Trang 1 của 2 12 CuốiCuối
Kết quả 1 đến 10 của 19

Chủ đề: Taisabaki

  1. #1
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Đây là bài tui đã hứa nói về Taisabaki.

    Aikido có khá nhiều hệ phái, và mỗi hệ phái có 1 cách tập riêng. Ngay cùng 1 hệ phái, tuy cùng 1 đòn, 2 HLV cũng có thể đánh đòn/ vô đòn bằng nhiều cách khác nhau.

    Vì vậy, không có ai/ hệ phái/ HLV nào là đúng hay sai hết. Đòn nào cũng có cái hay và cái sơ hỏ của nó, chỉ có võ sinh là người có thể ''khắc chế'' những sơ hở đó trong lúc áp dụng đòn.

    Tui biên câu này hầu tránh những việc ''tui đúng, anh sai'', những ''cãi nhau/ chanh chấp'' mà có thể xẩy ra khi nói tới đòn thế như tui đã thấy trên 1 số diễn đàn khác.

    Bài này, đối với người nhiều kinh nghiệm thì có lẽ là thừa nhưng ai mới học HKD thì có thể thấy hay. Xin mấy người có kinh nghiệm bổ sung them.

    Tui ráng để clip hay hình cho dễ hiêủ. Muốn coi clip thì phải cần Windows media, Real Player hay Quick time.

    Hình và clip là link tới 1 số site khác và có thể bị mất nếu họ thay đôỉ. Tui có check trước khi đăng lên thì bên tui chạy hết. Có thể bên VN, vì bất cứ lý do gì, mấy bạn không coi được. Nếu vậy thì phải cho tui hay!



    Taisabaki là 1 trong những thế căn bản của Aikido. Trước khi vô đề tài, tôi xin nhắc lại cái thế đứng thủ.


    Thế đứng/ thủ (kamae) :

    Cái clip này, thuộc hệ phái Yoshinkan, chỉ thế thủ căn bản. Hơi ''quá'' chút xíu, nhưng không sao. Cái chân trước ''chéo'', là ''nhãn hiệu'' của Yoshinkan. Mấy võ đường và hệ phái khác phần đông để thẳng chứ không ''chéo'' như trong clip
    http://www.aikido-videos.com/aikido-video-clip-sample.html



    Ở cái clip trên, có 2 điều tui xin nhấn mạnh và sẽ lập đi lập lại hoài trong mấy bài tới :

    Hướng nhìn, tay , chân và đan điền luôn luôn cùng về 1 hướng (align). Tay nên lúc nào cũng trước đan điền.

    Lúc di chuyển, thì lúc nào cũng nên ''kéo'' cái chân sau theo (coi cái khúc quay bên hông thì thấy rõ) và lưng phải thẳng. Cái này rất quan trọng khi dùng taisabaki irimi vì làm như vậy, mình di chuỷên bằng đan điền và người sẽ vững chắc. Nêú 2 chân quá xa và ''chè bè'' thì nếu phải đôỉ taisabaki nữa, mình sẽ mất thời gian hơn và cũng khó áp dụng cách ''chiếm đan điền'' khi kết thúc đòn.


    Cách di chuỷên này, hướng nhìn và tư thế lưng thẳng nên áp dụng cho tất cả các thế taisabaki. Cái bài mà NgDalat nói để cái ''lu'' lên đầu là 1 cách để tập những gỉ tui mới nói. Mấy người nên nhớ thế tay và chân, tui sẽ nhắc lại khi nói tới chủ đề ''thăng bằng''.




    Taisabaki

    Là cách di chuỷên để né đòn hoặc vô đòn. Lúc di chuỷên nên giữ đan điền thấp. Có khá nhiều cách di chuỷên và tùy hệ phái, có nhiều tên khác nhau.

    Cái link sau chỉ thế chân cho 1 số thế Taisabaki thông dụng.
    http://www.aikido-chch.co.nz/beginners/tai_sabaki.html

    Mấy người có thể tập từng thế riêng hay kết nhập những thế đó với nhau. Có 1 vài chi tiết xin để ý.

    Lúc nào di chuỷên taisabaki xong mình cũng phải đứng vững. Nếu thấy mất thăng bằng thì có gì không ổn rồi. Ví dụ: hợp tenkan + Tenkai (chân của Shihonage Ura). Sau khi quay tenkai (nếu quay đúng) thì hầu như ai cũng hơi mất thăng bằng tại vì 2 chân đều ở trên 1 đường thẳng. Lúc này thì mấy người nên xích cái chân sau sang 1 bên, để đứng trên 2 hàng, như vậy thì vững hơn.

    Lúc quay, nhớ áp dụng căn bản tay, chân, đan điền ... cùng hướng (align) cả trong lúc quay (nhắc lại). Cái này rất nhiều người ''quên'' không áp dụng trong lúc quay và sẽ có ảnh hưởng trong việc làm Uke mất thăng bằng hay dùng cơ bắp hay không .

    Lúc di chuyển thì coi như người mình là 1 cái khối, đi đâu thì là nguyên cái khối đó nó đi chứ không phải là tay hay chân đi trước rồi cái khác đi sau. coi clip Ikkyo undo phía dưới.

    1 việc rất quan trọng mà ít ai nói tới là lúc tập 1 mình, không có đối tượng, thì muốn đi làm sao thì đi, miễn là chân theo như những clip trên. Lúc tập 2 người thì cái vị trí bàn chân mình so với bàn chân Uke rất quan trọng. Chuyện này sẽ nói sau khi tui biên chủ đề ''thăng bằng/ làm Uke mất thăng bằng''.

    (còn tiếp ...)

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  3. #2
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Irimi :




    Sau khi lướt vô, nên ''xích/quay'' cái chân sau qua cùng bên cái chân trước, có nghĩa là ''xa'' trục tấn công của Uke. Tui làm như vậy cho thành thói quen , vì khi tập chống kiếm/bokken, tui hay bị trúng đòn ở cái tay cùng bên với chân sau. Nếu xích chân ra như vậy thì không bị trúng ...

    Cái clip này của đạo chủ cho thấy rất rõ những gì tui mới nói.

    http://cfai.cz/video/video/T_Yokomen_Gokyo_U.rm




    Clip này http://aikidojo.nl/uploads/images/192/ktdghtaiuchiirimi.rm





    cho coi 1 cách áp dụng. Cẩn thận là nếu Uke không mất thăng bằng thì Nage sẽ ăn cú đấm ở tay kia. Tui để cái clip cho mấy người thấy thôi chứ sơ hở trong clip này là Nage vô trước khi Uke mất thăng bằng.


    Ikkyo undo.
    Có người coi như là Irimi vì bước chân phía trước. [url]http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/04.rm

    Lỗi hay làm (ưỡn bụng hay ... nhổng ... cái bàn toạ)




    Làm đúng, vô vai ngang vai và sát nhau.




    Thầy Fujita chỉ rất rõ những gì nên làm (vô nguyên ngừơi, vai đụng nhau, đưa tay lên cao như soi gương) và không nên làm trong clip này. Những gì thầy chỉ, đa số mấy võ sinh làm nhưng không biết. Ai cũng tưởng là vô nguyên khối nhưng thật ra là cái tay đâỷ thôi.






    Tenkan





    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/01.rm

    Coi kỹ bàn tay và vị trí chân thầy Fujita (2 chân song song và sát nhau).



    Cái hình này cho thấy rõ hơn:



    Lúc tập 1 mình thì tenkan tại chỗ, trong khi nếu tập 2 người thì irimi vô chút xíu rồi mới tenkan. Nếu tập 2 người, sau khi quay tenkan thì bàn chân trước nên ngang hàng với bàn chân Uke hay sau chút xíu thôi (trong clip). Nhớ thấp đan điền xuống (không thấy rõ).


    Hình này cho thấy 2 bàn chân song song với nhau





    Cái tay có thể để nhiều cách khác nhau. Mở bàn tay, úp 2/3, hay ngang (thế thủ). Tùy theo tư thế của bàn tay, cách ''dẫn'' Uke sẽ hơi khác. Tui chỉ kiếm ra clip của cách mở bàn tay thôi.


    Thầy Shishiya chỉ cách giữ Maai và để tay làm sao để không bị uke đấm.
    http://www.aikidojo.info/shishiya_proper_position_detail_tenkan.wmv





    Cách tập nhanh http://www.aikidojo.info/shishiya_tenkan_demo.wmv . Nhìn cái tay quay/đánh vòng tròn ... Nhiều khi vì giữ tay trước đan điền và quay nên nhìn cứ tưởng là tay đánh vòng tròn.






    Những gì làm và không nên làm

    http://www.aikidojo.info/shishiya_leading_the_partner_detail_tenkan.wmv


    Nếu không giữ tay trước đan điền mà Uke kéo lại thì toàn dùng sức cơ bắp. Thầy cũng làm 1 cái irimi nhỏ trước khi quay và lúc quay thì cái tay vẫn trước đan điền.

    Những lỗi hay làm

    1-kéo (dùng sức cơ bắp)




    2- Không giữ khoảng cách, dễ ăn đấm



    Cái quay đầu thì làm lỗi, cái quay sau thì đúng




    3- Quay mà lùi chân thì Uke sẽ lấy thế lợi



    Những gì nên làm





    Chi tiết chân và cách vô (nhấn vô đan điền)




    Nếu làm đúng, Uke đấm không được



    Có thầy dạy tenkan bằng cách hình dung như mình là cái cửa. Chân trước là bên có bản lề. Khi mình quay tenkan thì cứ như mở cửa vậy, nhưng mở 180 độ


    Bên tui (Yamada + kanai) làm như vậy nhưng cái bàn tay bị nắm hơi úp xuống nhưng không có clip nào hết ...


    (còn tiếp ...)
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  4. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  5. #3
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tenkai (đôỉ hướng 180 độ mà không quay). Không có clip





    Cái hình này cho thấy áp dụng của tenkai







    Irimi tenkan (double tenkan tiếng mỹ)





    Căn bản : http://zanshin.aikido-renmei.nl/explorer/misc/2.htm




    Nhiều người làm như ông này, nhiều người thì giữ tay ngay đan điền, tay không lắc lư như vậy. Có người thì dùng cánh tay để block cú đấm ...




    Irimi tenkai

    Thầy Fujita chỉ sơ hở http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/08.rm

    Nếu không đẩy tay tới thì nguy




    Ra đòn tùy theo cách kháng cự của Uke



    Nhìn cái tay thầy lúc vô



    Lỗi hay làm



    Cẩn thận nếu làm như vậy mà Uke chưa mất thăng bằng thì ăn cú đấm vô mặt. Vì vậy thầy Fujita mới chỉ làm sao làm mất thăng bằng... Không đâỷ thẳng vô vai/cù chỏ mà lên trời chút xíu để như có cái lỗ hổng bự.




    Hentai Tenkan





    Đứng theo thế nắm gyakuhamni katae dori (chân trái nage phía trước).

    Còn 1 thế taisabaki mà bên tui tập nhưng kiếm kh6ng thấy trên mạng. Tui thấy thế này rất hay nên tả lên đây cho mọi người coi. Theo tui nghĩ thì là 1 loại Hentai Tenkan. Vì không có clip nên tui cho coi hình và tả bằng văn ...

    Lúc đầu như thế này



    Dời chân trái xuống ngang với chân phải phía sau, và quay người 90 độ sang bên phải. Lúc này chân phải sẽ đằng trước. Nhớ đứngtheo thế thủ như ở trên.

    Tại sao lùi? Lúc lùi mà chuyển thế thủ 90 độ, nếu mà đứng đúng như tui nói, mình sẽ 'đem' uke ra phiá trước và làm mất thăng bằng hắn. Sau khi di chuyển xong sẽ như thế này.




    Hình trên cho thấy nage ra khỏi trụ tấn công và đưa Uke tói đứng trước mặt Nage. Lúc naỳ Nage có thể atemi nếu muốn.



    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  6. The Following User Says Thank You to aiki For This Useful Post:


  7. #4
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Uchi kaiten

    Video chỉ cách áp dụng. Sau khi quay, chân phải ngang hàng với Uke. Lúc vô, đẩy tay Uke sang 1 bên để ''mở lối'' vô. Tay nên giữ thẳng (extension).

    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/12.rm

    Vô đúng thì 2 chân Nage-Uke song song



    Cách mở tay




    Nếu vô không đúng có thể biền hoá



    Lỗi hay làm




    Lúc vô, nếu muốn, ngoài cái atemi vô mặt như trong clip, Nage có thể atemi ngay ba xườn ...



    Còn 1 số cách di chuỷên khác mà tui làm ở võ đường tui, nhưng không kiếm ra clip.




    Khởi động/ nóng lưng bằng taisabaki

    Tất cả những thế Taisabaki này có thể áp làm cho nóng lưng trong lúc khởi động. Mấy clip sau đây cho thấy rõ. Bên tui là làm như vậy để tập cho mình canh khoảng cách (maai) và canh chỗ để chân. Làm như vậy cũng chủân bị cho mình cách ''chiếm đan điền'' Uke khi kết thúc đòn. ''Chiếm đan điền'' sẽ là 1 chủ đề riêng.

    Nhớ để ý kỹ là tuy làm nóng lưng nhưng lúc nào cũng giữ Uke di chuỷên và mất thăng bằng và đừng quên ''tay, chân đan điền cùng hướng ...''


    Ikkyo undo stretching

    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/07.rm

    Cách tập làm dãn lưng nhưng cũng là cách để cho quen chiếm đan điền vì 2 hông rất gần nhau





    tenshi stretching
    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/13.rm





    tenkan stretching
    Kiều Shihonage
    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/03.rm




    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s002/10.rm





    Sayo undo strectching http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s000/16.rm




    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s001/05.rm




    ryote kokyuho: để ý cái cách phất tay xuống. Nếu xuống đan điền luôn thì mạnh hơn.
    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s001/11.rm






    nhiều cách stretching http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s001/07.rm






    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s001/02.rm







    http://www.xs4all.nl/~areitsma/movies/s001/04.rm



    Để ý kỹ, 2 hông đụng/sát nhau khi họ vô và Uke có thể ''tựa'' vô đùi hay tay Nage.




    Ngụ ý khi nắm tay

    Cho những người mới tập Aikido, trong tất cả các thế nắm tay (katate, ryote ....), Uke có thể nắm với 3 ngụ ý:
    • Nắm và kéo Nage về phía Uke
      Nắm và đâỷ tới phía trước (Nage lùi lại)
      Nắm tại chỗ


    Mấy người nên nhớ là Aikido hơi giống Judo, mình nương theo lực của Uke, có nghĩa là
    Uke đẩy à tenkan
    Uke kéo à irimi
    Tại chỗ à Ikkyo undo, tenkai, tenkan

    Lên đai cao thì muốn làm gì thì làm nhưng đai thấp thì nên nhớ cái căn bản trên. Ráng tập cho thành phản xạ luôn.

    Tất cả các thế né, nhớ nên ra khỏi trụ tấn công của Uke. Sau đây là những điều cần nhớ và áp dụng khi né đòn:

    1. Khoảng cách (Maai) của Nage và Uke nên khoảng gần hơn 1 tầm tay để có thể Atemi. Tay duỗi thằng mới đụng Uke thì hơi xa rồi đó.
    2. Sau khi né, Uke lúc nào cũng trước mình và Nage lúc nào cũng phải bên cạnh, hay sau Uke để tránh cái đá hay đấm của tay kia.


    Tui nghĩ là bài này có khá nhiều chi tiết để tham khảo. Tui chắc chắn là còn thiếu nhiều điều, xin mọi người giúp thêm ý kiến.

    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  8. The Following 2 Users Say Thank You to aiki For This Useful Post:


  9. #5
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh Aiki hay quá. Bữa nào tới Đà Lạt (dallas) tui dẫn đi ăn phở

    Cái hình dưới này giống hệt như chỗ tui tập (mấy ngón tay chỉ vô đan điền của mình) tuy nhiên tui thấy Yamada làm hơi khác là bàn tay giống như cầm trái banh tennis nhỏ

    Tui thử cả hai cach thì thấy cách của Yamada hay hơn, nhưng khi về lai dôjo nhà ông sênsei của tui lai bắt tui chỉ vô đan điền

    Ở chổ tui ngoài cái vụ bàn tay chỉ vô đan điền, bàn tay thứ hai cũng phải căng (extention) Ông sensei của tui nói gì là "Nguyên Lý đối xứng trong Aikido"[/size]
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #6
    Bushido
    Guest
    Trong Aikido không có đòn chống đòn chân rõ rệt .Nếu vậy tập Taisabaki và tenkan nhiều chắc sẽ né được những đòn chân này?Mong các sư huynh chỉ giáo thêm .

  11. #7
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Chống chân cũng gần giống như chống tay Chỉ khác về mặt khoảng cách. Bắt tay thì còn phải làm Uke mất thăng bằng. Bắt chân thì Uke đã mất thăng bằng rồi. Thế là Ikkyo, Nikkyo, ... Cote, Shiho như đòn tay . Uke nào mà thử bị Ikkyo vô chân rồi thì không bao giờ muốn đá cao thủ aikido nữa
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  12. #8
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Hay là mờ chủ đề mới cho đòn chân? tui có mấy cái clip cũng khá hay! mai mốt có thì giờ sẽ biên bài rồi post lên! anh em nghĩ coi!
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  13. #9
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Nói dóc về tenkai và tenkan

    Tenkai
    Aikido là một trong nhiều môn võ được xếp loại là "túc bất ly đia". Nguyên lý của nó để đạt được sự cân bằng tối đa vì vậy:
    -- Tuyệt đối không có đá (Đá dễ mất cân bằng)
    -- Thời gian đứng trên hai chân càng nhiều càng tốt
    -- Diện tích bàn chần tiếp xúc mặt đất càng nhiều càng tốt

    Như vậy xoay tenkai như thế nào là tối ưu? Tenkai có hai dạng: dạng trọng tâm dồn chân trước và trọng tâm dồn chân sau

    1/ Dang trọng tâm dồn chân trước: Áp dụng trong một số đòn kokyu, Đặc điểm của động tác là:
    a/ Xoay người mà không di chuyển vi trí đặt chân (bàn chân có di chuyển xoay)
    b/ Xoay người kèm theo sự chuyển đổi trọng tâm từ chân này qua chân khác
    c/ Luôn luôn xoay trên ức bàn chân, không bao giờ xoay trên gót .

    Cách thực hiện động tác:
    Ba phần của cơ thể thượng, trung, hạ phải kết hợp nhuần nhuyễn
    a/ Phần thượng gồm đầu và tay sẽ quay 180 độ
    b/ Phần Trung (Eo, vai thân mình quay 90 độ)
    c/ Phần Hạ mỗi bàn chân sẽ quay 120 độ. Chân sau (chân không trụ) sẽ là chân xoay trước khi được 90 độ (khi đó hai chân cân bằng trong lượng) thi hai chân cùng quay
    d/ Trong quá trình quay và chuyển trong tâm từ chân này qua chân kia phải thực hiện dồng thời

    2/ Dạng trọng tâm dồn chân sau: Sử dung trong tenkan và các thế chém.
    Tất cả đều giống như trên chỉ trừ phần xoay bàn chân. Lúc này thì chân trươc (chân không trụ xoay trước)

    Hết phần nói dóc về tenkai

    Tenkan

    Trước hết tenkan là gì?

    Tenkan là một phương pháp tập thân thủ trong Aikido

    Đặc điểm của động tác là:
    **Hướng nhìn và tay xoay 180 độ (giống như tenkai)
    **Thân người (hông vai eo) xoay 270 độ (ba góc vuông)
    Nếu phân tích kỹ lưỡng, tenkan có 3 động tác: Bước Kamae tới, Tankai, Bước kamae lui

    Như vậy tenkan có ba nhịp.
    1/ Bước tới thân người xoay 90 độ. Hướng nhìn không đổi
    2/ Xoay tenkai thân người xoay 90 độ, hướng nhìn xoay 180 độ
    3/ Rút chân về thân người xoay 90 độ. Hướng nhìn không đổi

    Ứng dụng tenkan trong đòn thế của 3 nhịp:
    1/ Chuẩn bị và vô đòn
    2/ Làm Uke mất thăng bằng
    3/ Kết thúc đòn

    Nhận xét:

    a/ Cách quay kiểu này thấy rất gọn. Nếu không để ý kỹ thì chỉ là những bước chân đi rất bình thường
    b/ Như vậy nhip thứ 2 là quan trong nhất, Nage cần sư cân bằng tối ưu để làm mất thăng bằng Uke cho nên Nage phải xoay trên hai chân (túc bất ly địa)
    c/ Rât vững vàng


    Cách quay tenkan thường gặp:

    Một chân làm trụ quay cả thân người và chân kia. Chân kia vẽ nửa vòng tròn hoặc gần như vậy. Tóm lại động tác gần giống như cây compa hai đầu nhọn luôn phiên xoay. Đây cũng là cách tui tập ngày xưa ở VN

    Nhận xét:

    a/ Người ngoài nhìn vô thấy rất đẹp mắt, nếu mặc hakama nữa thì càng ...đẹp bạo
    b/ Thời gian xoay người trên hai chân gần như không có hoặc rất ít
    c/ Dễ mất thăng bằng
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  14. The Following User Says Thank You to NgDaLat For This Useful Post:


  15. #10
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Beginer
    Anh NGDALAT cho hình minh họa được không? Tôi đọc mà không hình dung ra.
    Cảm ơn anh!
    Khi nào rảnh sẽ kiêm hình
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

Trang 1 của 2 12 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •