Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Omote và Ura

Threaded View

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Omote và Ura

    Ai đã học HKD cũng phải biết hai từ Omote và Ura. Từ hơn 20 năm nay, cá nhân tôi chỉ coi 2 từ này như 2 cách đánh của đa số đòn trong HKD, và đâu ngờ là nó có 1 ý nghĩ khá sâu sắc.

    Mới đây, tôi mới đọc qua 1 tờ báo tên Aikido, phát hành mỗi 3/4 tháng bên Pháp với chủ đề Omote & Ura thì mới vỡ lẽ ra và học hỏi được khá nhiều về 2 từ trên. Tui xin chia sẻ với các bạn những gì tui hiểu được và mong có bạn nào nói thông thạo tiếng Nhật cho them ý kiến.

    Như vậy Omote và Ura có nghĩa là gì?

    Omote trong tiếng Nhật có nghĩa là « phía trước », « đằng trước », « mặt trước », « bề ngoài » hay « những gì ta nhìn thấy ». Nếu ta mở rộng định nghĩa trên hơn nũa thì Omote cũng có thể coi như là « quan điểm / cái nhìn chính thức ».

    Ura, ngược lại thì có thể dịch là « mặt sau », « mặt trong », « phía sau ». Từ này được hiểu như là « những điều che giấu », « khuôn mặt ẩn » của 1 vấn đề gì đó. Nếu mà nghĩ xa hơn nữa thì Ura có thể được coi như là « động lực hay ý định của một cái gì đó ».

    Tóm tắt lại, ta có thể coi như Omote là « cái gì nhìn thấy », «cái gì chính thức » và Ura là những gì « vô hình / khg nhìn thấy được » là « sự thật ».

    Nếu ta đi ngược lại vài thế kỷ trong xã hội Nhật bản, khi các môn võ còn là bí chuyền và còn được gọi là « koryu », khi danh từ « võ đạo » (Do) chưa được phổ biến hay nói tới, thì các bạn mới hiểu được nghĩa của Omote và Ura.

    Thời đó, hầu như tại bất cứ nước nào tại mọi Châu, võ chỉ dạy cho gia chuyền, cho những thành viên của 1 gia tộc, hay cho 1 số người được giới thiệu, việc biểu diễn võ nơi công cộng hay cho 1 số khách mời là việc khá hiếm. Tuy nhiên bên Nhật vào thời điểm đó cũng có những buổi « võ lâm họp mặt » gọi là « Embu ». Các trường phái có mặt tại các buồi họp mặt đó thì họ phải làm sao???

    Nêú người ngoài, hoặc địch thủ biết được nguyên tắc và bí quyết của bộ môn, thì sự hiệu quà của môn phái đó coi như bị tổn hại 1 cách trầm trọng.

    Tuy biểu diễn khá hiếm hoi, nhưng 1 số trường vẫn phải làm để thu nhập môn sinh và để duy trì mối quan hệ lành mạnh với các võ đường bạn.

    Chính vì những lý do trên mà hầu như trong hầu hết các « koryu » (koryu = trường võ cổ chuyền) đều có 1 số đòn/ bài quyền gọi là « Omote Waza » và « Ura Waza ».

    Omote waza là những bài quyền / đòn căn bản mà có thể đem đi biểu diễn mà không sợ tiết lộ những bí quyết của môn phái. Những đòn này dạy cho tân môn sinh trong thời gian đầu. Khi Sư phụ tin được tân môn sinh rồi thì lúc đó mới bắt đầu dạy « Ura Waza ». Có nhiều môn sinh khg được học Ura Waza vì thầy không tin tưỏng cá nhân võ sinh đó.

    Những bài quyền Omote đều bao gồm các nguyên lý căn bản, nhưng chưa chắc gì võ sinh hiểu đựơc hết vì phải cần thời gian mới thụ giáo được những nguyên lý đó. Những bài quyền đó, dưới con mắt amateur, được coi như nghiệp dư và khg thực tế, nhưng nó nằm trong quá trình học tập.

    Vì vậy, khi biểu diễn, họ dùng những bài quyền Omote. Như vậy, những bí mật của môn võ khg bị « bật mí » và họ vẫn duy trì văn được tính hài hòa cho công chúng, và bạn bè.

    Những đòn Ura thì coi như thực tế hơn, nhất là trong kiếm học.

    Nó bao gồm các lời khuyên, điều chỉnh và thay đổi làm cho các đòn/bài quyền đó thực tế hơn, "có thể sử dụng được" khi lâm trận. Bài quyền đó có thể có tên giống như của OMOTE nhưng có thể rất khác nhau vì bài quyền OMOTE áp dụng các nguyên tắc căn bản 1 cách rõ ràng, trong khi phiên bản Ura sử dụng cùng một nguyên tắc mà không cần phải làm cho thấy rõ.

    Một ví dụ khác về khái niệm Omote và Ura lá cách bạn bày thanh kiếm Katana trên cái kệ (kake tiếng Nhật). Thường thường khi thanh kiếm để trên kệ, nó phải nằm trong bao và lưỡi kiếm chỉa lên trời.

    Trong trường hợp Omote, cán kiếm sẽ ở bên trái. Cách này được dùng để chưng 1 cây kiếm đẹp, như trường hợp phe bầy 1 vật sưu tập. Để cán kiếm về bên trái cho khách thấy là không có mối đe dọa cho người truy cập, vì cách bố trí đó không cho phép rút kiếm ra 1 cách nhanh chóng.

    Ngưọc lại, trong phiên bản Ura, cán kiếm sẽ ở bên phải và ở sẵn vị trí để nhanh chóng rút kiếm ra khỏi vỏ (tay trái nắm bao kiếm và tay phải rút kiếm).

    Với sự hiểu biết trên, khi khách bước vào 1 căn phòng có bầy kiếm, họ sẽ có thể hiểu ngay lập tức không khí « chiến đấu » của chủ nhân thanh kiếm.



    Kiếm chưng theo ý nghĩa Omote


    Thế thì Ura và Omote tronh HKD có nghĩa gì?

    Các đòn HKD tuy có phiên bản Omote và Ura, nhưng tôi khg nghĩ là nó có những ý nghĩa như tôi vừa nêu. Theo cá nhân tôi thì các đòn Omote và Ura trong HKD không có những ý nghĩ « giấu nghề » như trong các cõ cổ chuyền (Koryu) khác của Nhật như đã nêu trên.

    Cá nhân tôi nghĩ như vậy vì những điểm sau :

    1- Đòn Omote và Ura trong HKD lá có thật từ thời Daito Ryu. 1 số hình Sư Tổ đã được chụp vào khoảng 1936 cùng với tên đòn khi ông dạy ở Noma Dojo

    2- Sư tổ, khi dạy võ, ông không có 1 chương trình gì hết. Ông dạy tùy hứng. Chương trình và tên các đòn HKD hiện tại là do Đạo Chủ Kisshomaru đặt ra sau đệ nhị thế chiến khi HKD được quảng bá và được nhiều Đại Học Nhật yêu cầu Hombu dojo cho HLV tới dạy. Chương trình này được DC đặt ra đê thống nhất cách dạy thôi.

    3- Các đòn Ura trong HKD khg phải lúc nào cũng thực tế hơn Omote. Rất nhiều người cứ tưởng là dùng Ura khi vô đòn chậm, và để né. Cá nhân tôi cũng nghĩ như vậy trong 1 thời gian dài, khi chưa hiểu rõ nguyên lý căn bản. Tôi nhớ có hỏi thầy Tamura 1 lần và thầy trả lời 1 cách rắn chắc là « khg thể nào để địch thủ đìều khiển mình »

    4- Bây giờ, khi đã nắm hiểu rõ nguyên lý căn bản, tôi thấy đa số đòn Omote trực tiếp và « gọn » hơn Ura.


    Các bạn nghĩ sao? Có ai có ý kiến gì không? Nhất là có ai học Kenjutsu
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •