Kết quả 1 đến 9 của 9

Chủ đề: Omote và Ura

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Omote và Ura

    Ai đã học HKD cũng phải biết hai từ Omote và Ura. Từ hơn 20 năm nay, cá nhân tôi chỉ coi 2 từ này như 2 cách đánh của đa số đòn trong HKD, và đâu ngờ là nó có 1 ý nghĩ khá sâu sắc.

    Mới đây, tôi mới đọc qua 1 tờ báo tên Aikido, phát hành mỗi 3/4 tháng bên Pháp với chủ đề Omote & Ura thì mới vỡ lẽ ra và học hỏi được khá nhiều về 2 từ trên. Tui xin chia sẻ với các bạn những gì tui hiểu được và mong có bạn nào nói thông thạo tiếng Nhật cho them ý kiến.

    Như vậy Omote và Ura có nghĩa là gì?

    Omote trong tiếng Nhật có nghĩa là « phía trước », « đằng trước », « mặt trước », « bề ngoài » hay « những gì ta nhìn thấy ». Nếu ta mở rộng định nghĩa trên hơn nũa thì Omote cũng có thể coi như là « quan điểm / cái nhìn chính thức ».

    Ura, ngược lại thì có thể dịch là « mặt sau », « mặt trong », « phía sau ». Từ này được hiểu như là « những điều che giấu », « khuôn mặt ẩn » của 1 vấn đề gì đó. Nếu mà nghĩ xa hơn nữa thì Ura có thể được coi như là « động lực hay ý định của một cái gì đó ».

    Tóm tắt lại, ta có thể coi như Omote là « cái gì nhìn thấy », «cái gì chính thức » và Ura là những gì « vô hình / khg nhìn thấy được » là « sự thật ».

    Nếu ta đi ngược lại vài thế kỷ trong xã hội Nhật bản, khi các môn võ còn là bí chuyền và còn được gọi là « koryu », khi danh từ « võ đạo » (Do) chưa được phổ biến hay nói tới, thì các bạn mới hiểu được nghĩa của Omote và Ura.

    Thời đó, hầu như tại bất cứ nước nào tại mọi Châu, võ chỉ dạy cho gia chuyền, cho những thành viên của 1 gia tộc, hay cho 1 số người được giới thiệu, việc biểu diễn võ nơi công cộng hay cho 1 số khách mời là việc khá hiếm. Tuy nhiên bên Nhật vào thời điểm đó cũng có những buổi « võ lâm họp mặt » gọi là « Embu ». Các trường phái có mặt tại các buồi họp mặt đó thì họ phải làm sao???

    Nêú người ngoài, hoặc địch thủ biết được nguyên tắc và bí quyết của bộ môn, thì sự hiệu quà của môn phái đó coi như bị tổn hại 1 cách trầm trọng.

    Tuy biểu diễn khá hiếm hoi, nhưng 1 số trường vẫn phải làm để thu nhập môn sinh và để duy trì mối quan hệ lành mạnh với các võ đường bạn.

    Chính vì những lý do trên mà hầu như trong hầu hết các « koryu » (koryu = trường võ cổ chuyền) đều có 1 số đòn/ bài quyền gọi là « Omote Waza » và « Ura Waza ».

    Omote waza là những bài quyền / đòn căn bản mà có thể đem đi biểu diễn mà không sợ tiết lộ những bí quyết của môn phái. Những đòn này dạy cho tân môn sinh trong thời gian đầu. Khi Sư phụ tin được tân môn sinh rồi thì lúc đó mới bắt đầu dạy « Ura Waza ». Có nhiều môn sinh khg được học Ura Waza vì thầy không tin tưỏng cá nhân võ sinh đó.

    Những bài quyền Omote đều bao gồm các nguyên lý căn bản, nhưng chưa chắc gì võ sinh hiểu đựơc hết vì phải cần thời gian mới thụ giáo được những nguyên lý đó. Những bài quyền đó, dưới con mắt amateur, được coi như nghiệp dư và khg thực tế, nhưng nó nằm trong quá trình học tập.

    Vì vậy, khi biểu diễn, họ dùng những bài quyền Omote. Như vậy, những bí mật của môn võ khg bị « bật mí » và họ vẫn duy trì văn được tính hài hòa cho công chúng, và bạn bè.

    Những đòn Ura thì coi như thực tế hơn, nhất là trong kiếm học.

    Nó bao gồm các lời khuyên, điều chỉnh và thay đổi làm cho các đòn/bài quyền đó thực tế hơn, "có thể sử dụng được" khi lâm trận. Bài quyền đó có thể có tên giống như của OMOTE nhưng có thể rất khác nhau vì bài quyền OMOTE áp dụng các nguyên tắc căn bản 1 cách rõ ràng, trong khi phiên bản Ura sử dụng cùng một nguyên tắc mà không cần phải làm cho thấy rõ.

    Một ví dụ khác về khái niệm Omote và Ura lá cách bạn bày thanh kiếm Katana trên cái kệ (kake tiếng Nhật). Thường thường khi thanh kiếm để trên kệ, nó phải nằm trong bao và lưỡi kiếm chỉa lên trời.

    Trong trường hợp Omote, cán kiếm sẽ ở bên trái. Cách này được dùng để chưng 1 cây kiếm đẹp, như trường hợp phe bầy 1 vật sưu tập. Để cán kiếm về bên trái cho khách thấy là không có mối đe dọa cho người truy cập, vì cách bố trí đó không cho phép rút kiếm ra 1 cách nhanh chóng.

    Ngưọc lại, trong phiên bản Ura, cán kiếm sẽ ở bên phải và ở sẵn vị trí để nhanh chóng rút kiếm ra khỏi vỏ (tay trái nắm bao kiếm và tay phải rút kiếm).

    Với sự hiểu biết trên, khi khách bước vào 1 căn phòng có bầy kiếm, họ sẽ có thể hiểu ngay lập tức không khí « chiến đấu » của chủ nhân thanh kiếm.



    Kiếm chưng theo ý nghĩa Omote


    Thế thì Ura và Omote tronh HKD có nghĩa gì?

    Các đòn HKD tuy có phiên bản Omote và Ura, nhưng tôi khg nghĩ là nó có những ý nghĩa như tôi vừa nêu. Theo cá nhân tôi thì các đòn Omote và Ura trong HKD không có những ý nghĩ « giấu nghề » như trong các cõ cổ chuyền (Koryu) khác của Nhật như đã nêu trên.

    Cá nhân tôi nghĩ như vậy vì những điểm sau :

    1- Đòn Omote và Ura trong HKD lá có thật từ thời Daito Ryu. 1 số hình Sư Tổ đã được chụp vào khoảng 1936 cùng với tên đòn khi ông dạy ở Noma Dojo

    2- Sư tổ, khi dạy võ, ông không có 1 chương trình gì hết. Ông dạy tùy hứng. Chương trình và tên các đòn HKD hiện tại là do Đạo Chủ Kisshomaru đặt ra sau đệ nhị thế chiến khi HKD được quảng bá và được nhiều Đại Học Nhật yêu cầu Hombu dojo cho HLV tới dạy. Chương trình này được DC đặt ra đê thống nhất cách dạy thôi.

    3- Các đòn Ura trong HKD khg phải lúc nào cũng thực tế hơn Omote. Rất nhiều người cứ tưởng là dùng Ura khi vô đòn chậm, và để né. Cá nhân tôi cũng nghĩ như vậy trong 1 thời gian dài, khi chưa hiểu rõ nguyên lý căn bản. Tôi nhớ có hỏi thầy Tamura 1 lần và thầy trả lời 1 cách rắn chắc là « khg thể nào để địch thủ đìều khiển mình »

    4- Bây giờ, khi đã nắm hiểu rõ nguyên lý căn bản, tôi thấy đa số đòn Omote trực tiếp và « gọn » hơn Ura.


    Các bạn nghĩ sao? Có ai có ý kiến gì không? Nhất là có ai học Kenjutsu
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Feb 2013
    Bài viết
    26
    Thanks
    44
    Thanked 11 Times in 8 Posts
    Hồi tháng trước, H có qua Đức, tập Kashima với Thorsten Schoo sensei. Việc lý giải về Omote với Ura thì không về việc giấu bài, nhưng nhiều môn sinh, nhất là khi tập kiếm, thường để ý nhiều đến phần Omote. Vì thế mà các đòn thế thường "nặng" hơn về phía omote. Thorsten muốn có sự cân bằng hơn trong từng đòn thế, tạo trọng tâm tốt hơn. Do vậy mà khi dùng đòn, mình đều phải để ý đến cả omote và ura, ví dụ nhỏ như relax vai thì cảm giác phía trước, phần vai - ngực, thì thế nào; cảm giác phía sau, vùng xương bả vai sau lưng, thì sao sao.

    Khi đó, cũng dễ luyện tập hơn nhiều về việc vào đòn omote hay ura. Khi mới tập thì môn sinh có form omote hay ura. Dần dần, môn sinh được dạy về việc ứng biến, tuỳ thuộc vào uke tấn công ra sao. Khi áp dụng cách tập với kiếm như trên vào các đòn Aikido, H thấy dễ di chuyển hơn, cảm nhận được tốt hơn việc ứng biến omote và ura.

    Có hôm, H nói chuyện với Philippe Orban sensei, ổng nói giờ ở dojo của ổng, ổng cũng không dạy nhiều form omote hay ura, mà chú trọng đến trọng tâm cá nhân, phát triển độ nhạy bén của môn sinh. Từ đó mà ứng dụng, như anh Aiki quote lại ở trên, là không để bị điều khiển bởi đối thủ.

    H vẫn còn phải học nhiều, nên chỉ chia sẻ với anh em một số cảm nhận mới có thôi Nhưng bài anh Aiki viết rất hay!

  4. The Following User Says Thank You to phamhung For This Useful Post:


  5. #3
    Surfgrass
    Guest
    Tóm tắt lại, ta có thể coi như Omote là « cái gì nhìn thấy », «cái gì chính thức » và Ura là những gì « vô hình / khg nhìn thấy được » là « sự thật »
    Câu này rất là chính xác. Khi surfgrass bắt đầu học koryu thì thầy surfgrass có giải thích về Omote và Ura. Ura teaching thì đa số bắt đầu học sau khi lấy được bằng Shoden. Từ bằng Chuden tới Joden thì học Ura nhiều. Về đòn thế thì Ura không hẳn là biến đòn (variation), biến đòn là henka waza. Ura nhiều khi không phải là đòn thế mà có thể là chiến pháp/chiến thuật của đòn. Nhiều khi Ura không tinh vi bằng Omote, chỉ nguy hiểm cho hoc sinh chưa có kinh nghiệm nên được đổi thành Ura để học sau. Ura còn có thể giống y hệt như Omote nhưng đánh nhỏ và gọn hơn, hay lớn và rộng hơn. Nhiều đòn đôi khi không có Ura. Nhiều khi nguyên một đòn là Ura, nhưng được ngắt ra từng đoạn nhỏ để dạy cho môn đồ. Học trò mới nhiều khi được dạy Ura lúc mới vô học mà không biết. Còn có trường hợp Ura khó quá, cần nhiều thời gian để tập, nó là đòn đầu tiên được dạy nhưng thầy nói nó là căn bản, sau một thời gian lâu mới tiết lộ đòn là Ura .

    Đa số trường Koryu khi biểu diễn in public thì đánh những đòn Omote và đánh khác đi, hay cố ý đành sai một chút. Người nào không phải học sinh chính thức bắt chước học lóm thì người trong môn phái nhìn biết liền.

    Về cách chưng kiếm thì cũng không hẳn. Trong kiếm thuật thì chú trọng về sự thiết thực/thực dụng (practicality). Hồi xưa, Samurai để kiếm trong nhà thì cán quay về phía bên phải để tiện dùng. Thời Edo, nhiều nhà buôn có tiền khá giả được quyền đeo kiếm (status) nhưng không phải là samurai nên khi về nhà thì để kiếm cán quay về bên trái. Người ngoài nhìn vào thì biết người chủ nhà không phải là Samurai.

    Trên Ura một bật thì có Okuden, kiến thức bí mật truyền miệng. Thầy Kondo của Daito ryu mới đây đả tuyên bố là bắt đầu dạy "aiki" cho những đòn căn bản. Từ xưa tới giờ, kiến thức này chỉ dành cho một hai người học trò tin tưởng sẽ tiếp nối môn phái thôi, không dạy bừa bãi. Kiến thức này được coi như là Okuden (secret teaching), kiến thức bí mật của môn phái. Đa số học aiki-jujutsu (aiki nhu thuật) nhưng không biết đến aiki-no-jutsu (aiki của kĩ thuật). Chắc thầy Kondo sợ kiến thức bị mất nên bắt đầu công khai dạy aiki no jutsu và nói về nó.

    http://aikidojournal.com/2016/12/03/...tsuyuki-kondo/


    Sư tổ Aikido có dạy về aiki no jutsu nhưng thầy dùng shinto để giải thích nên học trò không ai hiểu được. Cái này là lý do chính nhiều người học Aikido nhưng không ai đánh được như sư tổ. Như có được xe mà không có máy, học trò sáng tạo ra nhiều styles, nhiều xe khác nhau nhưng không xe nào có động cơ bên trong hoặc động cơ như xe original Sư tổ có than là không ai practice aikido của ông khi ông đi Tokyo và thấy học trò ở hombu dojo tập. Surfgrass thấy Aikido bây giờ đang có khuynh hướng đi về "aiki"/nội công/ki....Thầy surfgrass có nói là "aiki, ki..." hồi trước 1868 rất là thịnh hành, đa số trường kiếm thuật nào cũng có dạy 1 hay 2 hình thức của Aiki. Aiki trong kiếm thuật được áp dụng nhiều, chỉ gọi tên khác thôi, không phải là ki hay aiki. Aiki/ki được đặt ra sau này.
    Last edited by Surfgrass; 12-22-2016 at 11:33 AM.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  7. #4
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2017
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Câu này rất là chính xác. Khi surfgrass bắt đầu học koryu thì thầy surfgrass có giải thích về Omote và Ura. Ura teaching thì đa số bắt đầu học sau khi lấy được bằng Shoden. Từ bằng Chuden tới Joden thì học Ura nhiều. Về đòn thế thì Ura không hẳn là biến đòn (variation), biến đòn là henka waza. Ura nhiều khi không phải là đòn thế mà có thể là chiến pháp/chiến thuật của đòn. Nhiều khi Ura không tinh vi bằng Omote, chỉ nguy hiểm cho hoc sinh chưa có kinh nghiệm nên được đổi thành Ura để học sau. Ura còn có thể giống y hệt như Omote nhưng đánh nhỏ và gọn hơn, hay lớn và rộng hơn. Nhiều đòn đôi khi không có Ura. Nhiều khi nguyên một đòn là Ura, nhưng được ngắt ra từng đoạn nhỏ để dạy cho môn đồ. Học trò mới nhiều khi được dạy Ura lúc mới vô học mà không biết. Còn có trường hợp Ura khó quá, cần nhiều thời gian để tập, nó là đòn đầu tiên được dạy nhưng thầy nói nó là căn bản, sau một thời gian lâu mới tiết lộ đòn là Ura .

    Đa số trường Koryu khi biểu diễn in public thì đánh những đòn Omote và đánh khác đi, hay cố ý đành sai một chút. Người nào không phải học sinh chính thức bắt chước học lóm thì người trong môn phái nhìn biết liền.

    Về cách chưng kiếm thì cũng không hẳn. Trong kiếm thuật thì chú trọng về sự thiết thực/thực dụng (practicality). Hồi xưa, Samurai để kiếm trong nhà thì cán quay về phía bên phải để tiện dùng. Thời Edo, nhiều nhà buôn có tiền khá giả được quyền đeo kiếm (status) nhưng không phải là samurai nên khi về nhà thì để kiếm cán quay về bên trái. Người ngoài nhìn vào thì biết người chủ nhà không phải là Samurai.

    Trên Ura một bật thì có Okuden, kiến thức bí mật truyền miệng. Thầy Kondo của Daito ryu mới đây đả tuyên bố là bắt đầu dạy "aiki" cho những đòn căn bản. Từ xưa tới giờ, kiến thức này chỉ dành cho một hai người học trò tin tưởng sẽ tiếp nối môn phái thôi, không dạy bừa bãi. Kiến thức này được coi như là Okuden (secret teaching), kiến thức bí mật của môn phái. Đa số học aiki-jujutsu (aiki nhu thuật) nhưng không biết đến aiki-no-jutsu (aiki của kĩ thuật). Chắc thầy Kondo sợ kiến thức bị mất nên bắt đầu công khai dạy aiki no jutsu và nói về nó.

    http://aikidojournal.com/2016/12/03/...tsuyuki-kondo/


    Sư tổ Aikido có dạy về aiki no jutsu nhưng thầy dùng shinto để giải thích nên học trò không ai hiểu được. Cái này là lý do chính nhiều người học Aikido nhưng không ai đánh được như sư tổ. Như có được xe mà không có máy, học trò sáng tạo ra nhiều styles, nhiều xe khác nhau nhưng không xe nào có động cơ bên trong hoặc động cơ như xe original Sư tổ có than là không ai practice aikido của ông khi ông đi Tokyo và thấy học trò ở hombu dojo tập. Surfgrass thấy Aikido bây giờ đang có khuynh hướng đi về "aiki"/nội công/ki....Thầy surfgrass có nói là "aiki, ki..." hồi trước 1868 rất là thịnh hành, đa số trường kiếm thuật nào cũng có dạy 1 hay 2 hình thức của Aiki. Aiki trong kiếm thuật được áp dụng nhiều, chỉ gọi tên khác thôi, không phải là ki hay aiki. Aiki/ki được đặt ra sau này.
    Chào bác Surfgrass, em là thành viên mới, xin phép góp vài lời.

    Theo những gì em được nghe từ chính miệng một thầy là đệ tử học trực tiếp với thầy Kondo từ những năm 80 (hiện đang điều hành một võ đường Daito-ryu ở Mỹ), cách dạy và hiểu về aiki no jutsu của thầy Kondo khác với thầy Tokimune và cả bên một số nhánh Daito-ryu chuyên sâu về mảng aiki như Kodokai, Roppokai và Sagawa-ha:

    1/ Khi thầy Tokimune còn sống, thầy dạy 118 đòn Hiden Mokuroku theo kiểu jujutsu, chủ yếu dùng lực. Học hết 118 đòn này thì bắt đầu được dạy aiki no jutsu (hiệp khí chi thuật) bao gồm các kĩ thuật tương tự kokyu nage. Thông qua các kĩ thuật này thì sẽ ngộ ra được cách sử dụng aiki, sau đó môn sinh tự ứng dụng nguyên lí mới ngộ này vào các đòn jujutsu ban đầu. Khi thầy Kondo lên chấp chưởng, thầy cho rằng nếu không hiểu aiki ngay từ đầu thì sẽ không đánh được đòn, vì vậy thầy tự kết hợp nguyên lí aiki (theo cách hiểu của thầy) vào các đòn jujutsu rồi dạy phiên bản đó. Thực tế là nhánh Daitokai do thầy Kato (một đệ tử khác của thầy Tokimune) vẫn dạy 118 đòn này theo kiểu ngày xưa nên nhìn khá thô và mạnh bạo.

    2/ Ở đây chắc ai cũng biết thầy Kondo dạy điểm chủ chốt của aiki (nhưng không phải tất cả) là phá thăng bằng ngay khi tiếp xúc. Tuy nhiên nhiều thầy bên Kodokai, Roppokai và Sagawa-ha (trong số này thì em có được chỉ giáo trực tiếp từ 1 học trò của thầy Akuzawa Minoru - sáng lập hội Aunkai chuyên về nội công và cũng là một đệ tử của thầy Sagawa Yukiyoshi nổi danh) đều đồng tình rằng aiki thực chất là nội công, nghĩa là khả năng phát động toàn bộ lực cơ thể trong bất kì cử động nào (giống như chuyện thầy Tohei Koichi chỉ dùng một ngón tay đè lên mà học trò không đứng dậy nổi). Và nếu đã như vậy thì aiki không phải là timing nên có thể áp dụng trong bất kì tình huống nào. Cụ thể người học trò của thầy Akuzawa cũng thị phạm cho em coi khả năng đánh Ippon Dori/Ikkyo mà không cần phải di chuyển khỏi đường tấn công bằng cách triệt tiêu hết lực công kích xuống đất, lấy thân thể làm vật dẫn.

    Nói thêm một chút về nội công thì em cũng đọc được từ sách của một bác tên là Ellis Amdur, 1 profilic writer chuyên nghiên cứu về koryu, bản thân bác này cũng có Menkyo Kaiden 2 môn là Araki-ryu và Toda-ha Buko-ryu và có quen biết với nhiều cao thủ trong giới aikido lẫn Daito-ryu. Bác này nói aiki/nội công có thể luyện thành thông qua 3 cách hoặc kết hợp cả 3:

    1/ Tập những bài conditioning thể chất được thiết kế đặc biệt để biến cơ thể thành một khối như thầy Ueshiba từng nói.

    2/ Tập khí công để tăng độ nhạy cảm cho các dây thần kinh và gân cơ, cũng với mục đích như trên

    3/ Tập thiền để thay đổi phản xạ có điều kiện của cơ thể vì con người bình thường không có thói quen hợp lực toàn thân, vì vậy cần phải thiết lập lại cấu trúc lệnh cho hệ thần kinh. Đây cũng là kiểu mà các kiếm thánh ngày xưa như Ito Ittosai, Yagyu Sekishusai hay Miyamoto Musashi đã làm.

    Và cũng theo nghiên cứu của bác Ellis Amdur này thì nội công/aiki cũng được lưu truyền như Okuden trong một số koryu ngày xưa (Kito-ryu, Tenjin Shinyo-ryu, Yagyu Shingan-ryu) nhưng giờ bị thất truyền, chỉ là không được gọi với tên aiki.
    Last edited by koa_dan; 01-15-2017 at 02:18 AM.

  8. The Following User Says Thank You to koa_dan For This Useful Post:


  9. #5
    Surfgrass
    Guest
    Thầy Kondo dạy "aiki" hay không, hay là dạy ở trinh độ nào trong Daito ryu thì Surfgrass ko rõ, vì Surfgrass không tập Daito ryu. Những tinh tức về Daito ryu, Surfgrass lấy từ interview của Stan Pranin trực tiếp với thầy Kondo. Một là link trên (http://aikidojournal.com/2016/12/03/...tsuyuki-kondo/), hai là từ cuốn sách củng của Stan Pranin tên là Daito ryu Aikijujutsu: Conversations with Daito ryu masters.

    aiki thực chất là nội công, nghĩa là khả năng phát động toàn bộ lực cơ thể trong bất kì cử động nào (giống như chuyện thầy Tohei Koichi chỉ dùng một ngón tay đè lên mà học trò không đứng dậy nổi).
    Câu này không hẳn là vậy. Có thể nó là đúng theo Daito ryu hay là trường phái khác, nhưng theo Shindo Yoshin ryu (Tân Liễu Tâm phái), môn Surfgrass đang học, thì 1. Không có dùng chử Aiki. Chử "Aiki" được dùng sao này, những môn koryu hồi xưa không dùng chử aiki, trong Shindo Yoshin ryu, nội công được gọi là "Nairiki" và dùng một cách hoàn toàn khác biệt. Ai cũng có ý tưởng là nội công là cách phát lực, hay phát lực toàn thân. Trong Shindo Yoshin ryu, nội công có thể dùng để tản lực, hút lực, đi vòng, hoặc phát lực những chổ cần thiết không hẳn là toàn thân, cũng có khi phát lực toàn thân nhưng không phải như đụng vô làm uke văng ra .

    Ellis là một trong những người bạn thân của thầy Surfgrass. Sau một vài năm tìm hiểu và phỏng vấn thầy Surfgrass về nội công và nguồn gốc của Shindo Yoshin ryu, Ellis tái phát hành cuốn sách "Old School" của ông. Trong cuốn mới, ông cộng thêm một bài nói về Shindo Yoshin Ryu gọi là "Yoshin ryu - A Maze of Willows". Trong cuốn sách khác của Ellis, Hidden in Plain sight, ông có nói về nội công của Shindo Yoshin ryu, và cách tập của nó. Trong Shindo Yoshin ryu, những bài và cách thức tập nội công được gọi là "nairiki no gyo"

    Nội công không được gọi là Aiki hồi xưa như Koa_dan nói, nhưng không phải là thất truyền hoàn toàn. Theo lời thầy Surfgrass thì hầu như trường phái nào hồi xưa cũng có một hai cách thức tập nội công. Trước khi từ "aiki" được dùng, khi nói về jujutsu là ai cũng hiểu là nó đả có "aiki" hay là nội công trong đó, 2 cái đó không riêng biệt và đươc gọi chung là jujutsu thôi. Nội công khác nhau từ môn phái này qua môn phái kia, tùy theo cách dùng. Ellis nói khi ông nắm tay thầy anh, ông cảm thấy như bị sniper bắn, khi thử nội công của trường phái khác, ông cảm thấy như bị xe truck đụng, nhiều thầy như thầy Kuroda thì không cảm thấy gì hết, như là nắm tay một cái bóng.

    Tenjin shinyo ryu là một trong những tiền phái của Shindo Yoshin ryu, nó được truyền xuống từ Aikiyama Yoshin koryu. (http://www.shinyokai.com/lineage.htm)
    Last edited by Surfgrass; 01-17-2017 at 08:07 AM.

  10. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2017
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Thầy Kondo dạy "aiki" hay không, hay là dạy ở trinh độ nào trong Daito ryu thì Surfgrass ko rõ, vì Surfgrass không tập Daito ryu. Những tinh tức về Daito ryu, Surfgrass lấy từ interview của Stan Pranin trực tiếp với thầy Kondo. Một là link trên (http://aikidojournal.com/2016/12/03/...tsuyuki-kondo/), hai là từ cuốn sách củng của Stan Pranin tên là Daito ryu Aikijujutsu: Conversations with Daito ryu masters.



    Câu này không đúng hoàn toàn. Có thể nó là đúng theo Daito ryu hay là trường phái khác, nhưng theo Shindo Yoshin ryu (Tân Liễu Tâm phái), môn Surfgrass đang học, thì 1. Không có dùng chử Aiki. Chử "Aiki" được dùng sao này, những môn koryu hồi xưa không dùng chử aiki, trong Shindo Yoshin ryu, nội công được gọi là "Nairiki" và dùng một cách hoàn toàn khác biệt. Ai cũng có ý tưởng là nội công là cách phát lực, hay phát lực toàn thân. Trong Shindo Yoshin ryu, nội công có thể dùng để tản lực, hút lực, đi vòng, hoặc phát lực những chổ cần thiết không hẳn là toàn thân, cũng có khi phát lực toàn thân nhưng không phải như đụng vô làm uke văng ra .

    Ellis là một trong những người bạn thân của thầy Surfgrass. Sau một vài năm tìm hiểu và phỏng vấn thầy Surfgrass về nội công và nguồn gốc của Shindo Yoshin ryu, Ellis tái phát hành cuốn sách "Old School" của ông. Trong cuốn mới, ông cộng thêm một bài nói về Shindo Yoshin Ryu gọi là "Yoshin ryu - A Maze of Willows". Trong cuốn sách khác của Ellis, Hidden in Plain sight, ông có nói về nội công của Shindo Yoshin ryu, và cách tập của nó. Trong Shindo Yoshin ryu, những bài và cách thức tập nội công được gọi là "nairiki no gyo"

    Nội công không được gọi là Aiki hồi xưa như Koa_dan nói, nhưng không phải là thất truyền hoàn toàn. Theo lời thầy Surfgrass thì hầu như trường phái nào hồi xưa cũng có một hai cách thức tập nội công. Trước khi từ "aiki" được dùng, khi nói về jujutsu là ai cũng hiểu là nó đả có "aiki" hay là nội công trong đó, 2 cái đó không riêng biệt và đươc gọi chung là jujutsu thôi. Nội công khác nhau từ môn phái này qua môn phái kia, tùy theo cách dùng. Ellis nói khi ông nắm tay thầy anh, ông cảm thấy như bị sniper bắn, khi thử nội công của trường phái khác, ông cảm thấy như bị xe truck đụng, nhiều thầy như thầy Kuroda thì không cảm thấy gì hết, như là nắm tay một cái bóng.

    Tenjin shinyo ryu là một trong những tiền phái của Shindo Yoshin ryu, nó được truyền xuống từ Aikiyama Yoshin koryu. (http://www.shinyokai.com/lineage.htm)
    Vâng, em đồng tình với bác về điểm các koryu ngày xưa đều coi nội công là một phần của jujutsu chứ không nhất thiết phải aikijujutsu thì mới có nội công. Đây chắc cũng là lí do vì sao thầy Takeda hồi đầu chỉ gọi môn mình là Daito-ryu jujutsu.

    Còn góc nhìn về aiki trong nhánh chính thống của thầy Kondo, em chỉ đơn thuần chia sẻ những gì em nghe lại từ người trong phái chứ không có ý phân đúng sai gì đâu ạ.

    Cuốn Hidden in Plain Sight thì em cũng đã có đọc, và 3 cách tập nội công Ellis nói là em trích từ trong cuốn đó.

    Về chuyện nội công của phái này sang phái khác có khác nhau không thì em không nghĩ mình đủ kiến thức để chém gió nhưng vẫn muốn thử phỏng đoán. Em cho rằng khác nhau ở đây là vì khi đó mỗi sư phụ đang thị phạm một ứng dụng hoặc khía cạnh khác nhau của nội cộng, ví dụ như hấp lực, bộc kình,... Còn về bản chất nội công khi đã thụ đắc thì đều như nhau theo Mr. Dan Harden của hội Sangenkai bên Hawaii - vốn có gốc Kodokai.

    Một câu chuyện chia sẻ nhỏ, nếu bác đã biết thì thôi ạ, một cụ từng học với thầy Ueshiba sau khi được Dan Harden viếng thăm và cho test đòn thử thì bảo ông đánh không khác sư tổ. Tương tự, thầy Kimura Tatsuo của Sagawa-ha trước khi qua học với thầy Sagawa thì từng được nếm đòn của thầy Ueshiba, ông cũng nhận xét aiki của 2 người giống nhau, cái này em đọc trong cuốn Transparent Power.
    Last edited by koa_dan; 01-16-2017 at 03:56 PM.

  11. The Following User Says Thank You to koa_dan For This Useful Post:


  12. #7
    Surfgrass
    Guest
    Còn về bản chất nội công khi đã thụ đắc thì đều như nhau theo Mr. Dan Harden của hội Sangenkai bên Hawaii - vốn có gốc Kodokai.
    Theo thầy mình nói thì Dan Harden chủ trọng nhiều về phát lực (power generation). Nhiều trường phái không dùng nội công để phát lực. Nội công dùng được tới một mực nào đó thôi, nhiều khi phải dùng leverage based jujutsu (không biết dịch ra tiếng Việt là gì). Thầy còn nói cách dùng nội công hiệu quả nhất là khi dùng với những vũ khí sắc bén (edged weapons). Nhiều trường kiếm thuật có cách luyện nội công rất đặc biệt, ít người biết tới.

  13. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  14. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jan 2017
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Theo thầy mình nói thì Dan Harden chủ trọng nhiều về phát lực (power generation). Nhiều trường phái không dùng nội công để phát lực. Nội công dùng được tới một mực nào đó thôi, nhiều khi phải dùng leverage based jujutsu (không biết dịch ra tiếng Việt là gì). Thầy còn nói cách dùng nội công hiệu quả nhất là khi dùng với những vũ khí sắc bén (edged weapons). Nhiều trường kiếm thuật có cách luyện nội công rất đặc biệt, ít người biết tới.
    Leverage based jujutsu chắc ý là vẫn phải dùng kĩ thuật và nguyên lí đòn bẩy chứ không phải chỉ chú trọng nội công không.

    Về các kiếm phái có luyện nội công, không biết thầy của bác có bao giờ đề cập đến Jigen-ryu không ạ? Em thấy bên đó có kiai rất đặc trưng, cũng tò mò không biết mấu chốt là gì.

    Em thấy càng lúc càng có vẻ đi xa chủ đề ban đầu mà bác aiki đặt ra, nên cũng mạn phép quay lại chém gió chút. Khi em tìm hiểu về ura thuộc bộ Hiden Mokuroku trong Daito-ryu mà thầy Kato dạy (nghe đồn là nguyên bản từ thầy Tokimune, không chỉnh sửa) thì nhận thấy đa phần các đòn ura là phiên bản thi triển khi omote bị phá đòn (không phải vì vô đòn chậm), hoặc giả định là đối thủ đã biết đòn omote.
    Last edited by koa_dan; 01-17-2017 at 11:45 AM.

  15. The Following User Says Thank You to koa_dan For This Useful Post:


  16. #9
    Surfgrass
    Guest
    Giống như chú Aiki nói ở trên. Ura có nghĩa là cái không thấy. Cái không thấy thì có nhiều trưởng hợp.

    Kiai - không phải là nội công nếu nói về mặt kĩ thuật.

    Jigen ryu rất là đặc biệt là về kĩ thuật bề ngoài nhìn không có gi hết, không tinh vy, nhưng môn này chú trọng về chiến thuật (strategy) và sự dũng mãnh (ferocity). Họ không cần biết đối phương làm gì, mục đích chính là chém một đòn mạnh chí tử từ trên xuống. Môn này là một trong những môn kiếm thuật đáng sợ và nỗi tiếng của Satsuma clan thế kỷ 16 (1501-1600). Nó rất là hiệu quả trên chiến trường. Những môn kiếm thuật tinh vy đa số được thành lập trong 300 năm hòa bình của Tokugawa (1603-1867), vì có thời gian nghiên cứu, những môn sáng tạo thời Tokugawa, một là tinh vy hơn về kĩ thuật và, hai, thường chú trọng về một chọi một (dueling) hơn là đánh trên chiến trường. Những kĩ thuật như nội công và jujutsu được sáng tạo và áp dụng sao này. Những môn cổ điển chú trọng nhiều về vũ khí, nếu có jujutsu thì rất là sơ sài, như Katori shinto ryu chẳng hạn. Nền văn hóa chiến tranh nào cũng chú trọng về vũ khí. Sư thật là đánh tay không thì không thành công lắm khi đối phương có kiếm, dao, hoặc bất kì loại vũ khí nào. Trong môn Surfgrass đang học, nó có một số kĩ thuật dùng dao (tanto) để tấn công người không có vũ khí. Nó phản ánh vào cuối thời kỳ Edo, sự suy giảm của các Samurai, khi các Samurai phải tự vệ chống lại kẻ tấn công không có vũ khí (defend against unarmed attackers).
    Last edited by Surfgrass; 01-22-2017 at 03:16 AM.

  17. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •