Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456
Kết quả 51 đến 57 của 57

Chủ đề: Kể chuyện tập Aikido ở Nhật

  1. #51
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Giữa tháng 2, thầy Matsushima vừa hồi phục sau đột quỵ và trở lại võ đường thì thầy Matsuo (trưởng võ đường Iwade, thầy của thầy Matsushima) đột ngột qua đời do đột quỵ. Lần cuối mình gặp thầy là trong buổi tập nâng cao ngày CN ở Iwade vào giữa tháng 1. Như mình đã kể trước kia (#41), khi mình bắt đầu tham gia các buổi tập nâng cao ở Iwade tầm 2 năm trước thì thầy Matso có vẻ yếu và không đứng lớp nữa.

    Về phía dojo mới ở Wakayama, mình vẫn tham gia các lớp buổi sáng với thầy Matsumoto và thầy Yoshida. Mùa xuân đến, thời tiết ấm hơn nên thỉnh thoảng có thêm 1 2 người nữa đến tập. Nhưng chủ yếu vẫn chỉ có mình tập cùng 2 thầy. Lúc thầy M. làm uke cho mình thì thầy Y. đứng ngoài nhìn và sửa. Nhiều lúc mình nghĩ việc tập cùng 2 thầy thế này đúng là cơ hội hiếm có (đã thế còn không mất tiền tập). Mình sẽ cố dậy sớm đi tập nhiều nhất có thể để học thêm từ các thầy.

    Mình mới thấy trên youtube video của anh này. Mấy cái anh này chỉ khá giống cách thả lỏng của thầy Y. Kiểu tập này phải tự mình làm uke thì mới hiểu được nên khó mang đi dạy cho những lớp đông người:


    1 video có sub tiếng Anh

    https://www.youtube.com/channel/UCab...gU6Ig/featured
    Kênh gốc của anh này

  2. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  3. #52
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Sau vài tháng không đăng bài đc trên 4rum, hôm nay mình mới lại đăng nhập được. Mình xin đăng mấy đoạn đã viết từ trước

    Nói về dojo ở Wakayama, từ lúc trời ấm lên thì cũng có thêm 1 2 người đi tập lớp sáng. Thầy Yoshida có người mới đến thì có vẻ khá vui và nói chuyện rất nhiều. Thầy kể hết chuyện thầy nọ thầy kia, so sánh thế tay các hệ phái, rồi chỉ các kiểu tập kì lạ như tự đập vào cổ tay mình hay ôm quả bóng nặng xoay vòng số 8 quanh người. Trong số những chuyện mình nghe lõm bõm được, thầy Yoshida kể từng bị thầy Endo mắng vì cúi chào kiểu “võ đạo cổ”: chống 2 nắm đấm xuống thảm chứ không chụm tay thành hình tam giác như thông thường. Thầy Yoshida cũng kể chuyện đi seminar vài lần với thầy Saito con. Thầy bảo cách đánh của Iwama nhìn khá mạnh bạo, nhưng khi tập với thầy Saito con thì thầy đã rất ngạc nhiên vì thầy Saito đánh cực kì mềm và không dùng sức tí nào.


    Hồi cuối năm 2021, trong 1 buổi tập ở CLB cũ tại Ikoma, có 1 chuyện thế này.
    Mình lúc đó đang tập shihonage cùng anh N. Anh N thích đánh kiểu bay nhảy, cả khi làm tori lẫn khi làm uke đều khá vội. Thầy Matsushima đứng xem 2 người tập 1 lúc rồi vào làm uke, bảo anh N thực hiện đòn. Đến lượt cuối thì thầy xoay người, chui đầu qua tay để thoát. Anh N lúc này không hiểu sao lại tung cước đá thầy, tất nhiên là chỉ chạm nhẹ thôi. Thầy không nói gì về cú đá, chỉ bảo anh đánh nhanh quá, không có kết nối, uke sẽ phản đòn. Rồi thầy bảo anh N làm uke. Lúc vào đòn, thầy đánh chậm. Anh N lại cũng quay người chui đầu qua tay. Thầy mình chuyển sang kokyu nage, nhưng anh N đã lấy thăng bằng, không chịu ngã. Thầy chuyển sang bẻ kotegaeshi thì anh mới miễn cưỡng ngã.
    Sau đó, thầy mình có vẻ khá tức giận. Thầy nói to tiếng với anh N và cho ngừng lớp, rồi nói gì đó về chuyện đánh vội, phản đòn. Mình nghe không hiểu rõ lắm, nhưng thầy giọng thầy khá bực. Anh N nhìn cũng khá căng thẳng.
    Vài tháng sau, không còn thấy anh N đi tập, mình hỏi mọi người thì biết sau buổi đó, anh N đã báo với thầy là bỏ tập. Đây là chuyện khá đáng tiếc vì anh N cũng thuộc lại khá trong lớp người lớn.
    Thực ra mình cũng thấy cách đánh của thầy Matushima đôi khi cũng một vài điểm chưa hợp lí. Do thầy tập trung vào những ý niệm lớn mà đôi khi bỏ qua những chi tiết nhỏ, nên đôi khi vẫn có chút sơ hở. Nhưng dù sao thái độ của anh N hôm đó cũng hơi quá, nhất là đối với người Nhật thì càng khó hiểu. Có lẽ anh N đã có chuyện gì đó với thầy từ trước chăng?


    Tháng 7/2022, mình quay lại lớp tập chủ nhật ở Iwade, lớp tập CN đầu tiên mình tham gia sau khi thầy Matsuo (trưởng võ đường Iwade) qua đời. Mình khá ngạc nhiên khi lớp khá vắng, chỉ bằng khoảng 1/3 trước đây.
    Nghe nói thầy Matsuo lúc sinh thời khá nổi tiếng. nhiều người ở xa tìm đến Iwade tập chỉ vì có thầy. Sau khi thầy yếu đi rồi mất, cộng thêm với dịch covid, rất nhiều người đã nghỉ tập. Ngoài thầy Matsuo, dojo không có ai 7 dan. 1 thầy 6 dan mới lên thay vị trí trưởng võ đường thì cũng khá lớn tuổi, động tác cũng không được sắc sảo nữa. Thầy Matsushima (cũng 6 dan) dạy mình ở Ikoma thì trẻ khỏ hơn, nhưng vẫn đang đi làm nên không có nhiều thời gian cho dojo này
    Last edited by chithanh; 07-22-2022 at 09:01 AM.

  4. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  5. #53
    Hector
    Guest
    Cám ơn anh chithanh. Chuyện thầy Matushima và anh N căng thẳng quá, em đọc bài mà cũng hình dung ra không khí ngượng nghịu lúc đó. Em nghĩ nếu uke của em đã chuẩn bị sẵn để phá đòn thì mình cũng chẳng cần tiếp tục đòn đó nữa, lùi lại đánh đòn mới thôi à. Vì Aikido khi không còn "đi" thì không phải là Aikido nữa, mình cố vặn, bẻ thì thành Nhu thuật mất rồi.

  6. The Following User Says Thank You to Hector For This Useful Post:


  7. #54
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Do thay đổi trong công việc của 2 vợ chồng, tháng 4 tới, gia đình mình sẽ chuyển đến Kyoto.
    Hi vọng sẽ có cơ hội tập với cô Okamoto Yoko, và sẽ có nhiều chuyện để kể với mọi người.

    Mình cũng khá tiếc khi không được tập cùng thầy Yoshida nữa.
    Tiện đây xin kể 1 chuyện nhỏ.
    Đợt trước về nước chơi, mình có thử vài động tác của thầy Yoshida lên các bạn tập ở VN.
    Mấy anh chị đai đen, khi nắm tay katatedori thường nắm chắc và có hơi đẩy bằng trọng tâm.
    Vì thế, mình có thể dễ dàng kết nối và áp dụng mấy đòn kiểu thầy Yoshida chỉ (là kiểu gì thì mình đã viết ở các bài cũ)
    Nhưng các bạn đai thấp hơn 1 chút thì thường chỉ nắm chắc ở điểm nắm, chứ không dùng toàn thân.
    Nếu mình hơi phát lực, đẩy họ về trước thì họ không dùng trọng tâm để đẩy lại mà thường lùi chân lại hoặc co tay lại.
    Thế nên mình không thể kết nối với trọng tâm của họ để đánh theo kiểu thầy Yoshida.
    Lần đầu tiên mình hiểu thế nào là: uke tấn công càng mạnh thì càng dễ vào đòn.
    Lần sau có dịp tập với thầy Yoshida, mình sẽ hỏi thầy về cách kết nối khi uke không tấn công toàn lực.

  8. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  9. #55
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Tháng 4 này, gia đình mình chuyển đến Kyoto.
    Vậy là kết thúc hơn 6 năm gắn bó với các dojo ở Ikoma và Wakayama. Nhìn lại 6 năm tập ở Nhật, tần suất tập của mình rất thấp, chỉ khoảng 1-2 buổi/ tuần. Tuy nhiên, mình đã hiểu ra/ học lại được nhiều điều. Có những điều cơ bản đã được nghe nói nhiều ở VN, nhưng chỉ khi đến Nhật mình mới cảm nhận được rõ ràng. VD như việc làm uke mất thăng bằng, kiểm soát uke, thả lỏng,…
    Sau khi chuyển đến kyoto, mình đã đăng kí gia nhập dojo của cô Okamoto.
    Dojo này hơi xa chỗ mình sống, khoảng 9km. Đạp xe đạp mất khoảng 50’, nhưng vẫn trong khoảng chấp nhận được.
    Dojo nằm trong ngõ nhỏ, hơi khó tìm. Rất nhiều người đến bằng xe đạp, dựng xe san sát bên ngoài dojo.
    Lần đầu mình đến là buổi sáng t7. Buổi này có thầy Chris, chồng cô Okamoto đứng lớp. Thầy giải thích bằng TA nên khá dễ hiểu
    Cách đánh ở đây nhịp nhàng và trôi Kiểu “nagare” hay “ryuutai”. Rất khác kiểu tập chậm kiểu “Tanren” (uke nắm chắc, gồng cứng) mình vẫn tập trước đây. Khi thầy Chris đánh mình lần đầu, mình theo thói quen siết chặt và hơi kháng lại. Thầy liền bảo là mình quá cứng, phải lỏng ra và theo tori…
    1 điểm nữa là mọi người không đổi bạn tập sau mỗi đòn mà chỉ đổi bạn tập khi người hướng dẫn nói đổi. Thế nên trong 1 buổi tập, mình chỉ tập được với 3-4 người thôi.
    Tối t5 là lớp của cô Okamoto. Buổi này có rất đông người nước ngoài và khách thăm. Buổi tập t5 đầu tiên mình đến, tập với một cô nước ngoài là khách thăm dojo. Cô này rất giỏi nhưng theo kiểu chậm & chắc như phong cách Iwama chứ không biết đánh theo kiểu của dojo này. Vậy là mất 1/4 buổi tập, 2 người “ngoại đạo” loay hoay với nhau, không biết đánh sao cho đúng đòn của cô hướng dẫn. Từ sau có lẽ mình phải để ý tập với người của dojo này trước, để học cách đánh của họ đã.
    Sau những buổi đầu tập, mình thấy thầy Chris đánh kiểu thực tế với atemi rõ ràng. Thầy giải thích kĩ lí do từng bước di chuyển của cả tori và uke. Trong giờ tập, thầy rất hay cho ngừng lớp để giải thích chi tiết thêm về đòn đánh. Cô Okamoto thì ít cho ngừng lớp hơn, có lẽ vì lớp của cô đông hơn nên khó đi vào chi tiết. Cô đánh tấn thấp và vung tay rộng. Mới đầu tập kiểu này khá mệt vì khi làm uke phải di chuyển nhiều còn khi làm tori thì phải hạ thấp tấn…

  10. #56
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Sau hơn 2 tháng, mình vẫn chưa quen được với cách tập ở dojo cô Okamoto. Một phần là do nhà xa dojo, mình không thể đến kịp để tham gia các lớp cơ bản, thường vào 18h, mà chỉ kịp tham gia lớp nâng cao lúc 19h30 hoặc vào cuối tuần. Lớp nâng cao thì thường tập những đòn “lạ” mà trước giờ mình ít tập. Thầy cô lại ít giải thích, và đa số là người tập lâu nên đánh nhanh và mạnh, khiến mình khó bắt nhịp theo.
    Các dojo trước mình tập thì uke thường phải nắm chắc và kết nối với trọng tâm tori. Nếu tori không thả lỏng thì không thể đánh được. Cách tập này khiến buổi tập diễn ra khá chậm, mọi người không phải di chuyển nhiều. Vì có khi uke nắm chắc quá, tori loay hoay 1 hồi mới vào đòn được chẳng hạn.
    Ở dojo của cô Okamoto, theo cảm nhận ban đầu của mình thì mọi người coi trọng cách di chuyển Taisabaki và tính liên tục của đòn đánh. Uke kết nối với tori 1 cách nhẹ nhàng (chạm nhẹ), sau đó cảm nhận và di chuyển theo tori, chứ không cố đẩy vào trọng tâm để kiểm soát tori.
    Ở đây cũng có nhiều qui tắc mới với mình. VD như uke không đưa tay đỡ đòn atemi của tori. Trong các đòn thì uke luôn phải giữ tay chạm với tay tori (chỉ chạm chứ không kéo/đẩy gì cả),…
    Ngoài ra, việc di chuyển nhiều và hạ thấp trọng tâm đòi hỏi nhiều về thể lực và sự dẻo dai. Các khớp của mình thì khá cứng vì cường độ tập trong mấy năm qua quá thấp. Mình bắt đầu tập dãn cơ thêm ở nhà để thích ứng với cách tập mới.

    Mình chưa có nhiều cơ hội làm uke cho cô Okamoto. Và mỗi lần mình đánh với cô, cô thường làm chậm để cho mình xem bước di chuyển, chứ không đánh thẳng tay. Vì thế, mình chưa cảm nhận được hết sức mạnh của cô và cũng chưa thấy 1 sự áp đảo như ở thầy Yoshida hay bác Yamanegi mà mình đã kể trước đây. Theo ấn tượng ban đầu thì cô có những bước di chuyển nhỏ nhưng lại là mấu chốt khiến uke mất thăng bằng. Một chút xoay hông hoặc 1 bước đệm nhỏ sang bên có thể khiến đòn đánh trở nên khác biệt. Nếu nhìn không kĩ có thể sẽ bỏ qua những bước nhỏ đó.

    Đầu tháng 6 có seminar ở Kyoto. Hướng dẫn trong seminar này là cô Okamoto, thầy Horii và thầy Miyamoto. Mình chỉ tham dự 1 buổi sáng CN, thầy Miyamoto đứng lớp. Các thầy/cô khác thì ở quanh thảm trợ giúp tổ chức lớp. Thầy Miyamoto không giải thích nhiều nên thực sự mình không hiểu lắm. Lớp thì khá đông nên không có cơ hội làm uke cho thầy lần nào.
    Sau seminar, thầy Chris hỏi mình thấy sao. Mình bảo mình chả hiểu gì cả. Thầy Chris bảo thầy thấy 80% người tham gia không hiểu gì. Thầy bảo ở tập seminar không giống như tập ở dojo. Ở dojo thì thầy dạy, còn ở seminar thì người ta chỉ biểu diễn chứ không dạy, thế nên tự mình phải cố gắng quan sát cho kĩ…

  11. #57
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Gần 1 năm tập ở Kyoto, mình cố gắng duy trì tập 2-3 buổi 1 tuần.
    1 buổi vào thứ 2 là lớp của anh H, học trò của cô Yoko. Đây là buổi cho kyu 5 trở lên nên chủ yếu chỉ tập các đòn đơn giản. Anh H hay đi quanh thảm tập cùng mọi người và hướng dẫn cách làm uke. Cường độ tập buổi này không quá cao. Với mình thì đây là buổi để học những động tác/ quy tắc cơ bản của dojo.

    Tối thứ 5, mình tập lớp Yudansha của cô Yoko. Buổi này cô không hướng dẫn nhiều đòn đánh mà thường tập trung vào các bài tập về cách di chuyển/ kokyu nage. Vì là “bài tập” nên có các qui tắc riêng cho uke. VD có khi uke phải tiếp tục lao đến sau khi atemi, có khi uke lại phải giữ khoảng cách khi chém, có khi uke phải tì đè, kháng lại lực ép của tori, có khi lại phải thả lỏng trôi theo động tác của tori. Nếu không nắm bắt được ý cô khi làm uke, thường sẽ bị cô atemi vào mặt. Đòn đánh trong buổi này bên cạnh kokyu nage thì thường Ikkyo và Irimi, ít khi có đòn khác. Cường độ tập buổi này rất cao, thường đến cuối buổi là thở không ra hơi nữa. Nhiều cô đai đen người Nhật nói là không dám đến buổi này vì thể lực không theo nổi.

    Thỉnh thoảng cô Yoko có đến đứng lớp cơ bản vào thứ 2. Những lúc này thì cô chủ yếu dạy đòn đánh chứ không tập trung vào kyokyu nage.

    Buổi cuối tuần mình tập là lớp của thầy Chris. Thầy tập trung vào các đòn đánh thực tế + chống vũ khí. Buổi tập thường bắt đầu với những bước taisabaki đơn giản. Sau đó là cách áp dụng vào đòn đánh rồi những biến thể phức tạp hơn, hiếm gặp hơn. Đến gần cuối buổi, nhiều người không thể theo kịp động tác của thầy. Thầy Chris hay nói “I have to do the dirty work”. “Dirty work” ở đây là những đòn siết cổ, biến thể, phản đòn, v.v mà ít người dạy.
    Trước mỗi kì thi lên đai, thầy thường cho tập kokyu nage vào cuối buổi. sau đó, thầy cho cả lớp ngồi quanh thảm và gọi những người chuẩn bị thi lên tập 1 chống 3. Những người chuẩn bị thi lên đai thường đi tập buổi này để tập thêm những đòn ít gặp, chuẩn bị cho kì thi.

Trang 6 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 456

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •