Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Seminar đầu năm với Shihan Bjørn Eirik Olsen

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Feb 2013
    Bài viết
    26
    Thanks
    44
    Thanked 11 Times in 8 Posts

    Thumbs up Seminar đầu năm với Shihan Bjørn Eirik Olsen

    Thường thì tháng một hàng năm, thầy Bjørn Eirik Olsen (Shihan duy nhất ở Na Uy) đều có seminar. Năm nay, seminar được tổ chức từ 09 - 11/01 tại Oslo, với hướng dẫn của hai thầy: Lars Lomell và Bjørn Eirik Olsen. Không biết các năm trước thế nào, nhưng năm nay được tham dự, mình thấy các thầy không nói quá nhiều về kỹ thuật, mà chia sẻ suy nghĩ nhiều về triết lý. Cá nhân mình thì đánh giá cao điều này, nó hướng tới "do" nhiều, chứ không đơn thuần là kỹ thuật.

    Cả hai thầy đều có hướng dẫn kiểu thả lỏng khi khởi động, mà mình thấy, giống như tập Taichi.

    Thầy Lars Lomell hướng dẫn một buổi. Trong một số kỹ thuật, thầy nói tại sao lại thực hành kỹ thuật theo lối đó. Ví dụ, Katatedori gyakuhanmi kokyuho không giật cùi chỏ pặc 1 cái vào mặt uke Hãy kìm nén cái đầu của mình, chuyển từ đòn chỏ đó thành đường vòng, hạ từ từ uke xuống, vừa cho uke thấy đường cải tà quy chính, vừa luyện tính nhẫn nại, giúp con người trở nên bình tĩnh hơn. Giải thích theo cách của thầy thì Aikido mới quay lại là "môn võ tình thương"

    Thầy Bjørn Eirik Olsen thì nói về triết lý chung của Aikido, nói về nỗi sợ trong mỗi con người, làm thế nào để vượt qua, cách tiếp nhận thông tin, tình huống ngoài đời. Nỗi sợ đã thường trực sẵn trong mỗi người từ khi sinh ra. Ngày trước thì đủ thứ sợ: thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu đất đai gieo trồng... Giờ thì cái gì cũng quy về... sợ thiếu tiền. Những nỗi sợ đó luôn luôn hiện hữu trong tất cả mọi người, vậy phải đối mặt với nó, xử lý nó ra sao. Cũng như việc luyện tập hàng ngày để thêm nhuần nhuyễn. Nó cũng giống như các cụ nhà mình bảo văn ôn võ luyện vậy. Thầy cũng nói về việc áp dụng Aikido ngoài đời thực. Có nhiều môn sinh luyện tập nghiêm túc ở dojo. Nhưng ra ngoài đường lại quên sạch, chẳng biết đầu óc nghĩ gì, lúc nào chân tay cũng múa may loạn xạ lên. Thầy nói dojo không chỉ ở nơi tập, mà hãy mang nó theo mình. Lúc nào cũng nghĩ là mình ở dojo thì có thêm được cảm giác tôn trọng các bậc tiền bối, tôn trọng những người xung quanh mình, như là mỗi khi tập thì cúi chào bạn tập của mình vậy.

    Những điều đó, không phải là những điều mới. Ở Việt Nam, hay ở bất kỳ đâu, các cụ cũng đều dạy con cháu những điều tuơng tự như vậy. Nhưng không phải seminar võ thuật nào, các thầy cũng nói nhiều về những điều đó, để hướng học trò về võ đạo. Đó là cảm nhận khác biệt của mình khi vừa tham dự seminar đầu năm ở đây.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to phamhung For This Useful Post:


  3. #2
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Đôi lúc điều đơn giản lại khó thấy, khó học, mà học đựoc thì điều gì cũng trở lên đơn giản!

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •