Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 39

Chủ đề: Thầy Shoji Nishio - Học kĩ thuật Aikido tay không từ nguyên lý sử dụng binh khí

  1. #1
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts

    Thầy Shoji Nishio - Học kĩ thuật Aikido tay không từ nguyên lý sử dụng binh khí

    Vừa xem được các Video khá hay của thầy Nishio, nên lên đây chia sẻ với mọi người,

    Sơ lược về thầy Nishio:

    Shoji Nishio (西尾 昭二 Nishio Shōji?, December 5, 1927 – March 15, 2005) was a Japanese Aikido teacher holding the rank of 8th dan shihan from the Aikikai.
    Life and career

    Thông tin chi tiết hơn xin xem ở đây:
    http://en.wikipedia.org/wiki/Shoji_Nishio

    (MD từng dọc ở một bài viết nói về Aikido và các kĩ thuật binh khí, thì có nhắc tới thầy Nishio như là người có "kiếm pháp" cao nhất ở Aikikai sau thời Tổ sư và các đại đệ tử)

    Những điều MD học được qua bộ DVD này (mới bắt đầu xem Vol 1)

    1. Thông qua "Ken", học được bộ pháp, thân pháp, cách nhập nội mà vẫn giữ được một khoảng cách thích hợp, để vừa khống chế được Uke, và an toàn cho mình. Vì phạm vi của Ken lớn hơn tay không rất nhiều điều này làm ta phải chú ý, hơn nữa khi Uke cầm ken thì ta dễ nhìn được phạm vi sát thương của Uke hơn thông qua việc nhìn quỹ đạo của Ken. Khi thầy cầm Ken và nhập nội ta cũng thấy được nên tiến vào và giữ khoảng cách ở mức nào.

    Thầy cũng có chỉ cách nhập nội hoàn toàn với tay không? Điểm này MD chưa có nhiều kinh nghiệm, mong các anh chị cho ý kiến.

    2. Khi thầy Nishio cầm ken, Uke tay không nắm tay thầy, thầy thực hiện các động tác của Aikido với Ken và so sánh với cách rút kiếm và chém kiếm, giúp ta học cách thu phát cánh tay rất tự nhiên và hiệu quả. Hơn nữa, khi các kĩ thuật Aikido cũng được thầy thực hiện - hoán tưởng thành một chuỗi từ rút kiếm, chém chiếm, và thu kiếm về, giúp ta hiểu được nguồn gốc của Kĩ thuật, và cũng dễ học hơn vì kĩ thuật được thực hiện từng bước ứng với từng nhát kiếm.

    Ví dụ: Khi MD mới luyện tập, những đòn như Shiho Nage, thường đánh không được tự nhiên, vì không biết phát ra nên mạnh hay nhẹ, khi phát tay ra rồi, thời điểm nào là thích hợp để chui qua tay Uke và khóa gập cùi chỏ? Việc thực hiện kĩ thuật với Ken, giúp thấy rõ điều này, kĩ thuật Shiho nage lúc này được hoán tưởng thành 2 nhát chém, xin xem clip ai đó cắt ra từ DVD của thầy


    3. Khi Uke dùng Jo, các thế khóa Ikkyo, Nikyo được thể hiện rõ nét hơn khi chỉ bẻ bằng tay không. Xin xem clip phút 12:10 ở Vol 1 sẽ rõ, vì giải thích bằng lời sẽ dài dòng và còn gây khó hiểu.


    Nishio Aikido - Vol. 1 (Gyakuhanmi Katatedori) (các Vol tiếp theo chỉ cần vào tài khoản của clip này sẽ thấy)



    Thân ái
    Last edited by MinhDao; 11-29-2013 at 05:04 PM.

  2. The Following User Says Thank You to MinhDao For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui có đi seminar với Paul Muller 7 dan, học trò thầy Nishio cách đây vài năm. Cái hay với cách dạy của thầy Nishio là đường kiếm và đường Jo đều giống nhau và hầu như lúc nào cũng có atemi. Bên Âu châu có nhiều người theo thầy ấy hơn là Bắc mỹ này.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #3
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Thú thực là sau 4 năm học, MD vừa thi Nhất đẳng vào đầu tháng 11 năm nay , (kì thi do Hội Aikido TP.HCM tổ chức)

    Sau khi có 1 chút vốn liếng nho nhỏ sau 4 năm, và biết rằng Shodan nghĩa là Sơ đẳng, MD hiện giờ có rất nhiêu câu hỏi.

    Sau khi anh Aiki đạt đẳng đầu tiên anh đã làm gì ạ?

  5. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mừng MD mới "thăng quan". Đai đen sau 4 năm đối với tôi là lẹ lắm đó. HKD tập cả đời khg xong, tùy theo cái nhìn của mình. Chớ nên ỷ là đai đen là "biết hết" rồi nhé!

    Sau đây là ý kiến cá nhân của tui.

    1 dan: thuộc đòn, chưa chắc gì là "đúng đòn"
    2 dan: mài nhuyễn thêm, chú trọng tới rất nhiều tiểu tiết để đòn thêm "ngọt". Ví dụ như làm MTB uke, và giữ uke MTB cho tới khi kết thúc đòn. di chuyển nhiều, bớt dùng lực.
    3 dan: mài nhuyễn thêm nữa. tiếp tục những gì tui nêu ở 2 và tập thả lỏng hoàn toàn. ra đòn dùng rất ít sức, biết cảm nhận đối thủ, nhiều cách vô đòn chứ khg phải 1 -2 cách. Biết dùng lực hông, tay, chân hông đều trong trục. Rất ít dùng sức.
    4 dan: mài nhuyễn tiếp, hoàn toàn thả lỏng và giúp mấy sư đệ trong quá trình tập luyện. Lúc này có thể nói là mình có "aikido riêng", khg bị gò bó trong những gì đã được chỉ dạy. ví dụ như cái niêm với uke, khg nghĩ sẽ ra đòn gì mà chỉ né / di chuyển khỏi đường công và đòn sẽ ra tùy theo phản ứng và vị trí của uke.

    Những điều tui vừa biên là "con đường tui đi" và cũng là những điều kiện "kỹ thuật" mà cách shihan bên này (USAF) dùng để cho lên đai cho những ng giỏi kỹ thuật (vì có nhiều ng được lên đai "danh dự" với nhiều điều kiện khác như thời gian học, giúp aikido phát triển v.v...)
    Last edited by aiki; 11-30-2013 at 03:52 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. #5
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Rất cảm ơn anh Aiki đã góp ý,

    Em chưa bao giờ dám tự nhận là mình biết hết hay đã hiểu được tận cùng đâu, và luôn nhớ Dan chỉ là những cột mốc, không phải đích đến. Việc học Aikido là một cơ duyên đặc biệt đối với em, chỉ nghĩ đơn giản là mình không thể thiếu và cần học cả đời.

    Và em cũng có may mắn gặp một người thầy xứng với chữ thầy, thầy em từng nói "Thầy ở đây chỉ như là người đi trước, đánh những tín hiệu mời gọi, việc học được hay không lại do bản thân của mỗi người có cộng hưởng được với Aikido hay không? Và việc nào đến với mình, dù tốt dù xấu, cũng bởi vì mình có gắn một phần với việc đó" (xin không nói lan man làm loãng topic).

    Em cũng may mắn có những bạn đồng môn rất tốt, em với cậu bạn đó mỗi lần tập một đòn, thì người làm Uke, luôn thẳng thắn "Comment", tụi em thường hỏi "Mất thăng bằng chưa? Cột sống bị nghiêng chưa? Lúc đánh đòn có liên tục không? Có thấy đánh quá gắt vào khớp và dùng nhiều lực không? Uke có cảm thấy quá nguy hiểm và khó té không (có bị thế đánh làm té, hay là phải tự té)? Uke có thừa cơ thoát ra, hay phản đòn được không? Ở một bước nào đó, Uke thừ phản đòn thì sẽ như thế nào?"

    Nhưng lúc mới tập thầy em có nói một câu mà đến giờ em vẫn coi là kim chỉ làm Nam của mình trong việc tập Aikido "Aikido là Võ đạo, không phải Vũ đạo, đánh nhẹ như múa, chứ không phải múa đẹp như đánh"

    Nên gần đây em cứ tự hỏi mình có xứng với Shodan chưa? Vạn bất đắc dĩ, không thể nào tránh được nữa, thì mình làm được gì? Mình cố gắng cảm nhận nguyên lý, nhưng có bị rơi vào tình trạng "Ngộ chữ", nói giỏi hơn làm không? Em có xem 1 clip (không phải của em), và chủ nhân cũng không muốn bị tung lên mạng, tuy nhiên em muốn hỏi là như clip này (dù là tập) nhưng theo anh Aiki thì được mấy phần hiểu nguyên lý Aikido trong việc ứng biến? Xong khi anh Aiki comment em sẽ xóa phần clip này.

    PS: Nhân việc nói về thi Shodan TP.HCM, qua đợt tập huấn (12 buổi sáng Chủ Nhật) để thống nhất và có một chuẩn chung về kĩ thuật trước khi thi toàn TP, mỗi buổi là một thầy đến từ các CLB trong TP, em thấy các thầy đều rất tâm huyết (có những CLB còn hạn chế về chỗ tập). Mỗi người có một sở trường riêng, nhưng đều chấp nhận phần hướng dẫn chung sẽ giống như giáo trình từ Aikikai, (với trình độ Shodan thì lấy trong cuốn Best Aikido), phần riêng các thầy có quyền tự sắp xếp và hướng dẫn những kinh nghiệm mình có, cả những ví dụ các thầy học được từ Shihan Christian Tissier, đại sư Shioda (chắc cũng là nhờ Internet),... đều được các thầy hết sức giảng giải cho người học. Em thấy những người đứng ra hướng dẫn đều không phải là người học vì cái đai, lên đai cao rồi không chịu tập luyện tiếp.

    [đã gỡ clip]
    Last edited by MinhDao; 12-07-2013 at 01:23 PM.

  7. #6
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    16
    Thanks
    8
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    anh MinhDao tap ở đâu vậy, nhìn sân tập thấy tốt wá

  8. #7
    Surfgrass
    Guest
    Surfgrass không còn tập Aikido, nhưng nhớ man mán là Aikido không có thụt lui .

  9. #8
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    16
    Thanks
    8
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    tại sao không có thụt lùi?

  10. #9
    Surfgrass
    Guest
    Tại vì thụt lùi thì chết!

    Đòn căn bản và củng là nguyên tắc cốt lỏi của Aikido là nhập nội (Irimi). Aikido từ kiếm ra, những gì trước mũi kiếm đều được coi là mục tiêu. Nếu như uke có vũ khí (kiếm, dao, súng...) thụt lùi bao nhiêu thì cũng đứng trước vũ khí, chổ an toàn nhất là đứng ngay cạnh người tấn công khi người đó tiến tới, muốn được như vậy thì phải nhập nội, muốn nhập nội được thì phải đi tới, không đi lui. Trường hợp người tấn công có súng, thụt lui là chết chắc, nhập nội còn may ra.

  11. #10
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    16
    Thanks
    8
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    theo thoai nghỉ thì còn tùy trường hợp chứ. đâu phải nhất thiết lúc nào cũng nhập nội liền, đôi khi bị tấn công liên hoàn như đấm đá liên tục thì nên né đòn trc, rồi có cơ hội mới nhập nội. nên ko thể nói là không đuọc lùi

Trang 1 của 4 123 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •