Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 20 của 20

Chủ đề: Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?

  1. #11
    Surfgrass
    Guest
    anh phamhung, surfgrass tìm được clip này rất hay, nói về sự kết nối từ thân xuống đất. Tất cả những gì thầy Ken nói trong clip được dùng trong kiếm thuật và nhu thuật trong võ cổ truyền của Nhật.


  2. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  3. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trở về HKD, theo thầy, tất cả học trò của ST đè di chuyển theo kiều tân thời. Ngược lại, ST được dạy theo phương cách « cũ ». Những động tác của ông ấy khá khác.

    Thầy nghiên cứu rất nhiều từ những tài liệu xưa và lập ra 1 cách tập riêng. Võ của ông khg có đai đẳng hay Mokuroku (bằng) gì hết vì đối với ông, khi có bằng hay phát đai thì cái đó tuợng trưng cho sự thành đạt tới 1 mức đô nào đó.

    Tới giờ, ngay cả thầy cũng chưa ưng ý với chính mình. Ông ấy vẫn còn trong thời kỳ “tìm tòi, học thêm » và nghĩ chưa đủ trình độ để định gía người khác. Ông thích chỉ đòn cho người khác và để tự họ tìm hiểu thêm.

    Thầy học rất nhiều về kiếm và rất khó tính với những gì thầy thấy. Thầy học Iai jutsu, Batto jutsu và kiếm thuật. Những đòn trong Iai và batto được chế ra từ nhiều tình huống khác nhau, nhưng nói trung là địch thủ đã có kiếm trong tay và mình thì chưa.

    Iai hiện tại chỉ có thể áp dụng khi địch còn ở xa vì phải « lên cò » trước khi chém. Cách tập bây giờ khg thực tế nếu địch thủ kế bên và lưỡi kiếm chỉ cách vài cm. Nhiều tài liệu xưa có chỉ cách rút kiếm cho những trường hợp đó nhưng khg thấy nơi nào dạy.

    Iai và batto jutsu hiện tại đầy sơ hở. Tuy bây giờ khg ai dùng kiếm như thời xưa, nhưng khg dạy nhũng tình huống đó thì những đòn đó sẽ thất chuyền. Nhiều trường Iai tập từng cặp. 1 người gỉa vờ như địch thủ tấn công. Cách tập này có mục đích làm cho thực tế, nhưng người bạn tập, có thê vì khg phải là kiếm sỹ thật sự, để cho ban mình có thì giờ rút kiếm mặc dù đày sơ hở …






    Cách tập của aikido cũng khg khá gì hơn. Trong HKD, uke tấn công “để bi thua”. Nếu thắc mắc là gặp dân quyền anh (boxing) thì phải làm thế nào thì có đủ loại trả lời : Khg nên nghĩ đến, phải tập cho nhuyễn, võ tình thương …

    Câu trả lời nào cũng đúng, nhưng thực tế mà nói, aikidoka phải làm gì nếu gặp 1 boxer ? ST có rất nhiều người tới tỉ thí, như lần ST « đụng » với Boxer Horiguchi. Nhưng khg biết những đồ đệ của ST có ai phải đương đầu với những trường hợp trên chưa ? HKD và thục tế là cả 1 vấn đề.

    Nhiều người hay nhắc tới thầy Shioda, sáng lập viên Yosinkan. Ông ấy tuy giỏi thật, nhưng khg thể nào so sánh với ST được. Yoshinkan biểu diển rất nhiều, nhưng khg lần nào họ chấp nhận cho 1 judoka hay 1 người Sumo tấn công họ hết lòng như ST đã làm. Chỉ cần nhìn cách họ di chuyển là cũng đủ biết rồi …


    Cách tập của HKD cũng có nhiều tình huống nửa khóc nửa cười. Ví dụ như khi tập Nikkyo hay sankyo, HKD (hombu) khg cho phép uke thoát trong lúc nage vô đòn. Cái lý lẽ của các thầy là dùng atemi khi uke thoát ra. Nhưng nếu uke đã thoát được rồi thì sao atemi nữa ?

    Từ khi thầy vô học HKD ở Hombu, thầy chỉ mong được 1 HLV có thể áp dụng sankyo với thầy khi thầy cố ý gượng lại và khg hợp tác. Khg có 1 người nào, từ Shihan tới sư huynh nào làm được … Lúc đó, thầy thấy HKD có cái gì « khg ổn » vì thầy cũng khg làm được và nghĩ là với thời gian, sẽ khg thành vấn đề. Thầy cho biết là chỉ mới đây, sau hơn 30 năm tập thầy mới thành công …

    Đương nhiên là cũng có 1 số người áp dụng đòn HKD rất có hiệu quả, nhưng nếu khg cho phép 1 người mới nhập môn thoát đòn để chứng minh hiệu quả của đòn thì đó mới là vấn đề …

    Thời buổi này, đa số tập võ 1 cách khá « ngây thơ » vì võ khg còn là sự sống còn nữa. Nhũng shihan hiện tại khg có 1 cau giải đáp nào thích ứng với những câu hỏi « vô ý tứ » mà các tân môn sinh thường có.

    Những trường hợp phải kềm chế 1 người tấn công mình thật sự hay 1 người kháng cự lại là chuyện thường ngày mà da số cảnh sát thường gặp.

    Cách tập của thầy rất thực tế và thầy thích khi uke kháng cự. Thầy được nhiều ty cảnh sát bên Nhật mời dạy, nhưng thầy tuyệt đối khg bật mí về cách dạy của thầy cho cảnh sát.

    Đối với thầy, các đòn võ nói chung, chứ khg chỉ trong aikido, rất hay. Cái vấn đề chính là cách dạy chứ khg phải đòn. Quăng uke bay tùm lum khi uke hợp tác thì đẹp mắt nhưng khg thực tế. Cách dạy là vấn đề chính trong tất cả các môn võ hiện tại.

    Cái hình thì có, nhưng cái ý thì mất. Chỉ có cái vỏ, còn phía trong thì rỗng khg. Thầy cũng có tập với dân kendo. Kendo tân thời đươc dạy với gót chân nhón lên, nhưng kiếm sĩ lùng danh Musashi thì nói ngược lại. Gót chân phải dưới đất. Trong Shinkage ryu, họ cũng tập với gót chân dính đất. Như vậy tại sao Kendo khg cho phép ?

    Thầy Kono hay « thắc mắc » và đặt ra câu hỏi mà khó ai dám trả lời vì câu trả lời có thể ảnh hưởng tới 1 số nguyên lý và cách ghĩ của 1 số võ sư. Thầy cho biết là trong giới kendo chẳng hạn, có nhiều người đai cao tới đàm luận với thầy, nhưng họ tới với tư cách cá nhân chứ khg với tư cách võ sư kendo.

    Cách đây khg lâu, có 1 shihan kendo 8 đẳng tới thăm thầy và ông ấy công nhận là khg dám tới trò chuyện với thầy trước khi được thăng 8 dan.

    Trong giới kendo, chỉ có 1 số nhỏ võ sư mới đạt được đẳg cấp dó, và họ khg thể nào được thăng đai nếu họ đổi cách « suy nghĩ » và nguyên lý của kendo. Tính thầy ngay thẳng, nghĩ sao nói vậy, khg kiêng kỵ điều gì hết. Cách suy nghĩ này khg hợp với cái « chế độ quan liêu » của 1 số liên đòan võ thuật Nhật. Bây giở khg phải là võ thuật nữa mà là võ học.

    Đối với thâỳ, các bài quyền rất là quan trọng. Nhưng ít ai hiểu được cái mục đích của bài quyền. Bài quyền hiện tại cũng như các đòn võ, chỉ còn cái hình chứ khg còn gì khác. Ngay vào thế kỷ thứ 18, thầy Chiba Shukaku đã đặt ra cách tập bài quyền với áo giáp vì thấy từ thời đó ít người hiểu được ý của bài quyền. Thời xưa khi võ còn là sự sống còn mà nhiều người còn khg hiểu đich của bài quyền, huống chi ngày nay làm sao họ làm đúng được ?

    Đối với thầy, võ tay khg và kiếm thuật đi đôi với nhau. Thầy cũng công nhận là kỹ thuật phóng phi tiêu (shuriken) có rất nhiều ảnh hưởng tới võ của thầy. Thầy bắt đầu tập phóng phi tiêu theo phái Negishi ryu và từ đó chế ra cách riêng của thầy.

    Cái chính khi phóng phi tiêu là phi tiêu phải ghim ở thế nằm ngang (horizontal). Chuyện này rất dễ khi tập ở 1 khoảng cách cố định. Nhưng nếu khoảng cách thay đổi, cái góc cắm của phi tiêu khg còn ngang nữa.




    còn tiếp...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  5. #13
    Surfgrass
    Guest
    chú aiki ơi, Mokuroku là chương trình giảng dạy, không phải là bằng, bằng hình như gọi là "menkyo".

    Iại-jutsu và batto-jutsu giống nhau. Hồi xưa thì người ta dùng chử batto nhưng khi hiện đại hóa thì không dùng batto mà thay thế với chử Iai. Battojutsu là tiền thân của Iaido bây giờ cũng như Jujutsu đối với Judo.

    Thầy cũng có tập với dân kendo. Kendo tân thời đươc dạy với gót chân nhón lên, nhưng kiếm sĩ lùng danh Musashi thì nói ngược lại. Gót chân phải dưới đất. Trong Shinkage ryu, họ cũng tập với gót chân dính đất. Như vậy tại sao Kendo khg cho phép ?
    Nhiều người nhầm lẫn kendo và kenjutsu nhưng 2 môn hoàn toàn khác biệt. Kendo có nguồn gốc từ kiếm nhưng không phải là kiếm thuật mà chỉ là một môn thể thao. Cách di chuyển, cách chém, mục đích và mục tiêu hoàn toàn khác nhau.

  6. The Following 2 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  7. #14
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts


    Có phải thầy Kono trong clip này không anh?

  8. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  9. #15
    Surfgrass
    Guest
    Nhớ có coi thầy trong Samurai Spirit : Kobudo khi series còn chiếu trên NHK World.


  10. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  11. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    @wago: đúng ông ấy rồi đó.

    Coi clip Wago và surfgrass post thì hiểu rõ hơn chút xíu.

    Clip của Surfgrass post rất thích hợp với bài chót về chủ đề này mà tui sẽ post trong vài ngày tới.

    Mấy clip đầu mà surfgrass post về Wadoryu áp dụng cho rất nhiều môn thể thao mà cần sự lanh lẹ. Di chuyển như vậy thì trên ức bàn chân và cái chính là khg để gót đụng đất.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  12. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Trong trường hợp này, các Ryu phi tiêu chỉ võ sinh phải thay đổi cách năm phi tiêu hay vị trí cánh tay trước khi ném. Nhưng trong thực tế, mình đâu có thì giờ suy nghĩ như vậy vì địch thủ tiến hay lùi theo ý họ. Mình phải tự cải biến (adapt) theo từng tình huống.

    Thầy đã nghĩ ra cách ném phi tiêu đẻ có thể ghim phi tiêu như dự định (ngang) mà khg phải làm cho phi tiêu quay trong lúc bay hay phải đổi cách nắm trước khi quăng … Khám phá ra câu trả lời cho vần đề này đã gíup ích rất nhiều cho thầy trong các đòn tay khg (taijitsu).




    Cái khó trong võ thuật nó chung và phóng phi tiêu nói riêng là khg cần dùng sức nhiều nhưng phi tiêu vẫn ghim sâu.Phóng phi tiêu mà khg dùng sự « nhấp nhô » (ondulation) mới khó. Sự nhấp nhô đó làm cho phi tiêu bay chậm đi và có ảnh hưởng trực tiếp tới sự hiệu nghiệm khi mang sống ở trong đường tơ kẽ tóc.

    Khám phá ra cách ném phi tiêu mà khg có « làn sóng » đã gíup thầy rất nhiều trong kiếm đạo. thầy bây giờ khg còn 1 đông tác nào dư thừa trong các đòn của thầy, từ đòn tay khg cho tới vũ khí.

    Thời xưa, các Samourai, sau khi nghĩ mình đã tới 1 trình độ khá, hay « xuống núi » đi 1 vòng để « thử nghiệm » và học hỏi thêm. Thầy Takeda Sokaku đã nói là khg ai có thể « xuống núi » nếu khg biết ném phi tiêu.

    Thầy cũng có tập bát quái (võ tầu). Thầy bắt đầu tập bát quái trong khi thầy đang tìm tòi chi tiết về việc khg nhấc gót chân lên (theo 1 số sách của kiếm sĩ Musashi). HLV bát quái cũng nhấn mạnh là khg được nhấc gót chân lên.

    Võ nhu tầu và võ Nhật cũng có nhiều điểm giống nhau như khg dùng sức, dùng nguyên khối của cơ thể. Điểm khác thì cũng có. Trong võ nhật, rất ít có cách dạy bằng lời. Bên võ tầu, các đòn có như bài thơ, vửa học hình, vừ học thơ và tới 1 ngày nào đó, may ra võ sinh sẽ hiểu ý của bài thơ ấy.

    Trong kiếm thuật Nhật thì ngược lại. Từng bộ phận của kiếm đều có tên, và có rất nhiều tên, ngay cả việc hoàn thành thanh kiếm cũng có nhiều cách gọi khác nhau. Ngược lại, về chiêu thúc kiếm thì rất lờ mờ và cách dạy rất trực giác.

    Nói tới khí, thầy cho biết là khái niệm vế Khí khg có ở Nhật trước thời kỳ Edo và khg có trong « văn bản » của kiếm sĩ Musashi. Khí bắt đầu được nói tới khi 1 số văn sĩ Nhật biết đọc tiếng Hán.

    Cách tập của thầy với các đòn HKD là khi tập với nhau, uke và Nage phải có ý định thắng người kia. Đây có nghĩa là tấn công thật sự và kháng cự, khg cho nage ra đòn. Nage thì phải « hạ địch ». Chỉ có cách tập đó mới là võ sinh tiến bộ được.

    Cách tập đó tùy thuộc vào cách dùng cơ thể mình. Nếu mình biết dùng cơ thể mình thì các đòn sẽ rất hiệu nghiệm và rất tự nhiên. Mình phải di chuyển nhiều và khg dùng sức cơ bắp. Cách tập này nói thì dễ nhưng rất khó nếu khg có ai hướng dẫn.

    Trong khi tập, thế nào mình cũng sẽ gặp 1 uke to và khoẻ hơn mình. Trong những trường hợp đó, khg nên « ăn gian ». Trong HKD, võ sinh “ăn gian” rất nhiều và như vậy thì võ sinh sẽ khg bao giờ tiến bộ được. Hãy nên ghi nhớ những thất bại đó và tìm hiểu tại sao mình thất bại. Chỉ có cách đó mới tiến bộ được thôi.

    Khi xưa, cac samourai cũng tập với 1 ý tương tự. Họ tập với ý là họ có thể bị tấn công trong mọi tình huống. Đó là bản chất của Bujutsu.

    Thầy Kono mặc phong tục cổ truyền Nhật (mặc kimono, mang guốc) từ Năm 1978 khi thầy bắt đầu tìm tòi về truyền thống võ thuật Nhật. Nhờ vậy thầy mới ý thức được nhiều chi tiết như cách đi namba aruki chẳng hạn.




    Khi măng guốc Geta, thầy phải đi mà khg gậy tiếng động. Thầy đã mất rất nhiều thời gian để đi được 1 cách bình thường mà khg gây 1 tiếng động nào hết.





    Cái điềm chính của sự nghiên cứu của thầy Kono là tìm hiểu được những bí mật của võ thuật cổ truyền Nhật. Đối với ông ấy, những thành tích cùa những VDV tân thời chằng là gì so với những kỳ công của những kiếm sĩ / chiến binh thời xưa. Chuyện này càng đúng khi thấy ông ấy chơi ngang hàng hay nhìêu khi còn hơn cà những VDV trong lãnh vực nghề nghiệp của họ.

    Trong sự tìm kiếm, thầy Kono dã gặp và tập với rất nhiều võ sư Nhật thời nay. Sự nghiên cứu này đã gíup thầy trở thành 1 trong nhưng sử viên về võ thuật cổ truyền Nhât. Ngoài những chuyện được tô hồng, thầy cũng kiếm được 1 số chuyện “khác thường” được xác minh từ nhiều nguồn khác nhau. Chính sau những tìm kiếm đó mà thầy Kono mới đi tới kết luận là 1 số đòn võ được chuyền tới ngày nay có vẻ khg hiệu nghiệm chỉ vì trình độ của võ sinh “tân thời” khg được cao.

    Người bạn tui đã may mắn được tập với thầy Kono và hắn đã công nhận là thầy ra đòn rất nhẹ nhàng và hắn, mặc dù khg cộng tác với thầy, vẫn khg làm gì được. Bạn tui, nhờ học nhiều võ khác nhau, cũng công nhận là với 1 số thầy khác, nếu hắn muốn kháng cự lại, thì các thầy chắc khg làm được gì hết.

    Cách tập của thầy Kono dụa trên những nguyên lý căn bản được áp dụng khg phải chỉ với võ mà với tất cả tình huống trong đời sống hàng ngày. Chính vì vậy mà thầy được mời cho seminar trong rất nhiều lãnh vực khác nhau.

    Như đã nói, thầy hay được 1 số vận động viên (VDV) chuyên nghiệp mời cố vấn. Thầy đã chỉ vài VDV của đội túc cầu (bóng đá) làm thế nào để qua được hàng hậu vệ, thầy cũng gíup cho 1 cầu thủ nổi tiếng baseball Nhật thay đổi cách ném banh, Thầy đã đánh trúng 1 boxer chuyên nghiệp nhiều lằn mà hắn khg thể làm gì được, thầy đã chịu đựng được sức đẩy của 1 sumo trên 170 kg (thầy chỉ nặng 62kg), thầy chỉ cho Judoka nhật cách nắm áo địch … Tuy thầy khg có khiếu về thể thao, nhưng khg VDV nào có thể “thắng” thầy hết. Chính vì vậy họ mới nể thầy và trả tiền thầy để học hỏi thêm.

    còn tiêp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  13. The Following 3 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  14. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Jun 2012
    Bài viết
    75
    Thanks
    24
    Thanked 74 Times in 41 Posts
    bài viết của anh hay quá. Đọc hiểu ra được nhiều điều. Wago có lần xem clip thầy Kuribayashi có nói về namba aruki trong aikido nhưng lúc đó tưởng nghe nhầm. Thầy Osawa Hayato cũng có nhiều lần chỉ về cái này, nhưng gọi đó là body alignment.

  15. The Following User Says Thank You to wago For This Useful Post:


  16. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Thầy Kono đúng là một Võ giả! Thầy có nụ cười hiền lành, pha sự giản dị và một chút kham khổ, nhìn trong clip có đoạn thầy nghiên cứu tư liệu thật đáng để học hỏi. (Bề ngoài thầy khá giống với một người thầy của mình)

    Anh Aiki, vì sao anh lại chê cách tập của Yoshikan ạ "Nhìn cách di chuyển là biết"?

    Em có xem clip của Yoshinkan, và thấy có nhiều người công nhận là họ tập rất bài bản, phân thế rõ ràng. Và theo các phân thế di chuyển đó, thấy rõ việc Uke bị mất thăng bằng?
    Last edited by MinhDao; 12-01-2013 at 10:12 AM.

  17. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tưởng đã post hết rồi, ai ngờ quên mất đoạn chót ...



    Các Judoka hay dân đô vật rất ngạc nhiên khi họ bị thầy nắm áo. Họ đã tìm đủ mọi cách để đẩy tay thầy nhưng khg lam gì được. Đã khg cản được, nhưng họ bị thầy làm mất thăng bằng. Đó là cách thầy dùng cơ thể theo phương cách bujutsu.


    Tuy các VDV rất phục thầy nhưng chỉ 1 số it áp dụng những gì thầy chỉ. Lý do rất là đon giản. Các VDV thường có HLV và các HLV này dạy họ theo phương cách khoa học. Phưong cách cổ truyền và khoa học khg thể nào đi đôi với nhau được. Vả lại, 1 VDV ở trình độ quốc tế đã quen lám 1 động tác cả vạn lần. Nói họ đổi thì thật là khó.
    Thầy cũng được mời ra ngoại quốc để cho seminar cho các nhóm … nhẩy múa. Thầy được mời nhiều lần nhưng ít ai làm được những gì thầy dạy.

    Thầy được nhiều nhóm từ nhiều lãnh vực khác nhau mời thầy: VDV, giới y học, giới nghệ sĩ … Có cả hãng làm bánh tới hỏi thầy cách đánh trứng, nhiều nhóm nghiên cứu khoa học khi họ sáng tạo ra Robot, và cả cẩn vệ tới hỏi thầy làm cách nào gỡ tay 1 fan của 1 minh tinh mà khg làm họ mất lòng …

    Rút cuộc, sau 40 năm nghiên cứu, thầy vẫn chưa thoả mãn về lãnh vực võ thuật. Tuy thầy có tiến bộ thật nhưng với những huyèn thoại võ thuật nhật, thầy chưa thấy mình vào đâu hết.

    Đây 1 clip về thầy Kono trên TV Nhật.




    Phi tiêu


    Last edited by aiki; 02-19-2014 at 02:36 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •