Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối
Kết quả 11 đến 20 của 60

Chủ đề: Aikido và kỹ thuật VẦN LU

  1. #11
    PhanTran
    Guest
    Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:

  2. #12
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi PhanTran
    Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:
    Good question! Cái gì sóng sánh được thì sóng sánh :iwink: :iwink: :iwink: :iwink: :smile0: :smile0: :smile0: :smile0:
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  3. #13
    Senior Member
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    258
    Thanks
    4
    Thanked 5 Times in 3 Posts
    Thì mọi người thử lấy cái lu khoảng 20 lít, đổ vào 1/3 nước rồi tập lăn nó thử, sẽ thấy được "bí quyết" mà anh NgDalat muốn nói !!! Anh NGDalat có cách chỉ đòn giống mấy tiền bối trong phim kiếm hiệp quá !:no1:
    Hiệp khí vi thượng sách.

  4. #14
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat
    Úi giời!

    Anh Khất đọc hết cái ý của Mr.Đạt rùi
    Ái...ôi...da! :bub:Cái MŨI Khất nó sưng như trái Bưởi năm roi đây này! Anh NgDaLat đừng dùng cỡ chữ to như vậy mà khen chứ! Giá mà NgDaLat dùng chữ Trắng để khen tặng thì hay hơn đấy! Cảm ơn Anh!:friends:

    Trích dẫn Gửi bởi cucat
    hic hic, vẫn chưa thấu! Thui thì đành phải tập căn bản cho chắc trước! Hehe,... Bí mật Aikido là căn bản ! :biggrin: :laugh:
    Chú "hai-xê" này ( 2 chữ C =CC=Cucat) lại "kê" Anh Khất rồi! Hồi bé Chú có chơi cá chọi không?(trong Nam gọi là đá cá thia lia ấy mà!). Con cá chọi làm thế nào để con cá khác ghé "mồm" vào mình nó mà vưỡn không "đớp" được miếng nào? Nó xòe vây ra và "tát lấy tát để" đấy thôi! Tát nước tạo sóng để con kia không cắn được nó... Thế nhé! Cắt "phê" Anh Khất đúng lắm. Tại mình giải thích chưa "hết ý cuộc đời" đấy mà! Ha ha:funny:

    Trích dẫn Gửi bởi PhanTran
    Đọc bài của anh Đà Lạt thì lờ mờ hiểu, đọc đến đoạn giải thích của ăn mày thì tịt luôn. Mr Đạt đó lấy gì mà sóng sánh vậy? :blink:
    Thưa... "đại ca"! Là... thế này ạ... trong cái thùng đó còn 1 phần 3 nước nên nếu ta dùng lực đẩy nó tất nhiên nước sẽ sóng sánh (ngày nhỏ Khất đã thử gánh nước rồi. Hôm đó có người láng giềng hiểu nhầm Khất lấy mất gánh nước của ông ta nên đã định đổ hết "phuy" nước nhà Khất. Đôi bên giằng co... kết quả: nước bị đổ ra phân nửa còn ông hàng xóm bị ngã chổng kềnh vì cậy khỏe đẩy lấy được...)
    Note: Hy vọng "vị đại ca khả kính" trong Lớp Khất hiểu vì Khất dùng toàn ngôn từ miền Bắc để diễn tả! Nhược bằng không được thì mời "đại ca" truy nhập vào http://www.bóphanh.com/Home nhá...

    To Every Body: Tất cả chỉ là vui vẻ thôi! Có gì mạo phạm mong Admin bỏ quá cho!

    Chúc vui.

    AM
    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

  5. #15
    PhanTran
    Guest
    Có thể nói rõ hơn được ko? cứ úp úp mở mở mệt quá. Chịu ko thể nào tưởng tượng được, mà nhà cũng ko có lu để đẩy.
    Theo suy nghĩ của mình thì khi uke đẩy hết đà, mình đẩy lại thì cũng chưa chắc đẩy được nó, 1 lực kéo nữa thì dễ hơn nhiều.
    Có lẽ hơi chậm hiểu thật, bài cái Lu - ver 1.0 (cái lu bé) của Anh Đà Lạt dễ tiêu thụ hơn. :blink:

  6. #16
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Anh Phan Trần ớ ời.

    Dĩ nhiên cái lu bé phải dễ ôm hơn cái lu lớn. Tới cái lu "Phái nữ" lai càng khó .... tợn.

    Anh hỏi cái gì sóng sánh trong người Mr. Đạt? Trong người Mr. Đạt và bất cứ ai đều có một cái sóng sánh mà người ta goi là KI đó. Không tin thì anh Phan Trần lấy cái xe đap hay xe máy rồi luôn phiên đèo (chở) một bao gạo, thằng nhỏ, Lu nước (vơi vơi) cùng trọng lượng xem sao. Anh sẽ thấy là đèo (chở) thằng nhỏ là dễ nhất. Chở bao gạo khó hơn. Tới phiên thùng nước thì khó nhất.

    Tại sao ba cái cùng trọng lượng mà chở thằng nhỏ dễ nhất. Tại vì KI trong người nó sóng sánh qua lại giúp anh. Tới khi chở bao gạo khó hơn vì bao gạo không có KI gì hết. Tới lúc chở thùng nước thì cái KI đó lai làm khó anh. Tương tư như vậy nếu anh chở thằng bạn say khướt rất khó.

    Anh bế thằng nhóc xem. Khi nó muốn tuột xuống đất thì đố anh giữ được. Hì hì. Trọng lượng trên cân của nó đâu có tăng đâu mà sao lúc đó nó nặng thế. Khi đó KI của nó cứ từng đợt dội xuống làm anh giữ không được.

    Nhiều người thi triển tuyệt kỹ "thiên cân trụy". Thât ra là họ khéo léo điều khiển cái chất KI sóng sánh trong người họ đấy thôi.

    PS: Đâu có úp mở gì đâu. Ráng nói đó chớ nhưng mấy cái chữ nghĩa đang thiếu thiếu
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  7. #17
    PhanTran
    Guest
    Ra là vậy, tại vì cứ nghĩ cái lu hình tròn nên phải xoay chong chóng cơ :isad: , thanks anh!

  8. #18
    Junior Member
    Ngày tham gia
    Jul 2006
    Bài viết
    25
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts
    cái này đọc thì có vẻ đơn giản nhưng cao siêu quá, thôi thì tiếp tục luyện tập hy vong có 1 ngày cảm nhận được như vậy:blink:
    TENSHINKAI AIKIDO HOA SEN
    Không có các kỹ thuật bí truyền, chỉ có các kỹ thuật cơ bản được khổ luyện

  9. #19
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Bài viết
    730
    Thanks
    0
    Thanked 3 Times in 3 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi PhanTran
    Ra là vậy, tại vì cứ nghĩ cái lu hình tròn nên phải xoay chong chóng cơ :isad: , thanks anh!
    Thế là từ đó Mr. Đạt đi đâu gặp cái bình hay lu vừa tay cũng đẩy nhẹ nó rồi dùng thân người lắc cái miệng nó theo hình tròn hoặc xoắn ốc từ trong ra ngoài, xoắn ốc từ ngoài vào trong để tập cảm nhận.

    Một ngày Mr. Đạt hứng chí, đổ gần đầy nước vô cái thùng xách nước, lấy dây cột cái đòn gánh đứng thẳng vô thùng. Mr. Đạt Thủ tấn hanmi. 1 Tay tì vào 1 đầu đòn gánh (đầu dưới cột chặt vào thùng rồi) rồi lắc nhẹ theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Tiện tay Đạt xoay tenkan cho cái thùng nước 1 cái Ikkyo ura đích đáng.

    Nhìn cái thùng nước nằm nghiêng chỏng gọng với cái đòn gánh. Mr. Đạt cảm thấy khoan khoái gì đâu. Nhưng lạ quá, Cái mông Mr Đạt cảm thấy đau đau. Quay lai thấy mẹ đang cầm cái roi mây nói:

    --Thằng khỉ, Mầy làm gì đổ cái thùng nước của tao vậy?
    NgDaLat
    Nhớ ơn các bậc sinh thành, dưỡng dục, dạy dỗ

  10. #20
    Senior Member
    Ngày tham gia
    May 2006
    Bài viết
    250
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post
    Trích dẫn Gửi bởi NgDaLat

    Thế là từ đó Mr. Đạt đi đâu gặp cái bình hay lu vừa tay cũng đẩy nhẹ nó rồi dùng thân người lắc cái miệng nó theo hình tròn hoặc xoắn ốc từ trong ra ngoài, xoắn ốc từ ngoài vào trong để tập cảm nhận.

    Một ngày Mr. Đạt hứng chí, đổ gần đầy nước vô cái thùng xách nước, lấy dây cột cái đòn gánh đứng thẳng vô thùng. Mr. Đạt Thủ tấn hanmi. 1 Tay tì vào 1 đầu đòn gánh (đầu dưới cột chặt vào thùng rồi) rồi lắc nhẹ theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài. Tiện tay Đạt xoay tenkan cho cái thùng nước 1 cái Ikkyo ura đích đáng.

    Nhìn cái thùng nước nằm nghiêng chỏng gọng với cái đòn gánh. Mr. Đạt cảm thấy khoan khoái gì đâu. Nhưng lạ quá, Cái mông Mr Đạt cảm thấy đau đau. Quay lai thấy mẹ đang cầm cái roi mây nói:

    --Thằng khỉ, Mầy làm gì đổ cái thùng nước của tao vậy?
    :lol: :lol: :lol: Hì hì... nghịch phá như vậy bị Mẹ "oánh" là đúng rồi! Hôm qua được Sensei của mình chỉ dạy về phương pháp thả lỏng thật bổ ích. Rồi Anh Bạn Thân của Khất lại nói "mày nhớ cái trống lắc tay của bọn "chỉa coăn" (con nít) chưa? Rõ ràng mình chỉ lắc thân trống mà thôi nhưng 2 đầu sợi dây buộc 2 cái hòn bi tròn tròn cứ luân phiên gõ vào mặt trống đấy thôi!". Cũng như vậy, lượng nước trong thùng vì còn vơi nên khi ta tác động vào nó không được liên tục (lúc đẩy lúc không) thì sẽ có hiện tượng "dội ngược lại" ngay.

    Hồi nhỏ đi học có lần Cô Giáo Khất đã ra một câu đố: "Em nào biết vật chất gì chỉ chọn chỗ thấp để ở, chọn chỗ... hở để... chui vào/chui ra?". Cả lớp im phăng phắc mất hơn 1 phút đồng hồ, đâu đó đã có đôi ba tiếng cười khúc khích... Bỗng dưới cuối lớp một bàn tay rụt rè giơ lên... Cô giáo nói:"Cô mời Em...". Cậu học sinh gầy gò sợ sệt nói:" E... Em thưa Cô! Đấy có phải là nước không ạ?" - "Đúng rồi! Nước hay các chất lỏng khác cũng vậy, bề mặt thì bằng phẳng nhưng thực tế "sức mạnh" đều nằm bên dưới hay bên trong. Hôm nay chúng ta sẽ học bài vật lí "Sức ép, sức cản và sức nâng của nước", cả lớp mở sách vở ra nào!"...

    Từ bấy đến nay mấy chục năm rồi nhưng "cậu học trò" ấy vưỡn nhớ như in bài học ấy để mang ra ứng dụng trong công việc cũng như ứng xử trong cuộc sống.

    Thân chúc ACE luyện tập hiệu quả!

    AM

    Riêng tư ta chẳng có gì
    Xác đi "vay" Mẹ, Hồn về "mượn" Cha...
    "Biết Người biết Ta, trăm trận (bị) Đánh (mà) trăm trận (vưỡn)... Hoà!"

Trang 2 của 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... CuốiCuối

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •