Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối
Kết quả 41 đến 50 của 60

Chủ đề: Aikido và kỹ thuật VẦN LU

  1. #41
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Anh vodantoc có thể định nghĩa 'kình' là gì khg? Trong cái post mà anh Ngdalat đã nêu, tui đọc mà khg hiểu gì hết .... Khi hiểu thì may ra mới bàn luận được.

    nhưng không "ngưỡng mộ" một số phương pháp tập luyện cụ thể.
    Cái này là tùy võ đường nữa. Tui khg biết bên VN tập làm sao, nhưng tui nghĩ khá khác với ở ngoại quốc. Tui có 1 vài người bạn đã về chơi và tập ở 1 vài võ đường bên VN và nói là tập rất hiền. Những người đã học võ cương khi nhìn cách tập của HKD hay nghĩ như anh nói lắm. Aikido có rất nhiều chi tiết và tiểu tiết. Chỉ có những người tập aikido sau 1 thòi gian may ra mới hiểu được 1 ít tại sao tập theo phương pháp đó.

    So với võ tầu, võ nhật và thầy nhật ít khi giải thích lắm. Aikido là cảm nhận và các thầy chỉ dạy lại nhửng gì họ đã đươc chỉ và võ sinh phải tự 'tìm hiểu' lấy. Tui đi nhiều seminar và nhận xét là phần đông với thầy ngoại quốc, họ chỉ 1 cách dễ hiểu hơn là thầy Nhật, có thể vì ngôn ngữ và tâm tính của dân ngoại quốc (Tây hay Mỹ) so với dân Nhật.

    Anh cho biết thêm ý kiến đi ...
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  2. #42
    Steven
    Guest
    Kình lực đó anh Aiki , đại khái là phát lực ,nếu tập thiếu lâm hay hồng gia sẽ hiểu rõ hơn . Nhưng anh vdt ui! aikido của tụi mình tuy không chú trọng kình lực nhưng aikido có một công phu khá đặc biệt đó là : làm mất thăng bằng đối thủ . Nếu VDT có xem clip về aikido sẽ thấy và một điều tất nhiên để tập được công phu đó cũng không dễ dàng đòi hỏi phải chăm chỉ tập luyện mới thành được , môn này cũng phải vậy thôi .

  3. #43
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Ái Trời! Anh Aiki đọc mà còn không hiểu thì "Luân văn" của tui thuộc loại đáng vứt thùng rác rồi.

    Kình theo tui hiểu nôm na theo kiểu bình dân là năng lượng của cơ bắp thôi mà

    @Steven
    Không phải Aikido không có cách luyện kình đâu nha. Aikido luyện kình cũng khủng khiếp lắm, nếu chuyên luyện thì không thua bất cứ môn phái nào đâu.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  4. #44
    vodantoc
    Guest
    Chào các bạn
    Vì thời gian có hạn nên mình chỉ khái quát một số điểm cơ bản về "kình" để cùng trao đổi với ACE.Trước hết kình là một thuật ngữ
    đặc biệt của riêng Võ thuật.Mỗi môn phái đều có quan niệm và cách luyện kình của mình(đôi khi rất khác nhau).Nhưng tựu trung "kình" là thuật ngữ chỉ lực,cách luyện và sử dụng lực trong Võ thuật.Tuy nhiên đây là một loại lực đặc thù của hoạt động đánh võ,khác xa với loại lực "thô","vụng" mà người không tập luyện vẫn sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.Do đó các bạn mới có ví dụ là:một công nhân bốc vác to khoẻ,vác được cả trăm ký chưa chắc đánh ra một quyền mạnh bằng một phần của một võ sư gầy gò nhỏ bé.Lực thường có phương hướng góc độ,khoảng cách biểu lộ rõ ràng nhưng kình thì lại "viên hoạt",ẩn hiện và linh động hơn nhiều.Lực thường có tính cục bộ:dùng tay nhấc vật nặng,dùng sức vai để gánh,kéo đồ đạc....
    kình chú trọng tính chỉnh thể,tập trung toàn bộ cơ thể vào một hướng lực,một hoạt động cụ thể.Sách võ có người viết: "lực thì chết mà kình thì sống". Có nhiều loại kình,nhưng để dễ hình dung tôi xin lấy vài ví dụ sau:
    -Kình rung lắc:hãy quan sát một con chó (dog) từ dưới nước nhảy lên bờ và bắt đầu lắc mình để vẩy nước cho khô cơ thể.
    -Kình xoắn ốc : hãy quan sát con cá dưới đáy bể quẫy người,vươn mình nên để đớp mồi.Con rắn vặn mình lao đến mồi...
    Nếu con người biết sử dụng cơ thể của mình một cách chỉnh thể,thông suốt,tiết tiết quán xuyến không ách tắc ở một bộ phận nào thì chính là đã biết dụng kình.Đòi hỏi đầu tiên để luyện kình là toàn thân phải thả lỏng.Vì bản chất của kình là sự truyền lực nên nếu cấu trúc cơ thể không chuẩn,một bộ phận nào đó cứng nhắc thì lực sẽ bị tắc ở đó và kình không phát ra được.
    Khi cơ thể được thả lỏng,trọng tâm rớt xuống làm phần dưới cơ thể bám đất tốt nhằm đạt được cái gốc của kình.Kình được truyền từ dưới đất qua chân,chỉnh hướng ở hông eo,tụ tập ở lưng,truyền qua vai và phát ra ở tay (ngọn của kình).Chỉ cần một bộ phần nào của "cơ chế" trên không thông suốt thì ta sẽ không đạt được "chỉnh thể kình".Đây là ví dụ cơ bản nhất vể kình.Trong thực tế kình được sử dụng linh hoạt và đa dạng hơn nhiều.Sau khi thả lỏng tốt (cần quá trình tập luyện) ta sẽ có cảm giác cơ thể căng đầy (chứ không căng cứng),cơ thể và các chi phóng trương mạnh.Toàn thân sẽ có cảm giác đàn hồi,muốn bung bật ra...Đây chính là biểu hiện của Đàn hồi kình.Đây là loại kình quan trọng nhất cùa các loại kình.Kình này cần luyện,dưỡng liên tục vì nó chính là gốc của các loại kình khác.
    Một số loại kình hay dùng trong Aikido (chổ này diễn đạt hơi buồn cười vì từ Hán Việt và việt dùng xen với nhau): "loát kình"-kình dùng để vuốt,kéo tay đối thủ theo huớng đi xuống... "Nã kình"- giữ,tóm bắt,kiểm soát cổ tay địch nhân...."Án kình"-đè,ấn,áp chế hoặc ra lực để phá khớp(điểm tiếp xúc...)...Đặc biệt "kình xoắn ốc" rất hiệu quả trong các phép vật,đánh mất thăng bằng,cuốn địch thủ đi.

  5. #45
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    @Vodantoc :

    Không biết anh có thể nêu một chút phương pháp tập về việc thả lỏng thân trên ở bên môn võ của anh không ?

    -- Như em đã từng đọc trên một website, việc học nội công cũng là việc học các góc cạnh, biết đưa cơ thể, các bộ phận trên cơ thể ở một góc cạnh tốt, thì sẽ giúp phát lực tốt!

    @Anh NgDaLat : Hehe, anh có thể phân tích việc phát lực từ chân lên và góc độ xoay phần hông là bao nhiêu để lực đó truyền tốt hơn ko !? Hoặc phân tích một tư thế của cơ thể, tay nên đặt ở khoảng cách nào, xa cơ thể là bao nhiêu sẽ là tốt !???
    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  6. #46
    vodantoc
    Guest
    @ Cucat
    Thân trên cần thả lỏng và cũng khó thả lỏng nhất là đôi vai.Theo giải phẫu cơ thể học thì hai vai gánh toàn bộ sức nặng của thân trên nên việc chúng ta hay gồng vai,căng thẳng vùng vai,cổ khi hoạt động mạnh,gấp gáp (đánh nhau chẳng hạn) là phản xạ bình thường của nhiều người.
    Để phát được lực (kình) thì vai phải thả lỏng và thông với lưng cũng như với cổ để phần thân trên được thoải mái vận động.
    -Lưng là nơi tích lực.Lưng con Hổ chẳng hạn rất dài và mềm mại,co duỗi linh hoạt,khi phục kích mồi thi thu gọn kín đáo khi lao ra thì nhanh mạnh như lo xo bật phóng.Lưng của ta cũng vậy,phải lỏng đến từng đốt sống lưng,luôn thư thái,thả lỏng.Lưng phải thẳng nhưng không căng,ngực không đươc ưỡn,nhô ra trước mà hơi có ý thu vào.Làm được như vậy thì hai cánh lưng(ở giữa là xương sống) sẽ hơi ôm bọc lấy cơ thể rất tốt cho việc tích lực ở lưng.
    -Vai phải xuôi xuống có cảm giác như vai chỉ là nơi buộc nối tay với thân.Tay nặng sẽ luôn làm trĩu chỗ tiếp nối (khớp vai) nhưng không được rũ người xuống như bị gù lưng (vẫn phải giữ lưng thẳng).Đặc biệt phải có ý thức thông,nối liền hai vai như vậy mới đạt được mục đích toàn thân thống nhất,liền lạc.Khi chiến đấu mới có sự tương hỗ,đối trọng giữa hai tay. Bên vật,Judo rất cần điều này để giữ thăng bằng khi dùng tay xô đẩy,níu kéo nhau...
    - Eo hông luôn thả lỏng,không nên gồng bụng (như cảm giác gồng bụng chịu đòn).Luôn có ý thức dùng lực từ hông eo (vặn,lắc,kéo,đẩy...) lâu ngày thành thói quen tốt.Hông eo biến hóa tốt thì phần thân trên mới linh hoạt vì eo như là trục xoay nối giữa thân trên và thân dưới.
    Cách luyện:Luôn có ý thức thả lỏng khi đứng yên cũng như khi hoạt động các bộ phận trên cơ thể.Các cách tập cơ học thì có nhiều (Aikido có phần khởi động rất tốt) nhưng luyện ý là quan trọng và hay bị võ sinh sao nhãng không để tâm lắm.Mỗi khi thực hiện động tác võ thuật thì dừng lại đứng yên để tự cảm nhận và nhờ bạn tập quan sát đánh giá xem tư thế của mình đã chuẩn,đúng theo những yêu cầu trên chưa để chỉnh sửa.Tập lâu ngày như vậy sẽ tạo thành phản xạ bản năng khi đi lại,đánh đấm,di chuyển nhanh mà toàn thân vẫn thư thái,chỉnh thế.Đó là tiền đề cho việc có kình.Còn dụng kình ra sao thì phải tập với bạn tập.

  7. #47
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Em chỉ có một thắc mắc nho nhỏ thui :

    "Vai phải xuôi xuống có cảm giác như vai chỉ là nơi buộc nối tay với thân"

    - Đây có phải là cảm giác thoải mái nhất khi đứng lâu ko anh !? Tại vì nếu để tay buông lỏng xuống hết để cảm được lực nặng từ cánh tay đó, thì đứng lâu sẽ mỏi vai vì phần cơ trên vai phải kéo lại do chịu sức nặng của cánh tay, trong khi nếu đứng 2 tay chống nạnh, em thấy là ít mỏi hơn ???

    Do việc cứ thả lỏng vai này buông xuống, mà khi đi xe máy em cũng để vai em buông xuống luôn, == lúc đầu em thấy là hay, vì nghĩ mình thả lỏng, nhưng càng ngày em lại thấy vai mỏi chịu không nổi, từ đó em thay đổi việc buông vai trong khi lái xe máy.

    Liệu những phương pháp thả lỏng này có thể tập chỉ bởi những bài tập dẻo bình thường ( Em xin gửi link cuốn sách tập dẻo )

    http://www.coiphimle.com/mrdie/kat/Stretching1.rar


    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  8. #48
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    @vodantoc
    Cám ơn anh rất nhiều về chử Kính. Nếu được anh có thể góp ý về chữ KHÍ THẤN không?

    @cucat
    Quyển sách em post hay lắm đó.

    Buông lỏng vai mà thấy mỏi? Lạ nhỉ, mỏi chổ nào cùa vai. Mỏi khi đi xe máy hay khi đứng. Khi đi xe máy sao em chùng vai được? Nếu thân người em hơi nghiêng về phía trước, tay tì lên tay lái thì vai phải ưởn ra sau mới gọi là thà lỏng chớ.

    Như anh Vodantoc nói. Vai lỏng là khó nhất. Gốc của vai là điểm cuối của xương quai xanh (phía trước) hay cuối xương bả vai phía sau gần xương sống. Ai lỏng vai khi họ đi sẽ thấy vai đong đưa so với thân người. Đa số người khi đi chỉ có cánh tay đong đưa. Khi ta đấm người có đôi vai và xương sống lỏng, quà đấm của ta cứ như bi trượt đi mất.
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  9. #49
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    435
    Thanks
    0
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    @NgDaLat :

    Em đứng và buông 2 tay xuống, để cho nó thả lỏng, nhưng đứng lâu, thì cảm thấy tay nặng ( hổng biết phải do máu bị dồn xuống ko !??? ) nhưng cái vai bị mỏi ngay phần vai gần chỗ cổ

    Còn đi xe máy em buông vai nó lỏng lỏng thui, tay em thì nó tựa trên tay lái, cho nên cái xe nó chạy hầu như đều đều đều đều, nhưng càng ngày càng thấy cái này nó sai và ko nên, vì cứ để lỏng le zị nên lười vặn ga lên xuống nên xe chạy ko có cảm giác an toàn,...hehe, nói chung là h em hông làm zị nữa! :biggrin:

    Còn một cuốn sách về sự phân tích vận động trong cơ thể, anh NgDaLat và mọi người thích thì down nha :

    http://www.coiphimle.com/mrdie/kat/ATozeren.rar

    ( Down sớm sớm nhe, chứ cái host này nó sắp hết date rùi, hehe ! )

    KCT không phải là ngón tay, cũng không phải là mặt trăng, KCT là con đường nằm giữa hai thứ đó

    http://www.khongchieuthuc.net

  10. #50
    vodantoc
    Guest
    @Cucat
    Chao em.,rất tiếc là anh không xem được cái link về cách tập dẻo của em.Trình độ tin học của anh chuối quá.
    Anh open file ra mà không biết dùng chương trình gì để đọc.Có gì em hướng dẫn chi tiết để anh lam được nhé.
    Khi coi xong sách anh sẽ có ý kiến cụ thể để trao đổi với em.
    Thắc mắc của em về cái vai bị mỏi anh hiểu và sẽ giải thích kỹ cho em khi có thời gian một chút,bây giờ anh có việc
    phải đi ra ngoài.
    Cám ơn em.

Trang 5 của 6 Đầu tiênĐầu tiên ... 3456 CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •