Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 20

Chủ đề: Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?

    Từ mấy năm nay, tui đã đọc thấy chủ đề này nhưng khg để ý nhiều tới nó. Gần đây, trên trang FB của diễn đàn, cũng có 1 bạn pót 1 clip về đề tài này. Cách đạy khg lâu, có 1 người bạn từ Pháp sang, trong lúc đi nhậu sau 1 buổi tập, hắn mới nói tới thầy Kono Yoshinori.

    Người bạn tui rất ham mê võ thuật và đã học HKD cũng khá lâu. Ngoài HKD, hắn cũng học nhiều môn võ khác và quyết định tiếp tục con đường « hiệp khí ». Hắn rất ham mê, nhắm sẽ sống về nghề này và đã sang Nhật khg biết bao nhiêu lần để học thêm HKD và mấy môn võ Nhật khác.

    Chủ đề này, lúc đầu tui coi nó như « tin lá cải », khó tin cậy, tới khi nghe nói tới tên thầy này. Sau khi tìm hiểu thêm, tui quyết định post lên 4rum để chia sẻ với anh chị em và mong ACE góp thêm ý kiến và bình luận.

    Tới giờ tui vẫn lưỡng lự vì tại sao chỉ áp dụng với võ Nhật và tui chưa bao giờ nghe chuyện này với võ tầu hết.

    Tóm tắt lại, chủ đề này là cách đi đứng của thời xưa bên Nhật và ảnh hưởng của nó tới võ thuật.

    Bài này là tui sưu tầm từ nhiều bài nói về thầy Kono Yoshinori và cách đi đứng thời xưa. Cái tui thích ở ông thầy này là thấy sao nói vậy, khg có đi lòng vòng. Cái gì hay thì khen, cái gì dỏm thì chê. Có nhiều cái tui tuy khg đồng ý ới ông ấy nhưng vẫn để nguyên ý để ACE đọc.


    Thầy Kono Yoshinori từ mấy năm nay đang được coi như người võ sĩ (budoka) nổi tiếng nhất xứ Nhật. Ông này, tuy chưa thể gọi là già hẳn (năm nay khoảng 60+t), khg phải chỉ giỏi võ khg mà còn được rất nhiều vận động viên / nhạc sĩ chuyên nghiệp, trong và ngoài nước, mời làm cố vấn trong cách dùng cơ thể con người theo nguyên lý võ thuật (bujutsu), áp dụng vào nghề của họ.



    Thầy này tuy nổi tiếng nhưng cũng hơi « khác người ». Vào thế kỷ này mà ông ấy mặc kimono và đi guốc Nhật trong đời sống hàng ngày.

    Chuyện thầy này rất ngẫu nhiên. Lúc khoảng 22t, ông ấy muốn tìm hiểu thêm về bản chất con người, hiểu thêm cái bản tính bẩm sinh. Thường thường mấy câu trả lời « triết » cho nhũng câu hỏi trên nằm trong « đạo lý ».

    Nhưng thầy khg muốn chỉ hiểu nguyên tắc, lý thuyết khg, mà muốn tự « cảm nhận ». Thế là năm 1971, lúc 22t, thầy ghi tên tập HKD ở Hombu dojo. Khi bắt đầu, thầy đi tập ở tất cả các lóp, nhưng với thòi gian, thầy dân dần theo thầy Yamaguchi, làm uke cho thầy Yamaguchi và cũng đã theo thầy này về võ dường riêng của ông ấy làm nội đệ tử (deshi) trong vòng vài năm.

    Song song với HKD, thầy cũng học thêm trường kiếm Kashima shin ryu và nhiều trường « võ cổ truyền » Nhật khác. Tuy học nhiều thứ cùng 1 lúc, nhưng « sự thật » hiện ra với thầy khi thầy gặp thầy Kuroda Tetsuzan của phái Shinbukan Kuroda ryugi.

    2 người tuy chỉ cách nhau có 1 tuổi nhưng sự ham mê võ thuật đã gắn bó họ với nhau. Nơi thầy Kuroda, thầy Kono kiếm đưọc 1 truyền thống võ thuật khg biến chế, và thầy Kuroda tìm được nơi thầy Kono 1 võ sinh khác thường có 1 tâm thần lanh lợi. Sự gặp gỡ đều đem lại cho cả 2 nhiều điều bổ ích. Thầy Kuroda hiểu thêm được di sản võ thuật của mình 1 cách sâu sắc hơn, trong khi đó, thầy Kono tìm được từ môn phái Shinbukan 1 số nguyên lý mà thầy chưa bao giờ nghe tới.

    Trong phái này, họ giữ những nguyên lý căn bản võ học cổ truyèn : họ khg “nhấn” chân xuống đất và khg xoay người. Tuy post câu này nhưng cá nhân tui vẫn khg hiểu lắm.

    Sau hơn 250 năm cô lập, vào đầu thế kỷ thứ 19, lãnh đạo Nhật bừng tỉnh dậy và nhận thức ra là để tránh bị cường quốc đô hộ, xã hội Nhật khg còn cách nào khác hơn là phải cải tiến bằng cách bắt chước các cường quốc thời đó. Ý đồ của họ thành công ngoài ý muốn sau khi Nhật chiến thắng Tầu và Nga, và trở thành 1 cường quốc ở Châu Á.

    Nhưng sự thành công đó có 1 cái giá khá đắt. Theo tài liệu lịch sử còn lưu lại, chỉ trong vòng vài năm, xã hội Nhật thay đổi 1 cách nhanh chóng : quần áo, thức ăn, nhà cửa đều thay đổi 1 cách triệt để. Tuy Nhật vẫn giữ 1 số phong tục, nhưng Nhật cũng mất đi 1 số lớn kho tang nghệ thuật và văn hoá trong phong trào hiện đại hoá. Chính trong thời kỳ này mà mất đi cái phong tục đi bộ cổ truyền.

    Thầy Kono khám phá ra việc này sau khi tìm kiếm và sưu tầm nhiều tài liệu xưa (bí kíp của 1 số trường võ, nhũng hình vẽ …).

    Thời xưa, khi đi bộ, đa số người Nhật khg đánh cánh tay mà giữ tay sát người và cũng khg « xoáy » xương sống. Nếu đắnh tay thì họ đánh tay cùng bên chân bước. Hãy nhìn những hình sau thì sẽ hiểu. Cách đi này được gọi là Namba aruki.





    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 5 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    Super Moderator
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    98
    Thanks
    44
    Thanked 10 Times in 4 Posts
    Cám ơn anh Aiki. Ngồi chờ để đọc tiếp.

  4. #3
    Surfgrass
    Guest
    Trong phái này, họ giữ những nguyên lý căn bản võ học cổ truyèn : họ khg “nhấn” chân xuống đất và khg xoay người. Tuy post câu này nhưng cá nhân tui vẫn khg hiểu lắm.
    Khi nhấn chân xuống thì phải dùng bắp đùi, bắp đùi là một cơ bắp lớn nhất trong cơ thể con người, cơ bắp lớn thì dùng nhiều oxygen, dùng nhiều oxy thì mệt lẹ hơn. Trong trường phái kiếm thuật mà Surfgrass học, căn bản là khi di chuyển không dùng cơ bắp nhiều. Cách di chuyển, cầm kiếm và cả lúc đánh đòn, lúc nào cũng dùng cơ thể một cách hiệu quả nhất. Trong những phim Samurai cũ của đạo diễn Kurosawa, ông có mướn mấy diễn viên có học kiếm và koryu, khi họ chạy họ không chạy như người thường bây giờ, họ té tới trước rồi chân mới tới sau. Cảm giác đó như là khi chạy xuống dốc vậy, không đẩy bằng chân, đở mệt hơn nhiều, mặc dù khi coi phim thì thầy người ta chạy ngộ ngộ.

    Không nhấn chân còn có một tác dụng nữa là giữ cho trọng tâm tĩnh, khi di chuyễn đỉnh đầu không lên xuống. Khi nhấn thì di chuyễn chậm hơn, người được đẩy lên thì sẽ rớt xuống, chậm mất đi, không nhanh bằng lướt người tới với trọng tâm tĩnh.

    Những trường phái xưa theo Surfgrass biết thì lúc nào cũng đánh "structure" của người kia, xương sống xoay thì structure không vững. Structure mình không vững thì không làm người khác mất thăng bằng được.

  5. The Following 3 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  6. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn Surfgrass.
    Cái tui vân thắc mắc là nếu như trên thì tại sao có tấn trong võ? cách chạy hay đi bộ khg nhấn chân thì có lý theo giải thích của Surfgrass, nhưng trong võ mà khg nhấn thì sao vững được?
    Để tui thử liên lạc với mấy người quen xem có ai đi seminar với thầy Kono và có câu giải thích khg?



    Bài tiếp ..

    Theo tài liệu sưu tầm thì khg phải ai cũng đi kiểu này hết. Nhũng người đi kiểu này có những người « đưa thơ » của triều đình. Theo 1 số sách, cách đi này giúp những người đưa thơ đi lẹ hơn người thường. Những người này đi trung bình từ 100 tới 200Km mỗi ngày, cái chính đây khg phài là 100-200 Km mà làm sao họ có sức để mỗi ngày đi khoảng cách đó.






    Đây là logic của thầy Kono : đi bộ là 1 sinh hoạt chính của con người. Cách đi bộ có ảnh hường tới sự nẩy nở của cơ bắp, và từ đó, có ảnh hường tới thân thể con người. Tất cả các thế võ Nhật được nghĩ ra, căn cứ trên 1 căn bản/ cơ thể khác, mất đi hiệu nghiệm khi được áp dụng với 1 cơ thể « tân thời » với những cử động gò bó, khg tự nhiên.
    Với cách suy nghĩ đó, thầy Kono nghĩ là nếu đi bộ mà khg « xoắn » xương sống sẽ đem lại sự công hiệu của các đòn võ. Thầy chứng minh là những động tác « xoắn » khg phải chỉ khg gây hiệu năng vì lảm toả lực mà còn có thể dự kiến được. Những điềm này là mấu chốt trong những tình huống vào sanh ra tử của thời xưa.

    Đây là 1 vài lý do tại sao hồi xưa 1 thành phần xã hội Nhật đi theo kiểu namba aruki. Samourai khi đeo kiếm bên hông, đi kiểu này thì kiếm sẽ ít lắc và « đập » vào hông. Quan quyền (ai mặc kimono) khi đi kiểu này thì kimono sẽ ít nhăn hơn (vì khg có dùng hông hay phần trên cơ thể như khi đi theo kiểu thời nay).

    Nhũng người đi guốc Nhật (keta), khi đi kiẻu này dưới mưa thì bùn và nước ít bắn / văng lên chân / quần.




    Tới giờ khg ai biết tại sao người Nhật khg đi kiểu này nữa. Dân Nhật bắt đầu đi kiểu « thường » vào thời kỷ Minh Trị, khi hoàng tộc nhất định « Âu châu hoá » quân đội Nhật. Lúc đó, cố vấn Pháp và Hoà Lan sang dạy quân đội Nhật diễn binh theo kiểu tân thời.

    1 Giaỉ thuyết nữa là những người dùng cách đi này rất ít, thuộc tầng lớp khá giả, trong đó số đông nhất là tầng lớp samourai. Khi súng được dùng để thay thế cung tên, và lính trong quân đội khg phải là samourai nữa mà chỉ là dân bình thường bị bắt đi lính, nên cách đi namba aruki từ từ biến mất.

    Trờ lại với thầy Kono, thầy nhận xét là trong quyền anh (boxing), khi đấm thì quay hông. Chuyện này thì đương nhiên vì quyền anh là võ từ tây âu tới. Trong khi đó, Judo, Kendo thời nay đều được dạy như vậy. Khg ai dạy võ Nhật mà khg xoắn hông hết.

    Từ Aikido tới Kashima, hay bất cứ các môn phái và võ đường thầy đã học qua, khg ai đả động tới Namba aruki. Chỉ có đúng thầy Kuroda đã nói tới chuyện này với thầy khi dạy thầy.

    Từ đó, thầy nghiên cứu và tìm tòi thêm và xác nhận được những gì thầy Kuroda đã dạy.



    Theo nghiên cứu của thầy thì mỗi võ, mỗi trường, áp dụng namba aruki 1 cách khác nhau. Trong môn phái thầy Kuroda, họ khg có dạy kỹ thuật « tsubazeri » (đòn mà 1 kiếm sĩ ghì nhau), như phái Shinkage ryu dạy. Đối với họ, người kiếm sĩ đã né ra và chém chứ khg chờ tới lúc đó (ghì).




    Kỹ thuật tsubazeri có rất nhiều lối đánh khác nhau, và tùy trường. Thời đó, cách đánh thông thường là móc địch thủ té bằng cách gạt chân. Thời đó có khoảng 500 tới 700 trường dạy kiếm thuật.



    Vì số trường đông, 1 đòn có vô số cách đánh, nhiều nơi thì từa tựa nhau, còn nhiều phái thì hoàn toàn khác xa. Có 1 điều duy nhất la khg trường nào, khg phái nào dùng đất để tựa (bàn đạp).



    Mỗi phái có lý thuyết riêng của họ, nhưng xui là họ khg còn lưu chuyền cho tới nay. Hãy nhìn Kendo hiện đại. Kendo hiện đại tổng hợp rất nhiều Ryu, và ngoại trừ 2-3 ryu, như ryu của thầy Kuroda ra, khg có Ryu nào còn dạy cách di chuyển như thời xưa nữa.

    Kendo hiện đại cử động như thời nay. Họ có cái hình, bắt chước động tác như hồi xưa, nhưng thật ra họ khg có hiều gì hết. Tư thế kendo tân thời là đến từ Đức. Vào thời kỳ Minh trị, bất cứ cái gì đến từ Châu Âu cũng hay hết, và tư thế Kendo tân thời biến đổi từ đó.

    Tư thế xưa thấp hơn thư thế bậy giờ nhiều.


    còn tiếp...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. The Following 4 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  8. #5
    Surfgrass
    Guest
    Cái tui vân thắc mắc là nếu như trên thì tại sao có tấn trong võ? cách chạy hay đi bộ khg nhấn chân thì có lý theo giải thích của Surfgrass, nhưng trong võ mà khg nhấn thì sao vững được?
    Xuống tấn không nhất định là mình phải nhấn chân xuống chú. Chú aiki coi clip này của thầy Kuroda ở phút 2:05 thì thấy thầy xuống tấn nhưng vẫn di chuyển được rất là lẹ.



    Lý do thầy Kuroda làm được như vậy là thầy không nhấn chân xuống. Cách làm và tập như thế nào để được như vậy thì Surfgrass không nói ra được xin chú thông cảm. Koryu rất là strict về việc truyền đạt kiến thức của trường ra ngoài, mặc dù kiến thức không hẳng là bí mật gì của môn phái. Môn sinh theo học sau một thời gian thì phải lập lời thề bằng máu gọi là keppan. Một trong những lời thề đó là không dạy hay là bàn luận về kiến thức học được từ trường ra ngoài mà không có phép của trưởng môn.

    Trờ lại với thầy Kono, thầy nhận xét là trong quyền anh (boxing), khi đấm thì quay hông. Chuyện này thì đương nhiên vì quyền anh là võ từ tây âu tới. Trong khi đó, Judo, Kendo thời nay đều được dạy như vậy. Khg ai dạy võ Nhật mà khg xoắn hông hết.
    Theo Surfgrass biết thì Wado Karateka không xoay hông khi đấm. Wado Karate có nguồn gốc jujutsu từ Shindo Yoshin Ryu ra. Người sáng lập Wado Karate là thầy Hironori Ōtsuka, thầy là người có licensed trong Shindo Yoshin ryu. Khi mới sáng lập và đăng ký với Dai Nippon Butoku Kai môn này còn gọi là Shinshu Wadō-ryū Karate-Jūjutsu. Clip dưới này cho thấy wado ryu karateka không nhấn chân hay xoay hông khi đấm.


  9. The Following 2 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  10. #6
    Administrator
    Ngày tham gia
    Feb 2013
    Bài viết
    26
    Thanks
    44
    Thanked 11 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki Xem bài viết
    Theo tài liệu sưu tầm thì khg phải ai cũng đi kiểu này hết. Nhũng người đi kiểu này có những người « đưa thơ » của triều đình. Theo 1 số sách, cách đi này giúp những người đưa thơ đi lẹ hơn người thường. Những người này đi trung bình từ 100 tới 200Km mỗi ngày, cái chính đây khg phài là 100-200 Km mà làm sao họ có sức để mỗi ngày đi khoảng cách đó.

    Coi cái hình này, nhớ ngày xưa đọc về Triệt Quyền Đạo, ở thế thủ của họ, chân cũng đổ về đằng trước, chân sau nhấc gót lên. Lý thuyết là 2 chân hơi chùng xuống, có cảm giác như lò xo, sẵn sàng bật lên. Do vậy mà di chuyển của Bruce Lee rất nhanh. Khác với việc xuống tấn ở các môn phái khác, ví dụ đinh tấn, là đổ hẳn xuống cơ đùi trước, có thể trụ vững khi quét chân hoặc đá vòng, nhưng rõ ràng di chuyển sẽ mất một khoảng thời gian đứng dậy, cũng như 1 phần sức.

    Không biết nguyên tắc đó có giống như việc đi bộ kiểu này hay không.

    Việc di chuyển không nhấp nhô như Surfgrass đề cập thì ở các võ đường mình tập, đều có đề cập đến vấn đề này. Người tập cảm nhận ra sao thôi. Việc di chuyển "lướt" cũng vậy. Để di chuyển nhanh, khi tiến về đằng trước, chân trước cũng là "lướt", chứ không nhấc lên hạ xuống như đi bộ. Chân sau rê theo. Tương tự với di chuyển sau.

    Còn về phần xoắn hông thì không hiểu Từ trước tới giờ, khi tập cái gì mình đều thử đến hông. Đơn giản như Shomen-Uchi, thử quên cái tay cái vai đi, cộng với giảm lực của chân bằng việc ngồi seiza, tập trung vào hông, chém 1, 2 trăm phát thì thấy vẫn ok. Chứ còn dùng vai với tay mà chém thì mỏi liền. Như vậy, rõ ràng kết hợp hông sẽ đỡ tốn sức hơn, đồng thời, nếu xét về cánh tay đòn thì sẽ cho phép phát lực tốt hơn.

    Túm lại là phần hông không hiểu sao các cụ không xoắn

  11. The Following User Says Thank You to phamhung For This Useful Post:


  12. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    @surfgrass: Khg ai "bắt" chỉ đâu mà lo! LOL

    @PH: đi lướt trong nhà / trên thảm thì dễ, nhưng ngoài đường thật thì rất khó, nhất là nếu đường khg phẳng lì. Đường kiểu như đường mòn, mà có đá thì chả ai lướt nổi hết. Đó là 1 trong những lý do mà Ky Society aikido hay "nhẩy" đó!

    Về cái "xoắn", khi di như kiểu bây giờ (tay lắc ngược với chân bước), như vậy là đã "xoắn" rồi (so với cách đi namba aruki).
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  13. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  14. #8
    Surfgrass
    Guest
    Còn về phần xoắn hông thì không hiểu Từ trước tới giờ, khi tập cái gì mình đều thử đến hông. Đơn giản như Shomen-Uchi, thử quên cái tay cái vai đi, cộng với giảm lực của chân bằng việc ngồi seiza, tập trung vào hông, chém 1, 2 trăm phát thì thấy vẫn ok. Chứ còn dùng vai với tay mà chém thì mỏi liền. Như vậy, rõ ràng kết hợp hông sẽ đỡ tốn sức hơn, đồng thời, nếu xét về cánh tay đòn thì sẽ cho phép phát lực tốt hơn.

    Túm lại là phần hông không hiểu sao các cụ không xoắn
    Anh phamhung nhắc về Bruce Lee mới nhớ cái đấm 1 inch của Bruce Lee.



    Anh coi, Bruce Lee đâu có xoay hông và tay thì gần như thẳng ra . Tất cả lực được tạo ra từ chân lên, không phải nhấn chân đẩy tới, Bruce đấm với cả thân người. Cách đánh này rất là phổ biến trong các trường jujutsu thời xưa và cũng như các trường kiếm thuật và các trường dạy về thương (spear). Người dùng kiếm và thương khi đâm hay chém không dùng tay mà dùng trọng lượng cơ thể để làm điều đó.

    Việc di chuyển không nhấp nhô như Surfgrass đề cập thì ở các võ đường mình tập, đều có đề cập đến vấn đề này. Người tập cảm nhận ra sao thôi. Việc di chuyển "lướt" cũng vậy. Để di chuyển nhanh, khi tiến về đằng trước, chân trước cũng là "lướt", chứ không nhấc lên hạ xuống như đi bộ. Chân sau rê theo.
    Nhấn chân xuống lướt khác anh. Đa số aikidoka nhấn chân xuống để lướt, lướt như vậy cũng được, nhưng như vậy không có kết nối với mặt đất được .

  15. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  16. #9
    Surfgrass
    Guest
    @surfgrass: Khg ai "bắt" chỉ đâu mà lo! LOL
    haha, không lo đâu chú, chỉ sợ hiểu lầm là nói úp mở thôi. Cái nào surfgrass nói được thì viết lên cho vui rồi.

  17. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Feb 2013
    Bài viết
    26
    Thanks
    44
    Thanked 11 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Nhấn chân xuống lướt khác anh. Đa số aikidoka nhấn chân xuống để lướt, lướt như vậy cũng được, nhưng như vậy không có kết nối với mặt đất được .
    Đồng ý với anh Aiki về vụ lướt trên đường Mà Surfgrass, không kết nối với mặt đất là thế nào nhỉ? Rõ hơn chút được không?

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •