Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối
Kết quả 31 đến 40 của 57

Chủ đề: Kể chuyện tập Aikido ở Nhật

  1. #31
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Bác Y năm nay bao nhiêu tuổi vây CT? Xin chia buồn cùng gia đình bác.
    Chào chú aiki. Nếu cháu nhớ k nhầm thì bác Y. năm nay 75 tuổi. Trông bác chỉ như hơn 60 thôi và đánh còn khá khỏe nên ai cũng bất ngờ khi hay tin bác mất.

  2. #32
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Chào mọi người.
    Như mình đã kể trong mấy bài trước, mấy người trong CLB mình có tập thêm ở Thành phố Osaka kế bên. Nay mình được biết thêm rằng buổi tập này thực ra là 1 buổi tập tự do, được thầy mình tổ chức. Vì thế có những người ở các võ đường khác nhau cũng đến tập cùng. Thầy mình lập nhóm trên LINE và đăng lịch lên đó, ai đi được thì đi. Ngoài buổi tập thứ 4 hàng tuần trong nhà tập của 1 công ty như mình đã kể ở bài trước, thỉnh thoảng vào ngày nghỉ lễ, nhóm này cũng tập ở 1 trung tâm thể thao.
    Tháng trước nhân 1 ngày nghỉ lễ ở Nhật, mình đã đến tập ở đây. Đây là lần thứ 2 mình đến osaka tập.
    Trung tâm thể thao này có sàn gỗ khá rộng, nhưng không kê sẵn thảm. Thảm tập được đặt trên các xe đẩy, lúc tập mới lấy ra xếp. Ở đây cũng có miếng lót cao su dùng để trải xuống sàn trước khi kê thảm, nhằm tăng ma sát. Sau khi kê thảm xong thì lại có các miếng nêm bằng cao su cứng và nặng để chèn xung quanh nữa. Vì thế dù kê trên sàn gỗ trơn nhưng thảm vẫn ít bị xô lệch.


    Miếng lót cao su màu xanh được trải quanh khu kê thảm để tăng ma sát. Thảm được để trên xe đẩy phía xa


    Miếng nêm bằng cao su đen được chèn quanh thảm

    Hôm đó có 8 người tham gia buổi tập, 4 người ở CLB mình và 4 người từ CLB Washinkai ở Osaka. Ngoại trừ mình ra, tất cả đều đai đen hết. Trong 4 người ở Washinkai thì mình đã gặp 2 người từ trước. Đó là bác K. và con bác. 2 cha con bác có đến Dojo của mình tập 1 năm 1 lần vào dịp seminar tháng 7. Bác K. 5 dan, tuy không cao nhưng thân mình to lớn như hộ pháp (hình trên, người tóc bác đang đứng). Ngược lại, con bác (3 dan) lại khá nhỏ (hình trên, người đẩy xe thảm). Bác K. đánh rất uy lực, có lẽ mạnh hơn cả bác Yamanegi khi còn sống. Nhưng con bác lại đánh khá là thường, không có lực mấy.
    Buổi tập kéo dài khoảng 2 tiếng, đầu tiên thầy mình lên cho khởi động rồi hướng dẫn vài đòn. Sau khoảng 45’ thì giải lao rồi mỗi người lần lượt lên hướng dẫn 1 đòn mình thích. Mọi người chia 2 nhóm tập xoay vòng.
    Trong số mấy người tập thì mình ngại bác K. nhất. Khi bác làm uke thì đến 90% là mình không ra đòn nổi. Người bác thì to lớn và lúc nắm thì cứng ngắc. Đối diện với bác tự nhiên mình cũng bị cứng người lại, dù biết lý thuyết nhưng không thể áp dụng được. Có khi đánh Irimi xoay hoài mà không đưa tay lên kết thúc đòn được. Hoặc lúc đánh ikkyo vừa đè tay bác xuống thì đã bị bác đẩy cả người bắn lên. Những lúc như thế mọi người đều cười, mình thì cũng chỉ biết cười trừ.
    Đi tập cùng các đai đen thế này, mình mới thấy là mình còn quá kém, phải rèn luyện thêm nhiều. Mấy người ở võ đường mình toàn chưa đánh đã ngã nên đôi khi mình không nhận ra được điểm yếu trong đòn đánh.
    Last edited by chithanh; 08-12-2019 at 03:04 PM.

  3. #33
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    CT nên tập với những người như bác đó. Nên tim hiểu tại sao khg ra đòn được rồi từ từ sửa. Như vậy mới tiến bộ được.

    Cái đồ để dưới thảm hay quá. Để xem bên này có bán khg. Bên tui khi tổ chức seminar lớn, vì đông người, phải mướn gym và trài thảm. Vì khg có cái đó nên phải dùng scotch tape có băng keo 2 mật để thảm khg xê dịch được.

    CT biết cái đó tên gì khg?
    Last edited by aiki; 08-28-2019 at 01:02 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #34
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Cái đồ để dưới thảm hay quá. Để xem bên này có bán khg. Bên tui khi tổ chức seminar lớn, vì đông người, phải mướn gym và trài thảm. Vì khg có cái đó nên phải dùng scotch tape có băng keo 2 mật để thảm khg xê dịch được.

    CT biết cái đó tên gì khg?
    Cháu vừa hỏi mấy người ở CLB, cái nêm đó tiếng Nhật là 滑り止め, chú copy vào google tìm sẽ ra rất nhiều loại. Còn k biết bên chú có bán không.

    https://item.rakuten.co.jp/sigekodo/...113_0_10001868

  5. #35
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Sau đợt nghỉ dài vì dịch COVID19 thì đến đầu tháng 6, CLB mình bắt đầu đi tập lại. Có 1 số qui định mới sau khi nghỉ dịch: người tập phải đo thân nhiệt, sát trùng tay và phải đeo khẩu trang khi tập. Có lẽ qui định về khẩu trang bắt nguồn từ bức hình trên facebook của Aikikai?

    https://www.facebook.com/AikikaiFoun...type=3&theater

    Mùa hè nóng, lúc tập mau mệt, lại đeo thêm khẩu trang nên rất khó chịu. Cuối buổi, khi mồ hôi thấm ướt khẩu trang thì hầu như không thở nổi. Nhiều người phải kéo khẩu trang xuống thở. Mình nghĩ đeo khẩu trang kiểu này chả có ý nghĩa gì, nhưng nhập gia tùy tục, cứ theo qui định chung mà làm thôi.

    Các CLB khác, dù cùng tập trong Võ đạo quán, lại có kiểu phòng dịch khác nhau. An toàn nhất chắc là CLB naginata. Vì cây giáo dài hơn 2 mét nên lúc tập bình thường các thành viên đã được giãn cách rồi. Chưa kể toàn bộ thành viên đeo khẩu trang, người hướng dẫn đeo thêm tấm nhựa chắn giọt bắn và cả clb mặc quần áo thể thao để không phải tập trung trong phòng thay đồ. Trong khi đó CLB kendo thì còn không đeo khẩu trang, mọi hoạt động vẫn diễn ra như trước khi có dịch.

  6. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  7. #36
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bên tui cũng bắt đầu tập lại ở trong từ 2 tuần nay, Dojo đóng cửa từ tháng 3 tới tháng 6, đầu tháng 6 thì chính quyền mới cho phép tụ tập ngoài trời 10 người. Sau đó vài tuần thì cho phsep lên 50 người với điều kiện giữ khoảng cách 2m. Lúc đó thì chỉ tập Jo kata và kiếm thôi.

    Khi cho phép tập ở trong thì phải làm nghi thức phòng dịch:

    - Khoảng cách tập 2m trong thàm và phòng thay đồ
    - Lấy nhiệt độ khi vô
    - lau chùi tatami, phòng thay đồ, sàn nhà sau mỗi lớp
    - Không được xài máy uống nươc
    - đeo khẩu trang khi tập
    - Nước rửa tay ở mọi nơi
    - Lau chùi Jo và Bokken với thuốc nhiễm trùng sau mỗi buổi lớp
    - Vô ngã trước, ra ngã sau
    - v.v...

    Lúc trươc, có thể chứa 30 người trên tatamiu, nay chỉ còn 12 người tối đa.

    Tôi lợi dụng cơ hội này để chỉ lại 1 số căn bản mà lúc trước không làm vì sợ võ sinh sẽ thấy chán như:

    - ukemi (khg quay người như khi bị iriminage hay tenchi nage)
    - Hạ trong tâm
    - áp dụng Kokyu vô đòn
    - Làm sao relax và phát khi (connection, energy flow) không dùng sưc cơ bắp
    - Cách làm mất thăng bầng mà không dùng sức (break structure)

    Để giữ khoảng cách 2m, tôi phải mua 6 cây gậy 2m (như Jo nhưng gỗ khg tốt như Jo), dán băng keo khác mầu 2 đầu để tấp cảm nhận v.v...

    Không ngờ những người tới lớp tui họ lại thich cách tập này, tuy khó làm nhưng họ cảm nhận được và bây giờ họ mới thấy cái khó của HKD. Nhất là đàn ông / con trai quen dùng sức nhiều bây giờ mới hiểu cái tinh túy của HKD.

    Nhờ dịch này may ra căn bản của họ sẽ khá hơn. từ trước tới giờ họ quen tập theo hình thức, bây giờ bắt đầu hiểu vả thấy cái tinh túy của những môn võ mà dùng nội lực.

    Cái khó nhất là làm sao cho họ hiểu lý thuyết 'dẫn khí bằng trí' vá 'kết nối' tay-chân-đan điền.

    Vài hàng láo lếu kề chuyện mùa tấp Cô Vy cho mấy người nghe.

    Từ trước tới giờ tôi vẫn 'thích đán bà, con gái', nhưng kỳ này sao không ưa Cô vy này tý náo hết. Cô này vừ xấu, tóc tai lởm chởm, vừa là mối nguy công cộng nữa! LOL
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  9. #37
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Tháng 9 năm ngoái mình có tham gia buổi seminar của cô Okamoto Yoko và thầy Horii ở Kyoto. Bài này viết trong word mà quên chưa đăng.
    Buổi seminar này do một số võ sinh của cô Okamoto lên ý tưởng tổ chức, gọi là keiko-kai. Keiko kai hơi khác với các seminar thông thường vì nó chỉ diễn ra trong 1 ngày (ngày cuối tuần hoặc nghỉ lễ) với nhiều ca tập. Ngoài ra keiko kai không tổ chức party cuối seminar. Thế nên với những người ở hơi xa như mình, keiko-kai khá là tiện. Sáng sớm đi tàu đến, tập nguyên ngày rồi chiều tối về. Lệ phí 3000 yên, đóng trước khi tập, đăng kí trước qua email rất đơn giản.
    Seminar diễn ra trong võ đường xây bằng gỗ hơn trăm năm tuổi ở Budo center, Kyoto. Như mình nói, có 4 ca, chia 2 buổi sáng-chiều. Thầy Horii và cô Okamoto từng người thay nhau hướng dẫn, người còn lại ở dưới tập cùng luôn. Thế nên người tham gia có cơ hội tập chung với thầy cô.
    Do là lần đầu tổ chức nên người tham gia chủ yếu là học trò của 2 thầy cô.
    Về kĩ thuật thì 2 người đều hướng dẫn những kĩ thuật cơ bản và đặc trưng của mình, như mọi người xem trên youtube đó.

    https://www.youtube.com/watch?v=ehFAeG1wK_o

    Mọi người tập rất hăng say và rất lịch sự. Đây là lần đầu mình tập với cô Okamoto nên không hiểu được cách đánh của cô. Vì thế mình chọn những người mà mình đoán là trong nhóm của cô để xin tập cùng. Khi thấy mình đánh không đúng thì họ làm chậm lại cho mình quan sát.
    Lần này mình quên không mang thêm đồ đi để thay. Tập xong ca sáng thì cả người đã ướt sũng. May là phía sau nhà thay đồ có 1 giàn que tre để phơi đồ nên cũng đỡ. Tập xong 4 ca rã rời chân tay luôn.
    Mình rất thích mô hình seminar kiểu này. Hi vọng khi hết dịch, keiko kai sẽ tiếp tục được tổ chức.


    Bên ngoài dojo, có chỗ để giày dép và bàn đăng kí. Buổi trưa nhiều người ngồi trên bậc đá bên ngoài này để nghỉ và ăn cơm hộp



    Bên trong



    Giàn que phơi đồ
    Last edited by chithanh; 07-28-2020 at 08:29 AM.

  10. The Following 2 Users Say Thank You to chithanh For This Useful Post:


  11. #38
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn CT kể truyện seminar với cô Yoko và thầy Horii.

    Nếu tôi hiểu đúng thì sự khác biệt giữa seminar và keiko-kai là thời gian phải không? Keiko-Kai= 1 ngày, Smeinar= hơn 1 ngày?

    Bên tui nói riêng và ngaọi quốc nói chung, không phân biệt 2 cái này. Thời gian seminar là tùy BTC quyết định. Đa số là làm cuối tuần vì ai cũng được nghỉ và thuận tiện cho những người ở xa tới.

    Những buowori tập 1 ngày đa số là khi mấy thầy được mời từ xa tới và mấy võ đường nhỏ hay tỉnh nhỏ lợi dụng sự có mật của thầy cô mời tới chỗ họ trong tuần (tối). Thầy Yamada hay HLV tôi khi đượu mời sang Âu châu hay làm vậy lắm. Cuối tuần seminar to, 2 ngày, trong tuần thì được mời tới võ đường tình nhỏ.

    Còn việc đãi tiệc thì không bắt buộc than dự. Ai muốn đi thì đi. Lúc đó là lúc để hàn huyên và làm quen với võ sinh khác.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  12. #39
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Đợt này thành viên trong clb mình có chút thay đổi.

    Đầu tiên là bác M (2 đẳng) phụ trách hành chính của clb (cũng là 1 giáo sư ở trường đại học của mình) mới nghỉ hưu. Bác sẽ lên Tokyo làm việc trong khoảng 5 năm nên sẽ nghỉ tập tạm thời. Bác M là 1 trong những thành viên đầu tiên, đứng tổ chức clb và mời thầy về dạy. Bác cũng là người thường lái xe đưa đón mọi người đi tập ở võ đường gốc của thầy tại tỉnh kế bên (cách 2 tiếng đi xe). Bác M đi nên các thành viên khác (kể cả đai trắng) phải chia nhau phần việc bác từng gánh vác.

    Cùng lúc bác M nghỉ tập thì 1 bác khác tên S. (4 đẳng) đã nghỉ 2 năm nay lại đi tập lại. Cũng do nghỉ hưu nên có nhiều thời gian hơn. Bác S. tập từ thời cấp 3, cách đây gần 40 năm, nhưng cũng có nhiều giai đoạn nghỉ giữa chừng. Ngoài Aikido, bác còn có 2 dan judo và 3 dan kendo nữa.

    Có lẽ giờ trên thảm ngoài thầy và cô trợ giảng ra thì bác S. có kỹ thuật tốt nhất. Vì thế nên mình thường tranh thủ tập thêm với bác. Lối đánh của bác S. rất rõ ràng và dễ bắt chước theo. Một số kiểu đánh của bác mà CT nhớ: Shiho nage thì căng tay uke lên như thanh kiếm rồi chém xuống, ikkyokhi vào thì bác hơi miết tay ở cạnh ngoài cùi chỏ để thêm lực xoay uke đi.

    Ngoài bác S. thì clb chỉ còn 2 yudansha khác tập thường xuyên. Nhiều người tập tốt ở lớp người lớn đã nghỉ. Thành viên mới thì rất ít. Trong 3 năm rưỡi CT tập ở đây chỉ có 2-3 người mới vào thôi. Ngược lại, lớp trẻ em thì vẫn rất đông. 1 số em lên kyu 1 được chuyển lên lớp người lớn.


    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Cám ơn CT kể truyện seminar với cô Yoko và thầy Horii.

    Nếu tôi hiểu đúng thì sự khác biệt giữa seminar và keiko-kai là thời gian phải không? Keiko-Kai= 1 ngày, Smeinar= hơn 1 ngày?

    Bên tui nói riêng và ngaọi quốc nói chung, không phân biệt 2 cái này. Thời gian seminar là tùy BTC quyết định. Đa số là làm cuối tuần vì ai cũng được nghỉ và thuận tiện cho những người ở xa tới.

    Những buowori tập 1 ngày đa số là khi mấy thầy được mời từ xa tới và mấy võ đường nhỏ hay tỉnh nhỏ lợi dụng sự có mật của thầy cô mời tới chỗ họ trong tuần (tối). Thầy Yamada hay HLV tôi khi đượu mời sang Âu châu hay làm vậy lắm. Cuối tuần seminar to, 2 ngày, trong tuần thì được mời tới võ đường tình nhỏ.

    Còn việc đãi tiệc thì không bắt buộc than dự. Ai muốn đi thì đi. Lúc đó là lúc để hàn huyên và làm quen với võ sinh khác.
    Cám ơn chia sẻ của chú Aiki. Theo CT hiểu thì keiko kai hướng đến tổ chức 1 những buổi tập giao lưu nhanh gọn, dễ đăng kí. CT nghĩ như vậy đỡ tốn công chuẩn bị và có thể tổ chức thường xuyên hơn các seminar bình thường? Website của họ ở đây: https://www.project-act-aikido.com/en/

  13. #40
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Tháng trước mình có đi tập thêm 1 buổi ở Osaka. Nay xin kể lại cho mọi người.

    Buổi tập ở Osaka diễn ra vào 1 buổi sáng thứ 2 nghỉ lễ. Đợt dịch Corona bùng phát, mình không có đi đâu xa. Cũng đã 7 tháng kể từ lần cuối mình đến Osaka. Đường phố khá đông đúc, các quán ăn đã trở lại hoạt động bình thường.

    Khi vào nhà thi đấu, mọi người phải sát khuẩn tay, đo nhiệt độ và đeo khẩu trang. Buổi tập này có 2 người mới là 2 sinh viên đang tập trong clb Aikido của 1 trường đại học (hình như là đội trưởng và đội phó của CLB). Bác K. 5 dan cùng 1 người khác (4 dan) từ Washinkai cũng tham dự. Con trai bác K. thì không đến.

    Nhắc lại 1 chút về các buổi tập ở Osaka. Đây là buổi tập do thầy mình đứng ra tổ chức, thuê phòng và mời mọi người đến tập chung (không phải hoạt động kiểu võ đường). Người tập đến từ nhiều clb khác nhau, có cả người mới muốn tập thử Aikido. Tại sao lại tổ chức kiểu như vậy? Là do thầy mình sống ở Wakayama, vốn tập tại dojo ở wakayama, nhưng sau này thầy lại đi làm ở Osaka (cách 2 tiếng đi tàu) nên hầu như không về tập được. Thầy mới lập 1 nhóm tập luyện ở Osaka sau giờ làm việc.

    Lần này, thầy mình hướng dẫn nửa đầu buổi tập, sau đó những người 4 dan trở lên, mỗi người lên hướng dẫn 1 đòn. Do buổi này hơi đông và thảm ít nên mọi người chia thành 4 nhóm để tập.

    Cũng như mọi lần, bác K. luôn làm mọi người khó khăn khi ra đòn. Nếu di chuyển đúng thì bác theo rất nhẹ nhàng. Nhưng nếu sai 1 chút thì bác cứ trơ ra như tảng đá, không thể làm gì được. Ví dụ như khi bẻ kotegaeshi, lúc đầu mình đánh vội nên bẻ từ cạnh bàn tay. Bác K. gồng cứng cổ tay khiến mình không thể bẻ được. Sau mấy lần, mình phải bẻ cuộn vào từ phía các ngón tay vào thì bác mới ngã. Kể cả mấy người 3 - 4 dan khác cũng phải cười trừ nhiều lần khi tập với bác K.

    Lúc sau, mình có tập các đòn khóa tay liên hoàn với bác K. Lúc đầu mình bẻ, bác nhăn nhó bảo đau quá, mà đau sai chỗ. Rồi bác chỉ mình cách bẻ lại cho đúng. Bác bảo quan trọng là kiểm soát trọng tâm uke, chứ không phải cố bẻ cho uke đau.

    Mỗi lần tập cùng bác K., mình lại có cơ hội kiểm tra lại kỹ thuật của bản thân. Nhưng nghĩ lại, nếu buổi tập nào cũng tập chậm, vừa tập vửa sửa từng tí một như vậy thì chắc cũng mệt.

    Người còn lại từ Washinkai cũng đánh kiểu tương tự: đòn đánh chậm và nặng, không di chuyển nhiều.

    2 cậu sinh viên thì đánh kiểu hoàn toàn khác: bay nhảy quá mức cần thiết.

    Cái hay là mọi người từ các CLB khác nhau, phong cách khác nhau nhưng vẫn tập cùng nhau rất vui vẻ.

Trang 4 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 23456 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •