Trang 6 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 CuốiCuối
Kết quả 51 đến 60 của 75

Chủ đề: Kỹ thuật thả lỏng !???

  1. #51
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    CC không ý nói về gồng cứng mà khả năng tiếp cận với một môi trường mới, hoàn cảnh mới,....
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  2. #52
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Sau gần 3 năm kể từ ngày CC mở topic này, CC muốn khơi gợi lại những gì mình đã chiêm nghiệm về cái gọi là kỷ thuật thả lỏng - nhưng có lẽ từ Relax sẽ đúng hơn, relax diễn tả một trạng thái thoải mái, dễ chịu chứ không hẳn là buông lỏng ^^.

    Đọc lại những bài viết của các anh chị ở đây, CC chỉ muốn đúc kết lại phần nào :

    Relax là trước tiên phải biết nhận thức được hoàn cảnh hiện tại của mình. Relax có được bởi 2 yếu tố = yếu tố thể xác ( có tác động của ngoại cảnh ) và yếu tố tinh thần. Một trong 2 yếu tố bị chi phối thì bạn không có được hoàn toàn trạng thái relax.

    Vấn đề là cơ thể và ngoại cảnh cùng với yếu tố tinh thần tác động qua lại lẫn nhau. Phần lớn trong các buổi tập, mọi người trước khi tập đều dễ dàng có được trạng thái tinh thần "relax" nhưng trong quá trình tập, do sự thay đổi cách tấn công, kiềm chế của Uke dẫn đến thay đổi tác động hoàn cảnh và người tập dần mất đi trạng thái "relax". Như vậy, vấn đề đặt ra là làm sao vẫn duy trì được trạng thái đó, theo CC có 2 điều cần tập :

    + Thứ nhất, phải tạo vị trí, hòan cảnh thuận lợi cho mình trong bất kỳ tình huống nào, cũng như bài viết ngay từ đầu của chú Fourever, việc đứng ở một vị trí khi mà cấu trúc các khớp xương của cánh tay đã ở trong trạng thái thoải mái, bởi chỉ cần đứng sai vị trí, việc Uke cầm nắm chặt sẽ gây ra cảm giác "đau, khó chịu" và ảnh hưởng đến tinh thần của người tập. Điều này hoàn tòan là tự nhiên và không nên tập theo lối "ignore cảm giác" đó. Khi đã có vị trí tốt, bố trí của cở thể tốt, thì việc bị "nắm chặt" không còn ảnh hưởng đến trạng thái "relax".

    + Thứ hai, khi bị nắm tay, một trong những điều các môn sinh thường tập hay bị chi phối là tập trung quá nhiều vào việc cảm giác mình bị nắm và quên đi những gì trên cơ thể của mình đang tự do, đặc biệt là "đôi chân". Uke nắm chặt tay bạn nhưng không thể điều khiển đôi chân của bạn. Chính vì lẽ đó, chỉ khi nào nhận thức được "hoàn cảnh hiện tại", những khả năng hiện tại của bạn, thì bạn sẽ có những bước di chuyển linh hoạt và đưa cơ thể về lại vị trí "thuận lợi" nêu trên. Một trong những câu nói của Yamaguchi Shihan mà CC đã từng đọc, suy ngẫm và giờ đây cảm thấy thông suốt là:

    "Put strength into your lower abdomen and use your feet lightly"

    Việc di chuyển đôi bàn chân linh hoạt thật sự rất bình thường, nếu bạn ý thức cảm giác đi bộ một cách tự nhiên ( không quá cách điệu lên ), bạn sẽ thấy cảm giác di chuyển đôi bàn chân linh hoạt nhưng lại đưa tới sự di chuyển nguyên khối người. Điều quan trọng là phải đưa được mình vào vị trí thích hợp trước khi thực hiện "động tác đi bộ" nào để di chuyển Uke.

    Ngòai ra việc di chuyển đôi bàn chân trước khi di chuyển cánh tay đang nắm cũng là điều cần "nhận thức" ( tất nhiên điều này là cách ứng xử của người tập Aikido, những môn võ khác sẽ có cách ứng xử khác và cũng ko kém phần hiệu quả ). Việc di chuyển đôi bàn chân sẽ tạo cho người Uke một cảm giác "bất bạo động" hay nói đơn giản là Uke không cảm thấy mình bị nguy hiểm nên cứ "vô tư", đến khi "mất thăng bằng" rồi thì đã qúa trễ. Đây là điều đã tạo cho không ít những môn sinh tập Aikido khi tập với các Shihan cỡ bự thì luôn có cảm giác "Không biết vì sao mà té"

    + Thứ ba, và điều quan trọng, phải duy trì được trạng thái "relax" hay "No mind". Không thể để những lời nói của người khác, những tác động ngoại cảnh tác động, những điều mê hoặc hão huyền ảnh hưởng đến lối tư duy, suy nghĩ cũng như bước di chuyển. Chí ít cũng cần có một lập trường. (Có lẽ điều này chỉ nên tập khi bạn đã có được một nền tảng cơ bản tốt và kỹ thuật đúng mực, do đó, theo những gì CC quan sát, đối với người tập Aikido mới vào, nên khuyến khích phát huy tối đa hết sức lực, hãy theo đúng bài bản, tập "mạnh đô" và dần lên cao sẽ dần "giảm đô" lại). Người tập cũng như mọi người trong xã hội, đều rất dễ bị chi phối bởi những điều từ ngoại cảnh, và lại rất hay có tính "phán xét" người khác. Cho nên việc nhận thức và duy trì một tinh thần "No mind", "Bớt phán xét và biết vì sao người ta làm như vậy" đó trong cuộc sống hàng ngày thì rất cần thiết. Và điều này thì khó hơn việc luyện tập kỹ thuật rất nhiều. Không ai có thể dạy, và chỉ có thể gọi là "vượt lên chính mình". CC viết ra điều này có vẻ giống người đi tu quá, nhưng CC viết là vậy, còn trong cuộc sống CC có một định mức cho mình - Chỉ tập hạn chế "phán xét" việc làm của người khác, nhưng vẫn còn "hưởng thụ" nhiều thứ lắm ^^

    "No Mind" không phải là không có suy nghĩ như nghĩa đen của nó, nó có được dựa trên sự đúc kết của những trải nghiệm trong cuộc sống, không chỉ trong võ học mà còn có trong kinh doanh, sự nghiệp, gia đình, mọi mặt của cuộc sống..."No mind" - theo CC - gần với một cảm giác của sự "minh mẫn và nhanh nhạy trong ứng xử dựa trên những trải nghiệm của mình". Cho nên mới có câu "Gừng càng già càng cay" - ( Cha ông ta nói câu nào cũng đúng, hehe ).

    Rất nhiều người hay tập thiền nhưng có nhiều mục đích khác nhau, đa phần tìm đến những điều "khác lạ, khác người, tìm những cảm giác lạ trong cơ thể". CC - nếu có thiền - chỉ có một mục đích điều hòa hơi thở, "hạ nhiệt" trong người, "refresh" nếu có hăng máu và quay ra làm việc lại ngay.

    Một chút "trải lòng" của CC, nên đôi khi có nhảm một chút, nếu các Mods thấy không thích hợp thì "Delete" dùm CC nhen!

    Chúc mọi người Năm mới vui vẻ.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  3. #53
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Không hiểu "No Mind" kiểu Cucat là sao. Theo như tui thì nó giống như là đừng để thành kiến tập quán chen vào. Nguoi của mình có nhiều thành kiến, tâp quán lắm. Thấy ai chê là giân, nóng lên liền, khi đó các cơ bắp của mình cũng đáp ứng (gồng) theo ngay.v.v...

    Nói theo tiếng mẽo thì "no mind" giống như "never mind" vậy
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #54
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Để tập được việc thả lỏng là cả một quá trình
    1. Phải nắm nguyên lý
    2. Phải có công phu luyện tập để chuyển đổi thành phản xạ
    3. Chỉnh sửa - rèn luyện để hoàn chỉnh kỷ thuật

    Nếu nắm nguyên lý không mà thực hiện sẽ có lúc được lúc không. Hiểu một chuyện nhưng làm được lại là một chuyện khác. Thật sự kỷ thuật thả lỏng rất khó thực hiện và không phải một sớm một chiều có thể tập được. Điều quan trọng là chúng ta khi tập phải suy nghỉ và rèn luyện luôn. " Nó" sẽ đến khi cần đến.

  5. #55
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Không hiểu "No Mind" kiểu Cucat là sao. Theo như tui thì nó giống như là đừng để thành kiến tập quán chen vào. Nguoi của mình có nhiều thành kiến, tâp quán lắm. Thấy ai chê là giân, nóng lên liền, khi đó các cơ bắp của mình cũng đáp ứng (gồng) theo ngay.v.v...

    Nói theo tiếng mẽo thì "no mind" giống như "never mind" vậy
    CC cũng có quan điểm này giống chú NgDaLat. Nhưng thêm một ý nữa, như đã nói ở bài viết trên :

    - "No Mind" gần với một cảm giác của sự "minh mẫn và nhanh nhạy trong ứng xử dựa trên những trải nghiệm của mình". Cho nên mới có câu "Gừng càng già càng cay".

    Từ đó, khi mình tập sẽ bớt dần "thành kiến", bởi với "lý trí", "kinh nghiệm" và "chỗ dựa kiến thức" vững chắc, mình sẽ biết và làm chủ "hoàn cảnh" hiện tại, không vì "Giận quá mà mất khôn".

    - Cái khó, là do cuộc sống hàng ngày, có nhiều thứ ảnh hưởng đến "tâm trí" của một người, như là: kiếm tiền, gia đình,... rất là nhiều thứ chi phối, nên CC nghĩ không phải chỉ tập "No Mind" mỗi khi lên sân võ mà còn phải duy trì cho mình một thói quen trong những việc làm "nhỏ nhặt" hàng ngày...Tùy mối quan tâm và mức độ mà người đó sẽ "duy trì" nhiều hay ít.

    @anh David:

    Điều anh nói hòan tòan đúng nhưng có một điểm em muốn nói rõ hơn.

    "Nó sẽ đến khi cần đến" thì thật sự không biết bao giờ, bởi việc "relax" bản thân trong mỗi con người lúc nào tồn tại. Chẳng qua là hôm đó anh "vui vẻ, thoải mái" hay anh "bực dọc" bất thường mà thôi. Em chắc chắn trong quá trình luyện tập của anh đã có những lúc anh cảm thấy mình đánh đòn nó "thư thái" hay còn gọi là "tròn đòn",...nhưng hôm sau lại không. Vấn đề ở đây là kỹ thuật đã định hình rồi, nhưng có những lúc chỉ cần xuất hiện lực "gằng, kéo" không cần thiết và với một Uke nhạy bén họ có thể bắt lại được ngay, cái vấn đề là ở "cái đầu" có đủ "thoải mái tự tin" và xử lý "nhịp nhàng" hay không. Nói tóm lại, điều em muốn nói là "relax" luôn tồn tại, chẳng qua có khi là 10, có khi 9, có khi là 0, và mức độ "relax" luôn là một con số "tương đối" và người tập cần duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày là vậy, để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  6. #56
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Bài rất hay CC. Thả lỏng và relax là 1. Đối với tôi, thả lỏng là khg gồng thôi. Việc CC nói di chuyển chân rất đúng đó. CC đã hiểu nguyên lý rồi, áp dụng được chưa?

    Tập Trạm Trang Công (TTC) giúp thả lỏng vai lắm đó. Người thường khi càng sọ thì càng gồng, ví dụ như ukemi chẳng hạn - làm cho lẹ để té khg đau.

    Có 1 ai khác trong 4rum đã viết là thả lỏng khg phải là như sợi bún! câu đó cũng rất đúng đó. Viết qua văn thì khó, nhưng khi hiểu và làm được thì thấy rất dễ.

    Đối với tui, "no mind" là khg lo sợ, khg quan tâm gì hết. Khg biết từ VN nào thích ứng với "no mind". Ngoài kỹ thuật, đạt được trạng thái thả lỏng và "no mind" là đã tơi1 trình độ khá trong HKD rồi đó. Áp dụng những thứ đó vô đòn thì sẽ thấy HKD rất nhẹ nhàng.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #57
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    ... cái vấn đề là ở "cái đầu" có đủ "thoải mái tự tin" và xử lý "nhịp nhàng" hay không. Nói tóm lại, điều em muốn nói là "relax" luôn tồn tại, chẳng qua có khi là 10, có khi 9, có khi là 0, và mức độ "relax" luôn là một con số "tương đối" và người tập cần duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày là vậy, để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình.
    Khi cố gắng " duy trì cho mình một đầu "No mind" hàng ngày , để duy trì cái mức độ "relax" thường xuyên của mình" tức là đã không relax được. Hầu như mọi chuyện trên đời là một vòng tròn (lẩn quẩn). Khi anh cố gắng "thả lỏng" thì bản thân mình đã không thả lỏng, không thả lỏng từ trong suy nghỉ.

    Do vậy tập kỷ thuật thả lỏng thật khó , có thể tập cả đời mà vẫn có thể không đạt được hoặc cũng có thể đạt được ngay khi chỉ qua 1-2 tiếng đồng hồ được thầy "điểm nhãn". Nhưng quan trọng không phải là việc ta đạt đến trình độ thả lỏng mà là cả con đường ta nghiên cứu rèn luyện kỉ thuật. Còn chuyện thành công đôi khi còn do "hên xui". Làm sao khi tập ta thấy vui, đánh đòn như đi dạo trong công viên thì khi đó "nó" sẽ đến.

    Ặc ặc , tự nhiên viết giống "thiền' qua , đọc lại cứ nghĩ là "nó" viết . He he ](*,)

  8. #58
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Nov 2007
    Bài viết
    17
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    1. Nếu vay câu chữ của cửa "Thiền" thì ta có thể tạm dịch như sau:

    - No mind = Vô niệm, hoặc No mind = Vô úy...
    Tôi cho rằng từ "No mind" nên diễn dịch thành là "Vô úy" thì thâm nghĩa hơn (!)

    - Relax = Thư giãn, thư lỏng...
    Sự thư lỏng(relax)từ tinh thần đến thể xác - thư lỏng toàn thân chứ không đơn thuần chỉ thư lỏng cục bộ cho một cơ phận nào đó của cơ thể mà thôi - "Relax" trong lúc tĩnh cũng như lúc động, xuyên suốt trước khi thực hiện cũng như sau khi kết thúc xong đòn... Relax như thế mới gọi là "biết" relax rốt ráo (!)

    2. V..v...

    Chúc mọi người một ngày vui !

  9. #59
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Saigon, Vietnam
    Bài viết
    331
    Thanks
    19
    Thanked 14 Times in 9 Posts
    Lâu nay các thầy bên Nhật qua dạy đều lưu ý khi tập Aikido phải thả lỏng (relax) cơ thể nhưng việc thực hiện vẫn chưa tốt (nên được nhắc nhở hoài). Vậy tại sao chúng ta chưa được thả lỏng khi tập? Anh em nghiên cứu và góp ý thêm nhe.

    Theo David thì do một số nguyên nhân sau:
    1. Chưa thuộc đòn
    2. Chưa làm mất thăng bằng Uke
    3. Tay không nằm trong đường tâm (TCT)
    4. Di chuyển không đúng hương làm uke mất thăng bằng
    5. Tập chưa được 10,000 lần cho 1 đòn (hê hê)

    Vài dòng đóng góp ý kiến, anh em suy nghĩ và góp thêm ý nhe.

  10. #60
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Câu hỏi của David thì dễ, nhưng trả lời thò khó!

    Theo ý kiến cá nhân, có 2 lý do tại sao khg hay chưa thả lỏng được. Tui nói theo kinh nghiệm cá nhân thôi:

    1- Muốn thả lỏng được thì phải hiểu và cảm nhận thả lỏng là sao. Hồi trước, bao nhiêu người nói phải thả lỏng, tui gần mấy năm khg biết làm thế nào ... tới khi đi seminar với thầy Endo và cảm nhận được cái đó.

    2- Con người, nhất là con trai hay ỷ vào lực của mình. Hơi tí là dùng lực, đó là cách phản xạ tự nhiên của con người. Khi gặp vật gì cứng, mình cứ tưởng là nếu mạnh hơn hay cứng hơn thì sẽ thắng! Khi học võ, và vì xi nê, ai cũng tưởng phải đánh mạnh mới "ăn tiền", mới hay ... Khi thả lỏng trong lúc vô/ra đòn, võ sinh có cảm tưởng như là mình đánh khg trúng đòn.

    Trong HKD, sẽ tới 1 lúc võ sinh sẽ tự thấy và tự hiểu thế nào là thả lỏng nếu võ sinh có dịp tiếp cận với ai hiểu rõ HKD. Nếu trong võ đường, ai ai cũng cương thì sẽ rất khó hiểu được sự kiện đó!

    Xin ACE cho thêm ý kiến
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

Trang 6 của 8 Đầu tiênĐầu tiên ... 45678 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •