Kết quả 1 đến 2 của 2

Chủ đề: Seminar với thầy Tissier Montreal 2014

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Seminar với thầy Tissier Montreal 2014

    Cuối tuần rồi (15-16 tháng 2) tui có đi seminar với thầy Tissier. Cũng như mấy lần trước, seminar với thầy Tissier đối với tui cũng như là lớp vỡ lòng vì cách thầy khác nhiều với kiểu thầy Yamada.

    Tui phải công nhận là thầy càng ngày ra đòn càng “ngọt” và rất nhẹ nhàng. Trong mọi trường hợp thầy đều làm chủ tình hình.

    Thầy Tissier vẫn còn bị đau đầu gối nên thầy khg thể ngồi seiza được.

    Cách gỉai thích năm nay của thầy cũng thay đổi theo những gì thầy nói năm ngoái. Tui khg biết là tại tui hiểu thêm chút xíu hay là thầy có thêm kinh nghiệm hay là cả 2 đều có 1 cái nhìn khác theo thời gian …

    1 số cách giải thích của thầy ngược hẳn với cách giải thích của 1 số thầy Nhật như Yamada / Osawa…. Cái nguyên lý thì giống nhau, nhưng nhiều chi tiết và cách làm thì hoàn toàn khác.

    Ví dụ như trong taino henko, những điểm giống nhau là:
    - giữ trục (nguyên lý)
    - đem tay về đan điền hay đem đan điền tới tay rồi mới quay tenkan

    Nhưng những điểm sau thì hoàn toàn đối nghịch:
    - Tay bị nắm khg cần trong trục
    - Khi nắm tay, uke khg cần nắm “dính” tay, tức là long bàn tay khg có dính vô tay nage. Uke muốn nắm cách nào cũng được

    Cách giải thích của thầy là như sau.

    1- Tai no henko khg phải là đòn mà là 1 động tác để tập căn bản
    2- Khg ai năm chặt hết
    3- Nên tập thả lỏng nên khg cần giữ tay trong tục

    Những điều thầy nói có lý 1 phần, tùy theo người nhìn dưới khiá cạnh nào. Nếu người có kinh nghiệm thì có thể chấp nhận, nhưng theo ý kiến tui, nếu nhìn dưới con mắt của tân môn sinh thì sẽ dễ lầm lẫn.

    Trong seminar này, đòn thì khg có gí mới nhưng cái tình huống và cái phản ứng của uke thì khác. Thầy lấy ví dụ là 1 người khg biết aikido sẽ phản ứng khác 1 aikidoka. Ví dụ như trong shihonage, sau khi vô đòn, 1 người bình thường, khg học aikido sẽ phản ứng ra sao và nage phải làm gì nếu muốn áp dụng đòn mà khg dùng sức…

    Thầy lấy 2 ví dụ: với cách vô đòn thường, nếu uke thả tay rà thì phải làm gì. nếu vô đòn xong, nêú uke lùi thì phải làm sao … Tui xin miễn tả vì khg thể nào giải thích qua văn được hết.

    Thầy chỉ toàn căn bản nhưng cách giải thích thì khác. Những gì tui gọi là giữ trục, đem uke ra khỏi trục, ma ai, thì thầy gọi là Đổi hướng, khoảng cách, thả lỏng.

    Tui kiếm ra clip thầy cho seminar năm ngoái ở Bỉ và cách giải thích khá giống những gì thầy nói năm nay. Ai hiểu tiếng Pháp thì sẽ hiểu rõ hơn.




    Thầy cũng có chỉ kaitenage, với nhiều cách vô đòn khác nhau.cái tui thấy lạ và cảm nhận được là thầy khg có kềm chế địch thủ gì hết, mà chỉ làm uke MTB và giữ uke trong trạng thái đó cho tới khi quăng. Đối với tui như vậy là thầy đã đạt tới bực “thượng thừa” rồi. Phải công nhận là thầy ra đòn rất chính xác, khó mà bì kịp.

    Tui thích cách vô đòn như ở clip trên lúc 0’45 với katatedori. Công nhận cách đó dễ đổi đòn (coi trong clip thì thấy liền). Caí quan trọng là phải giữ “extension” tay.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Ikkyo thì thầy nhập 2 tay với nhau (clip ở 1’10). Trong ura thì 1 tay phải chỉ lên và thầy cho thấy như đòn kiếm (clip 2’30).

    Thầy cũng nhấn mạnh tới tư thế / thái độ và khoảng cách (clip 1”50). Khg ngả người ra trước hay sau và đúng lkhoảng cách để có thể atemi nếu muốn.

    Nìkkyo thì chú trọng tới góc độ để cổ tay ở vai. Nếu khg đúng 90 độ thì uke dễ bị chụp chân (tui cũng hay làm cái này với những ai khg làm đúng đòn Nikkyo) (sai 2’36 – đúng 2’41).

    Thầy cũng nói là muốn giỏi thì phải có uke tốt. Khi tấn công, nếu di chuyển quá sớm thì uke phải theo để công chứ khg tấn công chỗ khg người (clip

    Nage thì lúc nào cũng chiếm đan điền và giữ trục (5’17 – 5’54), khi vô đòn thì phải lướt tới ít sát vai uke (4’52) để tránh ăn đấm ở tay kia.

    Các bạn hãy có tiếp clip và thấy rõ thầy giữ trục và thả lỏng. Trong lúc làm nóng người, thầy cũng tập theo kiểu push hands của TCQ. Ap dụng vô đòn ở (7’08 – 7’14).

    Thầy cũng có chỉ cách vô đòn với thế công katate dori như ở 8’05. Muốn làm dễ thì uke phiả có ý định “thật tình” nắm mạnh. Tui tập cách này vói 2 người, 1 người tấn công hời hợt thì tui khg làm được như thầy chỉ, nhưng với người nắm mạnh thì khá dễ. Từ đấy chuyển sang udekuminage khá dễ.

    Tui cũng tập ushiro ryo katatedore và làm như ở (10’43). Cái này phải hoàn toàn thả lỏng 2 vai.

    Kỳ này thầy giải thích rõ hơn đòn kotegaishi của thầy. Năm nay, thầy nhấn mạnh là cách ra đòn là trong trường hợp có nhiếu uke. Thầy cũng cho thấy những đòn đó là từ kiếm ra, tuy thầy khg nói nhưng tui khg biết có thể là từ Kashima Shin Ryu ra hay khg (vì thầy có tập môn này khi thầy theo thầy Yamaguchi). Tui hiểu lời thầy nhưng cũng khg thể nào nói qua văn được hết. Nếu có dịp gặp thì tui sẽ giải thích cho.


    Kotegaishi căn bản


    Kotegaishi nâng cao 11’40 clip đầu.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •