Kết quả 1 đến 3 của 3

Chủ đề: Động học trong Aikido

  1. #1
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts

    Động học trong Aikido

    Trên diễn đàn đã có nhiều bài viết về nguyên lí vật lí trong judo cũng như trong Aikido. Tuy nhiên mình thấy có 1 số điểm quan trọng mà các bài này chưa nhắc đến. Mới đây mình được biết đến cuốn sách Scientific Basis of Human Motion, mô tả về nguyên lí vật lí trong các chuyển động của con người. Sách k có bản mềm, mình chỉ tìm được slide bài giảng của vài chương trong sách, nhưng đọc thấy rất thú vị. Dựa vào các bài giảng này, mình lọc ra 1 số kiến thức cơ bản nhất để giới thiệu đến mọi người. Mình cố lấy ví dụ cho gần gũi với việc luyện tập, không đi quá sâu vào chi tiết vật lí để anh em dễ hiểu hơn. Nếu sai sót gì mong mọi người cứ góp ý thoải mái nhé!


    I. Vài điều cơ bản về lực và chuyển động
    Lực có thể kể đến lực tự nhiên (trọng lực, lực ma sát,…) và lực nhân tạo (lực do cơ vân tạo ra)

    3 định luật Newton về lực

    1. Vật sẽ giữ nguyên trạng thái chuyển động với vận tốc không đổi trừ khi bị tác động của lực từ bên ngoài.
    Nghĩa là vật nào cũng có quán tính. Ví dụ như cái xe mất phanh sẽ tiếp tục di chuyển cho đến lúc bị tác động lực cản (bởi gốc cây chẳng hạn).

    2. Độ lớn của gia tốc (a) tỉ lệ thuận với lực (F) và tỉ lệ nghịch với vận tốc (v) của vật. Công thức là F=m.a
    Hiều đơn giản là nắm đấm càng nặng, và ra đòn càng nhanh thì lực của cú đấm vào mặt đối thủ sẽ càng lớn.

    3. Lực tác dụng bằng lực phản tác dụng.
    Ví dụ khi tác động lực bằng nắm đấm vào mặt đối thủ thì mặt đối thủ cũng sẽ tác động lại nắm đấm của mình 1 lực như vậy. Đấy là lí do đấm người khác càng mạnh thì tay càng đau. Lưu ý: 2 lực này cùng độ lớn, cũng phương, ngược chiều nhưng không phải 2 lực cân bằng do điểm đặt khác nhau: lực của ta đặt vào mặt đối thủ, còn lực của đối thủ đặt vào nắm đấm của ta. Thế nên trong các đòn đánh thường dùng bộ phận khó bị tổn thương của mình để đánh vào chỗ dễ tổn thương của địch, chứ k ai dùng mũi để đả thương nắm tay của đối thủ bao giờ.

    II. Chuyển động
    Chuyển động có tịnh tiến (tuyến tính và phi tuyến tính) và chuyển động quay quanh trục.

    Nếu phương của lực tác động không đi qua trọng tâm thì vật chuyển động quay. Trọng tâm là gì ta sẽ bàn đến sau. Lấy ví dụ trong đòn Kaiten nage, bước ném cuối cùng. Nếu muốn Uke ngã lăn tròn, thì tác động lực vào tay và giữ cổ uke như hình dưới. Nếu để tay uke kẹp sát vào sườn và đẩy thẳng vào trọng tâm thì sẽ khiến uke chúi vế phía trước chứ khó lăn (tịnh tiến) (Gần như kiểu đánh kaiten nage ở phút 0:23 trong clip dưới)





    III. Trọng tâm

    1. Trọn tâm là điểm đặt của trọng lực, là nơi tất cả các lực tác động lên cơ thể được tổng hợp lại. Khi cơ thể thay đổi vị trí thì trọng tâm cũng thay đổi theo



    Vị trí của trọng tâm tùy thuộc vào hình dáng cơ thể. Thông thường trọng tâm của nữ năm ở độ cao khoảng 55% chiều cao cơ thể, ở nam là khoảng 57%.



    Ổn định và cân bằng

    Tất cả các vật cân bằng ở trạng thái nghỉ, khi đó tổng các lực tác động lên vật bằng 0, tức là các lực cân bằng nhau. Cân bằng cũng có 2 loại là cân bằng bền (ổn định) và cân bằng không bền (không ổn định)



    Cân bằng bền là trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận của nó.
    Cân bằng không bền là khi trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận của nó. Khi vật ở trạng thái cân bằng không bền thì chỉ cần 1 lực nhỏ cũng có thể đưa vật ra khỏi vị trí cân bằng (thông thường là trọng tâm của nó sẽ về vị trí thấp hơn) và không thể tự trở về vị trí cũ. Cân bằng bền thì ngược lại.
    Ví dụ như viên bi trong hình 20.2 phía dưới, vị trí A là vị trí cân bằng bền, nếu đưa nó lên vị trí B rồi thả tay, nó sẽ tự lăn về vị trí A



    Nói nôm na là trọng tâm càng ở thấp thì càng bền
    Ngoài ra còn có cân bằng phiếm định: Khi trọng tâm không thay đổi vị trí (cao hơn hoặc thấp hơn). Ví dụ trọng tâm của quá bóng luôn là tâm hình cầu, dù lăn thế nào thì trọng tâm đó cũng không đổi độ cao và nó có thể cân bằng ở mọi vị trí lăn (tất nhiên là xét trên mặt phẳng)



    VD về cân bằng phiếm định: Trọng tâm của đô vật bên trái hầu như k thay đổi độ cao



    Các hướng đẩy làm uke MTB: đẩy trọng tâm ra khỏi chân đế



    Khi bị tác động rời khỏi trạng thái cân bằng, con người luôn có phản xạ lấy lại thăng bằng. VD: khi bị đẩy thì lùi chân lại, ngã thì đưa tay chống.

    2. Một vật cân bằng (thăng bằng) khi hình chiếu của trọng tâm lên mặt đất nằm trong diện tích mặt chân đế. Mặt chân đế càng rộng thì càng dễ giữ thăng bằng. Hình dưới biểu diễn vị trí hình chiếu của trọng tâm với chân đế trong 1 số vị trí thăng bằng



    Trọng tâm có thể thay đổi vị trí theo các tư thế. Trọng tâm càng gần chân đế thì trạng thái thăng bằng càng ổn định.
    Cơ thể gồm nhiều bồ phận. Khi đứng ở tư thế tự nhiên, thả lỏng, các bộ phân sẽ nằm trên cùng 1 đường thẳng vuông góc mặt đất đi qua trọng tâm, khi đó có thể đạt trạng thái cân bằng mà không cần nhiều sức. Khi các bộ phận cơ thể lệch khỏi đường thẳng này thì sẽ phải dùng thêm sức để giữ thăng bằng.

    VD phía dưới, nếu đứng lệch như hình bên phải thì phải dùng nhiều cơ bắp để giữ thăng bằng hơn.



    Đó cũng là lí do trong thế thủ phải giữ thẳng trục chính tâm



    Chuyển động và cân bằng là 2 trạng thái đối lập. Điểm tới hạn là điểm mà tại đó vật chuyển từ trạng thái chuyển động sang trạng thái cân bằng hoặc ngược lại

    IV. Ứng dụng trong Aikido

    Khi đã biết nguyên lí của trạng thái thăng bằng, ta có thể hiểu được cách làm mất thăng bằng cơ bản là đưa trọng tâm của đối phương di chuyển ra khỏi chân đế. Tất nhiên sẽ có khó khăn vì uke luôn có phản xạ lấy lại thăng bằng, cụ thể là thay đổi chân đế để đỡ lấy trọng tâm (bước chân, chống tay xuống đất,..). Muốn uke ngã thì phải hạn chế việc di chuyển chân đế của uke. Rõ nhất là trong judo, các đòn chân Ashi waza. Trong Aikido thì không có ngáng chân nên mỗi đòn phải có cách riêng. Cụ thể hơn, mọi người có thể tham khảo ở loạt bài "Mất thăng bằng" trong box kĩ thuật của 4rum
    Last edited by chithanh; 04-23-2015 at 04:41 PM.

  2. The Following 3 Users Say Thank You to chithanh For This Useful Post:


  3. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Hoan nghênh bài viết anh/bạn,

    MD rất thích những bài viết dạng này, nhưng kiến thức có hạn nên không dám viết. MD xin góp ý về định luật 2 New, anh đừng nghĩ là bới lông tìm vết nhé, chắc do anh vội quá nên viết nhầm. Ngoài ra sẽ bổ sung ví dụ cho 3 định luật Newton và nói thêm phần mà MD rất thích nữa.

    3 định luật Newton là rất quan trọng, MD nghĩ thuộc về kiến thức nền tảng thì ta trích dẫn lại là tốt nhất (trích dẫn rồi kèm giải thích của mình)
    Wiki 3 định luật Newton về chuyển động


    Định luật 1 Newton: Nếu một vật không chịu tác dụng của lực nào hoặc chịu tác dụng của các lực có hợp lực bằng không thì nó giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều..
    Định luật 2 Newton: Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật.
    Định luật 3 Newton: Trong mọi trường hợp, khi vật A tác dụng lên vật B một lực, thì vật B cũng tác dụng lại vật A một lực. Hai lực này có cùng giá trị, cùng độ lớn, nhưng ngược chiều.
    MD xin giải thích về 3 định luật này như sau(nếu lười thì qua phần ứng dụng luôn):


    Ta lưu ý rằng đây là các định luật về CHUYỂN ĐỘNG chưa tính tới trường hợp VA CHẠM
    Ta hiểu nôm na gia tốc là có nghĩa là độ tăng/sự biến thiên vận tốc theo thời gian (gia trong gia tăng, gia giảm) gia tốc tính bằng m/s (mét trên giây). Giả sử gia tốc không đổi thì ta có Vận tốc sau cùng V(sau) = V(đầu) + a*t (t là thời gian)


    Xin xem các ví dụ như sau để dễ hiểu :

    Ví dụ 1: Tủ đứng yên trên trên sàn nhà (mặt phẳng ngang).

    1. Khi Tủ đứng yên (1 dạng giữ nguyên trạng thái), có nghĩa là tổng các lực tác dụng lên tủ bằng 0.
    Các lực này là:


    Theo phương thẳng đứng.

    Trọng lực: Ta đang ở trên trái đất, nên luôn chịu tác dụng của lực hấp dẫn theo phương hướng về tâm trái đất. Trái táo rơi vì nó ở trong trường lực hấp dẫn. Còn mặt trăng ko rơi vì nó ở ngoài trường lực để bị hút vào tâm nhưng bị giữ bởi trọng lực của trái đất và quay xung quanh trái đất.

    Phản lực: Khi ta thả rơi 1 vật (tay ta ko còn tác dụng lên vật), vật lúc này chỉ chịu tác dụng của trọng lưc -> vật sẽ rơi -> cho tới khi vật chạm đất. Khi vật chạm đất, đất sẽ sinh ra phản lực bằng với trọng lực của vật -> 2 lực này cân bằng nhau -> vật đứng yên theo phương thẳng đứng.

    Vật càng nặng thì sàn/giá đỡ/dây treo càng phải sinh ra lực tương ứng. (Giả sử ta nâng cái tủ lơ lửng trên không, nâng tủ càng nặng thì càng tốn sức.)

    Theo phương ngang
    Hiện tại lúc này ko có gì tác động nên hợp lực trên phương ngang cũng bằng 0.

    => Hợp lực theo mọi phương bằng 0 => Vật đứng yên.

    Ví dụ 2 đá trái banh (tác động tức thời và không duy trì)

    Hiểu dạng hai này với hình tượng cái tủ hơi khó, xin tạm chuyển qua ví dụ là 1 quả bóng( trái banh).

    Hệ lực trên về bản chất không thay đổi, nhưng lần này có thêm lực trên phương ngang, tác động mà không duy trì nên sẽ trải qua 3 giai đoạn bên dưới



    Theo phương thẳng đứng hợp lực bằng không nên ta không xét đết.

    Trước tác động: Trái banh ở yên. Vận tốc đầu V0 = 0

    Trong tác động: Ta dùng chân đá banh 1 lực F1(cú đá). Tác động xong là banh đã rời chân ta không còn tác dụng được thêm gì nữa. Tổng thời gian cho khoảnh khắc này là t1 (giây) Chỉ trong khoảnh khắc này thôi nhưng bao nhiêu điều xảy ra.

    - Định luật 2 tổng quát: F=ma. Trong khoảng thời gian nhỏ t1 trái banh có phương trình lực như sau -> F1=m*a1 -> a1=F1/m (a1 là gia tốc trong suốt thời gian tác động của chân)

    Như đã nói ở trên gia tốc có thể hiểu là độ tăng vận tốc theo thời gian (gia trong gia tăng) -> V1= V0 +a1*t1.

    Kết thúc t1, bóng bắt đầu chuyển động với vận tốc V1. Vì không còn F1 nên a1 cũng không còn. Lưu ý là vì trái bóng nhẹ nên sau khi đá bị đẩy đi rất nhanh

    Sau tác động

    Giả sử ta đá quả bóng trong vũ trụ (tạm xem như ko có lực nào tác dụng lên bóng)

    Thì theo định luật 1, bóng sẽ giữ nguyên trạng -> sẽ chuyển động với tốc độ V1 vĩnh viễn. Có thể biểu diễn công thức như sau:

    V(theo thời gian) = V1 + gia tốc trong vũ trụ * thời gian = V1+ 0*t=0 (ta đã giả định là không có lực nào tác động nên gia tốc bằng 0)

    Nhưng ta đang sống trên trái đất.

    Khi vừa bắt đầu chuyển động với tốc độ V1, cũng là thì chuyển động lăn/trượt trên sàn cũng sinh ra lực ma sát F(ms)

    Ta lưu ý rằng lực ma sát này cản trở chuyển động, nên nó ngược chiều với V1. Và khác với cú đá của ta chỉ diễn ra trong tích tắc, lực ma sát tồn tại đến khi bóng dừng hẳn (bóng còn lăn là còn sinh ra lực ma sát).

    Ta gọi khoảng thời gian từ lúc bóng lăn cho tới lúc dừng hẳn là t2 (giây) (t2 này lớn hơn t1 rất nhiều).

    Trong suốt quãng thời gian từ t1 -> t2, bóng LUÔN chịu tác dụng của Fms -> Fms này sinh ra một gia tốc âm (ngược chiều với V1) ->

    Phương trình trong khoảng từ t1 đến hết t2: F(ms)=m*a(ms) (không còn F1)

    (gây ra sự thay đổi vận tốc và lực này được biễn như sau trong khoảng từ t1 -> t2.

    V2= V1 - a(ms)*t2 (dấu trừ để biểu diễn số âm) = 0.

    Ta hiểu rằng lực ma sát làm bóng chậm dần cho đến khi dừng hẳn, vận tốc sẽ giảm từng chút từ V1 -> V2=0.

    Hi vọng mọi người hiểu giải thích rườm rà của MD

    Ví dụ 3: Xô cái tủ (cái tủ thì khác gì trái banh???)

    Theo phương thẳng đứng
    Cân bằng như ví dụ 1 đã phân tích, nên ta ko xét đến nữa.

    Theo phương ngang

    Hi vọng mọi người hình dung được là nếu xô 1 cái thì cái tủ thì cũng trải qua 3 giai đoạn như trên (trước, trong, sau khi xô) nhưng có khác biệt với trái banh do khối lượng lớn hơn banh nên tủ sẽ sinh ra lực quán tính đáng kể.

    Trước khi tác động: Tủ đứng yên

    Trong khi tác động: Giả sử anh đẩy cái tủ ĐÚNG 1 CÁI 1 lực bằng F1, ta lưu ý rằng tủ có khối lượng, khối lượng sẽ sinh lực quán tính (bảo toàn trạng thái đang có của vật. Giả sử ta đẩy cái tủ NHỎ, đẩy 1 cái là thấy nó đi liền, rất dễ. khối lượng nhỏ nên quán tính cũng NHỎ, nhưng đẩy cái tủ LỚN thì quán tính LỚN hơn, khó hơn. Nếu gặp cái QUÁ LỚN thì nó không nhúc nhích luôn. Tất cả những gì ta vừa diễn giải ở trên chỉ xảy ra trong 1 thời gian t rất nhỏ (delta t)

    Cảm nhận: lúc tập muốn xô 1 người nhẹ cân, với xô 1 người nặng cân rất khác nhau, là do các quán tính này.

    Sau khi tác động:

    Nhớ là XÔ ĐÚNG 1 CÁI, nếu cái xô này đủ thắng quán tính, tủ sẽ chuyển động. Nhưng tủ sẽ dừng lại ngay. Vì khi ta tác động xong, rút tay về. Khi tủ vừa bắt đầu chuyển động/ trượt trên mặt sàn, thì sẽ ngay lập tức sinh ra lực ma sát với sàn. Cản trở chuyển động của tủ.
    (do nó nặng hơn, khó di chuyển hơn lại sinh ra nhiều ma sát hơn).

    -> Nếu chỗ ta cần đẩy cái tủ đi xa hơn, thì ko thể chỉ xô 1 cái, mà phải đẩy cho đến khi nào cái tủ đến chỗ ta muốn thì mới được dừng lại. (ta đẩy cái tủ đi từ từ) Xin đọc ví dụ 4.

    Ví dụ 4: Xe ô tô - Động cơ duy luôn duy trì một lực để đảm bảo chuyển động

    thực sự cũng trải qua 3 giai đoạn (trước, trong, sau tác động) như trên, nhưng giai đoạn Trong rất dài dài.

    -Trước: Ban đầu ô tô đứng yên. Muốn xe chạy ta phải khởi động, động cơ sẽ sinh ra lực thắng quán tính để xe chạy (lực này lớn),
    -Trong: Xe bắt đầu chạy rồi, ta vẫn phải đạp ga để động cơ sinh lực, lực này là để thắng các lực cản trở chuyển động (ma sát, không) nhằm duy trì trạng thái di chuyển của xe. -> Đường càng xa động cơ càng phải sinh lực trong thời gian dài hơn -> tốn nhiều năng lượng (xăng) hơn.
    Nếu muốn thay đổi tốc độ, ta lại phải tăng hoặc giảm ga (phát lực để tạo 1 gia tốc mới để tác động lên tốc độ), khi đạt tốc độ mong muốn rồi ta phát lực chỉ để thắng các lực cản để duy trì vận tốc ta muốn.
    Người nào đi xe cà giựt (lúc nhanh lúc châm), thì động cơ phải thắng lực quán tính nhiều lần hơn (lúc chuyển từ chậm sang nhanh) -> hao xăng hơn.
    - Sau: Khi muốn dừng lại, ta giảm ga, thập chí đạp thắng, cộng với lực ma sát sẽ làm xe dừng lại. Sau có nghĩ là ko còn lực từ động cơ nữa.

    (Nếu ko có lực ma sát, thì ở giai đoạn "Trong" chẳng cần phải sinh lực để thắng ma sát -> đỡ tốn xăng, nhưng ko có ma sát thì lại ko dừng lại được)

    ----------
    Vậy là xong phần CHUYỂN ĐỘNG

    Muốn đánh được thì ta phải năm tiếp phần "ĐỘNG LƯỢNG""ĐỘNG NĂNG",

    MD xin rút gọn như sau: mọi người có bao giờ nghĩ, 2 viên phấn hình dạng, khối lượng như nhau. 1 viên phấn rơi từ tầng 10 xuống, 1 viên rơi từ tầng 2 viên, lỡ đụng đầu thì viên nào đau hơn không?

    Dĩ nhiên là viên từ tầng 10 rồi, nhưng tại sao? Chắc tại nó rơi từ tầng 10!!!

    Như MD đã nói ở trên, lúc rơi thì vật sẽ bị tác động bởi Trọng lực. Như mọi người đã biết lực hấp dẫn này sẽ sinh ra GIA TỐC TRỌNG TRƯỜNG, gia tốc này ta tạm coi là là hằng số g.

    Lại áp dụng công thức tính vận tốc từ gia tốc. V(cuối)= V(đầu) +g*t

    Vì thời gian rơi từ tầng 10 đến khi va chạm dài hơn thời gian rơi từ tầng 2, nên: t(10) >t(2) -> V(cuối tầng 10) > V (cuối tầng 2). (Rơi càng lâu vận tốc càng tăng)

    Và đây là mấu chốt:

    Động lương p= m*V (V ngay lúc va chạm)
    Động năng Ek= 1/2m*V^2 (V bình phương) = 1/2 * p^2/m

    Vận tốc khi va chạm ở của Viên phấn rơi từ tầng 10 lớn hơn, nên dù cùng khối lượng, viên phấn từ tầng 10 sẽ mang động năng (năng lượng lớn hơn), nên nó sẽ tạo ra va chạm "khủng khiếp hơn"

    ***ỨNG DỤNG*** Mong là sẽ giúp ích cho mọi người

    Ta lưu ý là động năng được quyết định bởi 2 thông số m và V

    Ứng dụng 1: muốn đấm mạnh hơn: tay cần thu về sau -> lực của cơ bắp vẫn vậy, khối lượng tay ta vẫn vậy, nhưng thời gian phát lực dài hơn (đi quãng đường xa hơn) -> tích tụ được 1 năng lượng lớn hơn để tạo ra công phá lớn hơn. Lưu ý là trên suốt quãng đường đi của nắm đấm, cơ bắp phải luôn tạo ra lực. Nhưng lưu ý là cần cân đối giữ công và thủ. -> thấy người ta đấm nhanh nhưng nhìn cách thu phát tay có thể đoán được nó mạnh hay nhẹ để ứng biến (cẩn thận gặp cao thủ có thể phát lực ở tầm gần)

    Các cú đá vòng cầu cũng nhằm tăng thời gian cơ thể phát lực, để tích lũy được động năng lớn nhất.

    Ứng dụng 2: Các bác Sumo ăn nhiều -> khối lượng lớn -> 1 cái xô với vận tốc như vậy, nhưng lại mang năng lượng lớn -> có thể hất bay đối thủ.

    Khi đấm hoặc đá cũng làm sao dùng sức lực của toàn thân, chứ không dùng cục bộ.

    Ứng dụng 3: Tại sao có thể ném Uke bay thật xa?

    Áp dụng định luật bảo toàn động lượng để giải thích:

    Nếu ta hợp làm 1 với Uke, khối lượng của cả hệ: M= M(tori) + M(uke)
    Lúc bắt đầu phát lực cả 2 có 1 thời gian Va chạm mềm (dính nhau) và di chuyển với vận tốc V1.

    -> Động lượng lúc đầu P1= M*V1 = (M(tori) + M (uke)) * V1

    Sau khi ta ném xong, ta đứng yên -> V (tori) =0, Uke bị ném với vận tốc V(uke)
    Động lượng Tori lúc sau: P(tori) =M(tori)*V(tori)=M*0=0
    ĐỘng lượng Uke lúc sau: P(uke) = M(uke)* V(uke)

    Ta có định luật bảo toàn động lượng:
    P1=P2
    ->P1 = P(tori)+P(uke)
    -> P1=0 +M(uke)*V(uke)
    -> P1=0 +M(uke)*V(uke)

    ->V(uke) = P1/M(uke)= {[M(tori) +M(uke)]*V1}/M(uke) = M(tori)/M(uke)*V1 + V1. (rút gọn M(uke))

    Giả sử rằng Tori và Uke nặng bằng nhau thì ta lại rút gọn lần nữa. -> V(uke)= 2*V1.

    Như vậy nếu ta có kĩ thuật tốt

    -nhập nội và tạo liên kết hoàn toàn (tăng khối lượng ban đầu của hệ lên mức cao nhất), chưa quen thì ta chỉ niêm được với tay hay một phần của uke. Và cũng chưa dùng được toàn bộ khối lượng của mình để ném, chỉ dùng được cánh tay
    -phát lực dứt khoát (tăng V1) (phát lực từ toàn bộ chân, eo hông, tay ...) xin đừng nhầm phát lực cơ bắp với phần trên là "nhập khối lượng"
    -Sau khi ném Uke đi thì Tori phải vững vàng, nối đất (đảm bảo V(tori)=0)

    Thì Uke sẽ bị ném đi với tốc độ cao nhất.


    Ứng dụng 4: Nối đất triệt để.

    Giả sử Uke lao vào tấn công, Tori đứng yên không nối đất

    Lúc đầu động năng của hệ 2 người sẽ bằng động năng của Uke vì Động năng Tori bằng 0.
    P1(uke) = M(uke)* V1(uke)
    P1(tori)=M(tori)* V1(tori)= M(tori)*0=0.
    Nếu đây là va chạm đàn hồi, sau va chạm Uke sẽ truyền bớt động năng cho Tori, và Tori sẽ văng đi với động năng và vận tốc nào đó. 2 Vận tốc này cùng chiều nhau, cùng với chiều của V1(uke) lúc đầu Uke tạo ra.

    Nếu trường hợp Tori bám chặt liên kết tốt với đất, (và biết bám đất tùy theo lực tác dụng của Uke). Thì khối lượng của Tori lúc này có thể xem như M(cực lớn)= M(tori) + M(trái đất) (rất lớn dù ta có bị trượt 1 chút). Và lưu ý rằng Uke muốn tấn công nhanh thì Uke ko thể duy trì liên kết với đất được. 2 Vận tốc này ngược chiều nhau (nên biểu thức bên dưới thể hiện bằng dâu trừ)

    Ta sử dụng bảo toàn năng lượng trong trường hợp này
    P1=P2
    =>P1(tori)-P1(uke)= P2(tori)+P2(uke)
    =>M(cực lớn)*V1(tori)-M(uke)* V1(uke)=M(cực lớn)*V2(Tori)+M(uke)* V2(uke)

    Giả sử lúc đầu, ta làm như đại sư Shioda, chỉ nhích lên 1 chút nhưng đúng thời điểm, và phải có kĩ thuật phát lực thân và nối đất tốt. Ta đã tạo ra 1 động năng cực lớn. do vận tốc V1(tori) được nhân với 1 M cực lớn. Sau chuyển va chạm ta dừng lại nối đất V2(tori)=0

    =>M(cực lớn)*V1(tori)-M(uke)* V1(uke)=M(uke)* V2(uke)+M(cực lớn)*0

    => V2(uke)=[M(cực lớn)*V1(tori)-M(uke)* V1(uke)]/M(uke)

    Mấu chốt là ở chỗ nối đất để tạo ra cái M(cực lớn kia) thì sẽ triệt tiêu được động năng mà Uke tấn công, mà còn hất Uke bay ngược lại.

    Ứng dụng 5: ta thấy viên đạn nhỏ bắn đi với tốc độ cao, sẽ bắn xuyên qua mục tiêu -> phá hủy mục tiêu. (Xung lực)

    Ta muốn ném "toàn bộ Uke" hơn là triệt phá "cục bộ Uke" (tay, chân). Vì không muốn phá hủy nên ta tạo ra va chạm, niêm,... chứ ko tạo ra xung phá hủy.
    -> Tay khi muốn niêm phải mềm để tạo ra va chạm mềm (ko được cứng như nắm đấm)
    -> Cần có một thời gian để tay ta và tay Uke nhập thành một khối. Nếu ko nhập thành 1 khối thì ko niêm Uke được, mà nó sẽ như có đòn chặt của võ khác.
    -> Khi niêm được rồi tùy người mà cách phát lực khác nhau để ném được toàn bộ Uke.

    Cảm ơn mọi người đã đọc đến đây, đuối quá rồi xin dừng ở đây vậy!!!
    Last edited by MinhDao; 05-01-2015 at 09:16 AM.

  4. The Following 4 Users Say Thank You to MinhDao For This Useful Post:


  5. #3
    TiTi'
    Guest

    Động học

    Bài này hay quá ạ, các bác phân tích quá kỹ và quá sâu, hỉu mỗi cái... định luật 3 Newton.. Cảm ơn các bác nhiều.

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •