Kết quả 1 đến 10 của 20

Chủ đề: Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?

Threaded View

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts

    Cách đi đứng thời xưa có ảnh hưởng tới võ Nhật hiện tại khg?

    Từ mấy năm nay, tui đã đọc thấy chủ đề này nhưng khg để ý nhiều tới nó. Gần đây, trên trang FB của diễn đàn, cũng có 1 bạn pót 1 clip về đề tài này. Cách đạy khg lâu, có 1 người bạn từ Pháp sang, trong lúc đi nhậu sau 1 buổi tập, hắn mới nói tới thầy Kono Yoshinori.

    Người bạn tui rất ham mê võ thuật và đã học HKD cũng khá lâu. Ngoài HKD, hắn cũng học nhiều môn võ khác và quyết định tiếp tục con đường « hiệp khí ». Hắn rất ham mê, nhắm sẽ sống về nghề này và đã sang Nhật khg biết bao nhiêu lần để học thêm HKD và mấy môn võ Nhật khác.

    Chủ đề này, lúc đầu tui coi nó như « tin lá cải », khó tin cậy, tới khi nghe nói tới tên thầy này. Sau khi tìm hiểu thêm, tui quyết định post lên 4rum để chia sẻ với anh chị em và mong ACE góp thêm ý kiến và bình luận.

    Tới giờ tui vẫn lưỡng lự vì tại sao chỉ áp dụng với võ Nhật và tui chưa bao giờ nghe chuyện này với võ tầu hết.

    Tóm tắt lại, chủ đề này là cách đi đứng của thời xưa bên Nhật và ảnh hưởng của nó tới võ thuật.

    Bài này là tui sưu tầm từ nhiều bài nói về thầy Kono Yoshinori và cách đi đứng thời xưa. Cái tui thích ở ông thầy này là thấy sao nói vậy, khg có đi lòng vòng. Cái gì hay thì khen, cái gì dỏm thì chê. Có nhiều cái tui tuy khg đồng ý ới ông ấy nhưng vẫn để nguyên ý để ACE đọc.


    Thầy Kono Yoshinori từ mấy năm nay đang được coi như người võ sĩ (budoka) nổi tiếng nhất xứ Nhật. Ông này, tuy chưa thể gọi là già hẳn (năm nay khoảng 60+t), khg phải chỉ giỏi võ khg mà còn được rất nhiều vận động viên / nhạc sĩ chuyên nghiệp, trong và ngoài nước, mời làm cố vấn trong cách dùng cơ thể con người theo nguyên lý võ thuật (bujutsu), áp dụng vào nghề của họ.



    Thầy này tuy nổi tiếng nhưng cũng hơi « khác người ». Vào thế kỷ này mà ông ấy mặc kimono và đi guốc Nhật trong đời sống hàng ngày.

    Chuyện thầy này rất ngẫu nhiên. Lúc khoảng 22t, ông ấy muốn tìm hiểu thêm về bản chất con người, hiểu thêm cái bản tính bẩm sinh. Thường thường mấy câu trả lời « triết » cho nhũng câu hỏi trên nằm trong « đạo lý ».

    Nhưng thầy khg muốn chỉ hiểu nguyên tắc, lý thuyết khg, mà muốn tự « cảm nhận ». Thế là năm 1971, lúc 22t, thầy ghi tên tập HKD ở Hombu dojo. Khi bắt đầu, thầy đi tập ở tất cả các lóp, nhưng với thòi gian, thầy dân dần theo thầy Yamaguchi, làm uke cho thầy Yamaguchi và cũng đã theo thầy này về võ dường riêng của ông ấy làm nội đệ tử (deshi) trong vòng vài năm.

    Song song với HKD, thầy cũng học thêm trường kiếm Kashima shin ryu và nhiều trường « võ cổ truyền » Nhật khác. Tuy học nhiều thứ cùng 1 lúc, nhưng « sự thật » hiện ra với thầy khi thầy gặp thầy Kuroda Tetsuzan của phái Shinbukan Kuroda ryugi.

    2 người tuy chỉ cách nhau có 1 tuổi nhưng sự ham mê võ thuật đã gắn bó họ với nhau. Nơi thầy Kuroda, thầy Kono kiếm đưọc 1 truyền thống võ thuật khg biến chế, và thầy Kuroda tìm được nơi thầy Kono 1 võ sinh khác thường có 1 tâm thần lanh lợi. Sự gặp gỡ đều đem lại cho cả 2 nhiều điều bổ ích. Thầy Kuroda hiểu thêm được di sản võ thuật của mình 1 cách sâu sắc hơn, trong khi đó, thầy Kono tìm được từ môn phái Shinbukan 1 số nguyên lý mà thầy chưa bao giờ nghe tới.

    Trong phái này, họ giữ những nguyên lý căn bản võ học cổ truyèn : họ khg “nhấn” chân xuống đất và khg xoay người. Tuy post câu này nhưng cá nhân tui vẫn khg hiểu lắm.

    Sau hơn 250 năm cô lập, vào đầu thế kỷ thứ 19, lãnh đạo Nhật bừng tỉnh dậy và nhận thức ra là để tránh bị cường quốc đô hộ, xã hội Nhật khg còn cách nào khác hơn là phải cải tiến bằng cách bắt chước các cường quốc thời đó. Ý đồ của họ thành công ngoài ý muốn sau khi Nhật chiến thắng Tầu và Nga, và trở thành 1 cường quốc ở Châu Á.

    Nhưng sự thành công đó có 1 cái giá khá đắt. Theo tài liệu lịch sử còn lưu lại, chỉ trong vòng vài năm, xã hội Nhật thay đổi 1 cách nhanh chóng : quần áo, thức ăn, nhà cửa đều thay đổi 1 cách triệt để. Tuy Nhật vẫn giữ 1 số phong tục, nhưng Nhật cũng mất đi 1 số lớn kho tang nghệ thuật và văn hoá trong phong trào hiện đại hoá. Chính trong thời kỳ này mà mất đi cái phong tục đi bộ cổ truyền.

    Thầy Kono khám phá ra việc này sau khi tìm kiếm và sưu tầm nhiều tài liệu xưa (bí kíp của 1 số trường võ, nhũng hình vẽ …).

    Thời xưa, khi đi bộ, đa số người Nhật khg đánh cánh tay mà giữ tay sát người và cũng khg « xoáy » xương sống. Nếu đắnh tay thì họ đánh tay cùng bên chân bước. Hãy nhìn những hình sau thì sẽ hiểu. Cách đi này được gọi là Namba aruki.





    còn tiếp ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following 5 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •