Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 14

Chủ đề: Christian Tissier

  1. #1
    Bushido
    Guest
    Christian Tissier sinh tại Paris ngày 7 tháng 2 năm 1951

    Ông bắt đầu học AIKIDO từ rất sớm vào năm 1962 được Sensei Mutsuro Nakazono hướng dẫn .Dưới sự dạy dỗ sáng suốt của võ sư Nakazono,ông đã được dẫn dắt vào việc luyện tập môn võ mà vào thời đó còn ít được biết đến ở Châu Âu.Đạt 2th dan vào năm 1968.

    Năm 1969 ,sau khi đậu tú tài,ông quyết định sang Nhật trong thời gian 6 tháng ,nơi mà ông sẽ ở lại đến 7 năm trời và học tại Hombu dojo.Ông học dưới sự chỉ dạy của Doshu Kisshomaru và các Shihan, đặc biệt là Seigo Yamaguchi(8th dan), Mitsugi Saotome(8th dan), Kisaburo Osawa(10th dan).

    Seigo Yamaguchi và Tissier
    Trong suốt bảy năm, ông miệt mài luyện tập Aikido, đồng thời ông cũng tập kiếm thuật. Bắt đầu từ năm 1975, ông luyện Kick Boxing. Ông cũng luôn cố gắng hòa nhập vào xã hội Nhật Bản. Để làm được việc đó , ông đã học tiếng Nhật tại Tokyo school ot the Japanese language và ở tại đại học Sophia.

    Mặt khác, vì là một người đã đậu bằng của trung tâm nghiên cứu giảng dạy và phát triển tiếng Pháp tại trường sư phạm Saint-Cloud nên ông cũng dạy tiếng Pháp tại Trung học Pháp và tại Viện Văn hóa Pháp - Nhật tại Tokyo.
    Ông trở về Pháp sau khi đạt 4th dan vào tháng 7-1976. Từ dạo đó ông hoàn toàn dấn thân vào việc truyền bá Aikido tại Pháp, vẫn không quên hành hương trở lại cội nguồn.Quả vậy,từ 1976,ông đã thực hiện 17 chuyến du hành sang Nhật, và đã không sợ trở thành một môn sinh như các môn sinh khác tại Hombu dojo của Tổng đàn AIKIKAI NHật.Và được trao 5th dan tháng 1-1980 tất cả các đẳng của ông từ 3th dan trở lên đều được đạo chủ Kisshomaru tự tay trao cho ông.Đạt 5th dan năm 1981, 6th dan năm 1986, 7th dan tháng 1-1998.
    Hiện nay ông là chuyên viên kĩ thuật cấp quốc gia thuộc liên đoàn Akido - Akibudo và các môn võ liên thuộc của Pháp FFAAA (French Federation of Aikido, Aiki-Budo and Assimilated Disciplines).
    Nguồn: "Aikido nhập môn"
    http://www.aikidojournal.com/expo/?instructor=7
    http://www.christiantissier.com/
    aikiweb.com

  2. #2
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Toronto, Canada
    Bài viết
    143
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Hình như có chút gì đó không ổn ở đoạn này:
    "Christian Tissier sinh tại Paris ngày 7 tháng 2 năm 1951
    Ông bắt đầu học AIKIDO từ rất sớm vào năm 1962 được Sensei Mutsuro Nakazono hướng dẫn .Dưới sự dạy dỗ sáng suốt của võ sư Nakazono,ông đã được dẫn dắt vào việc luyện tập môn võ mà vào thời đó còn ít được biết đến ở Châu ÂuĐạt 2th dan vào năm 1962"

    Theo những gì tui đọc được ở trên nghĩa là Shihan Tisser bắt đầu học Aikido vào năm 11 tuổi và đã đạt đẳng cấp Nidan trong cùng năm này (1962)??? Có gì sai chăng???

  3. #3
    Bushido
    Guest
    Đã sửa lại . Xin cám ơn sự phát hiện của anh Hungkid3 :biggrin:

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Để tiếp bài của Bushido về thầy Tissier, bài này được trích ra tứ nhiều cuộc phỏng vấn với thầy Tissier và cho biết rõ thêm chi tiết của con đường HKD thầy đã đi. Cái hay ở đây là thầy thấy sao nói vậy, nhất là khi tập bên Nhật. Rất nhiều người cứ tưởng sanh Nhật học HKD là căn bản đúng vì ngay "lò", nhưng khi nghe thầy Tissỉe kể mới thấy rõ sự thật.



    Thầy Tissier sang Nhật vào năm 1968. Lúc đó thầy mới xong ĐH và cũng đã là nhị đẳng HKD. Như rất đông người học HKD, thầy muốn về " nguồn " để học hỏi thêm. Ý thầy là sang bên Hombu tập cỡ 6 tháng nhưng khi đến nơi, thầy đã ở bên Nhật trên mười mấy năm ...

    Lúc đó vì còn là SV nên thầy khg có nhiều tiền. Thầy đi làm việc part time và làm đủ thứ nghề để kiếm tiền dành dụm cho chuyến phưu du sang Nhật. Thầy phụ khuân vác dọn nhà và đủ thứ việc khác.

    Thời gian đó vé máy bay khá mắc và với số tiền dành dụm được, thầy chỉ có đủ để mua vé đ ixe lửa từ Pháp sang Nhật. Thế là thầy phải đi qua Nga và lấy xe lửa băng Siberi. Chuyến du hành đó kéo dài 3 tuần trước khi tới Tokyo.

    Lúc đó ở Hombu khg có nhiều võ sinh ngoại quốc. Khi thầy tới, họ nhìn thầy bằng 1 con mắt tò mò, cứ tưởng rằng " thằng nhóc " này là con của 1 người nào trong ngoại giao đoàn tò mò tới tập.





    Võ sinh ngoại quốc ở Hombu đã ít, mà võ sinh tây lại còn ít nữa. Nhưng những ai có mặt tại đó đều có 1 động cơ thúc đầy : tới để học võ (budo). Khg có như bậy giờ, mạnh ai nấy lo nhóm này nhóm nọ, cái giới ngoại quốc sang Nhật học võ khá ít nên hầu như ai cũng quen biết nhau : người sang học Judo, Karate hay Kendo ... Và từ đó họ kết bạn với nhau, tuy khg cùng môn phái nhưng họ vẫn kết bạn và giữ liên lạc cho tới ngày nay.

    Nhờ vậy nên lúc đó thầy đỡ nhớ nhà. Cái khó khăn nhất của thầy lúc đó là cái thiếu vật chất.

    Thầy khg có dư dả tiền bạc, và lúc đó còn quá trẻ để đi dạy tiếng Pháp lấy tiền. Nhưng trong cái xui có cái hên, nhờ còn trẻ, cao lớn, mắt xanh và vì còn ít người tây Âu bên Nhật nên thầy kiếm được việc làm người mẫu part time.

    Chính nhờ vậy nên thầy kiếm được ít tiền bỏ túi, đủ đê sống qua ngày và trả tiền học võ. Lúc ođ1 đúng là thời cơ, bây giờ thì chắc khó vì phương tiện di chuyển quá dễ dàng và người mẫu chuyên nghiệp thì đầy hết

    Sau đó, chắc vì có duyên nên thầy kiếm được việc dạy tiếng Pháp trong hội Nhật-Pháp và nhiều trường học. Nhờ là giáo viên nên thầy có thể sắp xếp thời khoá biểu để vừa làm vừa học võ.





    Lúc đó vì còn trẻ nên thầy khg để ý thấy mấy cái nhìn " hoài nghi " của đồng môn. Sau này, khi suy nghĩ lại thì thầy mới nhận thấy.

    Thầy hầu như lớp nào cũng đi tập. 1 phần là vì mê HKD, và phần nữa là vì khg có tiền nên chả dám đi đâu. Đi học võ thì khg có tiêu xài chi hết .... Thầy tập lớp sáng sớm, lớp 3g trưa, lớp tối. Nhờ vậy mà thầy quen nhiều người và được họ chấp nhận.

    Lúc đó thầy là nhị đẳng, nhưng đối với thầy, chưa đủ trình độ kỹ thuật. Thầy khg phải là người mới nhập môn, nhưng phải sửa lại những thói xấu đã học, và cái quan trọng nhất là thầy biết cách té để tránh bị thương.


    Nhờ lúc nào cũng đi tập nên thầy trở thành bạn thân với các đệ tử nội trú thời bấy giờ như thầy Endo, Suganuma, Toyoda (đã qua đời). Thầy cũng quen thân luôn mấy sư đệ như Yasuno, Miyamoto, Osawa (con) Yokota. Những người đó bậy giờ là nhóm cột trụ của Aikikai hiện tại.

    Thầy cũng hay tập với 1 người đai trắng tên Moriteru Ueshiba (đương kim ĐC). Nhờ tập với " bé " Moriteru nên thầy đã được ĐC Kisshomaru và thầy Yamaguchi chỉ dẫn khá tận tình.





    Với thời gian, thầy được trở thành Uke của ĐC, lúc đầu thì 1 lần/ tuần, xong lên 2 lần và sau 1 năm thì thành Uke " chính thức ". Khi đó, họ đã tin thầy và giao cho thầy trách nhiệm phụ trách tất cả võ sinh ngoâi quốc tới ghi danh học tại Hombu.


    Khi được hỏi là có nên sang Nhật học HKD khg thì thầy thấy khó trả lời.


    Bây giờ thì thầy khg cần nữa vì HKD đã bành trướng khá mạnh và trình độ kỹ thuật cũng khá cao, nhất là bên Tây Âu và Mỹ châu. Nhưng nhiêu lúc cũng nên sang " cho biết ", sau khi đã tới 1 trình độ kha khá và cái quan trọng nhất là phải được 1 thầy nào đó gíơ thiệu và có người ở Hombu " bảo lãnh ".
    Thầy nhận xét là những ai sang Hombu mà khg được 1 thầy nào bên đó " lo " thì khg học được gì mấy. Thầy khg thấy mấy người đó có tiến bộ gì hết. Cái cách chỉ dạy cho đệ tử nội trú khác với cách chỉ cho người võ sinh thường, tuy họ học cùng lớp.


    Cái khác duy nhất là sau giờ học chính thức, các ushideshi được các thầy chỉ, cát nghĩa những tiểu tiết riêng để hiểu rõ hơn. Vì vậy cách họ ra đòn nhìn " vuông vuông, cứng cáp " 1 chút.


    Lúc thầy còn bên đó, nhờ tập với " ĐC con " nên thầy được " ĐC cha " và thầy Yamaguchi tận tình chỉ dạy. 1 trong những người bạn tập thường xuyên với thầy là thầy Saotome. Lúc đó thầy còn trẻ, và chắc nhờ duyên số, nên thầy được 2 nhân vật " chính " chỉ và sửa đòn như họ huấn luyện cho 1 võ sư chuyên nghiệp tương lai.


    Trong thời gian bên đó, thầy cũng có tập với rất nhiều võ sinh ngoại quốc. Thầy có tập với nhiều người đã học và ở bên Nhật hơn 20 năm. Cách tập rất " thoải mái ", nhưng những người đó " thiếu thiếu cái gì". Họ thiếu cái " cấu trúc " trong bộ pháp, tấn pháp và kỹ thuật.


    Cái đó là sự bất trắc khi sang học HKD ở Hombu mà khg có ai giới thiệu. Nói ra thì kỳ, nhưng ai mà khg có giấy giới thiệu thì cũng như là 1 người du khách vậy thôi. Các thầy vẫn dễ thương, gọi làm uke, nhưng họ khg coi người " võ khách " đó như là 1 võ sinh mà sẽ đại diện họ trong tương lai, và vì vậy họ khg lấy thời gian để chỉ dạy 1 cách cặn kẽ.





    Ngoài chuyện " bảo lãnh " ra, Hombu là 1 nơi " rất hay " để học hỏi thêm về phương diện kỹ thuật. Đó là 1 nơi để tránh kiểu " ếch ngồi đáy giếng ". Ở đó có nhiều thầy và mỗi người chỉ 1 kiểu khác nhau. Khi tập nhiều lớp thì võ sinh sẽ mất cái cách suy nghĩ " tui đúng anh sai " hay " phải đánh cách này mà thôi ". Khi sang bên đó sẽ thấy những nguyên lý của HKD có thể được biểu lộ/ trình bày bằng nhiều cách khác nhau.


    Khi bên đó, thầy đi từ lớp này sang lớp khác, từ thầy này sang thầy khác mà khg hề thấy ngại ngùng hay khó chịu. HKD bây giờ, võ sinh và cả võ sư (1 số thôi) quá chú trọng tới bề ngoài của đòn và khg nhắc hay để ý tới nguyên lý căn bản. Thầy Tissier hiểu rỏ sự khó khăn này vì thầy đã đi qua con đường đó.
    Ngày thứ 2 khi tới Hombu, thầy đả đi lớp của ĐC. Thầy thấy ĐC đánh iriminage và sau khi nhìn thầy tự hỏi : " đánh kiểu gì mà dậm chân tại chỗ vậy ? " Sau đó thầy mới hiểu là những hình ảnh mà thầy có/học từ trước tới giờ, nhũng gì mà thầy nghĩ là đúng, chỉ là những gì thầy đã thấy. Thầy khg thấy là ĐC uyển chuyên, di động. Những kiến thức thầy dùng để tham khảo, để so sánh quá nông cạn để thầy hiểu được những gì thầy mới thấy.

    Thầy Tissier khuyên nên tập với nhiều thầy khác nhau. Chỉ có lợi chứ khg có hại. Thầy mới cho 1 seminar bên Mỹ về, và trong seminar đó có nhiều thầy khác nữa, trong số đó có thầy Ikeda Hiroshi. Thầy Ikeda và thầy (và cả đương kim ĐC) cùng tuổi, và cũng là bạn tập thường xuyên khi thầy còn bên Nhật. Nhưng khi thầy về lại Pháp thì 2 ngưởi mất liên lạc với nhau.


    Thầy Ikeda có 1 cách đánh HKD đặc biệt. Động tác gọn, nhỏ, thân hình hơi nghiêng ra đằng trước. Cách ra đòn của thầy Tissier thì khg có như vậy, ngược lại đằng khác. Thầy khg thích làm vậy, nhưng về mặt kỹ thuật, rất logic và thực tế ... Tuy cách ra đòn khác nhau, nhưng trong seminar đó thầy học được khá nhiều ....


    Thầy khuyên là nên cởi mở khi có 1 HLV giỏi, có căn bản. Như vậy người võ sinh sẽ học được nhiều điều hay nhưng nên thận trong là đừng nên bát trước 1 cách mù quáng tại mỗi người có 1 thể trạng khác nhau.


    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    1,053
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Hành trình đến Hombu của thầy Tissier đúng là gian nan , càng đọc càng cảm phục về những năm tháng tuoit trẻ của thầy hơn . Thầy Tissier cũng chính là thần tượng của Haga


    Bộ video này của thầy Tissier về Kenjutsu

    part 1 : http://www.youtube.com/watch?v=NrJDwJqqRgA&mode=related&search=

    part 2 : http://www.youtube.com/watch?v=ZWvhKOjFpyM

    part 3 : http://www.youtube.com/watch?v=f9YS1wOKQek&mode=related&search=

    part 4 : http://www.youtube.com/watch?v=dxZn6QoCL8w&mode=related&search=

    part 5 : http://www.youtube.com/watch?v=iEwWzrF5FoU&mode=related&search=

    part 6 : http://www.youtube.com/watch?v=SP7xEUzmc7I


    Cô chú , anh chị hay các bạn nào muốn có VCD trên của thầy Tissier - có thể liên hệ với em Minh tại Hà Nội ( nick trên hkd.com là minhmeo ) 0988090245 - YM : minhmeo_1102 .

    Chúc mọi người cuối tuần vui vẻ !
    Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt
    Vạn lý vô vân vạn lý thiên

    ___________________

    Ngàn sông tràn nước ngàn trăng sông
    Vạn dặm không mây trời mênh mông

  6. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thầy Tissier và Kickboxing

    Khi còn bên Nhật, thầy cũng có học Kickboxing. Thầy có 1 người bạn tên Lilou Nadenick. Người này vừa học HKD và Karate. Lúc đó 2 người còn trẻ và cũng là lúc phong trào kickboxing đang thịnh hành. 2 người hay rủ nhau đi coi mấy trận đấu.


    Cũng thời gian đó, giới Pháp kiều thích võ ở Nhật hay gặp nhau mỗi sáng CN ở hội Nhật-Pháp để trao đổi về võ thuật. Luật là khi ai muốn thi đấu phải mang găng và đeo giáp. Và nhờ vậy mỗi võ sinh đều thấy những cái hay, những thiếu sót và sơ hở của bộ môn mình.


    Rồi 1 hôm, thầy cùng 1 người bạn tên Yves đi đại vô 1 phòng tập thê dục dạy Kickboxing. Họ vô đại và cũng tình cờ, nới đó là phòng tập của VDV Shima (vô địch Nhật lúc bấy giờ) và Fujiwara (1 trong những VDV kickboxing gioỉ nhất lúc đó). 2 người đó đang tập với nhau và 1 lúc sau thì Kurosaki tới. (Kurosaki là 1 võ sinh tên tuồi của làng Karate Kyukoshin.)


    Khi thầy vô ghi tên thì gặp Shima. Hắn ngồi trong văn phòng và hỏi thầy muốn gì. Cái khg khí lúc đó tức cười lắm. Khi vô thì phải kêu " ouss " (OSU ai đã học Karate thì sẽ hiểu), phải cởi áo khoác, cởi giầy, bước tới trước văn phòng và chờ cho người trong văn phòng hỏi. Đúng là 1 lễ nghi đãc biệt. Nhưng nhờ Yves đã học Karate nên hắn biết rõ những nghi lễ này.


    Xong Shima hỏi " mấy ng muốn gì ? ", khi thầy và bạn trả lời là muốn ghi tên học thì hắn lại hỏi " tại sao ? " và cứ như vậy, với mỗi câu hỏi, với mỗi câu trả lời đều được tiếp tục với " tại sao ? "


    Tới 1 lúc thầy nhìn người bạn và tự hỏi là Shima ngu hay sao mà cứ hỏi tại sao vậy ! Thật ra là vào thời điểm đó, rất ít ngoại quốc sang bên Nhật ghi tên học võ nên khi thấy 2 " thằng tây con trẻ " vô ghi danh, họ thắc mắc. Bây giờ thì chắc sẽ khg có những chuyện khôi hài như vậy nữa đâu.


    Thế là buổi tập đầu tiên bát đầu với 1 số đòn căn bản. Shima bắt cả 2 đứng trước 1 tấm gương và làm đi làm lại vài thế căn bản, hắn thì trở vô văn phòng.
    Sau khoảng nửa tiếng tập tới tập lui, cả 2 đều ngừng tập thì bất chợt từ văn phòng Có 1 tiếng la " êêêê !" xong Shima bắt tiết tục tập những thế căn bản tiếp.


    Cái khg khí tập khác xa Hombu và khá đặc biệt. Mỗi khi tới tập, việc đẩu tiên là phải lau sàn gỗ mặc dù người tập ca trước mới lau xong trước khi về. Sau khi lau thì phải la " Ouss, keko onega shimasu ! ". Xong thì bắt đầu nhảy dây, tập với bị cát.


    Sau 1 thời gian thì thầy chơi thân với Fujiwara, 1 người rất dễ thương và là 1 võ sĩ thượng thừa. Thầy cũng đi coi đấu đaì, và cũng có thượng đaì. Nhờ vậy thầy mới hiểu được và nhìn võ thuật dưới 1 khiá cạnh khác. Khó mà giết người được với 1 cú đá hay 1 cú đấm, và chỉ có bao cát là địch thủ duy nhất mà khg trả đòn ... và khg bao giờ nên khinh địch. Nhờ học hỏi được thêm như vậy, thầy thấy tự tin hơn.


    Những gì thầy tập với Shima đã gíup thầy khi thầy về Pháp. Thầy có người bạn tên Lavoratto, và cũng tập với Lavoratto có nguyên đội tuyển Karate Pháp. Rồi 1 hôm khi thầy tới thăm Lavoratto, thầy được giới thiệu là 1 aikidoka .... Thầy bắt đầu tập với đội tuyển Pháp, mỗi sáng chạy jogging và tập thể lực với họ. Thầy cũng chỉ họ 1 số " mánh ". Khi tập chung thầy cũng ăn đòn nhưng cũng trả miếng và nhờ vậy được họ chấp nhận và nể


    Lúc mới bắt đầu tập Kickboxing, những gì thầy tập trong HKD khg giúp đỡ lắm và trong HKD hay né đòn. Nhưng kenjutsu đã giúp thầy rất nhiều. Trong Ryu Kashima shin, có 1 đòn nhập nội trực tiếp và rất lẹ. Thầy hay dùng cái đòn này trong kickboxing. Thầy thủ thế Waki gamae và ra đòn như là chém kiếm. Có rất nhiều " địch thủ " đã dính đòn này.


    HKD giúp thầy có 1 cái nhìn tổng quát hơn mấy dân tập kickboxing. Nhờ vậy thầy đoán được đường đánh của đối thủ.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Những khác biệt giữa HKD và các môn võ khác


    Có khá nhiều điểm khác biệt.

    Điểm đầu tiên là cách dạy. HKD là 1 hệ thống giáo dục mà võ thuật là 1 dụng cụ để dạy.


    Sau tới phần kỹ thuật. Trong HKD, có nguyên lý và đặc tính. Những đặc tính trong lĩnh vực " bẩm sinh ", còn những nguyên lý trong trình độ hiểu biết / kinh nghiệm. Phản xạ là 1 đặc tính, có thì tốt, khg có cũng khg sao, trong khi cái tư thế, bộ pháp, thân pháp là nguyên lý.

    Cách nhìn, khoảng cách (ma ai), hiệu quả tối đa với ít lực là nguyên lý. Kỹ thuật HKD sẽ hoàn hảo khì áp dụng được tất cả những nguyên lý đó cùng 1 lúc.
    Cái điểm khác biệt chính giữa HKD và mấy võ phái khác và những nguyên lý là những yếu tố quan trọng trong1 đòn và khg thể nào thay thế những nuyên lý đó bằng đặc tính. Không thể nào thay thế bất cứ 1 kỹ thuật nào đó bằng sức mạnh cơ bắp hay sự mau lẹ của con người.


    Về khía cạnh tâm thần, thầy Nishio đã nói HKD là võ thuật của sự " tha thứ " (yurusu Budo). Đừng quên cái khái niệm tôn trọng nhau, nhất là tôn trọng địch thủ. Võ thuật từ trước tới giờ được dùng để bảo vệ, nhưng phòng thân mà giữ địcu thủ khỏi bị sát thương chỉ có HKD mới có.





    Jo và Bokken có phải là 1 bộ phận đòn thể của HKD ?


    Theo thầy nghĩ thì khg! về phương diện chính thức, ở Hombu, khg có 1 lớp vũ khí (bokken hay Jo) nào hết ! Có vài cái bokken để tập suburi, nhưng khg nên tập nhiều quá, nhất là lối tập 2 người. (Xin mấy bạn hã đọc bài về thầy Chiba - phần nói về thầy Saito- sẽ thấy sự khác biệt và hiểu tại sao vũ khí khg được dạy tại Hombu.)


    Về phương diện cá nhân, thầy lúc nào cũng thích Kiếm thuật. Cách vô đòn trực tiếp, khg có vòng tròn như trong HKD. Thầy có duyên số được thầy Inaba dạy.


    Thầy khg nghỉ là phải nhất thiết học vũ khí để học HKD. Nhưng vũ khí giúp võ sinh biết canh khoảng cách trong đòn HKD. Những môn võ đấm đá khác cũng có thể giúp võ sinh HKD trong việc canh khoảng cách. Vũ khí là dụng cụ học HKD chứ khg phải là thực chất của aikido.
    Khi thầy cho seminar dài (1 tuần), lúc nào thầy cũng dạy Ken tại nhiểu người muốn biết chứ khg phải là chủ yếu.




    Ý nghĩ của thầy về sự tiến hoá của HKD


    Theo thầy, 1 môn võ mà khg tiến hoá sẽ là 1 môn võ chết. Trong HKD, những đòn căn bản được coi như 1 bài quyền. Những bài căn bản đó là những điều cần thiết mà ai cũng phải học và biết. Xong tới phần áp dụng những cái căn bản đó.

    Chính lúc này là lúc phải đ ixa hơn những gì mình đã học. Lúc này là lúc phải sáng tạo, phải phát minh, phải có cái nhìn mới của những đòn căn bàn mình đã học : sự tiến hoá là ở chỗ này.

    Ai mà nghĩ là sư phụ mình là người giỏi nhất, xong tới mình và học trò mình sẽ thua mình 1 bực, nếu nghĩ như vậy thì vài lớp / thế hệ sau, môn võ đó sẽ ra gì ?


    Cái quan trọng là phải tuyệt đối nghiêm khắc với những căn bản và nguyene lý của HKD, nhưng tất cả mọi chuyện đều tiến hoá ! đó là 1 quá trình thiên nhiên và HKD sẽ khg ngoại lệ.

    Cái tìm hiểu nguyên lý của HKD, cái thanh lịch trong đòn thế, cái tâm của sẽ bất dịch.

    HKD là cuộc sống của thầy. Càng ngày thầy càng thích và càng thấy hứng thú khi tập. Nhưng với thời gian, thầy thấy sức nặng của tuổi tác và cơ thể khg còn được như xưa. Cách tập của thầy bây giờ là chú trọng tới kỹ thuật và nguyên lý và càng ngày thầy càng thấy và tin vào hiệu quả của HKD.


    Cái lỗi lầm mà ai cũng làm là khg chấp nhận mình gì đi, và lúc nào cũng nghĩ tới cách tập hùng mạnh của lứa tuổi thanh niên. Với 1 kỹ thuật chính xác, người võ sinh khg mất phần lanh lẹ. Mình phải tinh luyện, phải học từ kinh nghiệm, lúc nào ra đòn, làm sao dùng ít sức ... Những thứ đó cũng lợi hại khg thua gì lúc còn trẻ.



    Về nghi lễ trong HKD

    1 chuyện thầy hay thấy trong nghi lễ HKD là cách chào seiza. Người Hồi giáo chỉ chào như vậy trước Allah và cách chào của HKD khg khác gì lắm cách chào của họ. Chính vì vậy rất nhiều Aikidoka hồi giáo khg chào.

    Mấy lần thầy đã cho seminar bên Algerie và thầy là người duy nhất chào sư tổ. Những tình thế như vậy khá khó sử, nhưng cái lễ nghi khó khá tế nhị và rất khó giải thích. Ngay tại Pháp, những học trò hồi giáo của thầy cũng khg chào. Họ khg biết cái chào đó là để cám ơn tất cả những người đã chuyển môn võ này lại cho người đang tập, từ sư tổ, thầy, HLV cho tới bạn tập.

    Thầy khg dám nghĩ tới những chuyện như vậy nếu mấy người đó sang Nhật học. Ở võ đường nhỏ thì còn may ra nói chuyện và giaỉ thích được, chứ nếu lấy ví dụ tới tổng đàn của Karate Kyukushin mà làm như vậy là ăn đòn và bị tống cổ ra ngoài ngay.


    Ngược lại, thầy cũng đã thấy nhiều người làm " quá lố ". Có 1 ít võ sinh tây Âu chào theo nghi lễ Shinto mà ngay Hombu cũng khg áp dụng ...


    Đối với thầy, Thầy khg tập khí công hay TCQ. Đối với thầy Khí chỉ là nguồn sinh lực, là sức sống trong cơ thể con người. Khí mà bị bế tắc thì bị bệnh và những động tác trong HKD tuy khác với động tác khí công hay TCQ nhưng cũng đem lại cùng kết quả.



    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cảm nghĩ của thầy với 1 số nhân vật tên tuổi trong làng HKD




    Kisshomaru Ueshiba

    Con người biểu hiệu cho sự tôn trọng, sự nghiêm khắc, con người đã đem HKD tới trình độ hiện tại. Người đã chấp nhận nhiều chỉ trích và thành công nhiệm vụ quảng bá HKD.

    Những học trò của ĐC khg dễ thương cho lắm. Những đại sư hiện tại (thầy ám chỉ mấy shihan Nhật) đều là học trò của ĐC chứ khg phải chỉ là học trò của sư tổ. Khg phải sư tổ, lúc 70t đầu là người đã chỉ họ những căn bản như ukemi, ikkyo, nikkyo ... người chỉ là ĐC. Họ tự làm cho mình có giá trị khi nói là học với sư tổ. Người mà chỉ họ nhiều nhất là ĐC

    ĐC là người đã tô xon cho HKD về mọi lãnh vực.

    Thầy còn nhớ là vào năm 1980, ở hội nghi thế giới đầu tiên của hội IAF (International Aikido Federation) tại Paris, thầy, thầy Osawa con và Moriteru Ueshiba là 3 người Uke cho ĐC. Khi trong phòng thay đồ, thầy mới thấy ĐC ốm yếu vì bệnh. ĐC lúc đó khg nặng hơn 40kg sau khi bị mổ.
    Khi ĐC bước lên thảm, cái trang nghiêm, cái phẩm cách của ĐC thật là khó tả. ĐC là 1 con người bị đánh giá thấp.



    Moriteru Ueshiba

    Thầy rất tin vào đương kim ĐC. ĐC là 1 môn sinh giỏi, thông minh và hiện đại. Cái " ghế " mà ĐC đang ngồi rất phước tạp nhưng ĐC đã qua được aỉ đó. Càng ngày ĐC càng tự tin hơn. ĐC tôn trọng những " cây cổ thu " của giới HKD nhưng vẫn tự lấy được 1 số quyết định lớn.



    Koichi Tohe

    Thầy Tohei thật là đặc biệt. Bây giờ thầy Tissier mới hiểu và bây giờ mới muốn có dịp tập với thầy Tohei. Lúc xưa thầy Tissier khg thích những cách tập đó vì có cảm tưởng như vô ích.

    Thầy có đi lớp của thầy Tohei khi còn bên Nhật, nhưng khg hợp với cái kiểu tập " dương tay ra, bị gập lại, nhớ dùng khí thì tay khg bị gập ... " vì thầy khg hiểu chi ráo.

    Cái mà thầy chắc 100%, là thầy Tohei rất mạnh và rất giỏi ! Khg ai dám nói trái lại với chuyện đó hết.




    Sego Yamaguchi

    Thiên tài của tất cả bậc anh tài. 1 bậc đại trí khó ai bì kịp.





    Nobuyoshi Tamura

    Rất ngưỡng mộ những gì thầy Tamura đã làm bên Âu Châu. Rất khâm phục kỹ thuật của thầy Tamura. Thầy có cảm tưởng là những phụ tá của thầy Tamura khg được giỏi cho lắm ...




    Masamichi Noro

    1 người đặc biệt. Thầy Tissier chưa bao giờ học với thầy Noro vì giữa thầy Noro và sư phụ thầy Tissier (Nakazono), 2 người khg hợp với nhau. Bây giờ thì Thầy Tissier và thầy Noro đã qua lại vớ nhau và thầy Noro đã nói với ĐC nên thăng cho thầy Tissier 8 đẳng.




    Morihiro Sato

    Thầy có học với thầy Saito khi thầy Saito lên Hombu đứng lớp vào ngày CN, 1 tháng 1 lần. Ngòai lớp đó ra, thầy Tissier khg có dịp gần gũi với thầy Saito nên khg biết rõ.

    Vềmặt kỹ thuật và nhân cách thì khg thể nói gì được. Chỉ khổ là có 1 số học trò thầy Saito là phần tử quá khích.
    Phải công nhận là thầy Saito lúc nào cũng nghĩ kỹ thuật thầy là kỹ thuật " nguyên chất " của sư tổ, nhưng tất cả những thầy ở hombu, ai cũng nghĩ vậy hết và ai cũng đúng hết !!!

    Thầy có tham dự 1 seminar của thầy Patricia Heindricks, 1 trong những học trò ruột của thầy Saito. Thầy Heindricks rất cởi mở, kỹ thuật rất năng động chính xác và chặt chẽ, căn bản rất vững! chỉ có 1 điều đáng tiếc là cách tập quá thụ động.





    Mitsurugi Saotome

    Là 1 người bạn thân, thầy Tissier và Saotome đã có rất nhiều kỷ niệm vui buồn với nhau khi còn ở Hombu. Tất cả các đòn gậy (Jo) của thầy Tissier là thầy Saotome đã chỉ cho.

    Đối với thầy Tissier, HKD của thầy Saotome là 1 trong những kỹ thuật đẹp nhất. Có 1 lúc thầy Tissier khg liên lạc với thầy Saotome nữa khi thầy Saotome chìm đắm trong cái nghiên cứu về HKD. Thầy đánh Kotegaishi với thế công Chudan Tsuki bằng chân ... và nhiều kiểu như vậy nữa !!! Nhưng thầy Saotome đã tự " tìm lại được " và từ lúc đó, HKD của thầy càng ngày càng tiến và đẹp mắt nhất.





    Kazuo Chiba

    1 người cuống hút, hấp dẫn. 1 trình độ kỹ thuật ngoại lệ, khó ai bì kịp. Nhưng cách tập và tính tình thầy làm người ngoài có cảm tường là dùng bạo lực 1 cách vô ích ...



    Còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Thầy có tham dự 1 seminar của thầy Patricia Heindricks, 1 trong những học trò ruột của thầy Saito. Thầy Heindricks rất cởi mở, kỹ thuật rất năng động chính xác và chặt chẽ, căn bản rất vững! chỉ có 1 điều đáng tiếc là cách tập quá thụ động.
    Không biết tại sao một cách tập rất thu động nhưng lai đào tạo ra một người rất cởi mở, kỹ thuật rất năng động chính xác và chặt chẽ, !!!!

    Saotome chìm đắm trong cái nghiên cứu về HKD. Thầy đánh Kotegaishi với thế công Chudan Tsuki bằng chân ... và nhiều kiểu như vậy nữa !!! Nhưng thầy Saotome đã tự " tìm lại được " và từ lúc đó,....
    Có ai phản đối hay đồng tình với thầy Tissier? Đánh bằng chân thì có gì sai? Sao lai nói " tìm lại được "?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Không biết tại sao một cách tập rất thu động nhưng lai đào tạo ra một người rất cởi mở, kỹ thuật rất năng động chính xác và chặt chẽ, !!!!
    đâu có gì lạ đâu? Căn bản vững, chính sác nhưng cách tập static chứ khg dynamic! ví dụ như để bị nắm tay thay vì ra đòn trước khi uke nắm được tay. cách tập static là để chỉ căn bản vì làm vậy khó hơn ...

    Còn về thầy Saotome thì tùy thời gian tập! Tui khg thể nói đồng ý hay khg vì phải nhìn thấy mới nói được! Nhiều ví dụ điển hình là có nhiều người đứng lớp nhiều khi chỉ kỹ thuật quá fantaisy, có người thích, người khg vậy thôi! Lúc đó họ thuộc giai đoạn "ri" (theo thầy Tamura) và có thể về sau thấy khg "hợp" nên bỏ những kỹ thuật đó đi.

    Theo ý tui khi thầy nói "tìm lại được" đây có nghĩa là bớt fantaisy đi thôi. Trở lại căn bản ... Hơi đâu thắc mắc làm chi?
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •