[center]

KENDO - KIẾM Đ O

Kendo trong tiếng Nhật nghĩa là Kiếm Đạo - Đường của kiếm (ken - Kiếm, do - Đạo). Được bắt nguồn từ môn kiếm thuật của các Bushido (Võ Sĩ Đạo) và Samurai (Hiệp Sĩ). Kiếm Đạ được xây dựng dựa trên nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm được lưu truyền qua hàng trăm năm thực chiến và nghiên cứu. Nó rèn luyện những kĩ năng về thể lực và tâm lý cần thiết trong chiến đấu. Mục tiêu của Kiếm Đạo không chỉ là phát triển thể lực dành cho thực chiến mà còn là rèn luyện tinh thần và nghị lực, hai thứ còn rất cần thiết trong cuộc sống bình thường.

Kiếm Đạo căn bản nằm trong bốn chữ Khí, Kiếm, Thể, Nhất (ki, ken, tai, ichi). Khí là khí công, kiếm là vũ khí, thể là thể lực và nhất là hợp nhất. Luyện Kendo là phải luyện làm sao cho chân khí nhập vào kiếm, phối hợp với sức mạnh của cơ thể để những uy lực đó trở thành một. Người Nhật thường hay ví von môn Kiếm Đạo chính là: ''Sửa soạn cho thời son trẻ và một niềm niềm vui xót lại cho tuổi già''.

Kiếm Đạo xuất hiện vào khoảng năm 789 tại Nhật Bản. Môn võ này có lúc được gọi là ken-jutsu, ken-no-michi ở thời Minh Trị (1868-1912). Kiếm Đạo bị cấm triệt để vào năm 1876, sau đó được cải biến thành một môn thể thao (Kiếm Đạo) bởi bậc thầy trứ danhvề kiếm Sakakibara Kenkichi (1830-1894), khi các võ sĩ đạo không còn được phép cầm hay mang kiếm trước công chúng.

Rất khó để có thể nói rõ ràng rằng từ bao giờ và như thế nào, Kiếm Đạo đã được hình thành. Kiếm Đạo đã không được xây dựng hay phát triển bởi một người hay ngay cả một nhóm người. Nó được phát triển trải qua một quá trình dài, qua rất nhiều trận chiến của một nước Nhật đầy anh hùng tính.

Nhật Bản lập quốc khoảng 660 năm trước Công nguyên với truyền thuyết các vị vua đều là những vị thần. Theo lịch sử có văn tự để lại, vào khoảng năm 400 của Thế kỷ 1, giòng họ Yamato kiểm soát toàn thể đất nước lên làm Hoàng ế, xưng danh là con cháu Thái dương Thần nữ và giòng họ đó tiếp tục trị vì cho đến ngày nay, vì thế dân Nhật gọi Hoàng đế của họ là Thiên Hoàng Bệ Hạ (Tenno Heika). Nếu người Trung Quốc thời xưa tự hào là "Nam tử Hán đại trượng phu", người Nhật cũng tự hào là "Yamato no Danji" có nghĩa là nam nhi của giòng dõi Yamato tức Thái dương Thần nữ.

Thanh kiếm Nhật bản thường là trường kiếm, dài và nặng hơn kiếm Trung hoa, do đó người võ sĩ khi dùng kiếm phải sử dụng cả hai tay để nắm chuôi kiếm. Các đòn đánh thường đa phần là đòn chém, bổ từ trên xuống, hay đâm thẳng. Đòn thế kiếm đạo thường không hoa mỹ như kiếm pháp Trung Hoa nhưng chú trong ở kỹ thuật tinh tế. Cùng một tư thế, người võ sỹ đạo phải tinh luyện hàng chục năm nên khi ra đòn thường là thành công, vì thế một cuộc giao đấu thường chỉ diễn ra trong vài giây và thường là chỉ một người còn sống sót.

Kiếm bắt đầu xuất hiện ở Nhật Bản vào khoảng thế kỉ thứ 2 trước Công nguyên. Người ta nói rằng kiếm thực chất vốn là một đồ vật để biểu tượng cho người mang kiếm 1 sứ mạng, sứ mạng phò nguy trung thành với lý tưởng của người mang kiếm chứ không phải đặc thù là một loại vũ khí. Vào thời điểm đó, máy bắn đá và cung tên được sử dụng để săn bắn hoặc trong các cuộc xung đột giữa các bộ lạc. Tuy nhiên sau đó, kiếm dần dần được dùng để chiến đấu trong thời kì nội chiến thống nhất đất nước Nhật Bản. Đến khoảng thế kỉ 7 8, người Nhật đã tự rèn được kiếm ở trong nước.

Sau thế kỉ thứ 9, khi tầng lớp Bushi (võ sĩ) được thành lập, dạng hình chuẩn của Nihonto (kiếm Nhật) được hình thành. Rất nhiều kĩ thuật chiến đấu bằng kiếm và cả kĩ thuật rèn đã được phát triển. Tuy nhiên, trên chiến trường, những thanh kiếm dài hơn 6 feet và giáo vẫn là vũ khí chủ yếu đến thế kỉ 14.

Những năm sau đó là những năm nội chiến liên miên, và cũng trong suốt khoảng thời gian này, những trường Kenjutsu, nghĩa là nghệ thuật dùng kiếm, ra đời. Những trường này được thành lập bởi những kiếm sĩ xuất chúng. Mỗi trường đều có một loại kĩ thuật riêng, độc đáo, phụ thuộc vào người sáng lập. Khi thời gian trôi qua và hoà bình lập lại, người ta nghiên cứu và thấy được tầm quan trọng của việc tập luyện Kenjutsu đối với việc phát triển tinh thần.

Thế kỷ 16-17 đánh dấu 1 bước phát triển của nghệ thuật sử dụng kiếm. Khởi đầu từ kiếm sư Shekisu-Sai (1527-1606),ngườ sáng lập trường phái Yagiu Shinkage, được tướng quân Tokugawa Ieyashu bảo trợ.Trước đó thanh kiếm chỉ được xem như là 1 vũ khí giết người và người ta luyện tập cũng vì mục đích ấy. Nhưng do Shekisu-sai có kiến thức về đạo học và mối liên hệ gần gũi vớI thiền sư Takuan(1573-1645), ông đã truyền giảng cho môn sinh khái niệm về sự cảm nhận tâm linh đạt được qua việc luyện tập kiếm thuật. Người con ông là Munenori(1571-1646), 1 kiếm sĩ tài ba đã bỏ công biên soạn ''Fudochi-Shinmyoroku'' , nội dung kể về kinh nghiệm trực ngộ Thiền đạo trong kiếm thuật. Yagiu Shinkage, cũng như Maniwa Nen,Shinkatato....là những trường phái tiên phong trong khuynh hướng chuyển từ Kiếm đạo sang Kiếm thuật (Kendo); đồng thời đưa kiếm tre (shinnai) vào tập luyện, thi đấu để hạn chế tối đa những thương tích, tử vong do kiếm thật bằng thép và cả kiếm bằng gỗ cứng gây nên. Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào 1 cái bao dài bằng da cóc hoặc da bò thuộc, chưa có miếng là chắn che tay(tsuba). Về sau được Nakanishi Chuba, môn đệ của Ono Tadaaki cải tiến vớI bao vải thay thế bao da,thêm miếng lá chắn vào, và trọng lượng-kích thước gần bằng kiếm thật, song có hình dạng thẳng.

Những yếu tố đạo đức và xã hội này bắt nguồn từ Phật Giáo thiền phái và tư tưởng Võ sĩ đạo mà những tư tưởng chính dựa trên đạo Khổng. Bởi vì những Samurai là tầng lớp duy nhất được phép mang kiếm, trở thành một cao thủ dùng kiếm là điều không thể thiếu đối với bất kỳ Samurai nào. Người ta khẳng định rằng điều đó thể hiện tinh thần của giới Võ sĩ.

Giữa thế kỷ 18, trong suốt thời điểm nầy làng kiếm đạo Nhật bản ghi nhận 1 điểm son lịch sử với kiếm sĩ huyền thoại Miyamoto Musashi. Sinh năm 1854, thụ giáo kiếm thuật vớI thân phụ từ khi còn thơ ấu, năm 13 tuổi Musashi đã sớm đạt được vinh quang khi đánh bại 1 đấu thủ lớn hơn cả về tuổi đời lẫn tuổi nghề trong 1 cuộc tranh tài trước mặt nhiều cao thủ. Từ đó về sau, trải hơn 60 trận thư hùng trên khắp nước Nhật, chưa 1 tay kiếm nào thủ hoà nổi trước lưỡI kiếm của Musashi. Năm 29 tuổi , sau trận đấu để đời với kiếm thủ thượng thừa Sasaki Kojiro, mà chiến thắng vẫn thuộc về chàng, Musashi lúc này chính là 1 ''Độc cô cầu bại'' Nhật Bản đã rời bỏ chốn võ lâm lui về ẩn cư. Chàng dốc toàn tâm toàn lực suy nghiệm để khám phá chân lý. Hơn 20 năm sau, ở tuổi 50, con người bất khả chiến bại ấy đã giác ngộ. Vào tuổi lục tuần, Musashi viết tác phẩm Gorin-no-Sho (Ngũ luân thư), bao hàm khái luận về Kiếm đạo của ông (không phải kiếm thuật), với lý thuyết chiến lược và triết lý cuộc sống.Tác phẩm này được xem như kinh điển, không chỉ trong võ thuật mà còn với công việc quản trị, và hơn thế nữa là cách sống như một ''Tôn Tử Binh Pháp'' vang danh của Trung Hoa.

Đến thế kỷ 18, ngoài kiếm tre và sàn tập bằng gỗ trở nên phổ biến tại các trường phái dạy kiếm, các dụng cụ hỗ trợ luyện tập như giáp che ngực, mặt nạ, mũ che đầu, găng tay bảo vệ v.v.. cũng được cách tân từ binh giáp truyền thống để trang bị cho môn sinh. Sang thế kỷ 19, kiếm đạo phát triển rộng trong quần chúng cũng như nhiều môn võ khác, không còn thu hẹp trong giới Samurai. Vào giữa thế kỷ này,nhiều cuộc biễu diễn kiếm đạo được tổ chức cho công chúng xem tại nơi công cộng, có thu tiền. Không ít kiếm sư vang danh võ lâm qua những cuộc lưu diễn và thách đấu với ngườI khác. Nhưng chỉ vài thập niên sau, khi văn minh cơ giới phát triển. Súng ống, đạn dược nhanh chóng chiếm lĩnh vị trí trên chiến trường, thanh kiếm oanh liệt suốt bao thế kỷ chỉ còn tồn tại bên người quân nhân với công dụng thứ yếu (đánh giáp lá cà) hoặc như 1 biểu tượng quyền hành chỉ huy. Đồng thời về mặt xã hội, thời điểm các lãnh chúa bị Minh Trị thiên hoàng thu hồi quyền lực cũng chính là lúc kết thúc thời vàng son của giới Samurai. Những kiếm thủ phải về vườn hoặc chuyển nghề, nhiều môn phái phải đóng cửa. Tình trạng này khiến các bậc thầy tâm huyết với kiếm đạo lo âu ko ít.

Năm 1910 đánh dấu sự thủ tiêu hoàn toàn của chế độ phong kiến. Một đạo luật được ban hành trong thời gian này bắt buộc việc luyện tập kiếm đạo trong trường học. Sau 2 trận thế chiến Cho dù sau này chịu nhiều đạo luật khắt khe từ phía kẻ chiến thắng nhưng dạy kiếm trong trường học vẫn là một truyền thống của Nhật Bản.

Ngày nay, người ta tập Kendo với Shinai (kiếm tre), Kiếm tre ban đầu được chế tạo bằng cách dùng 4 mảnh tre dài ghép lại đút vào một cái bao dài bằng da cóc hoặc da thuộc chưa có miếng lá chắn che tay (Tsuba). Sau này nó được cải tiến với bao vải thay thế bao da, thêm miếng lá chắn vào và có trọng lượng gần bằng kiếm thuật song có hình dạng thẳng. Thanh Shina dài 1,2m.. Người tập phải có các thiết bị an toàn bảo vệ như:


Trang bị cho môn Kiếm Đạo, với đầy đủ bảo hộ an toàn cho tập luyện.

Shinai - Kiếm tre.

Sakigawa - Mủi bao bằng da.
Nakayui Dây da cột ở phần trên 1 phần 3 của Shinai.
Tsuru Dây vàng chạy dài theo bản lưng của Shinai.
Tsuba Bao tay da.
Tsukagawa Bao da bao bọc tay cầm.


Bogu - Dụng cụ bảo vệ

Men Che mặt/đầu.
Men gane - Lưới sắt che mặt
Men tare - Bảo vệ va che vai
Tsuki tare - Bảo vệ cổ họng
Kote - Bảo vệ tay và khủy tay.
Do - Bảo vệ ngực và ức.
Tare - Bảo vễ đùi, hông.


Một yếu tố quan trọng trong luyện tập của Kendo chính là tiếng thét kiai kết họp với đường đi của lưởi kiếm. Tiếng thét khi xuất kiếm có tác dụng làm đối phương khiếp sợ hoặc mất trọng tâm. Một trận đấu (shiai) được tính với 3 điểm, thời gian đấu là khoảng 5 phút. Như vậy người chiến thắng là người chiếm được trước 2 điểm.


Các điểm và mục tiêu xuất kiếm của Kiếm Đạo.

Cũng giống như nguyên lý của Iaido, Kendo chú trọng vào tốc độ xuất kiếm, chiêu thức đơn giản gọn gàng nhưng đầy sát khí, một mất một còn, khác với các bài kiếm phức tạp rườm rà của nhiều hệ phái võ cổ truyền Trung quốc. Nhiều người đồng ý rằng kiếm pháp của Nhật nói chung, và của Kendo hay Iaido nói riêng, cực nhanh, điều này được chứng minh rõ ràng trong khi lâm chiến, ai nhanh hơn thì người đó sẽ thắng, tức là còn mạng sống trở về, vì vậy mà danh kiếm Musashi Miyamoto đã nói rằng: "muốn đạt đến cảnh giới tối cao của kiếm đạo, phải biết coi nhẹ sự sống chết của mình, bởi vì trong một trận đấu, kẻ không sợ chết bao giờ cũng là người chiến thắng"...(to win the battle is to be prepared to die).

Sau một thời gian biến cải, ngày nay Kendo là một môn kiếm thuật rất được yêu chuộng tại Nhật và khắp nơi trên thế giới. Viện nghiên cứu chuyên về Kiếm đạo được nhanh chóng xây dựng tại Tokyo vào năm 1909. Đến thế kỷ 20, kiếm đạo "cất cánh" rất nhanh tại Âu Châu, Mỹ Châu và tiếp đó lan rộng ra khắp 5 châu một cách vô cùng nhanh chóng. Môn võ này ngày nay tồn tại dưới sự bảo trợ của Liên đoàn Kiếm đạo Quốc tế (International Kendo Federation IKF) được thành lập năm 1970, và tại Nhật mạnh nhất vẫn là Nhật Bản Kiếm Đạo Đoàn (Japan Kendo Federation), hiện nay số người tập luyện kiếm đạo khắp thế giới ngày càng tăng lên tới hơn 12 triệu thành viên chính thức.

Ngày nay Kiếm Đạo đem đến cho nước Nhật những tinh hoa ưu tú của dân tộc hiểu và biết về lịch sử oai hùng dựng nước, nhất kiếm tung hoành thiên hạ của cha ông. Sự yêu thích của người Nhật với Kiếm Đạo không dừng ngay sau khi rời cổng trường Đại học mà đã theo họ suốt quảng đời còn lại, nhiều công ty giàu có như Toshiba, Honda, Nipondenso v.v.. đã thành lập các toán hay câu lạc bộ kiếm Đạo nổi danh nhất nhì khắp toàn nước Nhật trong nhiều thập niên liên tiếp. Hàng năm thường có nhiều giải thi tuyển nhân tài cho môn Kiếm Đạo các tỉnh quận để vể tham dự cuộc đại hội chung kết tại Tokyo. Đặc biệt theo truyền thống chỉ có 2 cuộc tranh tài mà Nhật Hoàng hoặc đại diện của Nhật Hoàng sẽ đích thân tham dự với tư cách nhà tổ chức và đứng ra trao giải thưởng cho người vô địch, đó chính là môn vật Sumo và Kiếm Đạo.

Cuối cùng, giờ đây kiếm đạo đã trở thành một trong những nét văn hoá đặc trưng truyền thống mà mỗi khi nhắc tới văn hoá Nhật Bản chúng ta không thể không kể tới sự góp mặt của nó. Có một sự kiện làm thay đổi làng võ Nhật Bản, ảnh hưởng trực tiếp đến kiếm đạo xảy ra vào năm 1882, khi võ sư thiên tài Jigoro Kano bắt đầu truyền bá môn Nhu đạo (Judo) mà ông đã dày công nghiên cứu sửa đổi, sáng tạo thêm từ môn Nhu thuật (Jujitsu) cổ truyền, và cũng từ đó kiếm đạo bắt đầu thâm nhập vào học đường. Đến năm 1912, cùng với Nhu đạo, Kiếm đạo được chính thức đưa vào chương trình huấn luyện thể dục ở bậc Trung học áp dụng trên toàn nước Nhật. Tìm hiểu về văn hoá Nhật Bản nói chung và kiếm đạo nói riêng chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua cái mốc quan trọng đó.



Một trong những kỳ thi Kiếm Đạo toàn quốc Nhật Bản năm 2006, được Nhật Hoàng chủ tọa.

Ngọc Diểm (sưu tầm từ nhiều tài liệu).