Kết quả 1 đến 1 của 1

Chủ đề: Aikido Kokoro

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts

    Aikido Kokoro

    Thầy Tohei đi Hawaii vào 1953. Khi trở về, ông mang về một cái áo da mà không thể kiếm được thời đó ở Nhật. Nó có tua tua như những cái mà anh thấy trong phim Tây phương. Thầy ấy có được cái áo da khi mà kiếm được đôi giày da còn khó… Tôi thật sự nghĩ điều đó thật tuyệt. Sau đó, cái áo đó bị trộm mất. Vụ trộm đã xảy ra khi mà tôi đến tập. Tôi thấy tất cả mọi uchi deshi đều bị bắt ngồi seiza và thầy Tohei đang la lối cái gì đó. Sau tôi nghe thấy nói chiếc áo của thầy Tohei đã bị đánh cắp. Lúc đó thầy Noguchi, thầy Genta Okumura và thầy Sunadomari đều là uchideshi. Rồi Tổ sư xuất hiện và hỏi, “chuyện gì vậy?”. Khi thầy Sunadomari giải thích chuyện gì đang xảy ra Tổ sư đáp: “Ồ, mất rồi, phải không?” (cười). Rồi Tổ sư bước vào dojo. Thầy Tohei cũng ngồi seiza vì Tổ sư vào. Tổ sư bắt đầu bước vòng quanh họ. Chúng tôi thật sự thắc mắc thầy sắp sửa nói gì. Thầy đã nói là, “Anh mới là người đáng trách, Tohei”. Rồi, Tổ sư biến mất. Thầy Tohei ngồi im một lúc. Rồi, thầy Tohei cũng biến mất. Mọi người thở phào và bắt đầu luyện tập (cười). Sau giờ tập, tôi về nhà và gặp Tổ sư đang đi tắm. Tôi bước tới Tổ sư và nói, “Tổ sư!”. Thầy nói, “ohhh!”. Tôi hỏi, “Vài phút trước khi cái áo của thầy Tohei bị đánh cắp, thầy nói chính thầy ấy mới là người có lỗi. Tại sao thầy nói vậy?”. Tổ sư trả lời, “anh không hiểu tại sao à? Những ai tập võ không nên có tinh thần như vậy (kokoro). Không nên phô trương cái mà người khác ước có. Anh chỉ có thể khoe cái anh có thể cho, nếu không thì đừng. Tội nghiệp, người đó lấy cái áo vì anh ta muốn có nó. Tuy nhiên, khi lấy, anh ta trở thành kẻ trộm. Lấy cái áo cũng không sao, nhưng vì thế anh ta thành kẻ trộm. Trộm là điều xấu, người có áo bị trộm mới là người gây nên tội lỗi. Anh ta đã mở ra thời cơ cho người kia. Là một budoka, điều đó là tệ.” Tôi rất ngạc nhiên và tôi hiểu được sự thâm thúy của Aikido. Nói thật, khi tôi tập Judo, nhà thầy Mifune bị cắp hai lần khi ông vắng nhà. Sự cố ấy được viết trên tạp chí hằng tháng “Judo” xuất bản bởi Kodokan. Có trích lời thầy Mifune nói, “Lần tới nếu tên ấy trộm khi tôi có mặt, tôi sẽ bắt hắn cho dù chuyện gì có xảy ra, thậm chí nếu tôi có bị giết!” Một ông lão, gần bảy mươi tuổi nói rằng sẽ bắt kẻ trộm cho dù có bị giết… Tôi thật sự ấn tượng với phản ứng của thầy Mifune lúc đó. Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa lời Tổ sư và lời thầy Mifune. Một người thì nói sẽ bắt kẻ trộm cho dù có bị giết và đem tới cảnh sát. Người kia thì nói kẻ trộm lấy vì anh ta muốn có nó và anh nên có nó, và rằng người trộm không phải người có lỗi. Có cả thế giới khác biệt giữa hai tinh thần. Tôi nghĩ rằng cho dù một người có tập Judo cả đời, anh ta cũng không đạt tới cảnh giới đó. Còn mặt khác, tôi nghĩ rằng sự thâm thúy của Aikido như là một môn võ đạo thật tuyệt vời. Sự cố đó khiến tôi ngừng tập Judo. Cách nghĩ của Tổ sư hiện hữu trong bản thân luyện tập! Tổ sư nói, “Thật sai lầm khi dùng từ “thắng và thua”. Anh không nên nghĩ về những từ đó.” Lời của Tổ sư thật tuyệt. Khi chúng ta còn sống tôi nghĩ quan trọng là chúng ta phải hấp thu được những lời của Tổ sư.
    Trích từ Phỏng vấn thầy Shoji Nishio (1984), Phần 1 trên Aikijournal.

  2. The Following 2 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •