Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 11

Chủ đề: Yoshimitu Yamada

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài này là tiêu sử thầy Yoshimitu Yamada, 1 gương mặt hầu như đa số aikidoka khắp thế giới đều biết đến. Trong 4rum này đã có khá nhiều bài và hình về thầy, nhung ít ai biết làm sao thầy lại chọn HKD để mưu sinh.





    Yoshimitu Yamada sinh ngày 17 tháng 2 1938 tại Tokyo, con của 1 giáo viên (Ichiro) và mẹ (Michio) là nội chợ. Phiá nội của thầy Yamada có họ với gia đình Abe và khi ông nội của thầy Yamada qua đời, ichiro được gia đinh Abe nhận làm con nuôi.





    Vì khó khăn kinh tế ở Nhật trong thời gian đệ nhị thế chiến, 2 gia đình Abe và Yamada di cư sang Dại Hàn vào đầu thập niên 1940, định cư tạo Chinju, 1 thành phố nhỏ cách Hán thành cỡ 200 dặm. Gia đình Abe mướn đất và buôn bán ở đó, trong khi ba của thầy Yamada đi làm trong công nghiệp khai mỏ .





    Người anh họ của ba thầy Yamada, Tadashi Abe bắt đầu tập HKD vào năm 1942. Sự trùng hợp này có ảnh hưởng trực tiếp với tương lai thầy Yamada. Khi còn nhỏ, thầy Yamada đã có dịp gặp sư tổ, trong 1 dịp biểu diễn võ tại tư gia gia đình Abe. Sự gặp gỡ đó đã gây 1 ấn tượng tốt cho thầy. Thầy còn nhớ sự thay đổi của sư tổ trong cuộc biểu diễn đó: - Từ 1 người điềm đạm, sư tổ trở thành 1 người mới - huyền bí, lanh lẹ khi diễn võ

    Sư gặp gỡ đó gây ấn tượng nên khi thầy Yamada được 18t, thầy quyết định xin làm đệ tử nội trú ở Hombu dojo. Thầy được nhận làm ushi deshi nhờ lời giới thiệu của thầy Abe. Nếu khg có lời giới thiệu đó thì chắc thầy khg được nhận vì thời đó, khó ai được nhận làm deshi nếu chưa biết võ. Khi thành deshi, thầy làm quen và được 2 ''đàn anh'' chấp nhận: Nabuyoshi Tamura và Sadateru Arikawa.




    Hombu dojo thơi xưa khác hằn bây giờ. Tư gia của gia đình Ueshiba cũng là nơi tập võ và sư tổ cũng hay ra đứng lớp. Sư tổ tạo 1 ấn tượng rất tốt với tất cả deshi. Các cử chỉ và thái độ của sư tổ là những đặc tính tốt và là tấm gương mà giới trẻ thời đó ngưỡng mộ và ráng bắt chước.


    Tập dượt ở Tổng đàn lúc đó rất đòi hoỉ, mệt nhọc và đời sống khá khổ vì tình trạng kinh tế khó khăn ở Nhật sau đệ nhị thế chiến. Tổng đàn khg thoát khỏi đời sống khó khăn và thiếu thốn lúc bấy giờ. Toà nhà khg được xưởi, mùa đông thì nhìệt độ trong nhà và phòng tập dưới 0C, mùa hè thì nóng như lò lửa.





    Dệ tử nội trú khg có phòng riêng, có người ngủ ngay trong phòng tập, và hầu như rất ít đồ đạc cá nhân. Nhịp sống hòan toàn theo nhịp điệu của phòng tập (dojo), và đời sống cá nhân hầu như rất hiếm. Mỗi deshi được ấn định 1 số việc phải làm trong nhà, ngoài việc đi dạy võ riêng cho 1 số nhân vật.


    Tới giờ, thầy Yamada còn nhớ thời khoá biểu cho từng ngày: tập võ 4 5 lần /ngày , ngoài những việc khác phải làm như đi chợ, dọn dẹp nhà cửa,... Lớp tập đầu tiên trong ngày do DC Kissomaru dạy vào lúc 6:30 sáng, lớp kế tiếp là do thầy Tohei hay Osawa và 8:00 AM. Cứ mỗi 2 tuần, thầy Tomiki thay 1 trong 2 thầy trên vào lớp 8:00 sáng. Lớp 15:00 do thầy Tada hay Yamaguchi đứng lớp, xong lớp 16:00 và 18:30 thì được 1 số thầy khác thay phiên nhau dạy.




    Cá tính cá nhân và trình độ kỹ thuật của thầy Tohei được 1 số võ sinh kính trọng và thầy được nhiều người coi như 1 thần tượng. Khá nhiều người lấy làm hối tiếc khi thầy Tohei được gửi sang Hawaii để phát triển HKD ở đó và ít có mặt tại Tokyo. Với thời gian, số đệ tử nội tru tăng thêm Yasuo Kabayashi, Kazuo Chiba, Mitsunari Kanai và Seichi Sugano được nhận làm deshi và họ trở thành 1 nhóm bạn than với nhau.


    Nhóm deshi để hết tâm trí vào luyện võ và đời sống hang ngày tại dojo, nhưng hầu như ai cũng ước mơ thầm được xuất ngoại. Thầy Yamada, được uỷ nhiệm dạy HKD ở mấy trại lính Mỹ. Nhờ vậy, thầy thành thạo Anh văn và hiểu văn hoá Mỹ hơn các deshi khác. Thầy ước được sang Mỹ.





    Vào đầu thập niên 60, có 1 cơ hội đến với thầy. Eddie Hagihara, 1 người bạn thầy Yamada, đại diện 1 nhóm người Mỹ yêu thích HKD, liên lạc với Hombu dojo và yêu cầu Aikido được biểu diễn ở Hội trợ thế giới tại (World Fair) New York. Lúc đầu, thầy Tohei được cử đi, nhưng vì bị chấn thương ở chân, nên thầy Yamada được gửi đi thế.

    eddie Hagihara



    Sau cuộc biểu diễn, thầy Yamada có gặp Eddie Hagihara và đồng ý phụ trách võ đường NY Aikikai. Đúng là số phận. Thầy Yamada có ý định thay thế anh họ Tadashi Abe, đang dạy HKD ở Au châu, nhưng thầy Tamura đã lấy chỗ đó. Vì vậy, thầy Yamada được Hombu đề cử phụ trách vùng đông Mỹ. Thầy chọn NY làm ''tổng hành dinh''.


    Những bước khởi đầu rất khó khăn và người HLV trẻ tuổi phải bỏ rất nhiều thời gian và kiên nhẫn. Nhóm HKD ở NY khg được tổ chức chặt chẽ, vì còn trẻ nên hầu như chưa có ai có kinh nghiệm mở 1 võ đường. Thầy Yamada phải lo hết mọi việc, nhờ kinh nghiệm Ushi Deshi ở Hombu. Ngoài việc dạy võ (đúng kỹ thuật), thầy còn phải lo việc sắp xếp, tổ chức võ đường và cũng phải đối phó với việc thiếu thốn tài chánh.


    Dời sống khá khổ cực. Thầy Yamada và người deshi đầu tiên trên đất Mỹ (Angel Tineo-Avarez) phải ngủ trong phòng thay đồ của võ đường.

    HKD bên Mỹ lúc đó ít ai biết đến, và vì thiếu thốn tài chánh nên những phương tiện thông thường để quảng bá HKD (bích chương, đăng báo ...) khg được dùng. Cách duy nhất để mọi người chú ý là biểu diễn trước công chúng.





    Nhờ sự giúp đỡ của các môn võ khác, cơ hội để quảng cáo cho HKD khg thiếu: HKD được biểu diễn trong những trận thi đấu Karate hay Judo. Chính vì vậy mà 1 số đông Aikidoka đầu tiên ở Bắc Mỹ tới từ những môn võ khác, và khi học HKD, họ muốn thấy hiệu quả cuả HKD. Họ muốn só sánh HKD với những môn võ họ đã học. Cũng chính vì vậy mà cách tập và ra đòn của thầy Yamada, Kanai, Chiba ... đều ''mạnh bạo'' và cương hơn đa số các võ đường HKD khác.


    Những năm đầu của dạy võ ở NY là 1 thách thức lớn đối với thầy Yamada. Thầy đã vượt qua được những khó khăn đó nhờ sự giúp đỡ và ủng hộ của 1 số võ sinh nồng cốt như Mike Abrams, Harvey Konigsberg, Harry McCormack. Thầy có trung bình 50 võ sinh.


    Mike Ambrams (bên phải)



    Harvey Konisberg



    McCormack



    Thầy Yamada gặp nhiều chuyện ''trục trặc'' khác nữa ngoài những khó khăn của võ đường. Giấy chiếu kháng (VISA) thầy được tòa đại sứ Mỹ ở Nhật cấp khi sang biểu diễn khg cho phép thầy ở lại Mỹ dài hạn. Trong lúc thầy ở Mỹ, phu nhân cũng sang theo và 2 người con thầy đều ra đời tại Mỹ. Nhờ sinh tại Mỹ nên 2 người con có thể lấy quốc tịch Mỹ, trong khi thầy, vợ và người con gái đầu lòng vẫn là quốc tịch Nhật và có thể bị trục xuất bất cứ lúc nào.

    Dể gia đình khoỉ bị stress về việc bị trục xuất, thầy đã lấy 1 quyết định mà tới giờ thầy vẫn còn hối tiếc: vợ và con trở về Nhật và thầy ở lại Mỹ.


    Từ từ, HKD càng ngày càng lôi cuốn nhiều người ở NY nó riêng và đông Mỹ nói chung. Aikido phát triển nhơ công lao của thầy. Thầy đi khắp mọi nơi biểu diễn, Boston, nam New Jersey, Pensylvania, Canada ... ngay cả những học trò ruột thầy cũng phải than phiền là thầy khg có mặt để dạy họ nhiều .... Lúc bấy giờ, thầy là người duy nhất có đủ kinh nghiệm để bành trướng HKD. Những hành động của thầy đều có mục đích xây dựng 1 nền móng vững chắc cho HKD tương lai đào tạo 1 số võ sư giỏi để HKD có thể phát triển 1 cách vững vàng.


    Thầy đã hoàn thành 1 phần nhiệm vụ mà Hombu dojo giao phó khi thầy được gửi sang Mỹ. Khi võ đường ở NY được ổn định, HKD được phổ biến và công chúng biết đến, mục đích tới của thầy là cũng cố hành chánh: thành lập liên đoàn HKD tại Mỹ (US Aikido Federation USAF). USAF ra dời vào năm 1968 và là kết quả của cách HLV HKD được Hombu dojo uỷ quyền sang Mỹ (Kanai-Tohei-Chiba-Yanada).


    Tới năm 1972, vấn đề chiếu kháng của thầy Yamada đã được giải quyết. Nhờ vậy, thầy có thể xuất xứ và phát triển HKD ở ngoài nước Mỹ. Seminar đầu tiên của thầy ngoài Mỹ là ở Pháp vào năm 1973 khi thầy Tamura mời thầy sang.


    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #2
    wago
    Guest
    anh Aiki cho em hỏi, Nabuyoshi Tamura và Sadateru Arikawa ai lớn hơn. Nếu em nhớ không lầm thì thầy Arikawa đã 9 đẳng khi mất phải không?

  3. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi wago
    anh Aiki cho em hỏi, Nabuyoshi Tamura và Sadateru Arikawa ai lớn hơn. Nếu em nhớ không lầm thì thầy Arikawa đã 9 đẳng khi mất phải không?
    Thầy Arikawa là đàn anh của thầy Tamura. Đàn anh về tất cả mọi mặt: tưổi (Sinh năm 1930 Vs 1933), võ (bắt đầu tập HKD năm 1947 Vs 1953) và dan. Về việc Dan thì đương nhiên ai gần Hombu được thăng 'lẹ' hơn ai ở xa. :-k :-k

    Thầy Arikawa đã qua đời năm 2003.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thập niên 1980 là thời gian củng cố HKD ở Mỹ. 2 thập niên sau khi tới Mỹ, năm 1984 là năm mà DC Kisshomaru Ueshiba ghé summer camp. Dó là 1 sự cảm kích lớn đối với thầy và là 1 cơ khí thúc đẩy thầy phát triển thêm HKD. Thầy đi khắp đây đó, và vào 1992, mời thầy Sugano sang giúp.

    NY Aikikai là võ đường duy nhất thế giới có 2 người đệ tử ruột của sư tổ dạy cùng lúc.




    Sau 20 năm, thầy Yamada có thể ngoảnh mặt nhìn lại thời gian qua: 10 năm đầu tiên trên đất Mỹ, thầy chỉ lo phát triển võ đường, 10 năm kế tiếp là việc phát triển HKD ở đông Mỹ. Những khó khăn và cản trở thầy đã trải qua đã giúp thầy trưởng thành hơn. Khi vào ngũ tuần, lúc đó thầy mới chấp nhận được võ sinh kêu thầy là ''sensei''. Trước đó, thầy hay tự hỏi là thầy có đáng được kêu như vậy khg?


    Tóm tắt lại, thầy Yamada chỉ ở Hombu dojo khoảng 7 năm. Từ lú đó cho tới nay, kỹ thuật và chương trình HKD đã có khá nhiều thay đổi, và ngay cả bộ môn HKD cũng có nhiều đổi thay so với những gì những ushi deshi của sư tổ được dạy.


    Mặc dù vậy, thầy Yamada vẫn ráng truyền bá những gì thầy được dạy lúc trước. Thầy dạy những căn bản chính thống và tránh thay đổi những gì mình đã học. Thầy tin là võ sinh sẽ tiến bộ nếu có 1 căn bản vững. Thầy là người say mê cách tập mạnh mẽ (intensive), và coi đó là 1 cách để phát triển tinh thần và thể xác.


    Thầy khg phản đối cách tập mạnh bạo (martial) với tinh thần võ sĩ đạo (budo), nhưng khg chấp nhận cách tập hung bạo (brutality) và ngu xuẩn trên thảm tập.


    Tới giờ, thầy đã 70t và vẫn đi khắp thế giới cho seminar. Thầy cũng là chủ tịch của American Aikido Federation và the South American Aikido Federation và cũng đã ra nhiều băng và sách về HKD.


    Khi được hỏi là thầy hãnh diện việc gì nhất thì thầy trả lời như sau:

    1- Võ đường NY aikikai
    2- Phát triển HKD khắp thế giới
    3- Đào tạo khá nhiều HLV gioỉ


    Và khi hỏi thầy mơ ước gì?

    Câu trả lời là

    - Mua 1 miếng đất lớn gần NY,
    - mở 1 võ đường kiểu Iwama,
    - có vài ushi deshi
    - tiếp tục tập nếu sức khỏe cho phép
    - ...


    hết
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  5. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Mới kiếm ra 1 clip quay lại lúc thầy Yamada còn trẻ! Khg biết quay ở đâu, có vẻ bên Nhật?? Công nhận HKD thời xưa khác "võ tình thương" thời nay nhỉ ...o o #-o #-o :-" :-" :-# :-#

    Last edited by aiki; 07-24-2013 at 04:26 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  7. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Một bài phỏng vấn thầy Yamada Yoshimitsu

    Nếu có một điều muốn truyền đạt lại cho tất cả võ sinh aikido thì thầy sẽ truyền đạt điều gì?
    Tôi muốn mọi người hướng đến một trình độ aikido cao hơn thông qua việc luyện tập tích cực và vui vẻ.

    Việc dạy đã ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của thầy trong suốt sự nghiệp aikido của thầy?
    Bởi vì tôi bắt đầu dạy aikido từ sớm, tôi nghĩ tôi phát triển nhiều hơn khi tôi dạy hơn là tôi luyện tập. Tôi hiểu cái nhìn của một người học, và đồng thời có một cái nhìn rộng hơn, nên tôi có thể giải quyết một số vấn đề một cách tích cực hơn. Cách tôi dạy võ sinh bên Nhật không hiệu quả khi dạy bên Mỹ. Võ sinh ở đây cao to hơn, và tôi cần có cái gì đó thuyết phục để chứng minh. Về hình thể tôi không bằng họ, nên di chuyển của tôi chắc chắn phải trở nên rộng hơn.

    Thầy đã hình thành và phát triển nên aikido của riêng mình như thế nào?
    Tôi tìm thấy aikido của tôi như thế nào à? Tôi bị ảnh hưởng rất nhiều bởi 3 người, thầy Kisaburo Osawa, thầy Koichi Tohei, và đạo chủ Kisshomaru. Một cách tự nhiên, tôi hấp thụ những gì tôi học được từ các thầy theo cách của tôi. Tôi học cách di chuyển như nước và rộng cùng với cách tạo không khí học tập hòa hợp và ấm áp từ thầy Osawa. Từ thầy Koichi Tohei tôi học cách không sử dụng sức mạnh cơ bắp và thả lỏng cơ thể mà trở nên mạnh mẽ và mềm dẻo. Aikido của thầy Tohei cho tôi biết làm thế nào để dạy những người ngoại quốc to hơn mình. Và tôi tìm thấy ở đạo chủ Kisshomaru sự thuần khiết của kỹ thuật, cái đó cực kỳ quan trọng. Thầy trung thành với kỹ thuật căn bản, nói cách khác là chính thống và không không phô trương.

    Thầy có thấy bất kỳ khía cạnh nào của aikido hiện giờ làm thầy cảm thấy khó chịu?
    Gần đây, dường như với tôi mọi người đang dựa vào những tình huống giả định. Nhiều người them vào cái nhìn của cá nhân họ, với suy nghĩ rằng “theo tình huống như vậy, thì mọi thứ sẽ phải như vầy theo giả định”. Nó có vẻ logic bởi vì chúng ta được dạy “uke nên được di chuyển như thế nào”. Tuy nhiên, không ai té “theo cách đúng như vậy” nếu họ không biết cách làm như vậy. Tôi cảm thấy khó chấp nhận khi một người luyện tập aikido gần như vậy. Tôi thật sự nghĩ họ sẽ trở nên khinh suất với cách nghĩ và luyện tập như vậy.

    Thầy nghĩ như thế nào về việc học từ các thầy khác nữa ngoài người thầy chính của mình?
    Về việc này, tôi cảm thấy tôi đã được dạy aikido một cách nghiêm khắc từ thầy Kisshomaru. Xét cho cùng, để tiến xa việc được dạy bởi một người thầy tốt hết sức quan trọng. Cũng quan trọng là việc học từ nhiều thầy khác nhau nếu mình có cơ hội. Quan trọng là phải biết nắm lấy cơ hội với sự cởi mở, không bị bó buộc bởi khuôn khổ của chính mình. Nếu tìm thấy thứ gì giá trị trong những cơ hội như vậy, mình phải chớp lấy không chút do dự. Tuy nhiên, cũng không nên bắt chước hoàn toàn, mà nên hiểu những gì mình nhìn thấy. Mỗi người có cơ địa khác nhau, nên chỉ đơn giản bắt chước người khác với cơ địa khác mình sẽ khiến trông rất tức cười.
    Có những thầy aikido cấm đoán học trò mình tham dự seminar của thầy khác. Tôi không cấm học trò mình, và tôi nghĩ điều đó quan trọng. Mỗi thầy đều có cái hay, và võ sinh nên có khả năng học cái ấy. Con người chúng ta đều khác nhau, và chúng ta đều hay giỏi ở mặt nào đó.

    Có cái gì trong luyện tập hằng ngày mà thầy thấy sẽ cản trở ngươi ta tiến bộ?
    Có người đã luyện tập theo cách mà họ khó có thể tiến bộ, cho dù họ có tập bao nhiêu năm đi chăng nữa. Họ không quan tâm rằng họ đang mắc phải những lỗi cơ bản như là không đứng trong thế hanmi hay chuyển động một cách ẩu thả và lơ đễnh, thậm chí ngay cả khi họ trở thành đai đen. Nếu là đai trắng làm sai hay không thể di chuyển đúng thì còn có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, không thể tiến bộ nếu người ta chỉ thực hiện kỹ thuật một cách lơ đễnh trong khi vẫn nghĩ rằng mình đang thực hiện kỹ thuật một cách đúng đắn. Mỗi kỹ thuật đều có tư thế đứng đúng đắn. Cần phải làm cho đúng. Tuy nhiên, nhiều người, vì lý do nào đó, quá chú trọng đến phần trên cơ thể và di chuyển chân một cách cẩu thả. Vì trong aikido bạn tập mình vẫn ngã, nên mọi người có khuynh hướng nghĩ rằng mình đang thực hiện kỹ thuật đúng. Tôi ghét cay ghét đắng cái ấy khi tôi quan sát thấy điều ấy trong các buổi thi. Các kỹ thuật phải được thực hiện rõ rang và thuyết phục đến mức độ mà nó tạo hiệu quả trên bạn tập của mình. Nếu không, việc luyện tập trở nên vô nghĩa. Vị trí và thăng bằng phải được luôn được giữ đúng. Để làm được việc đó thì bước chân phải chắc chắn. Lúc đó kỹ thuật mới thực hiện được theo dòng chảy và thăng bằng được giữ sau khi ném đối phương, làm cho toàn bộ sự di chuyển trở nên tuyệt đẹp.

    Các thầy có thể làm gì để giúp võ sinh tránh được những lỗi lầm đó?
    Đôi lúc việc dạy cũng có vấn đề. Có những thầy dừng động tác của học trò lại và cố gắng chỉ cho học trò những chi tiết nhỏ. Học trò sẽ không tiến bộ nếu được dạy theo cách như vậy. Cứ để cho học trò tự tìm hiểu và khám phá. Chừng nào các điểm quan trọng được chỉ dạy một cách rõ rang, không cần thiết phải chỉ cho học trò những chi tiết nhỏ. Ví dụ, trong trường hợp dạy cho một người mù cách đi từ điểm A sang điểm B, lúc đầu người mù phải được chỉ để có thể tự mình đi đến điểm B. Trên đường đi, người ấy có thể va vấp hay té ngã. Thậm chí, người ấy có thể sẽ không đi đến được điểm mong muốn. Theo cách như vậy, dần dần theo thời gian người ấy cũng có thể đạt được đến việc có thể lần theo đường để đến địa điểm cuối cùng. Các chi tiết nhỏ nhặt có thể được học sau. Nếu dừng lại lien tục và bảo “Chỗ này nguy hiểm, cẩn thận”, mỗi lần như vậy, người ấy sẽ không thể học được cách đến được địa điểm cuối. Tương tự như vậy, nếu cứ dừng và dạy những điểm nhỏ nhặt ngay từ đầu, việc luyện tập chẳng vui chút nào.

    Có điều gì khác mà thầy muốn nói về thái độ luyện tập của võ sinh?
    Một điều tôi muốn nhấn mạnh là phải có thái độ tích cực với việc luyện tập. Bạn không thể tiến xa nếu có sự nghi ngờ về aikido. Chắc chắn một cách tiến bộ là giải đáp các câu hỏi; tuy nhiên cách đó chỉ dành cho những người đã học được aikido một lượng đáng kể. Sẽ lãng phí thời gian nếu trong khi luyện tập bạn chỉ nghĩ “liệu đòn ikkyo có hiệu quả trong thực tế không?”. Tôi nghĩ luyện tập aikido cần phải tích cực và nghiêm túc. Tôi không có ý nói phải khổ luyện bởi vì điều quan trọng là mình phải thích tập. Tôi hy vọng người ta luyện tập aikido một cách đam mê đi cùng niềm vui. Aikido rất uyên thâm. Tôi mong ước mọi người cảm thấy hài long với trình độ hiện tại – cho dù họ đang tiến bộ ở một mức độ nhất định – nhưng đồng thời họ vẫn hướng đến một trình độ cao hơn và luyện tập một cách vui vẻ.

    Dịch: Kansha Dojo

  8. The Following 3 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


  9. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Yoshimitsu Yamada 8th Dan, Shihan USAF Chairman


    Bời Peter Bernath, 7 dan & David Halprin, 6 dan

    Lời người biên dịch: Cuộc phỏng vấn với thầy Yamada được thực hiện Kỳ tập huấn USAF Eastern Region 1998 ở trường Đại Học New Hampshire. Đây là phần đầu tiên của cuộc phỏng vấn dài. Trong phần này, với cách trả lời thẳng thắn và đầy màu sắc, thầy Yamada hồi tưởng lại những ngày đầu khi thầy là một uchi deshi ở Hombu Dojo.


    Phần Một: Những năm tháng làm uchi deshi tại Hombu Dojo
    33954_572884739388640_41241173_n.jpg
    Nhóm uchi deshi ở Hombu: ngoài cùng thầy Kobayashi, thầy Tamura (đứng thứ 3 từ trái sang), thầy Noro, thầy Yamada (ngoài cùng bên phải)

    Thưa thầy, điều đầu tiên chúng tôi muốn muốn hỏi thầy về tiểu sử Aikido của thầy. Tiểu sử cá nhân của thầy, tại sao thầy bắt đầu tập Aikido và việc ấy diễn ra như thế nào?
    Tôi bắt đầu vì họ hang của tôi, thầy Tadashi Abe. Thầy Tadashi Abe là một trong những nội đệ tử của Tổ sư vào những ngày đầu. Nhờ thầy Abe mà tôi biết đến Tổ sư và Aikido. Tôi đã nói với bản thân, khi tôi đến tuổi nào đó, tôi muốn luyện tập, thì tôi sẽ tập với Tổ sư. Tôi cũng may mắn được nhận làm nội đệ tử nhờ mối quan hệ với thầy Abe. Tôi nghĩ đó là một thay đổi tích cực trong đời… một mối duyên hình thành nên nhân cách tôi. Dĩ nhiên, anh biết đấy, cũng giống như các thanh thiếu niên khác, bạn muốn trở thành anh hung, trở nên mạnh mẽ mà? Đó là động lực để tôi bắt đầu Aikido.

    Thầy có thể kể them về cậu và nhóm nội đệ tử giống thầy? Hồi ấy như thế nào?
    Tôi không nhớ quá nhiều chi tiết, nhưng cha của thầy Abe rất kính trọng Tổ sư, và là người ủng hộ về mặt tài chính cho Tổ sư. Thầy Abe cũng rất cống hiến cho Tổ sư. Tôi nghĩ rằng lúc đó Đạo chủ còn trẻ. Thầy Abe và đạo chủ cũng ngang tuổi nhau. Dĩ nhiên, thầy Koichi Tohei cũng ở đó. Họ cùng một thế hệ. Những người như, anh biết, thầy Saito cũng ở đó nhưng tôi nghĩ thầy trẻ hơn mộ chút.

    Tôi hiểu, thầy Abe là người đầu tiên, thậm chí còn trước cả thầy Tohei, đi ra nước ngoài để giới thiệu Aikido, lúc ấy là ở Pháp. Thời kỳ ấy rất khó để người Nhật đi ra nước ngoài. Chúng tôi vẫn nằm dưới sự chiếm đóng của người Mỹ, và không dễ gì đi lại nhưng bằng mối quan hệ của cha mình, với những nhân vật VIP, đã là cách thầy Abe đi được.

    Tôi nghĩ, hiển nhiên, thầy Abe đã có một khoảng thời gian cực kỳ khó khan, vì chẳng ai biết Aikido là gì. Những ngày ấy, cũng như mọi người khác, thầy phải trộn một ít Judo và rồi biểu diễn Aikido. Triết lý của thầy dĩ nhiên không phải là truyền bá Judo nhưng có lẽ thầy phải dung võ sinh Judo… nó cũng diễn ra như vậy với tôi. Tôi đã phải sử dụng võ sinh Judo và Karate thời gian đầu để biểu diễn. Không có ai cả.

    Và dĩ nhiên, thầy Tohei và thầy Abe, anh biết đấy, họ như là anh em? Và họ chơi với nhau anh em… đánh nhau… không phải đánh thật nhưng, anh biết, họ ganh đua với nhau.

    Thế đã có gì xảy ra giữa hai người bọn họ chưa?
    À, ừ… có… thôi được, để tôi kể. Anh biết rằng thầy Tohei rất mạnh, và bất kỳ khi nào thầy Abe thách đấu, thầy Abe đều thua. Một lần nọ, khi tôi đang học trung học, hay nhỏ hơn, và lúc đó thầy Tohei đang ở Osaka, thầy chịu trách nhiệm một võ đường ở Osaka hay cái gì ấy. Đó là vào trước khi thầy Abe đi Pháp, nên thầy muốn thách đấu thầy Tohei một lần nữa. Ờ, thầy Abe nghĩ rằng không cách gì thắng được thầy Tohei bằng Aikido, cũng như Judo. Thầy đang đi học đại học khi ấy và thầy tham dự câu lạc bộ đô vật ở đó. Và thầy học một ít đô vật, và thầy bảo với tôi, “lần này ta sẽ thắng Tohei”. Nên thầy kéo tôi theo làm chứng.

    Tôi ngồi một mình trong võ đường Osaka, và thầy Tohei thì mặc bộ võ phục Aikido bình thường với hakama, đứng giữa thảm. Thầy Abe thì mặc đồ thể thao và di chuyển vờn quanh thầy Tohei. Thầy đùa với thầy Tohei với những gì thầy tập trong môn đô vật, và bất ngờ thầy nhảy vào thầy Tohei vòng tay ôm lấy thầy Tohei, như trong vật kiểu Hy Lạp La Mã, quào, túm nhưng chẳng có tác dụng gì hết (cười)! thầy không thể thắng nổi thầy Tohei một tẹo nào. Sau đó, trên xe lửa đi về, tôi nói với cậu tôi “cháu nghĩ CẬU là người mạnh nhất trên thế giới”. Thầy Abe giận đến phát điên (cười). Sau đó không lâu thầy đi Pháp.

    Thầy Abe ở Pháp bao lâu?
    Tôi không biết, khá lâu. Khoảng 10 năm hay hơn. Thầy trở về khi tôi vẫn còn là nội đệ tử. Khi về, thầy rất mừng khi thấy tôi là nội đệ tử.

    Trước khi thầy trở thành nội đệ tử, thầy có suy nghĩ về nghề nghiệp khác không, hay thầy luôn nghĩ rằng thầy sẽ theo Aikido?
    Không, chưa bao giờ tôi nghĩ về chuyện ấy, tôi chưa bao giờ nghĩ Aikido là phương tiện kiếm sống. Không ai nghĩ như thế, thầy Kanai cũng không, không ai trong bọn tôi nghĩ mình có thể sống được nhờ Aikido. Chúng tôi chỉ cảm thấy hạnh phúc được luyện tập.

    Thầy bao nhiêu tuổi khi thầy bắt đầu tập?
    17 hay 18, tôi không chắc. Chắc là 18

    Thầy có thể kể một chút về đạo đường Hombu thời mà thầy bắt đầu tập?
    Ờ thời bấy giờ đạo đường là một ngôi nhà cũ kỹ hơn những gì anh thấy ngày nay. Nó là một đạo đường đẹp bằng gỗ đặc trưng, còn tốt, chỉ có một tầng. Như là đạo đường theo đúng nghĩa, đẹp. Nó nối với nhà của gia đình thầy Ueshiba, và tất cả chúng tôi đều ngủ trên thảm, nên dĩ nhiên, mỗi ngày anh phải dậy bởi vì chúng tôi ngủ trên chỗ người ta tập luyện. Trong phần nhà của gia đình thầy Ueshiba, chúng tôi có một phòng nhỏ xíu để chúng tôi để đồ cá nhân, nên nó như một đống hỗn độn.

    Khi tôi gia nhập, có thầy Arikawa và thầy Tamura ở đó. Và rồi đến thầy Noro gia nhập (thầy Noro giờ đã có hệ thống của riêng thầy), và kế là tôi, và rồi Chiba, Kanai và Sugano. Dĩ nhiên, có nhiều người đến rồi đi, nhưng cơ bản là nhóm đó. Thầy Tada và Yamaguchi có lớp dạy thường xuyên và tôi nghĩ thầy Tamura cũng vậy. Vài thầy có có một hay hai lớp.

    Thời ấy thầy Tohei là huấn luyện viên trưởng và sau khi tôi gia nhập thầy đi Hawaii hay tôi gia nhập khi thầy ở bên Hawaii, tôi không nhớ chính xác. Dù gì, nó là thời điểm mà có một mối lien hệ với Hawaii.

    Thời gian biểu ở Hombu lúc ấy như thế nào?
    Tôi còn nhớ rất rõ. Lớp sang từ 6:30-7:30, rồi 8 tới 9, và không mở cửa cho đến lớp chiều từ 3 đến 4, 4 tới 5 và sau 6:30 đến 7:30 buổi tối. Và khoảng giữa các lớp thường xuyên, có các lớp riêng dành cho những người thích tập với huấn luyện viên trưởng Koichi Tohei. Mọi người chúng tôi phải luôn có mặt để làm uke cho những lớp như vậy, vì những người giàu có sẽ trả nhiều tiền cho những lớp riêng. Một cách tự nhiên, tất cả tiền sẽ dung cho tổng hành dinh.

    Thế các võ sinh bình thường, không phải nội đệ tử thì như thế nào. Có vẻ như có rất nhiều lớp riêng. Có bao nhiêu võ sinh lúc bấy giờ? Những người tập là những người như thế nào?
    Ờ… thời gian ấy ở Nhật Bản, Aikido không được nhiều người biết. Chỉ một ít người biết về Aikido. Không có quảng cáo, không có các buổi biểu diễn trước công chúng. Bây giờ chúng ta có Hội diễn Aikido toàn Nhật Bản hằng năm, phải không. Tôi vẫn còn nhớ cái đầu tiên vì Tổ sư không cho phép tổ chức nó.

    Ai tổ chức kỳ ấy?
    Sau khi đạo chủ lên nắm quyền, dĩ nhiên, có nhiều người khuyên. Anh biết đấy, phải có sự thay đổi. Nó không còn như ngày xưa nữa. Tôi nghĩ Đạo chủ đã thuyết phục Tổ sư rằng nên có biểu diễn trước công chúng, nhưng Tổ sư không muốn biểu diễn Aikido trước công chúng. Tôi nghe rằng ngày xưa, cơ bản các võ sư, họ không muốn để lộ kỹ thuật của mình với người khác… cách họ rút kiếm, hay đại loại thế… họ không muốn để bất kỳ ai thấy cả. Họ chỉ dạy cho những võ sinh nhất định vì họ không muốn kẻ thù của họ có thể thấy được kỹ thuật.

    Đó là lý do, thời xưa, nếu anh lựa chọn người để học, anh phải có sự giới thiệu trước. Nhưng điều đó đã thay đổi, giống như đạo đường chúng tôi mở cửa ra công chúng. Ai cũng có thể gia nhập. Nhưng trước đó thì điều đó chưa diễn ra cho đến khi chúng tôi bắt đầu biểu diễn trước công chúng. Hồi đó chẳng có tổ chức gì cả, không có văn phòng, không có phòng ghi danh. Người đến chỉ mở cửa vào nhà Ueshiba. Mỗi khi chúng tôi nghe có ai đến giữa giờ tập, một trong chúng tôi sẽ nhảy ra từ trong đạo đường và xem ai và chào “Tôi có thể giúp gì được ạ?” Có một cái bàn nhỏ để người ta ký xin gia nhập. Không có tổ chức gì cả vào lúc ấy.

    Có phải Tổ sư bị đưa vào tình thế phải điều chỉnh cho hợp với cái mới là mở cửa ra công chúng?
    Tôi nghĩ vậy… tôi nghĩ tổ sư không có sự lựa chọn. Phải kiếm đường sống mà.

    Tập luyện với Tổ sư như thế nào?
    Tổ sư không dạy theo một thời gian biểu nào cả. Đạo chủ dạy lopws 6:30 sáng. Bất kỳ khi nào Tổ sư vòng vòng ở đấy, bất kỳ khi nào Tổ sư cảm thấy thích, thầy sẽ chen vào lớp. Tổ sư sẽ bước vào và nói, “Đừng để ý, đừng để ý, cứ tiếp tục tập”. Nhưng Tổ sư muốn nói cái gì đó. Thầy cũng rất dễ thương, anh biết đấy. Tổ sư sẽ thường đi lại khi chúng tôi luyện tập vì mỗi khi Tổ sư đi ra nhà tắm Tổ sư phải đi ngang qua lối vào đạo đường. Thầy cứ đi đi lại lại, chờ cho có người mời thầy vào, như anh biết đấy? Sau khi không chịu được việc bị ngó lơ, Tổ sư sẽ bước vào và nói “Xin chào mọi người”, và rồi nói tiếp, “cứ tiếp tục, tiếp tục…” (cười) và rồi chúng tôi cứ nói và tiếp tục và tiếp tục… Anh biết đấy. Thật tức cười.

    Rồi 8 giờ là giờ của thầy Tohei nếu thầy Tohei ở đó, thầy Tohei và thầy Osawa, thường là vậy. Lúc ấy thầy Tohei đi dạy ở tận Hawaii, anh biết đấy. Thầy đi có thể khoảng 1 năm, rồi lại trở về.

    Với lớp 6:30 sáng chúng tôi thường vội. Chúng tôi phải lau dọn trong và ngoài đạo đường. Chúng tôi có khoảng nửa tiếng. Chúng tôi dậy lúc 6 giờ, lau sạch bụi vì đó là đạo đường. Chúng tôi chịu trách nhiệm phần trong và phần ngoài. Chúng tôi phải hoàn tất trước khi các võ sinh tới. Ở lớp 6:30 chúng tôi phải giúp họ, họ như những người mới tập. Nhưng lớp 8 giờ thật sự là giờ tập của chúng tôi. Nhiều võ sinh là học sinh trung học, nên rất tốt cho chúng tôi. Sau đó lớp 3 giờ chiều dạy bởi thầy Tada cũng rất nhiều cậu trai trẻ và cũng là giờ tập bổ ích cho chúng tôi.

    Chúng tôi thường đi ra ngoài với Đạo chủ hay với thầy Tohei trong lớp buổi tối vì họ phải ra ngoài để kiếm tiền cho đạo đường. Nên tôi không nhớ gì nhiều về những lớp trễ. Và nếu tôi có thời gian rỗi tôi chơi hockey, nên tôi bỏ lớp đó. Có một thời tôi cũng đi chơi. Tôi chơi hockey rất có năng khiếu

    Thầy có thể kể một vài kỹ thuật của thầy? (cười)
    Chỉ đơn giản là lặn mất (cười lớn hơn)

    Đó là bí quyết, chỉ lặn mất?
    Vâng… dĩ nhiên, khi tôi gia nhập, không có ai dưới tôi cả. Chỉ có thầy Arikawa, Tamura, và tôi, và Noro một thời gian, nhưng tôi nhỏ nhất nên tôi phải làm tất cả.

    Công việc chua nhất lúc ấy, với tôi nó là dễ nhất, là lau dọn phòng tắm và nhà vệ sinh, có có nhà vệ sinh, theo kiểu Nhật. Vì nó thường mất nhiều thời gian để lau dọn, đó là cái cớ hay để vô lớp trễ (cười). Nên tôi xung phong làm việc ấy. Thế nên tôi có thể ngủ them một chút. Tôi ở trong nhà vệ sinh, nên không ai làm phiền tôi, và nó là cớ hay để vô lớp trễ 10 phút, 15 phút.

    Khi chúng tôi gặp các thầy lớn tuổi, thầy Osawa, thầy Tada, thầy Arikawa, mỗi người đều có nhiều cái riêng, họ như thế nào lúc đó? Lúc ấy như thế nào? Họ có như vậy không?
    Dĩ nhiên. Thầy Tada không bao giờ thay đổi.Tôi xem những biểu diễn của thầy trên video. Thầy không bao giờ thay đổi. Tôi nghĩ rằng người thay đổi nhiều là thầy Arikawa, từ xấu nên tốt. Lúc ấy thầy rất dữ và cộc.

    Có đáng sợ không?
    Có. Làm uke cho thầy ấy rất sợ, thầy thường hay quào xước da người khác.

    Dường như thầy luôn luôn có một mối quan hệ đặc biệt với thầy Osawa?
    Vâng. Tôi là uke yêu thích của thầy. Thầy luôn luôn thích tôi. Tin hay không tôi từng là một uke giỏi. Tôi rất dẻo và ốm. Thầy thường có những di chuyển dẫn rộng, khó cho uke theo. Kỹ thuật của thầy cần một uke giỏi. Trông sẽ đẹp hơn. Dĩ nhiên, ai cũng cần một uke giỏi để trông đẹp hơn. Ngoại trừ thầy Arikawa không cần uke giỏi. Không thành vấn đề… anh không có sự lựa chọn (cười)!

    Thế còn với thầy Tohei thì như thế nào?
    Làm uke cho thầy… hơi khó với một số người. Tôi thường làm uke cho thầy thỉnh thoảng ở các lớp riêng vì tôi nói được tiếng Anh. Không giỏi thật sự, nhưng thời ấy là tốt rồi, thầy Tohei có vài trục trặc trong việc truyền đạt vì tiếng Anh thầy là tiếng bồi. Nhưng nhiều người Mỹ tới học riêng với thầy, nên tôi phải làm uke.

    Chuyện gì xảy ra với thầy Tohei?
    Ờ, tôi sẽ kể cho anh nghe. Không may, cái gì xảy ra thì cũng xảy ra rồi, nhưng thầy là người lạ thường. Cá tính mạnh, uke giỏi, đàn ông, anh biết đấy, rộng rãi. Hoàn toàn trái ngược với tính cách của Đạo chủ. Đạo chủ thì ít nói, và không sôi nổi. Anh có thể nói với thầy Tohei về mọi thứ. Thầy rất thích uống. Thầy kiểu như là thần tượng vậy. Như tôi nhớ về thầy là như vậy. Anh biết đáy, khi anh còn trẻ anh bị ấn tượng ngay. Người đi Hawaii và trở về trong áo người Hawaii đẹp mới cáu, người sực mùi nước hoa và có thể uống rượu Scotch như uống nước. Tôi lúc ấy như, “chúa ơi”, anh biết đấy? anh biết không, luôn vây quanh bởi những cô gái? Chúng tôi lúc ấy còn trẻ, không có tiền, nên thầy thực sự gây ấn tượng với chúng tôi.

    Chuyện thầy bắt đầu dạy xảy ra như thế nào?
    Nó là vì tôi nói được chút xíu tiếng Anh. Và thế là tôi được dạy. Thời ấy có nhiều căn cứ quân sự Mỹ ở xung quanh Tokyo. Đó là một lý do khác mà tôi không thể tham gia các lớp buổi tối. Tôi chịu trách nhiệm huấn luyện ở hai căn cứ quân sự. Tôi phải rời khỏi đạo đường lúc 4 hay 5 giờ để đến đó. Mất khoảng một giờ đi xe lửa. Lúc ấy tất cả mọi võ sinh đã hết giờ làm việc hằng ngày.
    Đó là thời gian khá vui vẻ. Sauk hi tập tôi đi đến club dành cho sĩ quan, và được uống rượu Scotch. Dĩ nhiên, việc có lấy được rượu Scotch ở Nhật vào thời ấy là chuyện không thể có. Rượu Scotch à? Quên đi! Nhưng ở đó anh có thể uống rượu Scotch như uống nước. Tôi cũng dạy vài lớp ở trường đại học, và tất cả các nhóc sinh viên đều muốn đi cùng tôi để giúp đỡ! Sau đó, tôi không biết việc diễn ra như thế nào, nhưng tôi và thầy Kanai thành một nhóm. Chúng tôi cùng nhau tới Yokohama mỗi cuối tuần.

    Yokohama? Đó có phải nơi có võ đường của người Mỹ?
    Đúng vậy. Nó nằm trên một khu căn cứ quân sự.

    Làm sao người Mỹ trong quân đội biết về Aikido?
    Ờ, tôi không biết chính xác vì sao, nhưng lần nữa, có tin rằng từ mối quan hệ với thầy Tohei ở Hawaii. Đó là thời gian mà người ta bắt đầu biết nhiều hơn về Aikido, người Mỹ ở đó và một vài người lính đến đạo đường Hombu.
    Lúc bấy giờ, đó là một khoản thu nhập lớn cho Hombu. Khi tôi đi ra ngoài dạy, tôi được trả theo buổi, lấy tiền và mang về tổng đàn. Đó là số tiền lớn. Tôi còn nhớ. Thời ấy, đồng đô mạnh vì nền kinh tế Nhật Bản. Đồng yên chẳng là gì cả. Tôi nhớ lại, khi tôi gia nhập đạo đường, mức phí hằng tháng là 500 yen. 500 yên lúc bấy giờ là khá nhiều. Tôi nhớ một tô mì ramen giá 25 yen hay gì đó. Khi tôi dạy GI’s, tôi lấy 2,500 yên một người cho một lớp! nên nếu có 10 hay 15 người trong một lớp đó là một số tiền lớn. Gần bằng tiền lương trung bình của một sinh viên mới ra trường kiếm trong một tháng mà tôi kiếm trong một buổi tối. Điều có lợi cho đạo đường.

    Thầy có trở thành bạn tốt với các uchi deshi khác vào thời đó?
    Có. Tôi đâu có vấn đề gì đâu. Tôi hòa đồng với mọi người. Chúng tôi đều nghèo cả. Chúng tôi không có cơ hội đi chơi nhiều. Họa chăng một vài lần, có người mời chúng tôi, có vài thành viên mời nội đệ tử, đi chơi với nhau. Nhưng phần lớn, mọi người ra ngoài để dạy, nên chúng tôi chẳng có thời gian tụ tập nhau lại. Không có cách nào để tụ tập nhau lại mua đồ ăn và đồ uống như bây giờ. Không có cách nào chúng tôi có thể tự làm việc ấy. Khi chúng tôi đi ra a ngoài với nhau, có ai đó tài trợ, mời chúng tôi.

    Nguồn: http://www.aikidosphere.com/yyeinsideaikidopt1.cfm
    Dịch: Kansha Dojo
    Last edited by wago; 07-25-2013 at 01:53 PM.

  10. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  11. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Lời người biên dịch: Đây là phần thứ hai trong cuộc phỏng vấn thầy Yamada được thực hiện tháng Tám 1998 tại Summer Camp USAF Eastern Region tổ chức ở Đại Học New Hampshire, Durham.
    Người thực hiện phỏng vấn là Peter Bernath, 6 đẳng, Huấn luyện viên trưởng của Florida Aikikai và David Halprin, 5 đẳng, huấn luyện viên trưởng Frammingham Aikikai.



    Phần Hai: Đến nước Mỹ.
    Thưa thầy, việc thầy đến nước Mỹ xảy ra như thế nào?
    Có rất nhiều lý do. Lý do thứ nhất là ngôn ngữ. Tôi đã nói được Tiếng Anh, tuy không tốt như bây giờ nhưng nói được một ít. Đó là một lý do. Thứ hai, tôi đã từng dạy người Mỹ ở căn cứ quân sự nên tôi cũng quen với tinh thần của người Mỹ. Và thêm nữa, tôi muốn đến New York. Tôi biết rằng New York là thành phố theo kiểu tôi thích. Tôi đã gặp vài nguwofi từ New York đã tập và biết về Aikido. Đó là lý do chính. Tôi đến vào thời điểm có Hội Chợ Thế giới 1964 ở New York. Ban đầu, thầy Tohei theo dự tính sẽ ở đó với tôi ở hội chợ để biểu diễn Aikido gian hàng của người Nhật nhưng thầy đã không thể đến được.

    Tại sao thầy ấy không đến được?
    Ờ, tôi không biết liệu tôi có nên nói không, nhưng thầy uống say đêm nọ và ngã và gãy lưng. Tôi nhớ chuyện ấy xảy ra vài tuần trước khi chúng tôi phải đi. Đó là lý do thầy có nhiều vấn đề với lưng của thầy cho đến ngày hôm nay. Từ tai nạn lần ấy.

    Rồi thầy đã ở lại New York sau hội chợ ấy?
    Ờ, tôi không biết tôi ở lại bao lâu. Tôi đã nghĩ vài tháng, hay gì đó nhưng... tôi vẫn ở đây. Như tôi đã nói, không ai trong chúng tôi biết liệu có thể sống bằng cách dạy Aikido. Nó chỉ tình cờ xảy ra. Thầy Tamura biết vài người bên Pháp nên thầy có được sự giới thiệu. Cũng như vậy với thầy Chiba ở Anh. Thầy Sugano thì lấy vợ là người Úc nên chuyển đến đó với vợ. Tôi biết người ta nghĩ rằng có một kế hoạch lớn vẽ ra bởi tổng đàn nhưng điều đó không đúng. Chẳng có kế hoạch gì cả, chúng tôi chỉ làm việc đó một mình mà thôi.

    Lúc đó thầy đã lập gia đình phải không?
    Đúng, nhưng tôi không thể mang vợ tôi sang cho đến sau này. Không có tiền. Và rồi tôi có rất nhiều trục trặc với visa của tôi. Tôi nhờ một ông luật sư ngu ngốc. Nếu ngay từ đầu ông ta lấy cho tôi visa dành cho khách du lịch chắc tôi đã không có vấn đề gì lấy được thẻ xanh. Lúc đó lấy thẻ xanh rất dễ. Nhưng, tôi lại lấy visa đặc biệt dạng dạng trao đổi văn hóa. Bây giờ họ chẳng có loại visa đó nữa nhưng vì tôi đã có visa đó, nó làm tôi khó khăn để lấy thẻ xanh. Tôi không bao giờ biết khi nào người ta đá tôi ra khỏi đây.

    Sau đó, với gia đình tôi sang, đặc biệt với hai đứa con sinh ra ở đây và lớn lên như công dân Mỹ, họ phải suy nghĩ về việc ấy trước khi họ có thể đá tôi ra. Vì họ bắt buộc phải bảo vệ công dân Mỹ. Họ không quan tâm đến tôi, vợ tôi hay Mika, đứa con gái đầu lòng sinh ra ở Nhật. Họ chỉ quan tâm đến những đứa sinh ra ở Mỹ. Có lần họ nói, “Ok, để lại hai đứa con là công dân Mỹ ở đây và anh đi về Nhật đi. Anh và vợ anh và con gái đầu cứ về Nhật thội. Không tin được! Nên tôi phải lấy nhiều lý do lien quan đến hai đứa con của tôi làm cớ để tôi không phải đi. Đó là lý do duy nhất họ để tôi ở lại.

    Cái cớ đầu tiên mà tôi sử dụng là nếu tôi trở về Nhật Bản, tôi sẽ không đủ khả năng làm đủ tiền để nuôi gia đình. Công ty của tôi, Aikikai, Hombu dojo, không trả tôi đủ tiền để nuôi dưỡng hai công dân Mỹ. Cho nên, họ phải suy nghĩ lại chuyện ấy. Dĩ nhiên tôi phải xin tổng đàn viết cho tôi lá thư nói tổng đàn trả tôi bao nhiêu tiền nếu tôi quay về và dạy tại tổng đàn. Rồi tôi đem lá thư đó đến phòng di dân và nó kéo dài them 3 hay 4 tháng để họ ra quyết định. Và cuối cùng họ nói không, anh phải rời khỏi đây.

    Rồi… cái cớ tiếp theo, như tôi nhớ, là về sức khỏe của những đứa trẻ. Tôi nói rằng Nhật Bản rất ẩm, không phải là nơi tốt để nuôi dưỡng đứa trẻ, một công dân Mỹ. Và rồi họ phải suy nghĩ lại chuyện ấy lần nữa. Vào thời ấy một trong những học trò của tôi làm việc cho sở di trú. Mỗi khi anh ta tới bàn và nhìn thấy hồ sơ của tôi, anh ta lại đặt nó xuống dưới chồng hồ sơ! (Cười). Tôi thử mọi cách. Tôi không biết tôi đến sở di trú bao nhiêu lần. Tôi ghét việc ấy.

    Bây giờ, nếu có điều gì mà tổng thống Nixon đã làm tốt, đó là ông ta đã hủy tất cả những chương trình với visa trao đổi văn hóa. Thế nên, tự nhiên, tôi trong tình trạng không gì cả. Tôi tự do. Bởi vì, khi bạn đã là công dân, bạn không thay đổi được điều ấy. Một thời gian. Đó là luật. Cho nên, lúc ấy điều đầu tiên là anh phải lấy giấy phép từ phòng Lao động. Nên tôi có được giấy phép từ phòng di trú và lao động. Cái họ làm là đăng một mẩu quảng cáo trên tờ New York Times… có ai có đẳng cấp cao hơn đẳng cấp mà tôi có trong Aikido… nếu có, hay nếu một người Mỹ nào đó có, tôi không có được visa. Họ không muốn anh tranh việc làm của người Mỹ. Nhưng rồi, sau khi mọi chuyện rõ rang, một, hai, ba tôi có giấy phép để ở lại. Đó là lý do tôi phải gửi gia đình trở lại NHật, cho dù gia đình tôi là công dân Mỹ và gia đình tôi có passport Mỹ, vì tôi không bao giờ biết khi nào họ sẽ đuổi tôi ra khỏi đất nước này và tôi không muốn họ kẹt lại mà không có tôi. Lúc ấy anh có thể sang Canada một ngày và quay trở lại như một du khách. Nhưng tôi không có visa du lịch. Tôi không làm được việc ấy. Nếu tôi rời khỏi Mỹ, tôi coi như xong. Tôi không thể quay lại đây trong vòng 2 năm. Đó là tại sao tôi gửi gia đình tôi về.

    Vậy họ phải ở xa thầy bao lâu?
    Ừ, các con tôi bắt đầu đi học ở Nhật. Điều tốt là gia đình tôi có thể lo cho chúng. Không cách gì tôi có thể lo cho chúng với thu nhập từ Aikido ở thời điểm đó. Làm sao tôi có thể? Tôi cảm thấy rất tệ với gia đình tôi. Tôi không có nhiều kỷ niệm với lũ nhỏ. Chúng tôi bị chia cắt và sau đó khi chúng quay trở lại tôi lại quá bận, và chúng tôi cũng không dư giả gì như bây giờ. Tôi không thể dẫn chúng tới tất cả những chỗ mà tôi tới. Tới seminar… không có cách gì, không thể xảy ra. Tôi dẫn Mika một lần tới Summer Camp khi nó còn nhỏ. Đó là điều hối tiếc lớn nhất của tôi, đó là thời gian tôi không ở bên gia đình mình.

    Lớp học ở New York Aikikai như thế nào trong những ngày đầu?
    Trong những ngày đầu, như tôi đã nói, tất cả những võ sinh đều là dân từng tập judo hay karate. Họ là những người duy nhất quan tâm Aikido. Chúng tôi không quảng cáo rầm rộ. Có những người tập Thái Cực Quyền nữa. Khi tôi dạy, tôi có thể nghe họ trao đổi mọi thứ trong phòng thay đồ, về kỹ thuật, về tính hiệu quả. Cái ông Lou Kleinsmith từng là huấn luyện viên Judo và Thái Cực, là người khó chịu. Ông ta luôn bảo với họ, “đây là cái mới hiệu quả, vâng vâng”, và chỉ cho họ xem những tiểu xảo hay gì đó. Dĩ nhiên đó không phải là Aikido (cười).
    Rồi sau đó, cũng khoảng thời gian đó, Karate bắt đầu nở rộ. Tôi có mối quan hệ tốt với tất cả các thầy dạy karate người Mỹ, nên mỗi khi họ có giải đấu, họ luôn mời tôi đến và biểu diễn ở Công Viên quảng trường Madison và các nơi khác. Tuần nào họ cũng mời tôi. Dĩ nhiên họ không trả tiền cho tôi, nhưng đó là cơ hội tốt để quảng bá Aikido.

    Cho nên nhiều người đã xem biểu diễn…
    Vâng. Mỗi lần tôi biểu diễn, họ đều yêu thích. Sau khi xem Karate 3 hay 4 tiếng họ trở nên mệt mỏi và muốn xem cái gì đó mới lạ, khác biệt. Tôi bước lên sân khấu, tôi không ở đó lâu, chỉ bam, bam, bang và tôi kết thúc. Người ta chưa bao giờ thấy những gì như thế. Họ yêu thích nó. Ngày kế đó họ tìm đến đạo đường.

    Và như vậy thực sự đã giúp đỡ cho đạo đường hoạt động
    Vâng, vì đó là cách duy nhất để quảng bá. Nó là cách duy nhất để cho người ta biết về Aikido là gì. Đó là lý do tại sao tôi không thích biểu diễn nữa. Tôi biểu diễn quá nhiều, và tôi phát chán với biểu diễn. Chỉ do quá nhiều thôi. Nhưng lúc ấy cứ có cơ hội là chúng tôi lại đi biểu diễn. Tôi biểu diễn trên đường phố ở khu Bronx phía nam, trên nền đất cứng. Nó vào mùa đông, nên tôi mang gang tay đen. Tôi nhớ có một gã nói như thế này, “ồ anh ta như là sát thủ, anh ta mang gang tay đen kìa!” (cười) Vào dạo ấy nhiều người có những ý tưởng điên rồ về võ thuật. Anh biết đấy, họ nhái Lý Tiểu Long trên những phim truyền hình mà ông ấy đóng.

    Như là những hiệp sĩ mang mặt nạ?
    Chính vậy. Bộ phim như vậy hỗ trợ rất nhiều cho việc mang võ thuật ra phổ biến, thu hút nhiều sự quan tâm hơn. Và có một anh chàng kia… tôi đã biểu diễn cùng với anh ta, một ngôi sao màn bạc… anh ta đóng Texas Ranger bây giờ ấy.

    Chuck Norris?
    Đúng rồi, chính anh ta, Chuck Norris. Một anh chàng dễ thương. Chúng tôi đã từng biểu diễn chung với nhau. Anh ta thích Aikido. Tôi đã biểu diễn chung với một thầy dạy Karate một lần. Màn của tôi sau anh ta. Nó tức cười, các võ sinh của tôi thật hài hước. Anh ta biểu diễn màn tay không chặt đứt phần đầu chai rượu whisky… bam, bam, bam. Nên, các học trò của tôi đùa sau đó, “Karate đi trước và chặt đứt phần đầu chai rượu và Aikido đi sau và chúng ta uống rượu.” (cười)

    Có vẻ như những ngày đầu thật lộn xộn.
    Vâng… nó thật lộn xộn…

    Ai là những võ sinh đầu ở đạo đường.
    Ờ, để tôi nhớ. Ban đầu tôi không có nơi để ở, nên tôi ngủ trong võ đường, trong phòng thay đồ… với Angel Alvarez. Angel là một uchi deshi. Cậu ấy khi đó mới 13 tuổi. Cậu ta còn đang đi học. Tôi chẳng nhớ nổi chính xác làm sao cuối cùng cậu ta lại ở đạo đường. Tôi sẽ hỏi cậu ấy. Nhưng, trong đạo đường cũ, chúng tôi sống với nhau. Cậu ta đi học sau buổi tập. Anh biết đấy cậu ta là cậu bé dễ thương và ngây thơ.

    Điều ấy thật khó tin. (cười) Cậu ta có phải là uchi deshi đầu tiên ở New York Aikikai?
    Hình như vậy. Cậu ta là người đầu tiên.

    Vậy cậu ta ở đó trước khi Harvey ở đó?
    Vâng. Harvey đến sau Harry McCormack. Tôi nghĩ Harry giới thiệu Harvey đến Aikido. Mike Abrams cũng đã ở đó rồi. Mike đang ở những năm cuối của đại học, hay gì ấy.

    Có bao nhiêu người ở đấy tại New York Aikikai trong những năm đầu?
    Có lẽ khoảng 50 người. Như tôi đã nói học phí của họ không đủ để tôi thuê một căn hộ. Không có tiền dư... chỉ đủ để trả tiền thuê phòng tập và đèn đóm. Tôi phải mang tiền theo từ Nhật. Nếu không tôi không thể duy trì.

    Tôi nói dối bố tôi khi tôi sang đây là tôi sẽ học trường đại học Columbia. Đó là cách tôi lấy tiền từ cha tôi để ở lại. Tôi cũng đến đó một ngày nọ. (cười) tôi đăng ký một khóa tiếng Anh. Những gì họ dạy tôi là, “đây là cái bút… Đây có phải là cái bút?”. Tôi bảo cái quái gì vậy… (cười) Tôi không cần tốn tiền học phí cho cái này. Tôi biết cái gì là cái bút! (cười) Tôi thà đi bar để học tiếng Anh còn sống động hơn. Đó là cách tôi cải thiện tiếng Anh của mình. Nhưng tôi phải cho cha tôi thấy tôi đang đi học đại học. Và đó là lý do ông gửi tôi tiền.

    Khi nào thì thầy bắt đầu suy nghĩ về việc thành lập USAF (Liên đoàn aikido hợp chủng quốc Hoa Kỳ)?
    Tôi nghĩ hai lý do: một là vì sự kiện thầy Tohei tách khỏi Aikikai. Chúng tôi phải có tổ chức của riêng mình. Và cũng vì sự thành lập của Liên Đoàn Aikido Quốc Tế (IAF). Chúng tôi giống như là bị ép phải tham gia vội. Chúng tôi chẳng biết gì nó cho đến khi mọi thứ an bài vì tình hình ở Châu Âu là phần nhiều. Nên Chiba bảo chúng tôi liệu chúng tôi có dự định tham gia. Chúng tôi bảo OK, nhưng rồi thầy Chiba bảo chúng tôi phải thành lập lien đoàn quốc gia để tham gia làm thành viên. Đó là lý do chúng tôi bắt đầu. Chúng tôi có rất nhiều cuộc họp tới lui mọi thứ. Yoshioka ở Hawaii cũng hợp tác. Chúng tôi có được một nhóm người rất tốt. Bill Witt, Frank Doran, Bob Nadeau… nhóm bờ Tây.

    Ai là những Shihan ở đây vào thời đó?
    Thầy Kanai dĩ nhiên rồi. Akira Tohei ở Chicago cũng vào thời ấy… Thầy ở Hawaii trước đó một thời gian dài. Thật ra, thầy ở Hawaii khi tôi đang trên đường tới New York năm 1964. Tôi có ghé ngang và gặp thầy. Thầy được gửi đi 2 năm ở Hawaii. Thời ấy thầy là học trò trực tiếp của thầy Koichi Tohei. Đó là lý do thầy Tohei gửi thầy sang ấy. Rồi thầy trở về Nhật một thời gian, và sau đó sang Chicago.

    Như vậy là USAF được thành lập sau khi thầy Koichi Tohei tách ra khỏi Aikikai?
    Vâng, sau. Chúng tôi đã có những chi nhanh ở bờ Đông nhưng chưa có gì tầm quốc gia cả.

    Tôi đoán đó là giai đoạn khó khan khi mà thầy Koichi Tohei bỏ đi.
    Vâng. Đó là cuộc chia tách lớn. Có vài thầy Nhật đi theo thầy Tohei. Phần lớn là các thầy học trò lớn của thầy Tohei từ ở quê nhà. Toyoda là một trong số người tách ra. Shuji Maruyama cũng vậy. Ông ta ở Cleveland trước. Ông ta được một trường võ thuật ở đấy thuê. Sau ông ta chuyển đến Philadelphia. Ông ta theo thầy Tohei, đó lại là điều tốt cho tôi và Kanai. Ông ta như cái của nợ vậy. (cười)

    Ở phương diện nào đó tôi ghét thấy sự chia tách xảy ra vì tôi không biết như thế nào và lý do chính xác tại sao thầy Koichi Tohei lại thay đổi quan điểm về Aikikai. Nhưng… thầy là một người lãnh đạo tốt. Thầy có uy tín. Thầy mạnh mẽ, tích cực. Thầy luôn nói thẳng mọi thứ. Thầy rất dễ thương và là sếp dễ chịu. Một mặt tôi ghét thấy nó xảy ra nhưng mặt khác nó là thay đổi tích cực. Aikido trở nên rõ rang hơn, theo khía cạnh kỹ thuật của nó. Nó rõ hơn cái gì đang được giảng dạy bây giờ. Anh biết đấy, những thứ của thầy Tohei… cánh tay không bẻ gập, ki, ki, ki… quá triết lý, không có đủ kỹ thuật căn bản. Cho nên, ở khía cạnh nào đó điều xảy ra là tốt. Ở khía cạnh nào đó những gì xảy ra với thầy Saotome cũng tốt luôn. Nhóm người đi theo thầy Saotome… như một lần nhà chúng tôi được dọn sạch vậy.

    Như vậy mặc dù thầy có mối quan hệ cá nhân thân thiết với thầy Koichi Tohei thầy không muốn tách ra.
    Tôi nói thẳng với thầy ấy. Thầy ấy cũng chắc rằng tôi sẽ theo thầy ấy. Đó là bước tính sai rất rất rất lớn của thầy Tohei. Trong tâm trí thầy Tohei không có chút mảy may nào rằng tôi sẽ ủng hộ thầy ấy. Tôi có nhiều ảnh hưởng… thầy ấy nghĩ có thể lấy cả Mỹ. Tôi đã viết cho thầy ấy, “em rất kính trọng thầy, em vẫn xem là thầy là thầy, nhưng em nghe những chuyện bên lề câu chuyện tại sao thầy rời khỏi tổng đàn. Em có trách nhiệm với các học trò của em. Nếu em chỉ có một mình, có lẽ em sẽ theo thầy, nhưng em không thể.” Và, có một điều tốt về thầy ấy. Thầy Tohei viết thư trả lời rất đàng hoàng rằng, “Tôi hiểu tình cảnh của anh, rất rõ rang.” Thầy rất đàng hoàng, nên tôi chẳng có vấn đề gì cả. Nhưng thầy ấy nghĩ không có nghi ngờ gì rằng tôi sẽ theo thầy ấy.

    Thầy Tohei có nghĩ những người khác cũng theo thầy ấy chứ?
    Cái đó tôi không biết. Có thể. Tôi nghĩ rằng thầy Tohei là người rất tự tin… Thầy nghĩ rằng cả Mỹ dành cho thầy ấy nên có lẽ thầy cho rằng vậy, nhưng nó không diễn ra theo cách đó. Thậm chí ở Hawaii, như là vùng của của thầy, họ cũng không làm vậy. Yoshioka giống như đang quản ở đó nhưng ông ta không đi. Yoshioka là một người theo truyền thống. Ý chí ông ta rất trung thành, anh biết đấy, tổng đàn là tổng đàn. Tổng đàn luôn đứng trước. Đó là bổn phận của chúng tôi. Cá nhân tôi thích thầy Tohei. Nhưng, tôi trong một tổ chức. Có vài người tách ra và đi theo thầy Tohei nhưng rồi họ cũng tách khỏi thầy Tohei sau đó. Mọi người làm giống như cách mà thầy ấy làm.

    Đó thật thú vị. Khi họ tách ra, họ thường tách ra nữa.
    Nó giống như phản ứng hạt nhân, tách, tách, tách.

    Thầy có nghĩ đó như là một kết quả, những người ở lại nhấn mạnh hơn khía cạnh kỹ thuật của Aikido?
    Vâng. Những người thích dễ thì bị cuốn hút với thầy Tohei. Những người không muốn luyện tập vất vả, họ không muốn bị đau. Nên thầy lôi kéo họ, với triết lý dạy như vậy. Nó dễ làm. Việc luyện tập không quá vất vả. Đó là lý do tôi nói nó tốt, theo cách mà nó đã xảy ra. Những ai đi với thầy, chúng tôi không cần họ nữa. Dĩ nhiên thầy Tohei có rất nhiều thứ hay. Thậm chí nhiều thứ tôi đang làm bây giờ tôi học từ thầy ấy. Nhưng không có cách nào tôi chỉ có thể làm như vậy một tram phần tram thời gian. Không khả thi. Nhưng thầy chỉ chúng tôi vài điểm tốt. Hữu ích. Không có thắc mắc gì cả. Nhưng tôi không thích trở nên phiến diện và khăng khăngkhan khan rằng nó cứ phải là như thế.

    trích từ: http://www.aikidosphere.com/yyeinsideaikidopt2.cfm
    Dịch: Kansha Dojo
    Last edited by wago; 07-25-2013 at 01:54 PM.

  12. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  13. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    Đây là một trong những bài viết của thầy Yamada mà wago rất tâm đắc. Nó đã đăng trên website chính thức của USAF và nhiều nơi khác. Wago đăng luôn cả phần tiếng Anh vì thấy khả năng dịch thuật của mình không đủ truyền tải hết những điều sâu sắc mà thầy Yamada muốn gửi gắm. Đối với Wago, nó vừa là tâm tư của một người thầy vừa là cầm nang làm cho những người may mắn (và kể cả không may) đứng vào cương vị người truyền bá môn võ Aikido. Bài viết thực sự không giới hạn cho những ai là thầy, mà còn có thể mở rộng ra cho những người lãnh đạo - những ngừoi đứng đầu một tổ chức nào đó

    On being a good teacher
    Bàn về việc làm thầy tốt


    In this issue, I would like to discuss what it takes to be a good instructor, as well as the proper mindset for being effective as a teacher. Needless to say, my point of view is purely based on my experience as an Aikido instructor. I have also watched some of my own students becomes teachers and it is through them and my own years as a Sensei that I made certain observations.

    One of the most pertinent facts is that there are more important aspects than just technical skill to be successful in the art of teaching. I have noticed that it is not necessarily always the most talented Aikidoist who can actually impart what he or she knows about the art. For example, an excellent ball-player is not automatically an effective coach. This concept shows us that it often takes something more than physical ability.

    A teacher needs to be respected and beloved by one's students. Speaking of respect, I often hear teachers complaining that their students do not offer them the proper respect.

    In my opinion, respect is not something that is owed to you, nor can you force it upon anyone. It is to be earned, mostly through experience, self-confidence, and respect for others.

    To be a good instructor, your student needs to sense your years of committed experience and confidence in what you are doing. Unfortunately, in my case, I always regretted that I became an Aikido teacher so young, immature and relatively inexperienced in the ways of the world. Aikido headquarters had no other options,as Aikido was a new art and there were not many practitioners dedicated to spreading Aikido at that time. I was sincere, but without the requisite people skills to be as effective as I could have been. While being young, one's technique might be strong because of their physical prowess. However, one might lack other factors, which help to become a leader. For example, social experience, how to deal with people or how to act like a human being are traits that one learns through time.

    One thing I always have in my mind when I teach is that among my student body, there are many different kinds of people from different fields,and that they are already established and mature in their own professions. They are not unlike myself. Interestingly enough, I truly started feeling comfortable as a teacher as I approached my fifties. As I have said before, in addition to time and experience, it is also crucial to have confidence, in order to be a good instructor.

    Quite often, I come upon instructors who do not allow their students any freedom and stop them from going to other seminars given by others instructors. They might even go so far as to say that staying with them is enough and the students need not expose themselves to other influences. To me, it shows a lack of confidence on the part of the instructor. Letting your students see other worlds keep them free to use their own judgment. That kind of self-assurance is an important way to improve oneself as a leader.

    I remember distinctly one time when at a large seminar of different Aikido Shihans, there was a group from a particular dojo, who instead of training with the rest of the attendees - which is the essence of the "seminar experience" - only trained amongst themselves. Their teacher, who was not one of the Shihans, who also attended the seminar, forbade them from branching out, so as to not "corupt" their Aikido.

    In addition, instead of attempting to do what was being demonstrated, they continued training as they always did. How sad that is, for the students, who could have benefited from feeling different styles, as well as for the teacher who did not have enough confidence in his students to trust that his students could develop their own style through other influences and still be devoted to him. In the end, they didn't take full advantage of the possibilities for growth.

    Needless to say, good instructors need not feel as though he or she needs to prove themselves to their students. Nor do they have to show them how strong they are. Presumably, the students already know that. It does not serve teachers well to see a student's physical skill on the same level as theirs. In other words, to avoid comparing themselves to their students, the teachers need to realize that ten different people have ten different abilities and physical conditions. A valuable mentor exhibits caring, generosity and patience while dealing with each student accordingly and individually.

    One last piece of advice is to not make your students your "Yes Men." If you surround yourself with people who are going to put you on a pedestal, you are setting yourself up for the illusion that you are superior to other people. One has to understand that off the mat you are same human being as they are. However, once you get on the mat, you can show them "who's the boss". When I lead a class, I feel like I am the conductor of a symmphony orchestra, in that each one of my students is playing a different instrument, whereas my responsibility is to create nice harmony among them. Sometimes, I feel like I am a chef of a big restaurant who through my daily recipes brings variety and tastefulness to my students, so that they don't get tired or bored, always seeking to bring them inspiration.

    As an aikido Sensei, I am always looking for ways to be e better teacher. It is an evolving process that helps me express my humanity and to learn to be a better human being. After all, it is the success of your students who makes you a good teacher, while a good teacher creates strong future practitioners. Teaching is a relationship of mutual respect and understanding. In that way, your students always has someone to look up to and visa versa. To me that is respect earned.
    Trong vấn đề này, tôi muốn bàn về việc làm thế nào trở thành thầy tốt, cũng như, cũng như những suy nghĩ về việc trở thành một người thầy thật sự. Không cần hải nói, quan điểm của tôi chỉ đơn thuần dựa trên kinh nghiệm dạy Aikido của tôi. Tôi cũng có quan sát những học trò của tôi trở thành thầy và chính thông qua họ và thông qua những năm tháng làm sensei mà tôi có được những quan sát nhất định.

    Một trong những sự thật hiển nhiên nhất là có nhiều khía cạnh quan trọng hơn là kỹ năng kỹ thuật để có thể thành công trong việc giảng dạy. Tôi đã để ý rằng không cần luôn luôn phải là một aikidoka tài năng mới có thể thật sự truyền đạt những gì anh ta biết về môn võ. Thí dụ, một cầu thủ xuất sắc không tự nhiên thành huấn luyện viên giỏi được. Khái niệm đó cho ta thấy cần cái gì đó đặc biệt hơn là khả năng thể chất.

    Một người thầy cần phải được học trò yêu và kính. Nói về sự kính trọng, tôi thường nghe các thầy than phiền rằng học trò họ không có sự kính trọng đúng mực với họ.

    Thầy cần phải được học trò yêu và kính. Nói về kính trọng, tôi thường nghe một số thầy bảo rằng học trò của họ không thể hiện sự tôn kính đúng mực. Theo tôi, kính trọng không phải là cái mà bạn tự nhiên có, hay bạn có thể ép buộc người khác. Kính trọng thường phải được xây dựng và bồi đắp trên kinh nghiệm, sự tự tin và sự tôn trọng dành cho người khác.

    Để trở thành thầy tốt, học trò của bạn cần phải cảm nhận được kiến thức và kỹ năng bạn có được từ nhiều năm luyện tập và sự tự tin của bạn trong những gì bạn làm. Không may, trong trường hợp của tôi, tôi luôn phải hối tiếc rằng tôi trở thành thầy dạy Aikido khi quá trẻ, chưa trưởng thành và non nớt kinh nghiệm về nhiều thứ. Tổng đàn Aikido không có sự lựa chọn vì Aikido là một môn võ mới và không có quá nhiều người tập cống hiến để phổ biến Aikido lúc ấy. Tôi thành tâm, nhưng không có các kỹ năng con người cần thiết để trở thành thầy tốt. Khi còn trẻ, kỹ thuật của một người có thể mạnh nhờ sức khỏe. Tuy nhiên, người ấy có thể thiếu các yếu tố khác, để trở thành người lãnh đạo. Thí dụ, kinh nghiệm xã hội, làm thế nào để đối nhân xử thế là những điểm người ta phải học qua thời gian.

    Một điều tôi luôn có trong đầu khi tôi dạy là rằng trong các học trò của mình, có đủ loại người đến từ nhiều lĩnh vực khác nhau, và họ đã có uy tín và trưởng thành trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ. Họ không giống tôi. Khá thú vị, tôi thật sự bắt đầu cảm thấy thoải mái trên cương vị người thầy khi tôi bước vào tuổi năm mươi. Như tôi đã nói trước đó, ngoài thời gian và kinh nghiệm, quan trọng phải có sự tự tin, để trở thành một người thầy tốt.

    Thường thường, tôi gặp những người thầy mà không cho học trò mình sự tự do và ngăn cản họ đi các seminar của các thầy khác. Họ thậm chí còn đi quá xa khi nói rằng ở với họ là đủ và học trò không cần phải tự đặt mình dưới sự ảnh hưởng của người khác. Với tôi, nó thể hiện sự thiếu tự tin của người thầy. Hãy để học trò mình nhìn thấy được những thế giới khác, để họ tự do có sự đánh giá. Chính sự tự tin là cách quan trọng để cải thiện bản thân như một người đứng đầu.

    Tôi nhớ rõ ràng một lần tại một seminar lớn của nhiều shihan Aikido, có một nhóm đến từ một đạo đường. Họ chỉ tập luyện với nhau thay vì tập luyện chung với những người khác – như là điều cốt lõi của cái gọi là “trải nghiệm seminar”. Thầy của họ, vốn không nằm trong những shihan hướng dẫn, cũng tham dự seminar, đã cấm họ mở rộng tập luyện với những người khác đạo đường nhằm để Aikido của họ không “bị sai lạc đi”.

    Thêm vào đó, thay vì cố gắng thực hiện những gì được chỉ, họ tiêp tục luyện tập theo cách họ thường tập. Tôi cảm thấy thật buồn cho những người học trò vì họ không được hưởng lợi từ việc cảm nhận các phong cách khác nhau. Tôi buồn cho người thầy vì đã không đủ sự tin tưởng vào học trò và không tin rằng trò mình có thể phát triển theo cách riêng họ qua những ảnh hưởng bên ngoài mà vẫn cống hiến cho người thầy. Cuối cùng, họ không tận dụng hết mọi khả năng để phát triển.

    Không cần phải nói, thầy tốt không cần thiết phải chứng tỏ điều gì vơi học trò mình. Họ cũng không không phải thể hiện họ mạnh như thế nào. Có lẽ, trò đã biết điều đó. Không tốt cho thầy khi cứ phải xem xét khả năng kỹ thuật của trò có bằng thầy không. Nói cách khác, để tránh so sánh trò với bản thân thầy, thầy phải nhận ra rằng mười người khác nhau sẽ có mười khả năng và tình trạng thể chất khác nhau. Một người thầy thông thái được quý trọng phải thể hiện sự quan tâm, sự rộng lượng và sự kiên nhẫn khi đối xử với từng học trò riêng rẽ sao cho phù hợp.

    Lời khuyên cuối cùng là đừng biến học trò bạn thành những người chỉ biết vâng lời bạn. Nếu bạn vây quanh bạn những người tôn sùng bạn, bạn đang tự đặt mình trong sự ảo tưởng bạn là bề trên của người khác. Người ta cần phải hiểu rằng rời khỏi thảm bạn là người bình thường như bao người khác. Tuy nhiên, khi bạn lên thảm, bạn có thể cho họ thấy “ai là ông chủ thật sự”. Khi tôi đứng lớp, tôi cảm thấy mình như người chỉ huy dàn nhạc giao hưởng, trong đó mỗi học viên như đang chơi một nhạc cụ, và nhiệm vụ của tôi là tạo ra nhự hòa hợp giữa bọn họ. Đôi khi, tôi cảm thấy tôi như là bếp trưởng của một nhà hàng lớn, bằng công thức nấu nướng của mình mang lại các món ăn muôn màu và đặt sắc cho các học trò mình, để họ không cảm thấy buồn chán. Tôi luôn tìm cách đem lại cho họ nguồn cảm hứng.

    Là một Aikido sensei, tôi luôn tìm kiếm phương pháp để trở thành một người thầy tốt hơn. Nó là tiến trình tiến hóa mà giúp tôi thể hiện tính nhân đạo và học để trở thành con người tốt hơn. Sau tất cả, sự thành công của trò tạo nên người thầy tốt, và người thầy tốt sẽ tạo nên những người tập luyện mạnh mẽ cho tương lai. Giảng dạy là mối quan hệ thầy trò dựa trên sự tôn trọng và hiểu biết lẫn nhau. Theo cách đó, học trò của bạn luôn có người để họ nhìn lên và ngược lại. Với tôi, đó là sự tôn trọng mà bạn giành được.
    Yoshimitsu Yamada Shihan

    Bản dịch của Võ sư Võ Đình Thanh trên aiki-viet.
    Một bản khác của aiki-viet

    Bàn thêm Thế nào là thầy hay?
    Last edited by wago; 07-28-2013 at 07:55 AM.

  14. The Following 2 Users Say Thank You to wago For This Useful Post:


  15. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Khó định nghĩa "thầy tốt" lắm vì có quá nhiều khía cạnh.

    Thầy tốt =

    1- giỏi võ
    2- Biết cách dạy
    3- có nhân cách
    4- có leadership
    5- cởi mở
    6- ...

    Mỗi người có 1 định nghĩa riêng của từng khía cạnh tui vừa nêu và rất ít người có tất cả những đức tính đó.

    Tui đã gặp khá nhiều thầy nhưng chưa thấy ai có đủ tất cả những đức tính tui vừa nêu.



    À Wago ơi, Peter bây giờ là 7 dan và là shihan rồi. David là 6 dan, khg nhớ là được lên shihan chưa nữa!
    Last edited by aiki; 07-26-2013 at 07:54 PM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •