Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 39

Chủ đề: Thầy Shoji Nishio - Học kĩ thuật Aikido tay không từ nguyên lý sử dụng binh khí

  1. #11
    Surfgrass
    Guest
    nhập nội củng là né đòn

  2. #12
    Surfgrass
    Guest
    anhthoai quên là aikido còn có atemi, anhthoai nghĩ thụt lui thì có atemi được không. Nếu không nhập nội được, không atemi được thì còn gì là aikido nữa?

  3. #13
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2013
    Bài viết
    16
    Thanks
    8
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    vâng! cảm ơn Sufgrass đã chỉ thêm

  4. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn MD đã post clip trên.

    ... nhưng theo anh Aiki thì được mấy phần hiểu nguyên lý Aikido trong việc ứng biến?
    Khó trả lời câu này quá. Sau đây là nhận xét của tui. Tui chỉ nói về khía cạnh kỹ thuật thôi. Clip coi thì đẹp mắt nhưng theo ý kiến nông cạn của tui thì Nage vẫn còn nghĩ như 1 số rất đông võ sinh aikido là phải đánh lẹ.

    Cái hay trong clip trên là nage có timing, giữ trục và kết thúc đòn tốt.

    Cái mà ít người nghĩ là phẩi kềm chế uke và giữ cái niêm. Nếu MD coi các clip ở all Japan thì thấy đa số các thầy giữ uke MTB như con lật đật đó. Muốn làm được như vậy cần bình tĩnh và phải làm chủ tình hình.

    Nage có thể lùi nhưng phải ở ngoài trục công và phải kềm chế uke trong tầm tay để atemi. Trong clip Nage né nhiều hơn là kềm chế. Nage có làm uke MTB nhưng vì khg kềm chế nên khó đoán được trình độ kỹ thuật. làm MTB thì dễ, nhưng giữ uke MTB cho tới lúc quăng thì khó.

    Vả lại, trong clip trên, uke cũng là dân aikido nên khi Nage ra đòn thì uke theo liền. Mấy đòn như kaitenage, uke cúi đầu xuống mặc dù chưa MTB. Đó là phảm ứng tự nhiên của dân HKD vì quen đòn rồi. Uke nhào vô như clip trên thì rất là "lý tưởng" để ra đòn. Nếu uke mà "nhấp" thì khó đó.

    Võ sinh này sẽ khá nếu có người hướng dẫn kỹ. Nage ít dùng trọng tâm và chiếm đan điền. Lúc đầu trong clip, nage vô irimi là uke khựng liền ...

    Vài câu láo lếu chút, mong khg làm mất lòng ai ...
    Last edited by aiki; 12-04-2013 at 08:42 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #15
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Cảm ơn anh Aiki rất nhiều.

    Trình độ của em còn chưa được như Clip đâu. Trong clip là 2 sư huynh của MD cách đây 2 năm, một người Nhất đẳng, một người Nhị đẳng thì phải.

    1. Em thấy Karate, Boxing, hay cả Judo, khi giao đấu họ phải trải qua một giai đoạn 2 bên "va chạm" qua các đòn đấm đá, mà phải họ chịu đòn, đỡ đòn, né đòn, ... rồi mới có cơ hội được. Aikido của mình ko học những thứ đó, vậy mình làm sao?

    Em vẫn đang hằng ngày tập cảm nhận và đánh cho tròn đòn, Học nguyên lý, học làm MTB, học giữ niêm, chiếm đan điền,... Nhưng em vẫn thắc mắc lỡ người ta tấn công đủ kiểu, cộng thêm "nhấp", thì mình làm thế nào? (lúc học, biết trước đòn tấn công, Uke không đổi đòn, và chỉ tấn công một lần). Thật sự rất mơ hồ?

    2. Anh Surfgrass, nói rằng phải nhập nội.

    Nage sẽ nhập nội (có thể sử dụng cả Atemi). Nếu thành công thì không có gì để nói, nhưng lỡ không thành thì sẽ no đòn hay sao ạ? Làm cách nào để thoát ra? Võ khác họ còn biết đỡ gạt và "trâu bò", chứ em thì chắc dính đòn là tiêu quá.

    Xem clip Aikido thấy như rằng "một chiêu đắc thủ", nhập nội là 100% thành công, ngoài đời có như thế không?

    3. Điều thứ 3 là kiềm chế, em tưởng là khi "gặp chuyện" thì phải đánh như trong clip chứ? Còn kiềm chế từ từ thì chỉ để học nguyên lý thôi? Anh Aiki có thể nói rõ hơn được không?

    @anhthoai: sân tập trong clip là sân Aikido ở Nhà thi đấu Phú Thọ, mình không học ở đó. Nhưng ở đó điều kiện tốt nên Hội Aikido thường tổ chức tập huấn, phát bằng,... ở đó.
    Last edited by MinhDao; 12-08-2013 at 01:53 PM.

  6. #16
    Surfgrass
    Guest
    2. Anh Surfgrass, nói rằng phải nhập nội.

    Nage sẽ nhập nội (có thể sử dụng cả Atemi). Nếu thành công thì không có gì để nói, nhưng lỡ không thành thì sẽ no đòn hay sao ạ? Làm cách nào để thoát ra? Võ khác họ còn biết đỡ gạt và "trâu bò", chứ em thì chắc dính đòn là tiêu quá.

    Xem clip Aikido thấy như rằng "một chiêu đắc thủ", nhập nội là 100 thành công, ngoài đời có như thế không?
    Cái rắc rối trong Aikido và những môn võ hiện đại là về tâm lý chiến thuật. Samurai hồi xưa khi đánh nhau là sống còn, không phải đánh để đánh thôi, đánh để kết thúc tính mạng của người kia, không thì mình mất mạng của mình. Khi tính mạng mình hay người thân bị đe dọa thì mình dùng bất cứ cách nào để thắng, vũ khí là một sáng chế rất hữu dụng trong việc tự vệ, tai sao lại không dùng? Thầy Takamura hồi xưa rất thích coi phim, nhưng thầy không hiểu tại sao những phim hành động, khúc chiến đấu cuối 2 nhân vật thường bỏ vũ khí ra để đánh tay không.

    Nhập nội từ đâu ra? từ vũ khí ra. Khi một người tay không đối mặt với người có vũ khí thì người ta làm gì? Đa số sẽ nhào vô chụp tay người kia lại để địch thủ không đâm hay bắn mình được, đứng lớ quớ ở ngoài là chết. Nhiều môn sinh Aikido thường hỏi tai sao Aikido khi học thì nắm tay, thực tế ngoài đời khi đánh nhau không ai nắm tay cả? Câu trả lời là họ sẽ nắm nếu mình có vũ khí! Premise (tiền đề) của Aikido là người Uke nắm tay để ngăn chặn người Tori không cho người Tori rút vũ khí ra (kiếm dài, ngắn, súng...) Nhưng tiếc là vũ khí trong Aikido đã bị loại bỏ, ít người nhớ hay hiểu nguyên tắc này, vũ khí trong Aikido bây giờ chỉ dùng để bồi đấp thêm cho nguyên lý của những đòn tay không, không phải là vũ khí khi xưa. Những đòn tegaeshi, nikkyo, sankyo..toàn là từ kiếm ra, dùng để ngăn chặn người tước vũ khí của mình

    Minhdao nghĩ những người gạt đỡ trâu bò có đỡ nổi những người biết dùng dao dùng súng không, hay là khi họ thấy Minhdao có vũ khí thì nhào vô chụp tay Minhdao? Khi họ nhào vô để chụp tay thì Minhdao nhập nội để dùng vũ khí của mình, Minhdao nghĩ như vậy có "một chiêu đắc thủ" đươc không?
    Last edited by Surfgrass; 12-08-2013 at 02:35 PM.

  7. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  8. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Cảm ơn anh Surf đã nói về tiền đề. MD cũng đồng ý với cách nghĩ trên, ngày xưa chỉ có sống và chết, không có huy chương vàng và huy chương bạc.

    Nhưng câu hỏi nhập nội như thế nào thì vẫn còn để đó???

    MD có thấy các clip dạy cách thế kiếm, MD cảm nhận đó vẫn là nhập nội, nhưng vẫn thấy 2 thanh kiếm có "va chạm" với nhau khi 2 bên tiến vào?

    Anh có thể giải thích về vấn đề "va chạm" này không? Như câu hỏi thứ nhất ở Post trên MD đã hỏi.

    - MD nghĩ là chiêu thứ thì nhiều học khi nào mới hết, nguyên lý mới là quan trọng. Như vậy thì Aikido sẽ không thể nào dùng trong "thi đấu thể thao" được đúng không? Vì cái tiền đề mà Uke lao vào và quyết định trong một chiêu không có?

  9. #18
    Surfgrass
    Guest
    Nhưng câu hỏi nhập nội như thế nào thì vẫn còn để đó???


    Thầy MinhDao dạy nhập nội như thế nào? Mỗi thầy dạy nhâp nội một cách khác nhau, MinhDao nên cẩn thận khi học trên mạng hay Youtube vì thầy MinhDao thấy đánh không giống thầy thì sẽ không hài lòng đâu. MinhDao nên nhớ nhập nội (Irimi) là một khái niệm, một nguyên tắc thể hiện trong nhiều đòn thế nhưng riêng nó thì không phải là một đòn thế gì cả. Đòn Iriminage chỉ là điển hình chính của Irimi nhưng Irimi có trong nhiều đòn khác như koshinage, ikkyo...etc.

    Cái sai lầm phổ biến anh thấy là ai cũng nghĩ nhập nội là tránh ra khỏi đường tấn công trước, rồi tiến vô, người ta tấn công, mình né, người ta tấn công, mình đỡ...phản ứng tùy theo đối thủ làm gì....ai cũng quên là Irimi là lấy đi sự chủ động của người khác, khi người ta tấn công, mình cũng tiến vào tấn công cùng một lúc.

    Theo Ellis Amdur, Itto ryu, một trong những trường phái kiếm thuật có ảnh hưởng lớn với Aikido có một câu nói là "As the enemy cuts, so, too, do I cut" tạm dịch là khi địch thủ chém, tôi củng chém, không phải dọc theo đường tấn công của đối thủ mà là trên đường tấn công của đối thủ. 2 vật không thể chiếm được một khoảng trống, nếu mình tiến vào đúng lúc với lực và tốc độ để chiếm được khoảng trống đó thì địch thủ sẽ bị bật ra, không phải vì họ bị đánh ra mà là họ không chiếm được khoảng trống đó. Cách hiểu dể hơn là thay vì đấm vô mặt đối thủ, mình đặt nắm đấm vào khoảng không trước khi mặt đối thủ đến khoảng không đó , đó gọi là nhập nội hay còn gọi là đòn 20 năm , không phải học nay mai thì được.



    MinhDao coi thí dụ của nhập nội ở phút 1:40 của Yagyu Shinkage ryu, nó giống như lời anh nói trên. Nhập nội là một nguyên tắc quan trọng và rất phổ biến trong nhiều trường kiếm thuật.

    MD có thấy các clip dạy cách thế kiếm, MD cảm nhận đó vẫn là nhập nội, nhưng vẫn thấy 2 thanh kiếm có "va chạm" với nhau khi 2 bên tiến vào?

    Anh có thể giải thích về vấn đề "va chạm" này không? Như câu hỏi thứ nhất ở Post trên MD đã hỏi.
    Như anh nói trên, Minhdao nghĩ nhập nội va chạm hay không có thành vấn đề không?
    Last edited by Surfgrass; 12-15-2013 at 02:44 PM.

  10. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Cảm ơn anh Surf rất nhiều, em lại được mở mang kiến thức.

    Câu hỏi về "va chạm" của em có thể rất nông cạn nhưng em thắc mắc, phạm vi của Kiếm lớn hơn phạm vi của tay rất nhiều, kể cả khi ta dùng kiếm chống kiếm cũng ko thể "1 chiêu đắc thủ được", không thể lập tức lấy đi sự chủ động của đối phương, vì em thấy rõ ràng vẫn còn sự phản kháng, "va chạm" của 2 kiếm.

    Vậy tay không của Aikido cũng sẽ gặp phải sự "va chạm" đến từ kiếm, đấm, đá của Uke? (Em không nghĩ là ở ngoài đời dễ dàng như khi tập, ta biết trước Uke sẽ đánh đòn gì)

    Vậy có 2 khả năng:

    1. Tập cho đến mức nhập nội không bị dính đòn nào?
    2. Tập để chịu được va chạm?

  11. #20
    Surfgrass
    Guest
    Câu hỏi về "va chạm" của em có thể rất nông cạn nhưng em thắc mắc, phạm vi của Kiếm lớn hơn phạm vi của tay rất nhiều, kể cả khi ta dùng kiếm chống kiếm cũng ko thể "1 chiêu đắc thủ được", không thể lập tức lấy đi sự chủ động của đối phương, vì em thấy rõ ràng vẫn còn sự phản kháng, "va chạm" của 2 kiếm.

    Vậy tay không của Aikido cũng sẽ gặp phải sự "va chạm" đến từ kiếm, đấm, đá của Uke?
    Ủa MinhDao học võ mà sợ va chạm hả???

    Em không nghĩ là ở ngoài đời dễ dàng như khi tập, ta biết trước Uke sẽ đánh đòn gì
    Chuyện này thì dĩ nhiên, MinhDao phỏng đoán nhiều quá. Muốn tập bất cứ môn võ nào mà có thể dùng được ngoài đời (Aikido, karate, taekwondo...) thì phải tập với trường hợp bị tấn công thật sự. Những lớp dạy chống hiếp dâm dùng phương pháp này nhiều lắm. 1 là sẻ tấn công rất thật, 2 là người bị tấn công sẻ không biết có bao nhiêu người tấn công mình, trường hợp tấn công ra sao, có vũ khí không...

    MinhDao đọc thread này lại đi, anh có nói về sự thực tế khi dùng võ thuật ngoài đời


Trang 2 của 4 Đầu tiênĐầu tiên 1234 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •