mới nhớ. Lần đầu tiên mình gặp thầy Hòa lúc còn tập Aikido ở đạo đường của thầy Phong nhân dịp seminar kỉ niệm 60 năm võ nghiệp của thầy. Thầy Phong có mời thầy Hòa, thầy Ikeda và thầy Shiohira dạy chung trong 2 ngày. Lúc đó mình mới lên shodan chưa tới 1 năm, chưa biết gì nhiều về Aikido hay thầy này thầy kia. Ngoại trừ thầy Shiohira và thầy Ikeda (người Nhật), chưa biết mặt thầy Hòa là ai và cũng không nghĩ thầy tập chung với mọi người trong seminar khi mấy thầy kia dạy. Khi thay đổi uke thì thầy chào mình ra để tập. Mới đầu thì thầy đánh còn chậm và nhẹ đòn. Chắc thấy ukemi của mình ok nên mấy đòn sau thầy đánh mạnh và nhanh hơn. Mình nghĩ trong bụng ông này đánh hơi mạnh tay nên khi thầy làm uke thì mình cũng ra tay đánh mạnh không kém. Hơi ngạc nhiên vì sau đó thầy chào mình ra tập với thầy một hai lần nữa. Tới khi thầy Phong giới thiệu thầy Hòa để thầy dạy phần cuối của seminar thì mình mới té ngữa ra thầy là "thầy Hòa". Thầy rất là nice và có gọi mình ra làm uke cho thầy khi thầy dạy. Thoáng qua một chút mà đã 10 năm.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •