Trích dẫn Gửi bởi Ăn mày

:lol: :lol: :lol: Hì hì... nghịch phá như vậy bị Mẹ "oánh" là đúng rồi! Hôm qua được Sensei của mình chỉ dạy về phương pháp thả lỏng thật bổ ích. Rồi Anh Bạn Thân của Khất lại nói "mày nhớ cái trống lắc tay của bọn "chỉa coăn" (con nít) chưa? Rõ ràng mình chỉ lắc thân trống mà thôi nhưng 2 đầu sợi dây buộc 2 cái hòn bi tròn tròn cứ luân phiên gõ vào mặt trống đấy thôi!". Cũng như vậy, lượng nước trong thùng vì còn vơi nên khi ta tác động vào nó không được liên tục (lúc đẩy lúc không) thì sẽ có hiện tượng "dội ngược lại" ngay.

Hồi nhỏ đi học có lần Cô Giáo Khất đã ra một câu đố: "Em nào biết vật chất gì chỉ chọn chỗ thấp để ở, chọn chỗ... hở để... chui vào/chui ra?". Cả lớp im phăng phắc mất hơn 1 phút đồng hồ, đâu đó đã có đôi ba tiếng cười khúc khích... Bỗng dưới cuối lớp một bàn tay rụt rè giơ lên... Cô giáo nói:"Cô mời Em...". Cậu học sinh gầy gò sợ sệt nói:" E... Em thưa Cô! Đấy có phải là nước không ạ?" - "Đúng rồi! Nước hay các chất lỏng khác cũng vậy, bề mặt thì bằng phẳng nhưng thực tế "sức mạnh" đều nằm bên dưới hay bên trong. Hôm nay chúng ta sẽ học bài vật lí "Sức ép, sức cản và sức nâng của nước", cả lớp mở sách vở ra nào!"...

Từ bấy đến nay mấy chục năm rồi nhưng "cậu học trò" ấy vưỡn nhớ như in bài học ấy để mang ra ứng dụng trong công việc cũng như ứng xử trong cuộc sống.

Thân chúc ACE luyện tập hiệu quả!

AM
Ậy! Ây! Đó đó

Mấy cái ví dụ đó Đạt nghe từ nhỏ mà mãi bây giờ mới tàm tạm hiểu

Các thầy ngày xưa thường dùng những hình tượng như dòng nước, làn gió để mô tả quyền pháp (Như Phong Puyền chẳng hạn) rồi cái gì như vuốt bờm ngưa nữa chớ.

Lực trong Aikido từ bàn tay ta cũng giống như 1 luồng nước. Dòng nước đó luôn bám vào chỗ cứng rồi tìm chỗ trống, chỗ hở, chỗ thấp để đi vào