Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 75

Chủ đề: Kỹ thuật thả lỏng !???

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    99
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi fourever
    Bravo bác 4ever!!! nếu có thể bác và các bác tiền bối trên HKD.com có thể mở 1 topic chủ đề "Vật lý học trong Aikido" được ko. Được như vậy thì tốt quá, bất kể ai, lớn hay bé, béo hay gầy, chỉ cần đúng nguyên tắc là có thể đánh được, việc còn lại chỉ là chăm chỉ luyện tập thui.
    Ngồi mãi mỏi lưng, ký mãi mỏi tay, tập võ thế này, là hết mệt mỏi

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    349
    Thanks
    1
    Thanked 4 Times in 3 Posts
    Phương cách tập thả lỏng tôi nói ở trên, là một trong những nguồn năng lượng của võ sinh cao cấp trong Thái cực quyền. Tương tự như Aikido, rất nhiều người học TCQ lâu năm nhưng chỉ có hình nhưng lại không có ý, vì không có ai nói ra các nguyên tắc nầy. Tôi có gặp vài người ở đại hội khí công toàn quốc tổ chức tại đại học Bắc Kinh tháng 6 năm 1996. Lúc các võ sư múa quyền thì trông đẹp mắt, nhưng khi ai đó vịn tay vào là khí bị tắt nghẻn ngay do không có lực hay nôm na gọi là nội công. Với vài câu nói ở bài trên, đôi khi tốn hàng chục năm mới ngộ được. Lý luận đơn giản chừng nào thì sự bí mật càng cao chừng đó. Trong Aikido, võ sinh có nhiều dịp để thử nghiệm với thực tế khi gặp Uke mạnh hơn mình, hầu hết các võ sinh Aikido tập luyện thường xuyên sau 2 năm, họ bắc đầu cảm nhận và điều khiển cánh tay một cách vô thức. Lúc đó họ có thể thả lỏng cánh tay nhưng không hiểu tại sao như vậy, vì thả lỏng là hậu quả của sự điều khiển cánh tay một cách chuẩn xác.

  3. #13
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Thả lỏng

    Từ Ukemi, khi bị nắm tay chặt hay di chuyển, chúng ta hay được nhắc là phải thả lỏng trong Aikido. Hầu như câu nói này ai cũng được nghe thấy và nhắc nhở khi tập. Vậy định nghĩ ''thả lỏng'' là sao, xin các bạn chia sẻ kinh nghiệm.

    Theo tui, thả lỏng là không gồng mình, không dùng sức cơ bắp. Thả lỏng hay đi chung với hoà nhập và khi 2 cái đi đôi thì có thêm 1 quan niệm thứ 3 là góc độ. Cái clip sau cho thấy cái định nghĩa của tôi, chả hiểu là đúng hay không



    Khi làm Ukemi võ sinh cũng được nhắc là nên thả lỏng, và theo kinh nghiệm cá nhân thì khi thả lỏng, ngoài việc dễ áp dụng đòn, võ sinh cũng đỡ mệt vì bắp thịt ít làm việc và nhờ vậy, không cần nhiều oxygen. Không biết mấy bạn nghĩ sao.


    Có nhiều võ đường áp dụng / định nghĩa thả lỏng và hoà nhập (harmony) 1 cách khác nhau và những clip sau cho thấy cách tập của họ!




    Không biết nên cười hay khóc và tui cũng không biết có phải là cách tập thường ngày của họ không! Sau khi coi 2 clip trên, bây giờ tui mới hiểu khi 1 số người không tin aikido là võ! Cá nhân tui khi đứng lớp con nít, có 1 lúc tui cũng làm như clip trên cho mấy em coi như 1 trò chơi, nhưng chỉ làm trong vài phút cho mấy em bớt căng thẳng!
    Last edited by aiki; 07-19-2011 at 02:55 AM.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. #14
    Moderator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    65
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Theo Kiaikido thì để thả lỏng thật sự thì chúng ta phải để cho đầu óc tỉnh táo,điều này rõ ràng có ngày các bạn rất sung, đánh rất đã tay, có ngày thì thấy uể oải đánh cảm thấy ko sướng,vì vậy ta thấy tinh thần quyết định đến sự thả lỏng của chúng ta. Điểm quan trọng nữa theo mình thả lỏng phải kết hợp đi đúng hướng sẽ giúp ích cho người mới tập rất nhiều, vì khi đi ko đúng hướng chắc chắn sẽ có lực cản từ uke và phản xạ tự nhiên của con người sẽ chống lại lực đó thế là sinh ra đối lực. Đi sao cho đúng hướng, thường thì theo mình nhận xét các bạn cứ đi làm sao lực của uke chạm với lực mình chỉ có 1 điểm tiếp xúc chứ ko phải 1 đường thẳng tiếp xúc, ví du: nếu bạn đứng 90 độ với uke các bạn ko thế nao đẩy qua 2 bên nhưng chắc chắn các bạn có thể dở lên dở xuống nhẹ nhàng (nếu uke gống theo hướng thì cái này là chuyện khác nhưng nếu các bạn thảy lên thảy xuống cánh tay 1 cách tự nhiên thì uke khó gồng lắm). Vài lời góp ý xin mọi người chỉ bảo thêm
    Sẽ ko có Aikido nếu Aikido chỉ là những đòn thế đơn giản

  5. #15
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Theo cucat nghĩ, cái này chỉ là cucat nghĩ thôi, nếu mình thả lỏng đúng và di chuyển đúng hướng thì hiện tượng đối lực sẽ không xảy ra, cả Uke và Nage đều không cảm thấy có sự gồng mình để chống lại lực của người đối diện. Như vậy cái quan trọng có lẽ là ta nên tập với nhiều cách di chuyển và thay đổi hướng tấn công để tại một vị trí nào đó ta có thể thực hiện đòn mà không có sự đối lực. Có lẽ khi đó là ta đã được thả lỏng. Cucat chỉ biết nói theo mình nghĩ thui chứ vẫn chưa làm đc :funny:

    Và còn một cái nữa, cucat thấy có một cái không biết có đúng không. mong mọi người chỉ thêm : đó là khi mình muốn lên đòn gì đó, ví dụ khi đã kéo Uke về và muốn đưa lên ( cucat xin lỗi vì hơi khó diễn tả ), mình di chuyển cái khúc cùi chỏ của mình, và hình như có lẽ nó nhẹ hơn ( khi di chuyển cùi chỏ này, để tốt hơn nên di chuyển cái khối người mình theo, như vậy hình như mạnh hơn ) . Cucat ko biết điều này là đúng hay sai nhưng có một số lần thực hiện cảm thấy nó nhẹ lắm,...hehe, mọi người góp ý dùm cucat zoi nhen! :funny:




    Rất mong một ngày nào đó cucat có thể được gặp các chú, các bác để có thể học được thêm nhiều điều.
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tuỳ theo định nghĩa ''di chuyển cùi chỏ'' của Cucat là gì! Cái quan trọng nhất trong aikido để tránh dùng sức cơ bắp là ''nâng/ chỉa'' cùi chỏ lên trời hay ra ngoài. Nên để cùi chỏ sát người. Trong bài Kokyuho, khi cùi chỏ chỉa ra ngoài là hoàntoàn dùng sức cơ bắp.

    Cái clip Aiki Age cũng để cùi chỏ thấp để dùng lực hông! không nên làm vậy Cucat ơi!




    Cùi chỏ của thầy Yamada không chỉa lên hay chỉa ra nhưng cùi chỏ Uke thì 'nhìn' lên trời ...



    The định nghĩa "đúng hướng" của Kiaikido thì là góc độ để đẩy lạc hướng sức công cũa Uke. Cái này cũng đúng đó và được biểu hiện với cái hình tam giác trong mấy cái hạo đồ của aikido đó (vòng tròn, tam giác và hình vuông) ! Chừng nào áp dụng được những gì Liailido nói thì là hiểu căn bản HKD rồi!

    Cái đó là cách hiểu nông cạn của tui, xin mọi người thêm ý kiến!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  7. #17
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trạm trang công căn bản của môn nội gia quyền dòng Vương Thụ Kim do bác motgiot giới thiệu bên thaicucquyen.com

    http://thaicucquyen.com/viewthread.php?action=attachment&tid=306&pid=7331

    Thêm chút tài liệu cho mọi người tham khảo!

  8. #18
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cám ơn LC! Tài liệu hay và rõ lắm!:no1: :no1:
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  9. #19
    Member
    Ngày tham gia
    Aug 2006
    Bài viết
    60
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi aiki
    Cám ơn LC! Tài liệu hay và rõ lắm!:no1: :no1:
    Trạm trang công này tác dụng thả lỏng luyện gân tốt lắm. Liên Châu cũng luyện được ít lâu rồi. Tập cái này nên chỉnh hình và đọc lại tài liệu thường xuyên anh aiki ạ, nhiều khi trí nhớ mình hay đánh lừa mình. Tập một thời gian sẽ có "khí cảm" và khi ấy sẽ tự mình trả lời được câu hỏi "khí nó như thế nào", thế nào là "trong lỏng có chặt".

    Chúc mọi người vui vẻ!:iwink:

  10. #20
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Cuối tuần rồi (20-21-22 tháng 3 2007), tui có đi tham dự seminar của thầy Tres Hofmeister, 6 dan, học trò của thầy Ikeda từ Boulder Colorado sang đây.

    Đây là lần đầu tiên tui tham dự 1 seminar của ASU (Aikido School of Ueshiba do thầy Saotome đứng đầu) và cũng học hỏi được khá nhiều.

    Như tui đã nói trong 1 vài post khác, vì chuyện "chính trị" nên võ đường tui chỉ mời các thầy của Aikikai Nhật và những võ sư thuộc USAF (US aikido federation) hay những võ sư theo các sư huynh của thầy Yamada và Kanai (học trò Tamura chẳng hạn). Tuy không mời những liên đoàn khác tới võ đường tui cho seminar, nhưng HLV tui khuyến khích võ sinh, nếu có dịp thì nên tham dự để học hỏi thêm.

    Seminar cuối tuần rồi tui tham dự trong trường hợp đó.

    Seminar không đông, trong 3 ngày tui chỉ tham dự 1 ngày thứ 7 thôi và hôm đó có khoảng 20-25 người thôi. Sau đây là những điều tui quan sát thấy.

    Thầy Hofmeister rất thân thiện và giản dị. Cách tập của thầy nói riêng và ASU nói chung cũng khá khác với võ đường tui. Bên tui thì chú trọng tới sự chính xác và kỹ thuật đòn thể. Bên thầy Ikeda/Saotome thì uyển chuyển và chú trọng tới "cảm nhận" hơn ...

    Seminar vừa rồi, tui đã học được rất nhiều về việc thả lỏng và cảm nhận ... Sau đây tui xin chia sẻ với mọi người về những gì tui đã học và tui nghĩ nhửng gì tui biên sau đây sẽ gíup mấy bạn về việc "thả lỏng" ...

    Vì không có quay phim hay chụp hình gì hết nên tui chỉ nói tới những gì có thể minh hoạ được! có những kỹ thuật để thả lỏng va aảm nhận, nếu có dịp về VN offline tui sẽ chia sẻ sau vì không thể nào nói qua văn được!

    Trong hơn 1 tiếng, tụi tui chỉ tập ukemi! Ukemi này vui lắm, phải làm thật chậm kiểu "extra slow motion". Aikidoka nào cũng phải biết té ukemi, nhưng khi làm chậm thì rất là khó. Muốn cho đỡ mệt thì khi Ukemi, võ sinh phải thả lỏng. Nhưng khi té, thường trong trường hợp bị quăng, phản ứng tự nhiên của rất nhiều võ sinh là cứng người lại.

    Khi té chậm, nếu người cứng thì sẽ không té chậm được. Cá nhân tui sau khi té 3 lần, lúc đó tui mới ''khám phá ra chân lý'' và lúc đó mới bắt đầu làm chậm được.

    Những gì tui biên sau đây hoàn toàn là căn bản, và số hình là lấy từ bài Ukemi đã post ra để minh hoạ.

    Các bạn nếu có tập, nhiều khi làm khg được thì đừng có "wê" nhe. Có mấy người 4-5 dan mà còn làm "cập kễnh" nữa huống chi là mình. Nếu các bạn mà té méo mó hình zig zag thì cũng đừng ngạc nhiên. Cái quan trọng nhất là làm thật chậm.

    Muốn làm thật chậm thì người phải hoàn toàn thả lỏng (nhát là vai), kê tay và vai xuống đất (đụng đất luôn) và từ từ tự để người té/lăn là xong. Tập kiều này khg có đúng hay sai gì hết ráo!

    Sau đây là 1 vài cách. Xin nhắc lại là những hình sau chỉ để tả sơ sơ thôi chứ khg phải đúng 100%.



    1- Ukemi thường. Lăn đằng trước tư thế qùy gối (Mae Ukemi)

    Lúc đầu thì quỳ như hình sau.




    Nhớ

    - để 1 đầu gối xuống đất,
    - tay kia để xa phiá trưóc (như vậy mới cho vai kia đụng đất được)
    - kê vai cùng bên đầu gối dưới đất xuống đất
    - rồi từ từ lăn (vai qua vai) (nếu lăn vòng tròn như quen thì sẽ khg lăn chậm được!)
    - khi lăn xong thì sẽ ngồi như ông này.




    2- Ukemi qua chướng ngại vật.

    1 người làm chướng ngại vật như hình sau


    Nage
    - 1 tay kê eo chướng ngại vật, (tay kê eo là tay cùng bên với chân trước và lòng bàn tay đụng eo. Tay hơi bị "xoắn" chút xíu nếu lòng bàn tay đụng eo ...)


    - tay kia chống xuống đất và sát chướng ngại vật như hình sau



    - từ từ kê vai bên tay để eo xuống đất và lăn qua (thật thấp người xuống)
    - Xong cũng ngồi như hình trên




    3- Ukemi trên chướng ngại vật.

    Cũng y hệt như bước 2 nhưng 1 tay ở eo và 1 tay trên lưng



    Lăn như hình sau nhưng hình này thì nage lăn qua còn muốn làm chậm thì thì lăn trên


    Sau khi lăn xong, vẫn giữ tay ở eo.




    4- Chướng ngại vật cao.

    1 người đứng như hình sau. Hình này thì nage bay qua nhưng thật ra,



    - nage nằm giữ thăng bằng trên chướng ngại vật
    - 2 tay đụng đất
    - 1 tay chống
    - 1 tay đưa về phía chân sau uke
    - làm sao cho vai xuống đất thật chậm như hình sau


    - và từ từ lăn xuống


    Nhớ kiếm ai đừng cao lắm nhe!


    5- ushiro Ukemi trên chướng ngại vật

    - Ngồi trên 1 bên lưng (khg nên ngồi trên xương sống)
    - từ từ gặp người thành hình chữ V
    - đầu chúi/nhìn xuống đất
    - từ từ tuột ra đằng sau.
    -


    Nhớ thả lỏng người để làm thật chậm! càng chậm càng tốt. Mấy bạn thử đi ...


    Còn nhiều cách khác để tập cảm nhận và thả lỏng nữa, hay lắm !!!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  11. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


Trang 2 của 8 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •