Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12
Kết quả 11 đến 19 của 19

Chủ đề: Hệ thống nguyên lý aikido vật lý cực kỳ đơn giản , dễ tầp

  1. #11
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Đa số hiểu lầm về nội công, nội công không phải là sức mạnh bên trong mà là sự cảm nhận về thân thể bên trong của mình (bắp thịt, gân...). Khi mình hiểu về thân thể của mình thì sẽ hiểu về thân thể của uke và hiểu mình cần làm gì để khóa khớp hay xương...của uke, hay là lấy đi trọng tâm của uke. Aikido thường có nói "be one with your uke" cái này là "irimi" irimi bên ngoài và cũng có irimi bên trong
    Cách anh nói Irimi bên ngoài và Irimi bên trong rất hay!

    Về chuyện nội công = cảm nhận về thân thể thì em cũng có chung cảm nhận. Đọc sách của đại sư Tohei thì ta thấy rằng chủ yếu là giúp cảm nhận những phần thân thể mà bình thường ta bỏ qua, những phần cơ bắp này không chịu sự điều khiển của ý chí, mà chỉ hoạt động nếu ta cảm nhận được nó (Ví dụ rõ nhất là bài tập chăp 2 tay lại, nhưng để 2 ngón trỏ xa nhau, không trực tiếp ra lệnh cho 2 ngón tay co lại, mà chỉ nghĩ đến việc ngón tay đụng nhau thì cơ bắp tự nhiên kéo 2 ngón tay lại). Và em thấy cái hay nữa khi cảm nhận được cơ thể thì góc độ, phương vị đòn đánh cũng chính xác hơn, không phải theo ý mình muốn mà tự nhiên nó rất "thuận".

    Vế khí công thì em không rành, nhưng mà thấy có 2 trường phái, có phái tập trung vào hơi thở, và có phái chú trọng vào việc thả lỏng và cảm nhận cơ thể, em thấy rõ điều này hơn khi thử tập Trạm Trang Công mà anh Aiki giới thiệu.

    Hiện nay trước khi ngủ, em ko ngủ ngay, mà nằm thả lỏng toàn thân theo kiểu "Tư thế xác chết" của Yoga 1 chút, tự nhiên sẽ có chỗ mình cảm nhận được, (nhưng không cố cảm nhận thêm) rồi mới ngủ.

  2. The Following User Says Thank You to MinhDao For This Useful Post:


  3. #12
    Surfgrass
    Guest
    Anh khuyên Minhdao đừng đọc sách hay nghe trên mạng rồi tập theo, nếu không có thầy giõi chỉ dẫn thì tâp không có lợi ích gì đâu. Tiếng Anh có câu "practice makes perfect" nhưng nó có vấn đề là nếu tập sai thì tập bao nhiêu lâu vẫn là sai. Nếu tập nhiều và lâu rồi phát hiện ra mình tập sai thì mới thấy là mất thời giờ vô ích mà còn làm cho quen đi tật xấu khó thay đổi.

    Minhdao hiểu lầm về nội công anh nói rồi, cái anh nói căn bản hơn. Ví dụ Minhdao đứng tấn, kị mã tấn chẳng hạn, mấy thầy võ tàu ưa bắt học trò đứng tấn cho thiệt lâu nói là để tăng cường sức chịu đựng và làm cho gân cốt khỏe mạnh. Cái ít người dạy là khi đứng như vậy thì cảm thấy cơ thể mình nó làm gì để cho mình đứng như vậy? Học trò đa số đứng đau quá không suy nghĩ nổi Khi đứng tấn thì phải hỏi coi cơ thể mình dùng cơ bắp nào để mình đứng trong tư thế đó, có thể dùng cơ bắp khác để đứng trong tư thế đó không, có thể thay đổi giữa cơ bắp và gân không, khi xương sống mình không được thẳng thì cơ bụng hay lưng phải co lại để giữ cho phần trên người mình??? Khi tìm hiểu ra được thì thấy là mình có thể đứng lâu hơn không phải là vì tập nhiều và lâu mà là mình có thể dùng nhiều bộ phận trong người để dùng cho một việc, sự hiểu biết này cộng chung với tập lâu thì có kết quả hơn. Sư tổ có nói muốn "correct" uke thì trước đó mình phải "correct" mình là như vậy. Cái quang trọng trong vấn đề học nội công không phải là tập để có được sức mạnh thần bí gì mà là có được sự nhận thức sâu sắc về cơ thể của chính mình. Thầy anh rất là không thích dùng chử nội công, thầy thường nói nó là cách "nhận thức và khám phá giới hạn của cơ thể của con người và của chính mình".

    Cái 2 ngón tay Minhdao nói không khó giải thích. Bàn tay mình bình thường khi không làm gì thì ở trạng thái thả lỏng và mấy ngón tay mình cong lại, cho mấy ngón tay thẳng ra thì cần dùng sức, nếu để 2 ngón tay thẳng ra một thời gian thì cơ thể sẽ muốn trở lại trạng thái thả lỏng, cái đó không có gì là kì lạ, bài học căn bản là vậy Bài tập này dạy Minhdao cách nhận thức khi người mình thả lỏng thì ra sao và khi dùng một chút cơ bắp (của 2 ngón tay) nhỏ nhất trong cơ thể thì như thế nào.

    Anh hỏi Minhdao trong tất cả các môn võ, khi đánh hay quăng đối thủ đa số đều dạy học trò thở ra (hay kiai), khi đánh thì chờ đối thủ hít vô, mình thở ra, không ai đánh khi đối thủ thở ra và mình hít vô là tại sao? Câu trả lời này rất là đơn giản
    Last edited by Surfgrass; 11-18-2014 at 03:04 AM.

  4. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  5. #13
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    Anh khuyên Minhdao đừng đọc sách hay nghe trên mạng rồi tập theo, nếu không có thầy giõi chỉ dẫn thì tâp không có lợi ích gì đâu. Tiếng Anh có câu "practice makes perfect" nhưng nó có vấn đề là nếu tập sai thì tập bao nhiêu lâu vẫn là sai. Nếu tập nhiều và lâu rồi phát hiện ra mình tập sai thì mới thấy là mất thời giờ vô ích mà còn làm cho quen đi tật xấu khó thay đổi.

    Minhdao hiểu lầm về nội công anh nói rồi, cái anh nói căn bản hơn. Ví dụ Minhdao đứng tấn, kị mã tấn chẳng hạn, mấy thầy võ tàu ưa bắt học trò đứng tấn cho thiệt lâu nói là để tăng cường sức chịu đựng và làm cho gân cốt khỏe mạnh. Cái ít người dạy là khi đứng như vậy thì cảm thấy cơ thể mình nó làm gì để cho mình đứng như vậy? Học trò đa số đứng đau quá không suy nghĩ nổi Khi đứng tấn thì phải hỏi coi cơ thể mình dùng cơ bắp nào để mình đứng trong tư thế đó, có thể dùng cơ bắp khác để đứng trong tư thế đó không, có thể thay đổi giữa cơ bắp và gân không, khi xương sống mình không được thẳng thì cơ bụng hay lưng phải co lại để giữ cho phần trên người mình??? Khi tìm hiểu ra được thì thấy là mình có thể đứng lâu hơn không phải là vì tập nhiều và lâu mà là mình có thể dùng nhiều bộ phận trong người để dùng cho một việc, sự hiểu biết này cộng chung với tập lâu thì có kết quả hơn. Sư tổ có nói muốn "correct" uke thì trước đó mình phải "correct" mình là như vậy. Cái quang trọng trong vấn đề học nội công không phải là tập để có được sức mạnh thần bí gì mà là có được sự nhận thức sâu sắc về cơ thể của chính mình. Thầy anh rất là không thích dùng chử nội công, thầy thường nói nó là cách "nhận thức và khám phá giới hạn của cơ thể của con người và của chính mình".

    Cái 2 ngón tay Minhdao nói không khó giải thích. Bàn tay mình bình thường khi không làm gì thì ở trạng thái thả lỏng và mấy ngón tay mình cong lại, cho mấy ngón tay thẳng ra thì cần dùng sức, nếu để 2 ngón tay thẳng ra một thời gian thì cơ thể sẽ muốn trở lại trạng thái thả lỏng, cái đó không có gì là kì lạ, bài học căn bản là vậy Bài tập này dạy Minhdao cách nhận thức khi người mình thả lỏng thì ra sao và khi dùng một chút cơ bắp (của 2 ngón tay) nhỏ nhất trong cơ thể thì như thế nào.

    Anh hỏi Minhdao trong tất cả các môn võ, khi đánh hay quăng đối thủ đa số đều dạy học trò thở ra (hay kiai), khi đánh thì chờ đối thủ hít vô, mình thở ra, không ai đánh khi đối thủ thở ra và mình hít vô là tại sao? Câu trả lời này rất là đơn giản
    Dạ cảm ơn anh, em đọc cho biết và thử để cảm nhận thôi, và thường để nó tự nhiên, biết đến đâu thì tới. Cái ý tưởng "cảm nhận cơ thể" em cũng mới bắt gần đây thôi. Cũng do tự nhiên. em cảm nhận được bàn chân mình chạm đất, và nâng đỡ cơ thể mình như thế nào. Đúng là vấn đề này phải để tự cảm nhận thôi.

    Nhưng về vấn đề Ngón tay thì mình thả lỏng, và nghĩ nó co lại nó sẽ co lại, nghĩ nó tách ra nó sẽ tách ra, nên em mới kết luận là có 1 cái gì đó điều khiển cơ bắp nữa, chứ không chỉ là ý chí trực tiếp của mình. (suy nghĩ cá nhân)

    Vấn đề hít thở, câu hỏi đơn giản nhưng không biết phải trả lời thế nào? Đầu tiên là thấy nó dễ chịu và dễ phát lực, còn ý anh nói có phải là khi thở ra, phổi nhỏ lại, làm cho cơ bắp bên trong được thả lỏng, nên có thể phát lực ở tay/chân?

  6. #14
    Surfgrass
    Guest


    Có thể clip này minh họa cái anh nói đươc một chút. Thầy Akuzawa hướng dẫn cách dùng trọng tâm của mình để làm trụ cột và xương sống làm hỗ trợ sự di động của cơ thể. Phút 45 có chỉ cách solo exercise như anh nói. Cách nhận thức và khám phá cơ thể exercise này thầy gọi là Tenchijin (Thiên địa nhân)



    Câu hỏi về thở thì thật sự là đơn giản. Khi hít không khí vô người mình nhẹ hơn, khi thở ra thì người nặng hơn nên chìm xuống, phổi mình như là cái bong bóng vậy. Mình làm người ta mất thăng bằng dễ dàng hơn khi uke nhẹ và mình nặng. Khi đánh mình muốn người mình nặng, chìm xuống và kết nối với mặt đất. Kĩ thuật này có trong nhiều môn võ tàu như Taichi và cũng là kĩ thuật căn bản trong nhiều trường phái kiếm thuật của Nhật. Đánh người mà mình không kết nối với mặt đất thì không khác nào đánh người trong khi mang giày trượt ba te, không có lực gì hết

    Minhdao coi hình trong link này để tìm hiểu

    http://www.aunkai.net/eng/bujyutu/kiban.html
    Last edited by Surfgrass; 11-19-2014 at 03:37 AM.

  7. The Following 2 Users Say Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


  8. #15
    Member
    Ngày tham gia
    Sep 2012
    Bài viết
    65
    Thanks
    22
    Thanked 14 Times in 8 Posts
    Cảm ơn anh rất nhiều, thấy anh không giấu nghề mà còn tìm cách giải thích cặn kẽ nữa.

    Rất tuyệt, cảm ơn anh lần nữa, em sẽ trải nghiệm nó.
    Last edited by MinhDao; 11-22-2014 at 10:45 AM.

  9. #16
    Surfgrass
    Guest
    .... Tại anh không có nghề gì để giấu. Anh cũng là học sinh như em thôi, chỉ may mắn là học được với những người thầy giỏi, biết cách dùng khoa học để giải thích những cái khó hiểu của võ học
    Last edited by Surfgrass; 11-23-2014 at 04:52 AM.

  10. #17
    Administrator
    Ngày tham gia
    Apr 2006
    Đang ở
    Montreal Canada
    Bài viết
    2,533
    Thanks
    134
    Thanked 156 Times in 114 Posts
    Tui đang đọc 1 bài của 1 thầy Nhật khg tập HKD nói về môn phái này. Rất hay và ông ấy nói tới những nguyên lý được nêu trong Aunkai. Khi nào có thì giờ thì sẽ dịch ra. Bái này được đăng trong báo Aikido phát hành bên Pháp.

    Đọc thì hiểu, nhưng khá khó dịch.
    Aiki

    Pain is the best instructor, but no one wants to go to his class...
    Khg có gì nguy hiểm hơn là võ miệng

  11. #18
    Member
    Ngày tham gia
    Oct 2011
    Bài viết
    34
    Thanks
    5
    Thanked 2 Times in 2 Posts
    Trích dẫn Gửi bởi Surfgrass Xem bài viết
    nếu không có thầy giõi chỉ dẫn thì tâp không có lợi ích gì đâu. Tiếng Anh có câu "practice makes perfect" nhưng nó có vấn đề là nếu tập sai thì tập bao nhiêu lâu vẫn là sai. Nếu tập nhiều và lâu rồi phát hiện ra mình tập sai thì mới thấy là mất thời giờ vô ích mà còn làm cho quen đi tật xấu khó thay đổi.
    Cảm ơn a Surfgrass về bài viết. Xin cho hỏi giờ không tìm được thầy giỏi thì phải biết làm sao :-(.

  12. #19
    Surfgrass
    Guest
    Chauluong - tìm hiểu, nghiên cứu

  13. The Following User Says Thank You to Surfgrass For This Useful Post:


Trang 2 của 2 Đầu tiênĐầu tiên 12

Quyền viết bài

  • Bạn Không thể gửi Chủ đề mới
  • Bạn Không thể Gửi trả lời
  • Bạn Không thể Gửi file đính kèm
  • Bạn Không thể Sửa bài viết của mình
  •