Kết quả 1 đến 4 của 4

Chủ đề: Seminar thầy Fukakusa (8 dan), HN 12/2014

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    33
    Thanks
    5
    Thanked 11 Times in 9 Posts

    Seminar thầy Fukakusa (8 dan), HN 12/2014

    Năm nay thầy Fukakusa sang muộn hơn năm ngoái. Thầy chấm thi lên đẳng vào sáng sớm ngày T6 (5/12). T7 và CN (6-7/12) là tập huấn. Mỗi ngày 2 ca sáng – chiều, mỗi ca 2 tiếng. Riêng ca chiều CN là tập kiếm – gậy. Tối CN là tiệc chia tay.

    Lần này seminar ít người/ ít đoàn tham dự hơn. Mấy năm trước có vài đoàn trong Sài gòn và các tỉnh khác ra biểu diễn và tập luyện. Năm nay chỉ có khoảng 6-7 người ra.

    Thầy vẫn tập trung vào căn bản, và nhắc mọi người chú ý đến các động tác khởi động aiki taiso: Ikkyo undo, chèo thuyền, sayundo. Thầy nói các động tác khởi động này có thể tự tập ở nhà và được ứng dụng rất nhiều trong các kĩ thuật. Trong quá trình tập thầy vẫn nhắc lại mấy động tác này suốt.

    Cái Sayundo của thầy tập có 2 nhịp rõ ràng. 1 nhịp là xoay hông để đưa tay sang ngang, 1 nhịp là hạ tấn xuống.
    Ikkyo undo thì thầy bảo là động tác đỡ đòn rất tốt. Thường thì mọi người chỉ để ý khi đỡ shomen, thực ra đỡ tsuki cũng dùng được vì tsuki cũng là tấn công vào các điểm trên cùng 1 trục giống shomen.
    Động tác chèo thuyền thì giúp vận động toàn thân. Thở bằng bụng và dùng hơi ở bụng để hô. Trời lạnh tập động tác này có thể giúp nóng người nhanh.
    Về đòn đánh thì toàn cơ bản như mọi năm. Ikkyo, shihonage, irimi, tenchi nage. Mỗi đòn thầy hướng dẫn các cách đi vào khác nhau. Cơ bản vẫn là thoát khỏi trục công của đối phương ngay từ bước đầu tiên.

    Thầy hướng dẫn kĩ nhất là đòn tenchi (đòn này hầu như năm nào thầy cũng dạy). Lần này thầy nhắc là nếu đánh với uke cao to thì nên chú ý dùng cái tay dưới để làm uke mất thăng bằng. Phải chú ý cái kết nối với uke và vị trí tay để đề phòng uke buông tay ra đấm (cái này không biết tả thế nào).

    Từ cách đi vào của tenchi, có thể chuyển qua irimi, ikkyo,… Từ cách di chuyển của các thế nắm tay, có thể chuyển thành di chuyển khi uke đánh tsuki, shomen,…

    Thầy nhắc là không đối đầu trực tiếp với đối phương mà phải tránh hướng lực của họ. Aikido là không có đối đầu. Trong shiho nage, với các môn khác có thể đặt khuỷu tay uke lên vai bẻ nhưng trong Aikido thì không có, không nên bắt chước lối đánh đó.


    thầy hướng dẫn các dạng di chuyển khác nhau trong irimi giống như trong clip này khúc 4:45


    Đi vào kiểu Tenchi nage, tránh trục công, làm uke mất thăng bằng và có thể đổi qua các đòn khác, mấy năm nay thầy đều dạy cái này.

    Năm nay mình thấy thầy atemi nhiều hơn. Hầu như đòn nào thầy cũng thêm atemi vào. Có thể xem cái clip irimi phía trên, thầy không atemi nhưng lần này ở HN, thầy lại nhấn mạnh là phải atemi trước khi đi vào (trong kiểu irimi thông thường). Thầy atemi rất nhanh ngay khi uke tiến tới.
    Mình cũng làm uke cho thầy vài lần, động tác của thầy nhanh và ngắn nhưng khiến uke mất thăng bằng rất hiệu quả.

    Có một chuyện trong seminar này là nhiều uke thầy gọi lên hơi thụ động lại chậm hiểu ý thầy nên lúc đánh mẫu hơi mất thời gian chút. Ví dụ khi thầy tập taino henko, thầy ra dấu cho uke đẩy tay lên (để thầy nương theo lực đó mà đánh kokyu) nhưng uke không hiểu, cứ đứng mãi, phải có phiên dịch mới làm đúng ý thầy.
    Lúc đánh Irimi, khi thầy đem uke xuống thì lẽ ra uke phải di chuyển, đứng dậy lấy lại thăng bằng. Đằng này uke cứ cúi khom người như vậy, rồi phải nhờ anh phiên dịch bảo đứng lên thì uke mới đứng.
    Lần này xem uke đánh với thầy mà mình lại nhớ clip biểu diễn của thầy hồi 2011, uke quá thụ động, có lẽ vì vậy mà thầy atemi nhiều hơn để bắt uke chú ý đến đòn đánh.

    Cuối các buổi tập thầy đều dành khoảng 10’ để trả lời các thắc mắc của mọi người. Các câu hỏi về Taisabaki, cách di chuyển trong một số đòn, thầy chỉ biểu diễn lại cho họ xem kĩ chứ cũng k có gì để giải thích nhiều. Có anh hỏi tại sao hanmihandachi ryotedori shihonage phải đứng dậy khi ném. Câu này thì thầy Horii có lần đã giải thích là do bị uke đè cả 2 tay nên phải đứng dậy mới đủ lực ném tori. Còn thầy Fuka thì hình như hiểu sai ý nên nói là phải tùy vị trí, có khi đứng dậy ném sẽ bị vướng chân (mình nghe cũng hiểu rõ lắm đoạn này). Có bạn hỏi về động tác chèo thuyền, cách tập thở. Thầy nói chèo thuyền là động tác sư tổ mượn của Thần đạo, còn việc khi nào thở ra hít vào trong chèo thuyền thì cứ làm tự nhiên nhất, từ từ sẽ cảm nhận được. Cách thở thì thầy nói thở vào bằng bụng, cần tập dần cho quen.

    Báo mạng đưa tin về đợt tập huấn: http://thethao.vnexpress.net/tin-tuc...i-3117288.html
    Last edited by maimai; 07-26-2015 at 01:37 AM.

  2. The Following User Says Thank You to maimai For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn MM
    Thầy Fuka lúc nào cũng có atemi mà!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #3
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2007
    Đang ở
    JP
    Bài viết
    138
    Thanks
    10
    Thanked 50 Times in 30 Posts
    Seminar này mình gặp phải mấy anh vừa tập được 1 chút đã xin nghỉ để đi xem + đứng bàn luận nên tập không được "đã" cho lắm.
    Thầy Fuka thì vẫn rất xì-tin, tay thầy bị thương, phải dán băng nhưng vẫn nhiệt tình đi quanh thảm sửa đòn cho mọi người

  5. #4
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2012
    Bài viết
    33
    Thanks
    5
    Thanked 11 Times in 9 Posts
    Mới tìm được vài clip về đợt seminar này, mọi người xem tham khảo

    - Một số cách vào đòn Irimi




    - Ikkyo Ura: Tránh khỏi trục công rồi nương theo lực uke để đánh



    - Tenchi nage:



    - Clip này uke hơi thụ động, như mình có nhắc tới ở bài trước, coi khúc 4:32

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •