Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 57

Chủ đề: Kể chuyện tập Aikido ở Nhật

  1. #11
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Chào mọi người,
    Ở Nhật hiện giờ đang mùa đông. Chỗ mình, nhiệt độ thấp nhất khoảng 0 độ.
    Đi tập mấy ngày này khá mệt. Sáng dậy thì rét, leo dốc đi lên chỗ tập 1 lúc là người nóng bừng, phải bỏ bớt áo. Đến khi thay đồ vào tập lại rét
    Phòng tập khá rộng, thoáng gió và không có hệ thống sưởi. Mùa hè tập thì mát nhưng mùa đông gió lùa rất lạnh.
    Bước lên thảm tập cảm giác như bước lên nền đá lạnh vậy. Sau khi tập 1 lúc, người có nóng lên, nhưng bàn chân thì k ấm lên được.
    Gần cuối buổi là chân mình bắt đầu mất cảm giác. Chỉ đợi cuối giờ xong là mình chạy ngay ra ngoài đi tất, nhưng cũng phải nửa tiếng sau chân mới ấm lên được.
    Bác Yamanegi bảo mình là kể cả người Nhật, tất cả đều bị lạnh chân khi tập mùa này. Một số người nếu không chịu nổi sẽ đi tất tabi (tất xỏ ngón). Nhưng đi tất dễ bị trơn nên mọi người thường cố gắng đi chân không. Một số cũng dán miếng dán nhiệt vào lưng nữa.
    ay mà mỗi tháng chỉ tập 4 buổi, qua 2 3 buổi nữa, đến cuối tháng 2 là thời tiết bắt đầu ấm lên rồi
    Last edited by chithanh; 03-03-2019 at 12:37 PM.

  2. #12
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Tuần vừa rồi mình mới thi lên kyu 1. Hôm nay mình xin kể thêm về việc thi lên đai ở CLB mình.

    Như đã kể ở phần trước, CLB của mình là 1 chi nhánh của CLB ở tỉnh kế bên. Lúc thi phải đến võ đường chính, cách chỗ mình hơn 100km. Tra đường tàu mất đến hơn 3 tiếng. May mắn là có bác M (phụ trách hành chính ở CLB) cho mình và 3 người nữa đi nhờ ô tô đến chỗ thi. Đi ô tô thì chỉ mất hơn 1h, nhưng vẫn phải qua vài trạm thu phí, tổng phí 2 chiều khoảng 1 triệu 200 ngàn VND. 4 người tụi mình góp tiền lại gửi bác M khoản phí kia. Tính ra vẫn rẻ và nhanh hơn đi tàu nhiều.

    Vào võ đường, sau khi thay đồ, mình cùng mọi người kê thảm và xếp bàn ghế chuẩn bị cho buổi thi. 4 giám khảo có bàn ghế ngồi ở đầu thảm, phía ảnh sư tổ. Cuối thảm thì có 2 dãy ghế được kê cho người nhà thí sinh ngồi.
    Mình khá ngạc nhiên vì số lượng trẻ em rất đông. Đếm qua có khoảng hơn 60 em. Trong khi người lớn dự thi chỉ có 6 người từ CLB mình thôi.

    Sau khi cho khởi động, tất cả thí sinh ngồi quanh thảm. Thầy gọi lên thi mỗi lượt 4-6 em, đánh khoảng 5 -10 phút. Tất cả lớp trẻ em từ kyu 5 đến kyu 2 đều phải đi shikko, ukemi trước sau 2 vòng, xoay tenkan tại chỗ 2 lượt rồi mới vào đánh đòn.
    Ngoài 4 giám khảo chính ngồi phía trên, còn có 3 giám khảo phụ đứng 2 bên thảm. Trong khi thí sinh đang ukemi, mấy giám khảo này sẽ chọn uke cho phần thi đối luyện bằng cách vỗ vai những em đang ngồi dưới để ra hiệu. Khi thầy phía trên gọi uke, những người được vỗ vai sẽ tự chạy lên và chia ra đứng cạnh các thí sinh. Người thi sẽ không biết trước ai là uke cho mình, thi lên shodan cũng vậy.

    Trong mấy bài trước mình có nói là ở CLB mình, từ kyu 1 lên shodan còn phải qua 1 kì thi trung gian nữa. Nay mình đã hỏi kĩ được vụ này. Bậc trung gian kia gọi là Junshodan ("Jun" là chữ "chuẩn" trong "chuẩn bị"). Nguyên do là CLB chỉ tập 1 buổi/tuần, để lên shodan cần khoảng thời gian khá dài, CLB đặt ra bậc junshodan giống như bài kiểm tra giữa kì để người tập ôn luyện trước khi thi shodan.

    Ngoài junshodan thì còn có junkyu từ kyu 5 đến kyu 1. junkyu chỉ áp dụng cho các bé cấp 1 để khuyến khích các bé tiếp tục tập luyện và cũng là để luyện tập thêm cho kì thi kyu. Dojo cũng có hệ thống kĩ thuật riêng cho kì thi từng cấp, lên đến shodan chứ không theo hệ thống đòn trên web của Aikikai.
    Last edited by chithanh; 03-30-2018 at 08:24 PM.

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Chào mọi người.
    Vừa qua là lễ biểu diễn Aikido toàn Nhật Bản, cô trợ giảng ở CLB mình cũng đến dự và tập ở Hombu 1 tuần. Buổi tập vừa rồi, cô có giới thiệu 1 số cách đánh ở hombu mà cô thấy khác so với cách thường tập ở CLB. Ví dụ trong đòn quỳ Suriwaza ikkyo. Thầy ở CLB mình đánh với bước shikko rõ ràng, như trong clip dưới, khúc 0:43



    ở Hombu chỉ di đầu gối trong bước đầu tiên, giống thầy Horii trong clip sau, khúc 0:41



    Cách đỡ yokomen, tori không bước chân vào sâu rồi xoay cùng uke như clip thầy Tissier mà chỉ đổi chân, giữ khoảng cách và lái tay uke đi (clip thầy Saito, khúc 5:00).





    Kiểu di chuyển của thầy Saito cũng chính là kiểu mà bác Y. hay làm. Mỗi lần tập Yokomenuchi với bác Y., nếu mình bước sâu vào gần uke như trong clip của thầy Tissier thì đều bị bác đấm vào bụng. Bác bảo nếu vào sâu vậy phải atemi thật nhanh, chậm 1 chút là sẽ dính đòn. An toàn nhất là giữ khoảng cách và chỉ đổi chân thôi.

    Nhân nói về bác Y., hồi chuyển mùa sức khỏe của bác không được tốt lắm, không tập mạnh được. Gần đây thì bác có vẻ khỏe hơn 1 chút. Trước khi tập trung, bác hay chỉ mình 1 số đòn cơ bản hoặc gọi mình đến để tập ukemi (thực ra là làm uke cho bác quăng). Tập cùng bác mới hiểu tại sao bảo Aikido nguy hiểm. Hồi trước mình xem clip cũ cũ của các thầy Saito, Tohei,... thấy uke ngã rất "nặng" chứ không có mềm mại như bây giờ. Có khi uke chỉ xoay nửa vòng là đã đập cả người xuống đất rồi. Mình cứ nghĩ là ngày xưa uke không tập ngã nhiều nên vậy. Nhưng giờ tập với bác Y. mới hiểu là do Tori ném quá mạnh, không thể ngã kiểu mềm mại bay bổng được. Nhiều khi đúng là "chưa hiểu chuyện gì xảy ra thì đã nằm dưới đất rồi".
    Bác hay bảo mình, đánh đau như thế là 1 cách luyện tập để cho cơ thể mạnh mẽ hơn. Bác bảo trong các đòn khóa, nếu tori không bẻ hết sức, uke không chống lại thì tori không thể biết được đòn khóa của mình có đúng không. Nếu tori đánh chưa đúng và gặp uke không nương theo thì sẽ không thể ra đòn được. Bác còn chỉ mình kiểu tập nikkyo đối luyện, trong thể aihanmi katatedori, uke khi bị nikkyo thì cố gồng lên để bẻ nikkyo lại tori. Mình thấy kiểu này khá nguy hiểm nhưng bác Y. thì bảo đây là cách tập tốt cho cổ tay to khỏe :P
    Last edited by chithanh; 03-03-2019 at 12:39 PM.

  4. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


  5. #14
    Hector
    Guest
    Dạo này có gì mới không hả bạn Chithanh?

  6. #15
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Chào mọi người,
    Trong bài lần trước mình có kể chuyện bị bác Y. phản đòn khi đỡ chém yokomenuchi, nhưng lần trước mình hiểu sai ý bác nên viết không rõ, hôm nay (sau khi ăn thêm vài cú đấm của bác Y.), mình xin viết lại kĩ hơn về động tác này để các bạn tham khảo.
    Như bài trước mình kể, khi bác Y. làm uke và chém yokomen, nếu mình bước lên đỡ (như trong clip thầy Tissier) thì luôn bị bác đấm vào bụng. Mọi người xem lại clip thầy Tissier, khúc 00:27 có thể thấy uke khá bị động, tay trái uke thõng xuống, thậm chí còn không đỡ đòn atemi của tori. Bác Y. không thích kiểu uke này, bác bảo uke như vậy khiến đòn đánh trở nên quá dễ dàng, không thực tế. Thậm chí nhiều uke khi tấn công còn tự mình mất thăng bằng khi tori mới chạm vào nữa. Bác Y. nói uke phải luôn giữ thăng bằng khi tấn công và phải biết tấn công tiếp khi Tori sơ hở.



    Trở lại với cách đỡ chém Yokomen, sau mấy lần ăn đấm trước, mình tưởng là khi bước vào đỡ thì phải atemi thật nhanh. Tuy nhiên, tuần trước, khi tập lại với bác Y, dù mình có atemi nhanh thế nào cũng bị dính đòn đấm của bác trước. Sau một hồi căng tai nghe bác giảng giải bằng tiếng Nhật, mình mới hơi hơi hiểu ý bác. Đại khái là khi atemi thì không nên vung tay lên chém yokomen lại vào mang tai uke vì làm vậy sẽ hở nhiều khoảng trống và uke có thể đấm dễ dàng. Nhất là khi bước chân nhập nội sâu, không khác gì lao vào nắm đấm của uke. Xem clip thầy Tissier, nếu tay trái uke không thõng xuống mà giữ nguyên phía trước thì tori đã lao thẳng vào tay uke rồi, dù tay tori chém nhanh cũng khó mà hạ gục uke trước.
    Vì thế, bác Y. bảo mình, khi đỡ chém yokomen kiểu này thì nên đánh atemi từ dưới hông lên phía ức/cằm uke. Do tay đưa dưới lên nên sẽ ít sơ hở hơn, tay atemi cũng có thể chặn tay còn lại của uke, không cho uke phản đòn.
    Bác Y. nói tori phải giữ khoảng cách, di chuyển vào góc chết (shikaku) của uke. Đây là vị trí uke không thể tấn công tori, còn tori có thể tấn công hoặc làm uke mất thăng bằng dễ dàng.
    Last edited by chithanh; 03-03-2019 at 12:39 PM.

  7. The Following 2 Users Say Thank You to chithanh For This Useful Post:


  8. #16
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Cảm ơn chia sẻ rất thực tế của bạn chithanh.

    Ở CLB mình khi lên đai thì Đánh 1/2 số đòn phải thi. Sau đó là thể lực, Ukemi (té lăn, té nổ...), Santo, bò ngược (bẻ lưng ngược ra sau, tay chạm đất, rồi "bò cua" di chuyển bằng tay và chân), rồi lần lượt đứng 1 chân, giữ thăng bằng và nâng hạ người xuống. Mỗi lần thi vậy rồi đánh rất phê, đầu không còn suy nghĩ đc nữa, Uke tấn công là đòn thế tự phát ra luôn

  9. #17
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi MinhDao Xem bài viết
    Cảm ơn chia sẻ rất thực tế của bạn chithanh.

    Ở CLB mình khi lên đai thì Đánh 1/2 số đòn phải thi. Sau đó là thể lực, Ukemi (té lăn, té nổ...), Santo, bò ngược (bẻ lưng ngược ra sau, tay chạm đất, rồi "bò cua" di chuyển bằng tay và chân), rồi lần lượt đứng 1 chân, giữ thăng bằng và nâng hạ người xuống. Mỗi lần thi vậy rồi đánh rất phê, đầu không còn suy nghĩ đc nữa, Uke tấn công là đòn thế tự phát ra luôn
    Đây có phải chương trình thi chung của LĐ Aikido TP HCM không anh MinhDao? Nghe thôi đã thấy "phê" rồi, yêu cầu thể lực cao hơn nhiều so với thi kiểu Aikikai

  10. #18
    Hector
    Guest
    Em thấy một số thầy khi vào đòn yokomen uchi thì atemi thay vì hướng vào mặt lại chém yokomen vào bắp tay dưới hoặc trên của cái tay mà uke tấn công. Hồi trước em nghĩ chém như vậy thì có vẻ là lấy lực đối lực khiến cả hai đều đau. Nhưng gần đây đọc cuốn Aikido Shugyo đoạn nói về một tình huống tương tự rồi mới thấy là nếu timing tốt thì atemi của mình có thể triệt tiêu và làm phản lại lực, khiến cho tuy va chạm nhưng mình chịu lực ít hơn nhiều. Hơn nữa vì chém vào bắp tay nên mình sẽ đứng ngoài tầm với của tay còn lại của uke được.

  11. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hello CT

    Hôm nay mới thấy mây clip mà CT post hồi tháng 9 nói về suwariwaza ikkyo và yokomen.

    Theo kinh nghiệm cá nhân về suwariwaza thì cách dánh tùy thuôc theo khoảng cách giữa uke va nage. Kiểu Hombu khi uke gần và kiểu ở CLB của CT thì khi uke xa, vì vậy mà thấy rõ shikko.

    Còn về Yokomen thì có nhiều cách vô đòn. Có ít nhất 4 cách, trong đó có cách thầy Saito và thầy Tissier. Cách thầy Tissier thì khg phải atemi hẳn, nhưng nếu mà atemi vô mặt hay xương vai thì uke cũng khó đấm với tay kia lắm.

    Hector có clip nào minh họa những gì Hector nói khg? Có nhiều thế vô đòn khi nhìn qua thì tưởng là atemi vô tay nhưng thật ra là khg. Rất nhiều aikidoka khg di chuyển nguyên khối nên phải dùng sức và uke ít khi mất thăng bằng.

    Aikido cũng như bất cứ môn võ nào khác, thể lực rất quan trọng. Bên tui thi, Giám khảo biết trình độ kỹ thuật thí sinh khi thí sinh mệt nhoài. lúc đó khg còn sức nữa và cũng là lúc xem aikido có "thấm vô máu chưa". Người nào dùng sức thì sẽ mệt, nếu biết thả lỏng thì sẽ khg sao hết.

    vài dòng nói tào lao chút xíu với mấy bạn cho vui, có tin tức gì thì cho hay nhe.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  12. #20
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Cám ơn chia sẻ của chú Aiki!
    Hôm nay CT xin kể tiếp vài chuyện lặt vặt, mọi người đọc chơi.

    Một năm học ở Nhật được chia làm 2 kì. Học kì mùa xuân bắt đầu từ tháng 4, là thời điểm nhập học của đa số sinh viên Nhật. Sinh viên nước ngoài thường nhập học vào học kì mùa thu, bắt đầu từ tháng 10. Thời điểm chuyển sang học kì mới cũng là lúc có nhiều thay đổi về mặt nhân sụ trong trường: nhân viên văn phòng luân chuyển chỗ làm, các nghiên cứu viên, postdoc chuyển đi, chuyển đến,…

    Tháng 10 này, trong số những người mới chuyển đến trường, mình đã gặp 2 Aikidoka.

    Người thứ nhất là 1 anh sinh viên từ VN. Anh này trước đây từng đi du học, tập Aikido ở nước ngoài và lên 2 dan từ 5 6 năm trước. Khi về VN thì anh có đi tập lại 1 chút rồi nghỉ tập cho đến nay. Mình có rủ anh qua xem CLB mình đang tập ở đây, có lẽ vài tuần nữa mình sẽ dẫn anh đi. Hi vọng có thể tập cùng anh ở CLB hoặc kiếm chỗ tự tập thêm trong trường. Vì tập 1 buổi 1 tuần ở CLB cũng hơi ít.

    Tiếp theo là anh postdoc người Nhật mới đến lab mình làm việc. Trong bài tự giới thiệu trước lab, anh có nói anh từng tham gia clb Aikido thời đại học và đạt shodan. Lúc nghe vậy mình khá mừng, vì nếu rủ được anh này đi tập cùng thì có thể đi nhờ xe, không phải bắt tàu với leo núi lên dojo nữa . Nhưng khí hỏi chuyện kĩ hơn thì anh bảo là anh cũng nghỉ tập 6 năm rồi và hiện giờ không có thời gian tập. Mình hơi tiu nghỉu chút, nhưng cũng khá thông cảm vì công việc của postdoc thực sự rất bận rộn, không có nhiều thời gian cho việc khác.

    Nói về việc nghỉ tập Aikido vì công việc, ngay cả người yêu thích Aikido như bác Y. ở CLB mình, cũng phải nghỉ tập suốt 30 năm vì quá bận.
    Ở đây mình xin đính chính 1 chút. Trong bài viết thứ 2 của mình ở #4, mình từng ghi là bác Y. tập đc gần 60 năm, thông tin này là không đúng, do hồi đó mình nghe nhầm. Thực ra là bác bắt-đầu-tập từ gần 60 năm trước, khi còn học cấp 3, sau khi đạt 3 dan năm 28 tuổi thì bác nghỉ tập 30 năm vì công việc. Đến lúc gần nghỉ hưu mới đi tập lại cho đến nay.




    Mùa thu ở Nhật cũng là mùa có nhiều hội thi thể thao, do tiết trời mát mẻ dễ chịu. Trên hình là cảnh các cụ già đang thi đấu bóng gỗ ở sân vận động gần dojo mình
    Last edited by chithanh; 10-13-2018 at 09:24 PM.

  13. The Following User Says Thank You to chithanh For This Useful Post:


Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •